1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 8 pps

5 367 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 250,76 KB

Nội dung

- 34 - Khung phóng đại về tổng thể cũng là một loại kính phóng đại có chân đứng vì nó có khoảng cách hội tụ cố định do kính được đặt trực tiếp lên trang giấy để đọc. Loại kính này không có công suất lớn. Vì kính phóng đại một dòng chữ một lần, nên rất có lợi cho những người gặp khó khăn trong việc cầm kính dò theo chữ. Kính phóng đại có gắn đèn Kính có gắn đèn đặc biệt cho những người sử dụng kính phóng đại có công suất cao, cần có nguồn chiếu sáng phụ hay những người muốn tránh bóng phản xạ của đèn trần nhà. Cấu trúc của kính công suất cao này hấp thụ tốt ánh sáng và ngăn cản ánh sang truyền qua, vì vậy làm giảm chiếu sang ở bề mặt sách đọc. Ở các quang cụ công suất cao cho thị giác gần, khoảng cách hội tụ giữa kính và bề mặt đọc thường ngắn hơn ở các kính công suất thấp. Ví khoảng cách thấp mà người sử dụng quang cụ có công suất cao cần có sự chiếu sáng tốt hơn, nhưng các nguồn sáng ngoài thông thường không đủ cung cấp ánh sáng mà không bị bóng phản xạ bất thường nên kính phóng đại có gắn đèn được chế tạo ra để sửa chữa khiếm khuyết này. Kính phóng đại có gắn đèn được thiết kế ở cả hai dạng cầm tay và có chân đứng. Nguồn sáng có thể là ánh sáng thường, có thể cung cấp nguồn sáng cố định hay có thể điều chỉnh lượng sang bằng một biến trở, nguồn năng lượng có thể là pin hoặc điện. Các kính phóng đại có gắn đèn cung cầp nguồn chiếu sang vật xem, do đó có thể người khiếm thị có thể sử dụng ở các môi trường kém sáng tạo trong tự nhiện như nhà thờ, quán ăn, nhà hát, cửa hiệu hay ngoài trời vào buổi tối. * Kính trợ thị nhìn xa bao gồm: Mục đích chính của kính viễn vọng là đem hình ảnh vật ở xa gần mắt. Như vậy vật sẽ trở nên lớn hơn, các dụng cụ viễn vọng được sử dụng để định hướng, định vị trí các hoạt động trong thời gian ngắn hoặc để di chuyển. Mặc dù có rất nhiều loại kính viễn vọng được ch ế tạo cho thị giác xa nhưng để cho người khiếm thị thì các chuyên gia thường chọn loại kính viễn vọng Gahlean, loại kính viễn vọng được tạo vằng hau kính: vật kính là kính cầu lồi và thị kính là kính cầu lõm. Theo quy ước vật kính là kính gần vật hơn và thị kính là kính ở gần mắt hơn. Hai kính này ở trong kính viễn vọng được đặt cách nhau một khoảng tương ứng với tổng chiều dài tiêu cự của cả hai kính. Quang học và công suất của hai kính trên cộng với chiều dài của Barrel kính viễn vọng xác định khoảng vật được nhìn rõ. Một số kính viễn vọng được gọi là afocal, có thể nhìn ở vô cực (vật ở khoảng cách 20m trở lên). - 35 - Có thể gắn thêm một kính cầu lồi ở phía trước kính viễn vọng tạo một hệ thống kính gọi là telemicroscope giúp bệnh nhân có thể vừa nhìn xa vừa nhìn ở tầm vừa. Người sử dụng hệ thống kính này có thể vừa nhìn chi tiết ở gần vừa nhìn bao quát được khoảng cách lớn hơn vừa có hai tay tự do. Một đặc tính quan trọng của kính viễn vọng là khi độ phóng đại càng tăng thì thị trường càng thu hẹp. Do vậy người sử dụng sẽ khó theo dõi vật di chuyển nó ra khỏi thị trường giới hạn của kính và có cảm giác mất thăng bằng. Vì vậy trong hướng dẫn sử dụng kính viễn vọng thấy thoải mái và an tâm khi sử dụng kính. Một điểm đáng chú ý nữa là ánh sáng sẽ bị thay đổi và giảm đi qua kính viễn vọng. Do đó một số người khiếm thị cần loại kính viễn vọng được gia tăng bề mặt kính để tăng lượng ánh sáng đi qua. Như vậy nhu cầu của người sử dụng ứng với các loại kính có các độ chiếu sáng khác nhau. Kính viễn vọng một mắt cầm tay Kính viễn vọng một mắt cầm tay là loại kính được chỉ định rộng rãi nhất và thường được sử dụng cho các mục đích nhìn xa trong thời gian ngắn như đọc bảng chỉ đường, nhìn bảng trong lớp học, nhìn các bảng trong cửa hàng siêu thị hay xem thể thao. Các kính viễn vọng này thường có độ phóng đại 2.5x, 2.8x, 3x, 4x, 6x, 8x, 10x. Khi công suất kính gia tăng thì thị trường thu hẹp, do đó người sử dụng có thể chấp nhận việc giảm thị trường tới đâu để xác định bán kính thích hợp * Các ưu điểm của loại kính viễn vọng - Kính này nhỏ, nhẹ có thể bỏ trong ví hoặc đeo lên cổ bằng dây - Rẻ hơn so với các kính có cùng công suất nhưng gắn trên gọng kính - Có thể nhìn rõ vật ở khoảng cách 10inches tới vô cực - Có thể linh động sử dụng mắt chủ đạo hơn và tay thuận hơn và có thể điều chỉnh độ hội tụ bằng tay phải hoặc tay trái - Có nhiều loại kính công suất từ thấo đến cao từ 2.5x đến 10x hay hơn - Thêm một thấu kính lồi có th ể biến thành kính viễn vọng nhìn gần - Đổi ngược kính có thể tạo một thị trường rộng giúp mở rộng thị trường ở người có thị trường hẹp * Các nhược điểm của kính viễn vọng - Cần các hướng dẫn đặc biệt về cách hướng đúng trục kính qua vật kính mắt và cách nhìn vật đứng yên và di chuyển - Chỉ dùng cho một mắt - Ngăn cản s ự truyền ánh sáng - 36 - - Không thể sử dụng trong các hoạt động cầm hai tay vì một tay phải chỉnh và điều chỉnh kính - Kính có công suất cao gây giới hạn thị trường và đòi hỏi phải phối hợp mắt với hai tay - Người sử dụng có thể bị mỏi khi phải giữ kính trong thời gian lâu Kính viễn vọng một mắt gắn thêm vào kính gọng Kính loại này là một dạng biến đổi thích ứng của kính viễ n vọng một mắt cầm tay. Có thể gắn vào họăc lấy ra khỏi kính gọng tuỳ ý người sử dụng, có thể gạt xuống để nhìn qua hoặc gạt lên khi không sử dụng. Kính viễn vọng một mắt gắn thêm và kính gọng cho phép người mang có hai tay tự do để làm việc. * Ưu điểm: - Kính rẻ tiền - Thuận tiện cho người làm việc hai tay và người kém phối hợp vận động - Cung cấ p kính có độ phóng đại thấp để có thể làm thị trường rộng hơn * Nhược điểm: - Mặc dù có các loại kính phóng đại nhưng kính có độ phóng đại trên 3x hiếm. Kính này làm nặng thâm gọng nên đôi khi làm người đeo không thoải mái - Vì kính được gắn trên gọng nên khoảng cách giữa kính và mắt xa hơn là giữa kính viễn vọng cầm tay với mắt nên nó giới hạn thị trường hơn - Một số người khác phải che mắt không thêm kính viễn vọng trong giai đoạn đầu mới sử dụng, để tránh lẫn lộn hình giữa hai mắt Kính viễn vọng có gọng kính Full-field Telescope system Loại kính này được gắn trên gọng kính cố định và đặt trường đồng tử mắt. Giống kính viễn vọng gắn thêm vào kính gọng, kính viễn vọng có gọng cho phép người sử dụng có hai tay tự do không phải giữ kính và không đòi hỏi sự phối hợp mắt tay. Kính loại này có độ phóng đại trên toàn bộ kính gắn trong tròng mắt kính thích hợp cho người cần thiết một thị trường rộng trong sinh hoạt, tập luyện như xem tivi. Kính loại này có công suất cao và có thể có kính dạng lăng kính, kính có thể cố định trong gọng hay gắn thêm vào, có thể kết hợp với các loại kính điều chỉnh tật khúc xạ, có thể tạo kính ở dạng nửa tròng thích hợp cho loại kính vừa để nhìn gần và nhìn xa. Trong khi đeo loại kính này người sử dụng không thể tập đeo loại kính khác, người sử dụng chỉ có thể nhìn hình được phóng đại. - 37 - Trong khi đeo loại kính này người sử dụng sẽ bị quang sai chu biên nhiều, do đó khó di chuyển cộng thêm giá thành loại kính này đắt so với các loại kính khác, đeo tròng nặng nề, khi sử dụng thay vì liếc mắt phải quay đầu khi nhìn xung quanh nên kính này ít khi được sử dụng. Biotric Telescope system Loại kính này được gắn trên hai tròng trên gọng kính đeo mắt thông thường được đặt cao hơn hay thấp hơn trục nhìn của mắt. Chỉ định gắn kính này tuỳ thuộc vào tính chất công việc của người sử dụng. Phần lớn hệ thống loại kính này, người sử dụng sẽ nhìn qua kính với một tư thế đầu đặc biệt: ngẩng cao lên hoặc cúi xuống, còn tư thế ngược lại để nhìn qua kính điều chỉnh khác phục vụ mục đích nhìn qua của người sử dụng. Đối với người có tồn tại thị giác hai mắt tiềm tàng, kính sẽ được gắn thêm hai tròng kính. Đối với người có thị lực tương đương, kính đeo trên hai mắt sẽ cho phép người sử dụng phát triển phần nào thị giác hai mắt, phát triển thị giác chiều sâu. Kính loại này cũng gây giới hạn thị trường. Ngoài ra kính nắng và cồng kềnh hơn các kính viễn vọng khác và khi sử dụng đòi hỏi phải huấn luyện. Kính viễn vọng gắn sau kính Là một dạng kính viễn vọng vũ trụ trong đó có hai kính cầu lồi và một lăng kính. Trong hệ thống này kính viễn vọng được gắn thêm một khung phía sau gọng kính ngay trước giác mạc. Vì kính được đặt sau kính điều chỉnh nên nó không giới hạn chức năng thị giác trung tâm và giảm thiểu méo hình trung tâm. Do hệ thống viễn vọng gắn sau kính trên hai mắt nên hai mắt ở vị trí nhìn xuống và qua kính. Hiện tại chỉ có loại kính công suất 3x và 4x khi sử dụng phải qua huấn luyện. * Hướng dẫn sử dụng các thiết bị trợ thị quang học Kính gọng phóng đại - Ngồi vào vị trí đọc sách, đeo kính vào - Cầm sách bằng hai tay - Ngồi tư thế thằng người - Cầm sách cách mặt một khoảng bằng chiều dài cánh tay, di chuyển sách từ từ gần lại mắt cho tới khi các chữ số nét nhất. Xác định được khoảng cách đúng là rất quan trọng. - Bắt đầu đọc sách bằng cách di chuyển sách chậm từ phải sang trái một cách đều đặn sao cho giữ khoảng cách không đổi. - 38 - - Đến cuối dòng chữ, di chuyển sách quay trở lại bên trái của chính dòng chữ đó, di chuyển mắt xuống chữ đầu tiên của dòng tiếp theo. - Lại đọc dòng theo cách thức trên Chú ý: cố định đầu và chỉ được di chuyển sách Kính lúp cầm tay - Đặt kính ở đầu trên của trang giấy, ở vị trí bắt đầu của đoạn văn - Từ từ nâng kính lên dần về phía mắt cho tới khi đạt đượ c khoảng cách mà qua đó thấy chữ rõ nét nhất. - Di chuyển dần tới vị trí thích hợp nhất ở phía trên kính. - Cố gắng tìm tư thế thoải mái nhất - Dịch chuyển kính từ từ, từ trái sang phải. Trong khi đọc lưu ý khoảng cách giữa trang giấy và kính không được thay đổi. - Khi đọc đến cuối dòng trước, di chuyển kính ngược lại đầu của dòng chữ đó. - Chuyển kính xuống đầu dòng tiếp theo và lạ i bắt đầu đọc Kính lúp chân đứng - Đặt kính lên phía trước của trang giấy ở vị trí bắt đầu của đoạn văn - Di chuyển đầu về phía kính tới vị trí sao cho nhìn hình ảnh rõ nét nhất - Từ từ dịch chuyển kính từ trái sang phải lưu ý không được nhấc kính lên khỏi mặt giấy - Đến cuối dòng chữ thì dịch chuyển kính ngược trở lại đầu của dòng chữ ấy - Chuyển kính xuống dòng tiếp theo và bắt đầu đọc theo quy trình trên Kính viễn vọng - Đầu tiên phải tìm hướng của vật. Ví dụ như chữ trên bảng mà mình muốn tìm lúc này chưa dùng tới kính - Trong khi nhìn về hướng bảng nâng dần kính lên trước mắt (dùng mắt tốt hơn) - Lia kính từ từ để tìm dòng chữ ở trên bảng - Lia kính từ trái sang phải của dòng chữ trên bảng Lưu ý: có thể dùng kính viễn vọng đồng thời cùng với kính đeo của mình. 3.2. Phương tiện trợ thị phi quang học Chiếu sáng Độ chiếu sáng là số lượng ánh sáng trên bề mặt được chiếu sáng. Độ chiếu sáng này được đo bằng độ sáng của ngọn nến. Độ chiếu sáng là lượng ánh sáng được chiếu trên vật tiêu bề mặt hoặc điểm hội tụ của mắt đi vào mắt, ánh sáng phản xạ là lượng ánh sáng mà . các bảng trong cửa hàng siêu thị hay xem thể thao. Các kính viễn vọng này thường có độ phóng đại 2.5x, 2.8x, 3x, 4x, 6x, 8x, 10x. Khi công suất kính gia tăng thì thị trường thu hẹp, do đó người. tạo cho thị giác xa nhưng để cho người khiếm thị thì các chuyên gia thường chọn loại kính viễn vọng Gahlean, loại kính viễn vọng được tạo vằng hau kính: vật kính là kính cầu lồi và thị kính. Đổi ngược kính có thể tạo một thị trường rộng giúp mở rộng thị trường ở người có thị trường hẹp * Các nhược điểm của kính viễn vọng - Cần các hướng dẫn đặc biệt về cách hướng đúng trục kính

Ngày đăng: 22/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w