- 29 - Nhận biết được những khác biệt về kích cỡ (trong thực tế vật thật và trên biểu tượng); kích cỡ nào là phù hợp để trẻ có thể dễ dàng nhận biết và phân tích. Kết nối các vật không hoàn chỉnh thành một vật hoàn chỉnh Trẻ có thể phân tích một bức tranh, một đồ vật hoặc một biểu tượng không hoàn chỉnh. Các mối quan hệ bộ phận - tổng thể Trẻ ph ải diễn dịch một tư duy biểu tượng lớn khi đưa ra cho trẻ một loạt các kích thích thị giác Phát triển khái niệm cho trẻ Tạo cho trẻ có thói quen và thành thạo trong việc ghép hình Tạo cho trẻ các quan sát về chi tiết/ hoặc trong cấu trúc tổng thể Tri giác thị giác không gian Cho các hình khối xoay chiều, trẻ có nhận ra không Khi sờ mó các hình, khuyến khích trẻ sử dụng chiến lược thử sai, thử nghiệm Tạo ra sự sắp xếp để trẻ có thể so sánh được vị trí của các đồ vật trong không gian, định hướng hướng không gian của các đồ vật (ngang, đứng, dọc, chéo) Các kỹ năng vận động thị giác Tạo ra các hoạt động cần có sự phối hợp tay mắt: ví dụ như yêu cầu trẻ với lấy các đồ vật Hoạt động quét mắt: yêu cầu trẻ quét mắt theo đường vẽ, kẻ Hoạt động dõi theo: trẻ có thể nhìn dõi theo một đường thẳng ở vị trí giữa hai mắt, yêu cầu trẻ vẽ hoặc copy theo Tri giác đối xứng Trẻ được tham gia vào các hoạt động về sự đối xứng (quanh trục tung/ hoành) Trẻ có thể tái tạo khi quan sát ảnh trong gương Trẻ có thể tái tạo khi nhìn vào ảnh của chữ cái Tri giác hình - nền Kiếm tra xem trẻ có bị xao lãng bởi các yếu tố hình nền (ví dụ khi có nhiều đường chồng chéo trên một hình nào đó, trẻ có dõi theo được đúng đường kẻ mà giáo viên yêu cầu hay bị xao lãng bởi các hình nền chồng chéo khác) Yêu cầu trẻ tìm thấy một chi tiết trong một bức tranh có nhiều chi tiết hình nền rối rắm, phức tạp. Phân tích tranh Trẻ có thể diễn dịch tư duy biểu tượng (đơn lẻ hoặc phức tạp) thành một cấu trúc chỉnh thể thông qua hoạt động ghép tranh. Từ những mảnh ghép riêng lẻ, yêu cầu trẻ ghép thành một bức tranh có cấu trúc hoàn chỉnh; hoặc ghép màu sắc phù hợp, theo một thứ tự logic… - 30 - Chương 3. HỆ THỐNG PHƯƠNG TIỆN TRỢ THỊ 3.1. Phương tiện trợ thị quang học * Các phương pháp phóng đại Sự phóng đại tăng kích thước ảnh mà mắt nhận được bằng cách làm tăng vùng nhận ảnh trên võng mạc mắt. Đối với những người khiếm thị những hình ảnh quá nhỏ để nhận biết có thể được phóng lớn hơn qua sự phóng đại. Phóng đại bằng máy chiếu: sự phóng đại bằng máy chiếu làm tăng kích thước của hình ảnh qua máy chiếu. Các dụng cụ điện tử như màn hình máy tính Tivi cũng có thể tạo ra sự phóng đại qua hình chiếu. CCTV là một dụng cụ dùng để phóng đại hình ảnh, chữ viết và đồ hoạ ra sự phóng đại hình ảnh, chữ viết và đồ hoạ rồi chiếu cho người nhìn kém sử dụng. Sự phóng đại liên quan đến khoảng cách - 31 - Sự phóng đại này đạt được khi một vật đem đến gần mắt hơn tạo ra hình ảnh của vật trên võng mạc sẽ to hơn. Như vậy khoảng cách được kéo ngắn lại đã tạo ra sự phóng đại. Đây là phương pháp đơn giản nhất. Sự phóng đại liên quan đến kích thước Tuy giữ nguyên khoảng cách, nếu vật có kích thước lớn hơn sẽ làm hình ảnh của vật trên võng mạc tăng theo. Loại phóng đại này gọi là phóng đại liên quan đến kích thước của vật được làm lớn để tạo sự phóng đại, giống như dung cỡ chữ lớn; loại phóng đại này giới hạn hơn loại trên vì nó đòi hỏi kích thước cỡ vật. Phóng đại liên quan đến góc nhìn Kích thước biểu hiện của đồ vật có thể gia tăng việc sử dụng các loại kính hoặc phức hợp kính. Phóng đại góc nhìn làm cho vật ở xa hiện ra gần mắt hơn, nên hình ảnh của vật trên võng mạc cũng gia tăng. Các dụng cụ quang học là những ứng dụng của phóng đại góc. * Kính trợ thị gần Thành phần cơ bản của kính trợ thị gần là thấu kính lồi. Nó có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp trong một hệ thống kính. Công suất của thấu kính lồi có thể đạt tới 80Diop hoặc hơn, nhưng công suất của kính trợ thị gần thường dùng từ +^diop đến +40diop. Kính trợ thị gần thông dụng gồm 3 dạng cơ bản sau: kính gọng phóng đại, kính lúp cầm tay và kính lúp có chân. Kính gọng phóng đại Kính gọng phóng đại làm gia tăng kích thước của hình ảnh ở mắt. Khi hình ảnh lớn hơn ở võng mạc, ánh sáng sẽ kích thích các vùng võng mạc còn hoạt động và chuyển tín hiệu thần kinh về não bộ. Nói cách khác, nếu hình ảnh của mắt được phóng đại thì hỉnh ảnh lên võng mạc lên gấp 3 lần bằng kích thước phóng đại thì hình ảnh trên võng mạc hay số tế bào võng mạc bị ánh sáng kích thích cũng tăng lên 3 lần. Các trường hợp thông thường nhất cần thông báo, kiểm tra tiền trong ví, xem giá đồ vật, kiểm tra địa chỉ số điện thoại trong sổ tay. Kính phóng đại được chỉ định cho người nhìn kém trong các nhà sinh ho ạt ở nhà làm việc, học tập hay phục hồi chức năng. Ưu điểm của kính phóng đại: - Dễ dàng được chấp nhận - Có thể lựa chọn kiểu dáng phù hợp thị hiếu thẩm mỹ - Có sẵn trên thị trường, giá cả hợp lý. - Cho trường nhìn rộng nhất trong các loại kính trợ thị gần - 32 - - Có thể sử dụng được thị giác hai mắt - Cho phép hai tay tự do - Thích hợp cho những bệnh nhân bị run tay - Có thể dùng để đọc trong quãng thời gian kéo dài - Có thể dùng để viết - Có thể phối hợp với kính trụ để điều chỉnh tật loạn thị Nhược điểm của kính phóng đại - Với kính công suất càng cao thì khoảng cách từ kính đến vật càng gần, cản trở ánh sáng chiếu vào vật, giảm khả năng sử dụng thị giác hai mắt, hiện tượng méo hình ở chu biên kính càng tăng, chu vi của trường nhìn giảm và giảm tốc độ đọc. - Cần giải thích kỹ cho trẻ khi sử dụng kính phóng đại có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, mỏi cổ, đau đầu, buồn nôn và lưu ý không được đeo kính khi đi lại. Kính lúp cầm tay Là một thấu kính lồi được lắp vào một cán cầm tay thấu kính có thể một mặt lồi và một mặt phẳng hoặc cả hai mặt lồi, kính lúp cầm tay có thể không gắn đèn hoặc gắn đèn Các ưu điểm của kính lúp cầm tay. - Là một dụng cụ rất nhỏ, rất phổ biến trong xã hội và có tính thẩm mỹ nên người sử dụng cảm thấy thoải mái khi sử dụng nơi công cộng. - Nhẹ và có thể cầm tay dễ dàng - Giá thành vừa phải và rẻ tiền - Khi có một số kỹ thuật lắp đặt thích hợp, người sử dụng có thể duy trì cả thị giác xa - Có nhiều loại: cỡ nhỏ bỏ túi, cỡ lớn là cả trang giấy - Nếu như yếu tố chiếu sang và cả độ tương phản là quan trọng đối với người sử dụng, thì có thể dùng kính lúp cầm tay có gắn đèn. - Kính lúp cầm tay linh ho ạt hơn các dụng cụ khác trong việc sử dụng cho nhiều mục đích của thị giác gần bởi vì có thể đặt ở mọi chỗ trong tầm tay và có thể dùng chung với các loại kính khác. - Cho phép di chuyển đầu - Có thể sử dụng thị giác 2 mắt khi dùng kính có công suất thấp đường kính rộng. - Có thể kết hợp với kính gọng phóng đại điều chỉnh tật khúc xạ Các nhược điểm của kính lúp cầm tay - Khoảng cách hội tụ phải giữ cố định - 33 - - Thị trường giới hạn, phụ thuộc vào độ phóng đại (độ phóng đại càng lớn thì thị trường càng nhỏ) - Khi sử dụng kính lúp cầm tay cần phải có sự kết hợp giữa tay và mắt, đầu nên những người không có sự kết hợp tốt giữa ba bộ phận này như những người rối loạn vận động sẽ gặp khó khăn. - Phải sử dụng một hoặc hai tay - Kính lúp cầm tay có gắn đèn đòi hỏi thay bóng đèn và pin - Cần giữ kính song song với bề mặt trang giấy để tránh gây ra méo hình - Khi giữ kính cách xa mắt sẽ làm tăng mức độ quang sai ở chu biên của kính. Kính lúp có chân Là một thấu kính lồi được gắn lên một giá đỡ để giữ cho khoảng cách từ kính đến vật không thay đổi khi sử dụng: có hai mẫu kính hay dùng là kính có chân cố định và kính có chân có thể thay đổi được chiều cao. Hầu hết các kính có khoảng cách từ thấu kính tới vật nằm trong khoảng tiêu cự của kính. Do đó sẽ giảm được mức độ quang sai ở chu biên của kính, nhưng lại tạo ra các tia ló phân kỳ, bởi vậy khi dùng kính đòi hỏi phải có kính cộng thêm hoặc lực điều tiết để nhìn rõ vật. Các ưu điểm của kính lúp có chân - Cho phép cải thiện khoảng cách nhìn - Dễ mang theo người - Kính có công suất thấp, giá rẻ - Sử dụng kính hữu hiệu cho những bệnh nhân run tay - Công suất kính có thể từ thấp đến cao - Kính có thể gắn đèn chiếu sáng Các nhược điểm của kính lúp có chân - Tư thế không thoải mái, phải cong lưng, cúi đầu để nhìn qua trọng tâm kính. Tư thế như vậy gây mỏi và còn che mắt nguồn chiếu sáng từ trên xuống. - Đòi hỏi người sử dụng phaỉ có khả năng điều tiế t hoặc có kính cộng thêm vào - Giảm trường nhìn so với kính gọng phóng đại có công suất tương đương - Quang sai của kính gây ra bởi những tia sáng không chiếu thẳng vào tâm quang học của kính. - Rất khó duy trì ánh sáng thích hợp trừ khi nguồn sáng được gắn ngay ở kính. Khung phóng đại . quan hệ bộ phận - tổng thể Trẻ ph ải diễn dịch một tư duy biểu tượng lớn khi đưa ra cho trẻ một loạt các kích thích thị giác Phát triển khái niệm cho trẻ Tạo cho trẻ có thói quen và thành thạo. Tạo cho trẻ các quan sát về chi tiết/ hoặc trong cấu trúc tổng thể Tri giác thị giác không gian Cho các hình khối xoay chiều, trẻ có nhận ra không Khi sờ mó các hình, khuyến khích trẻ sử dụng. võng mạc mắt. Đối với những người khiếm thị những hình ảnh quá nhỏ để nhận biết có thể được phóng lớn hơn qua sự phóng đại. Phóng đại bằng máy chiếu: sự phóng đại bằng máy chiếu làm tăng kích