1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 2 pps

5 513 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 252,19 KB

Nội dung

- 1 - Hai tác giả người Pháp Alfred Binet và Theodore Simon là những người đầu tiên phát minh ra trắc nghiệm trí tuệ vào đầu thế kỷ XX. Mục đích của trắc nghiệm này là để phân biệt trẻ em bình thường học kém và các trẻ học kém do chậm phát triển trí tuệ. Sau khi ra đời trắc nghiệm này đã được các nhà tâm lí học Mỹ chú ý và nó được lấy làm cơ sở để phát triển nhiều trắc nghiệm trí tuệ khác. Từ khi trắc nghiệ m trí tuệ ra đời, qua nhiều năm nghiên cứu, đại đa số các chuyên gia đã thống nhất sử dụng các trắc nghiệm trí tuệ để xác định CPTTT. Theo họ những người có chỉ số trí tuệ dưới 70 là chậm phát triển trí tuệ. Sử dụng trắc nghiệm trí tuệ để chẩn đoán CPTTT có ưu điểm là khách quan, đáng tin cậy và dễ thực hiện, đặc biệt là trong các trường hợp c ần đánh giá phân loại nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định như: - Chỉ số trí tuệ không phải là đơn vị đo lường duy nhất về tiềm năng trí tuệ của con người - Không phải lúc nào kết quả chẩn đoán trên trắc nghiệm trí tuệ cũng tương ứng với khả năng thích ứng của cá nhân đó trong cuộc sống thực tế. Có nhiều tr ường hợp trẻ đạt chỉ số trí tuệ thấp nhưng lại thích ứng dễ dàng với môi trường. - Nhược điểm lớn nhất khi xác định trẻ CPTTT bằng trắc nghiệm trí tuệ là trắc nghiệm trí tuệ ít có hiệu quả với trẻ em nghèo và trẻ có nguồn gốc văn hoá khác. Như vậy, để đánh giá xác thực và toàn diện còn cần phải dựa vào nguồn gốc văn hoá, hoàn cảnh v ề địa lý, kinh tế, xã hội. 1.1.1.2.2. Khái niệm CPTTT dựa trên cơ sở khiếm khuyết về khả năng điều chỉnh xã hội Theo Benda – Người có quan điểm dựa trên khả năng thích ứng của cá nhân: “Một người CPTTT là người không có khả năng điều khiển bản thân và xử lý các vấn đề riêng của mình, hoặc phải được dạy mới biết làm. Họ có nhu cầu về sự giám sát, kiể m soát và chăm sóc cho sức khoẻ của bản thân mình và cần đến sự chăm sóc của cộng đồng”. Khái niệm này cho rằng những người CPTTT trong quá trình phát triển và trưởng thành sẽ không đạt được cuộc sống độc lập. Đồng thời cách tiếp cận này có những nhược điểm là: - Một cá nhân có thể bị coi là khuyết tật trong môi trường này nhưng lại không gặp khó khăn trong môi trường khác. Ví dụ như một ngườ i cảm thấy học môn tiếng Việt hoặc toán thì khó, nhưng lại có thể thích nghi tốt nếu sống ở nông thôn hoặc làm các công việc đồng áng. Họ có thể bị coi là người khuyết tật nếu sống trong điều kiện văn hoá thành thị hiện đại, ở đó đòi hỏi họ phải biết làm ngay cả những công việc đơn giản nhất như điền vào một bả ng câu hỏi, đọc các biển báo hoặc những chỉ dẫn nơi công cộng. - Khó xác định cụ thể trẻ nào là trẻ không thích ứng được, bởi vì các chuyên gia vẫn chưa thống nhất khái niệm như thế nào là một trẻ thích ứng được. Hiện nay nhiều chuyên gia đang cố gắng thiết kế mới một số loại thang đo hành vi thích ứng như những trắc nghiệm trí tuệ. - Khả nă ng thích ứng xã hội kém không chỉ do nguyên nhân CPTTT mà còn nhiều nguyên nhân khác gây nên sự thiếu hụt về hành vi thích ứng. Ví dụ như nhiều người do hụt hẫng về tình cảm đã ảnh hưởng đến khả năng độc lập của họ. 1.1.1.2.3. Khái niệm CPTTT dựa vào nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ Theo quan điểm dựa vào nguyên nhân gây CPTTT, Luria cho rằng: “Trẻ CPTTT là những trẻ mắc phải bệnh về não rất nặng khi còn trong bào thai hoặc trong những nă m tháng đầu đời. Bệnh này cản trở sự phát triển của não, do vậy nó gây ra sự phát triển không bình thường về tinh thần. Trẻ CPTTT dễ dàng được nhận ra do khả năng lĩnh hội ý tưởng và khả năng tiếp nhận thực tế bị hạn chế”. Việc xác định CPTTT dựa trên nguyên nhân của nó có giá trị thực tiễn đặc biệt là đối với việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Tuy nhiên khó khăn th ường gặp trong việc phân loại theo cách này là sự đa dạng của các nguyên nhân. Hơn nữa, có nhiều trẻ em và người lớn - 2 - bị CPTTT nhưng lại không phát hiện được những khiếm khuyết trong hệ thần kinh của họ (Khoảng 1/3 số người CPTTT không phát hiện ra nguyên nhân gây CPTTT). 1.1.1.2.4. Khái niệm chậm phát triển trí tuệ theo Sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tâm thần IV (DSM-IV) Theo DSM-IV, tiêu chí chẩn đoán CPTTT bao gồm: A. Chức năng trí tuệ dưới mức độ trung bình: Chỉ số trí tuệ đạt gần 70 trên một lần thực hiệ n trắc nghiệm cá nhân. B. Bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là hai trong số những hành vi thích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kĩ năng xã hội/ liên cá nhân, sử dụng tiện ích công cộng, tự định hướng, kĩ năng học đường chức năng, lao động, giải trí, sức khoẻ và an toàn. C. Hiện tượng CPTTT xuất hiện trước 18 tuổi. Như vậy, theo DSM-IV đặ c điểm cơ bản của khuyết tật là hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình (Tiêu chí A), bị hạn chế đáng kể về hai trong số những lĩnh vực hành vi thích ứng đã đề cập ở trên (Tiêu chí B), khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi. Chức năng trí tuệ tổng quát là chỉ số trí tuệ (có thể gọi là IQ) đo được qua đánh giá bằng một hoặc h ơn một trắc nghiệm trên cá nhân về trí tuệ. Độ chênh lệch cao nhất trong quá trình xác định chỉ số trí tuệ là 5 điểm, kể cả khi các công cụ đo có những đặc điểm khác biệt nhất định. Do vậy, vẫn có thể chẩn đoán những người có khiếm khuyết về hành vi xã hội và có chỉ số trí tuệ dao động từ 70 đến 75 là người CPTTT. Ngược lại, một số ngườ i có chỉ số trí tuệ thấp hơn 70 nhưng lại ít bị khiếm khuyết và thiếu hụt lớn về khả năng thích ứng thì không bị coi là CPTTT. Ngoài chỉ số IQ thấp, khả năng thích ứng kém thường là triệu trứng của cá nhân CPTTT. Khả năng thích ứng là khả năng đáp ứng những đòi hỏi chung của cuộc sống và mức độ đáp ứng tiêu chuẩn độc lập cá nhân, tiêu chu ẩn mà những người cùng tuổi đạt được trong cùng một hoàn cảnh văn hoá, xã hội và môi trường cộng đồng. Khả năng thích ứng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như giáo dục, động cơ, đặc điểm nhân cách, rối loạn tinh thần và những vấn đề sức khoẻ; các yếu tố này có thể xuất hiện cùng với tật CPTTT. 1.1.1.2.5. Khái niệm CPTTT theo Hiệp hội Ch ậm phát triển trí tuệ Mỹ (AAMR) năm 1992 Theo AAMR-1992, CPTTT là những hạn chế lớn về khả năng thực hiện chức năng, đặc điểm của tật là: - Hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình. - Hạn chế về hai hoặc nhiều hơn những kĩ năng thích ứng như: kĩ năng giao tiếp, tự phục vụ, sống tại gia đình, sử dụng các tiệ n ích công cộng, tự định hướng, sức khoẻ, an toàn, kĩ năng học đường chức năng, giải trí, lao động. Hiện tượng CPTTT xuất hiện trước 18 tuổi. Theo AAMR, đặc điểm cơ bản của CPTTT được biểu thị ở hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, điều này xác định khi chỉ số trí tuệ cá nhân chỉ đạt từ 70 đến 75 hoặc thấp hơ n, chỉ số trí tuệ được đo thông qua một hoặc hơn một trắc nghiệm trí tuệ, đồng thời phải thông qua một nhóm chuyên gia và phải phù hợp với trắc nghiệm bổ sung cũng như phù hợp với thông tin đánh giá. Hạn chế về trí tuệ xảy ra đồng thời với hạn chế về khả năng thích ứng, trên cơ sở đó ta biết được hạn chế chung và gi ảm bớt khả năng sai số trong quá trình chẩn đoán. Mười lĩnh vực kỹ năng thích ứng ( giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, các kỹ năng xã hội, sử dụng các phương tiện cộng đồng, tự định hướng, sức khoẻ và an toàn, kỹ năng học đường chức năng, giải trí và làm việc) quyết định khả năng sống và liên quan mật thiết đế n nhu cầu cần hỗ trợ của người CPTTT. Sinh nhật lần thứ 18 là điểm mốc đánh dấu sự trưởng thành mọi mặt của một cá nhân trong xã hội. Theo AAMR, CPTTT không phải là cái mà bạn có như mắt, mũi hoặc một trái tim yếu đuối; nó cũng không phải là hình thức gầy hay thấp; CPTTT cũng không phải là sự rối loạn về y học hoặc rối loạn về tinh thần; CPTTT là tình tr ạng đặc biệt về chức - 3 - năng bắt đầu xuất hiện từ khi trẻ còn nhỏ và được biểu hiện bởi sự hạn chế về trí tuệ và khả năng thích ứng. AAMR nhấn mạnh 4 vấn đề cần phải cân nhắc khi áp dụng khái niệm này: 1. Một sự đánh giá hiệu quả phải tính đến sự đa dạng về văn hoá và ngôn ngữ, cũng như sự khác nhau về yế u tố giao tiếp hành vi 2. Sự hạn chế về kỹ năng thích ứng xảy ra trong hoàn cảnh môi trường đặc trưng cho tuổi đồng trang lứa và thể hiện rõ nhu cầu cần hỗ trợ của người đó. 3. Với sự hỗ trợ thích hợp trong khoảng thời gian thích hợp, khả năng thực hiện cuộc sống của người CPTTT nói chung sẽ được cải thiện 4. Xã hội có trách nhiệ m hỗ trợ để trẻ khuyết tật có khả năng hoà nhập cộng đồng. Hệ thống hỗ trợ người CPTTT với nhiều dịch vụ và điều phối phù hợp với người khuyết tật. Nếu người khuyết tật càng nặng thì mức hỗ trợ lại càng phải cao để giúp người đó hoà nhập vào xã hội ở mức độ tối đa. Nh ư vậy, trong khái niệm CPTTT của DSM-IV và AAMR đã cung cấp những hướng dẫn cụ thể cho việc xác định những dấu hiệu khá đặc trưng của tật CPTTT theo quan niệm đo lường. Trong thực tiễn có thể dựa vào những chỉ số trên để chẩn đoán và phân loại trẻ CPTTT. Kết luận chung: Cho đến nay, khái niệm về CPTTT được sử dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam là khái ni ệm CPTTT theo bản phân loại DSM-IV và khái niệm CPTTT theo bảng phân loại AAMR năm 1992. Hai định nghĩa này đều sử dụng các tiêu chí cơ bản giống nhau là hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về kỹ năng thích ứng, và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi. Sự khác biệt giữa hai khái niệm này là: DSM-IV sử dụng chỉ số trí tuệ làm tiêu chí để xác định mức độ CPTTT, còn theo bảng phân loại của AAMR s ử dụng tiêu chí khả năng thích ứng xã hội để phân loại mức độ CPTTT. 1.1.2. Phân loại mức độ CPTTT Theo bảng phân loại DSM-IV có 4 mức độ CPTTT như sau: 1. CPTTT nhẹ: chỉ số IQ từ 50 – 55 tới xấp xỉ 70; 2. CPTTT trung bình: chỉ số IQ từ 35 – 40 tới 50 – 55; 3. CPTTT nặng: chỉ số IQ từ 20 – 25 tới 35 – 40; 4. CPTTT rất nặng: chỉ số IQ dưới 20 hoặc 25. 1.1.2.1. Trẻ chậm phát triển trí tu ệ mức nhẹ Trẻ CPTTT nhẹ có thể đạt tuổi trí tuệ từ 7 đến 12 tuổi (IQ từ 50-55 đến khoảng 70). Theo Piaget, đây là giai đoạn thao tác cụ thể. Trẻ giải quyết bằng vấn đề tư duy logic nhưng vẫn chưa thể suy nghĩ theo cách trừu tượng. Trong giai đoạn trước khi đến trường (0-5 tuổi), chúng phát triển những kỹ năng giao tiếp và xã hội. Trẻ có những khuyế t tật nhỏ trong các lĩnh vực vận động cảm giác và thường không phân biệt được với những trẻ không bị CPTTT. Đến cuối thời kỳ thanh thiếu niên, chúng có thể đạt được những kỹ năng học tập ở mực độ xấp xỉ với lớp 6. Chúng cần được dạy những môn học cơ bản tại trường ở mực độ tối đa mà khả năng của trẻ cho phép. Trẻ CPTTT nhẹ có khả năng thể hiện mình trong việc chọn bạn, trong các hoạt động giải trí, cách ăn mặc Khi đã thành người lớn, chúng thường đạt được những kỹ năng xã hội và nghề phù hợp cho việc tự hỗ trợ bản thân ở mức tối thiểu nhưng vẫn cần có người giám sát, hướng dẫn và giúp đỡ, đặc biệt khi chúng chịu nhữ ng sức ép kinh tế hoặc tình cảm bất thường (trẻ thường dễ bị tổn thương bởi những vấn đề tình cảm). Khi được trợ giúp thích hợp, người lớn CPTTT nhẹ có thể sống khá thành công trong cộng đồng, một cách độc lập hoặc tại những môi trường có giám sát. 1.1.2.2. Trẻ chậm phát triển trí tuệ mức trung bình Trẻ chậm phát triển trí tuệ trung bình có thể đạt đến tuổi trí tuệ t ừ 4 đến 7 tuổi (IQ từ 35-40 đến 50-55). Theo Piaget, trẻ CPTTT trung bình ở vào giai đoạn tiền tư duy logic. Chúng có thể xây dựng những khái niệm hữu ích dựa trên kinh nghiệm, nhưng chủ yếu chúng vẫn quan tâm đến những trải nghiệm trực tiếp thông qua tiếp nhận. Thường chúng cố gắng giải quyết vấn đề bằng nguyên tắc “thử và sai”. Hầu hết trẻ có kỹ năng giao tiếp trong những năm đầu của thời kỳ ấu thơ. Khi lớn lên, trẻ CPTTT trung bình có khả năng tự - 4 - đưa ra quyết định nhưng chúng cần được giúp đỡ. Người lớn giúp trẻ bằng cách chỉ cho chúng những lựa chọn khác nhau và cùng chúng tìm hiểu các kết quả. Trẻ có thể thảo luận về những nguyên tắc, do vậy cần khuyến khích các em thực hiện các nguyên tắc và quyết định. Người lớn nên có thái độ cởi mở đối với những ý kiến của trẻ và phải có khả năng thay đổ i các nguyên tắc nhằm đáp ứng nhu cầu của chúng. Điều quan trọng đối với trẻ là khi lớn lên, trẻ phải cảm thấy có nhiều quyền hạn hơn đối với cuộc sống của mình. Tại trường, trẻ CPTTT trung bình có thể phát triển qua mức lớp hai. Chúng có thể thu được kết quả từ quá trình dạy và hướng dẫn các kỹ năng nghề, kỹ năng xã hội. Ở mộ t chừng mực nhất định, chúng có thể chịu trách nhiệm với một số nhiệm vụ cụ thể. Chúng trải nghiệm niềm vui khi thành công và đồng thời cũng sẽ trải nghiệm về sự thất bại. Nỗi sự thất bại có thể cản trở hoạt động của chúng. Trẻ CPTTT trung bình có thể học để đi lại độc lập trong những địa đi ểm quen thuộc. Ở thời kỳ thanh thiếu niên, những khó khăn trong việc nhận ra các quy tắc xã hội thông thường có thể cản trở những mối quan hệ với bạn bè. Khi lớn lên, phần lớn trẻ có thể thực hiện những công việc không đòi hỏi nhiều kỹ năng dưới sự giám sát tại xưởng làm việc riêng hay trong hoạt động lao động chung (như lắp ráp, đóng gói đơn giản). Chúng thích nghi tốt v ới cuộc sống trong cộng đồng, thường là những môi trường có giám sát. 1.1.2.3. Trẻ chậm phát triển trí tuệ mức nặng Trẻ CPTTT nặng sẽ đạt đến tuổi trí tuệ giữa 2 và 4 tuổi (IQ từ 20-25 đến 35-40), theo lý thuyết của Piaget đây là giai đoạn tiền thao tác trong quá trình phát triển. Trong những năm đầu thời kỳ ấu thơ, trẻ CPTTT nặng không phát triển hoặc phát triển rất ít ngôn ngữ nói. Khi lớn lên, chúng có thể học nói nhưng giao tiếp vẫn rất đơn giản. Trẻ CPTTT nặng có thể tư duy liên kết theo kiểu “cái này đi với cái kia” (ví dụ như cái chén đi với đĩa đặt chén) và kiểu “cái này rồi đến cái kia” (ví dụ mẹ lấy mũ và sau đó chúng ta sẽ đi chơi) nhưng không có khả năng tư duy ở dạng phán đoán xem điều gì sẽ xảy ra trong những tình huống mới. Những kỹ nă ng của chúng không dựa nhiều trên sự hiểu biết về bản chất sự vật mà chủ yếu dựa trên những trình tự về hành động mà chúng đã được dạy kỹ lưỡng. Chúng quen với những chuỗi hành động (ví dụ đầu tiên ra khỏi giường, sau đó tắm, sau đó mặc quần áo và ăn sáng) nên chúng sẽ rất lúng túng khi một mắc xích trong chuỗi bị đứt đoạn vì một lý do không biết tr ước (ví dụ không có hoạt động tắm). Trẻ thậm chí có thể hoảng sợ vì chúng khống biết cách đối phó với tình huống mới. Trẻ CPTTT nặng có thể phát triển tốt trong một chương trình hàng ngày có tổ chức, trong các quy tắc ổn định và trong những tình huống dễ nhận ra. Sự lặp lại và tính quen thuộc có thể dần đưa đến sự hiểu biết về bản chất sự vật. Mặ t khác, chúng ta phải cẩn thận để không gây ra cho trẻ sự buồn tẻ, chán nản. Tình trạng đồng bộ quá mức có thể đưa đến sự cứng nhắc. Bằng cách mang lại cho trẻ một sự đa dạng nhất định, trẻ sẽ có thể mở rộng kinh nghiệm. Mặc dù trẻ CPTTT nặng vẫn có khả năng phân biệt giữa bản thân và những người khác, nhưng chúng không thể đặt mình vào v ị trí người khác, thực tế trẻ vẫn có thái độ coi bản thân là trung tâm. Trẻ CPTTT nặng có thể được huấn luyện về những kỹ năng tự chăm sóc cơ bản. Chúng chỉ thu nhận được ở một mức độ hạn chế từ những chỉ dẫn trong các môn học tiền học đường, ví dụ như nhận mặt chữ cái hoặc đếm đơn giản. Khi lớn lên, chúng có th ể thực hiện những kỹ năng đơn giản tại những môi trường được giám sát chặt chẽ. Hầu hết chúng có thể thích nghi tốt với cuộc sống trong cộng đồng, trong nhà tập thể hoặc tại nhà mình, trừ khi chúng có những khuyết tật đòi hỏi cần được chăm sóc đặc biệt. 1.1.2.4. Trẻ chậm phát triển trí tuệ mức rất nặng Trẻ CPTTT rất nặng s ẽ đạt đến tuổi trí tuệ là 0-2 tuổi (IQ<20 hoặc 25). Hầu hết trẻ được chẩn đoán là CPTTT rất nặng có vấn đề về thần kinh, đây được coi là nguyên nhân gây ra CPTTT. Trong những năm đầu của thời kỳ ấu thơ, trẻ có thể hiện khuyết tật nặng về vận động, nghe và nhìn. Rất nhiều trong số các trẻ này bị động kinh. Theo Piaget, trẻ CPTTT rất nặng có sự phát triển nh ận thức ở giai đoạn vận động-cảm giác, nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh chỉ hạn chế ở những gì trẻ nhận được thông qua cảm giác và những hoạt động vận động. Ban đầu, chỉ những gì mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy, - 5 - ngửi thấy hoặc nếm thấy một cách trực tiếp mới tồn tại; còn những gì trẻ không nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy, ngửi thấy hoặc nếm thấy thì không tồn tại. Dựa trên những kinh nghiệm lặp lại và trí nhớ, trẻ dần dần có khả năng liên kết giữa các kinh nghiệm, trẻ bắt đầu tư duy theo kiểu liên kết. Một trong những nhận th ức liên kết đầu tiên mà trẻ có là liên hệ về sự xuất hiện của người trông trẻ với việc được ăn. Trẻ CPTTT rất nặng thể hiện ý thích khám phá môi trường của mình và thể hiện những trò chơi phối hợp tay mắt, những trò chơi kết hợp và trò chơi thể hiện chức năng. Trò phối hợp tay mắt, những trò chơi kết hợp và trò chơi thể hiệ n chức năng. Trò phối hợp tay mắt là trò chơi trong đó đứa trẻ chơi với đồ chơi bằng cách sờ vào chúng, bò vào miệng, gõ chúng xuống sàng Trong những trò chơi phối hợp, trẻ phối hợp hai đồ vật với nhau, như đập hai khối hộp vào nhau hoặc đặt một khối hộp lên trên khối kia. Trò chơi thể hiện chức năng là trò chơi mà trẻ bắt đầu sử dụng nhữ ng vật liệu đúng cách, ví dụ như chơi với một chiếc ô tô đồ chơi bằng cách lái ô tô đi quanh sàn. Ngoài ra còn có một vài trò chơi giả vờ với những đồ chơi dạng bản sao hoặc mô hình. Dựa trên cách trẻ phát triển, trẻ có thể trường thành thêm trong nhận thức về sự tồn tại của đồ vật. Trẻ CPTTT phụ thuộc nhiều vào những người khác, không chỉ vấn đề về chăm sóc mà còn cả về trải nghiệm. Sự phát triển tối đa có thể diễn ra trong một môi trường có tổ chức cao với sự giúp đỡ, giám sát liên tục và quan hệ đã được cá nhân hoá giữa trẻ với người trông nom. Sự phát triển vận động, các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự lực có thể được cải thiện nếu trẻ nhận được hướng dẫn và tập luy ện hợp lý. Một vài trẻ có thể thực hiện những nhiệm vụ đơn giản ở những môi trường được giám sát chặc chẽ. 1.1.3. Nguyên nhân gây CPTTT a) Nguyên nhân trước khi sinh: * Những yếu tố nội sinh: - Lỗi NST: gây hội chứng Down, Turmer, Cri-du-chat. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây CPTTT. Những trẻ mắc phải các hội chứng này, chúng ta có thể quan sát được những rối loạn bên ngoài bằng mắt thường. - Lỗi gen: gây b ệnh PKU, chứng u xơ dạng củ, gây nhiễm sắc thể, Rett, William Beuren, Angelman, Prader Willy. - Rối loạn nhiều yếu tố: nứt đốt sống, thiếu một phần não, tràn dịch màng não, tật đầu nhỏ, rối loạn chức năng tuyến giáp. * Những yếu tố ngoại sinh: - Do lây nhiễm khi bà mẹ mang thai: Sởi Rubella – Sởi Đức, nhiễm Toxoplasmasis, virus cự bào, giang mai, nhiễm HIV. - Do nhiễm độc: Nhiễm độc từ một số bà mẹ dùng thuốc động kinh, rượu cồn, chụp tia X-quang, chất độc màu da cam hay đối kháng nhóm máu RH. - Do suy dinh dưỡng ở người mẹ hoặc thiếu i ốt trong thức ăn hay nước uống. b) Những nguyên nhân trong khi sinh: - Thiếu ô-xy ở trẻ: Do sinh quá lâu, do nhau thai, trẻ không thở hoặc không khóc ngay sau khi sinh. - Tổn thương trong lúc sinh: Tổn thương não do mẹ đẻ khó hoặc do can thiệp của dụng cụ y tế trợ giúp khi sinh (do dùng forceps để kéo đầu trẻ). - Đẻ non hoặc nhẹ cân: thời gian mang thai của bà mẹ đủ nhưng trọng lượng của đứa trẻ lại thiếu. c) Những nguyên nhân sau khi sinh: - Viễm nhiễm: Viêm màng não gây ra do bệnh sởi, ho gà, quai bị, thuỷ đậu, viêm phổi. - Tổn thương não: Do chấn thương ở đầu, do ngạt hoặc tổn thương do các bệnh u não hay do tác động của chỉnh trị: phẫu thuật, dùng tia phóng xạ… - Nhiễm độc: Nhiễm độc các chất hoá học như nhi ễm độc chì. - Nguyên nhân môi trường sống: + Không được chăm sóc đầy đủ về y tế và thể chất: Thiếu dinh dưỡng, Suy dinh dưỡng dẫn đến suy giảm chức năng của não, không tiêm phòng đầy đủ. . chỉ số IQ từ 20 – 25 tới 35 – 40; 4. CPTTT rất nặng: chỉ số IQ dưới 20 hoặc 25 . 1.1 .2. 1. Trẻ chậm phát triển trí tu ệ mức nhẹ Trẻ CPTTT nhẹ có thể đạt tuổi trí tuệ từ 7 đến 12 tuổi (IQ từ. biệt. 1.1 .2. 4. Trẻ chậm phát triển trí tuệ mức rất nặng Trẻ CPTTT rất nặng s ẽ đạt đến tuổi trí tuệ là 0 -2 tuổi (IQ< ;20 hoặc 25 ). Hầu hết trẻ được chẩn đoán là CPTTT rất nặng có vấn đề về thần. thường là những môi trường có giám sát. 1.1 .2. 3. Trẻ chậm phát triển trí tuệ mức nặng Trẻ CPTTT nặng sẽ đạt đến tuổi trí tuệ giữa 2 và 4 tuổi (IQ từ 20 -25 đến 35-40), theo lý thuyết của Piaget

Ngày đăng: 22/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w