- 46 - định vị trí của các dịch vụ giáo dục đặc biệt cho trẻ CPTTT trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam. 4.2.1.2. Chương trình dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ ở Việt Nam Do thiếu một chương trình giảng dạy thích hợp cho trẻ CPTTT, nên hầu hết các trường ở Việt Nam bao gồm cả giáo dục hoà nhập, lớp hội nhập, trường chuyên biệt, đều dựa vào chương trình giáo dục ti ểu học quốc gia. Viện khoa học giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục cho trẻ CPTTT, dựa trên những kết quả và kinh nghiệm mà Viện đã thu được qua nghiên cứu từ những năm 1980-1985 đến nay. Chương trình này sẽ thay thế cho chương trình cũ vốn không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các trường. Có một số chương trình giáo dục đã được đưa ra để tham khảo. Ví dụ như “chương trình chức năng” sử dụng ở trường Tương lai, tỉnh Cần Thơ; “Chương trình giáo dục đặc biệt” sử dụng tại các trường đặc biệt cho trẻ CPTTT của Hà Lan; và “chương trình đặc biệt” sử dụng tại các trường cho trẻ CPTTT của Australia. Cũng có thể sẽ có một chương trình dựa trên những lĩnh vựa đượ c đề cập đến trong phần 1 của Thang đo hành vi thích ứng cho trẻ CPTTT ABS-S.2. Dưới đây trình bày một số đặc điểm của các chương trình giáo dục đặc biệt nêu trên. 4.2.1.2.1. Chương trình Giáo dục tiểu học Quốc gia của Việt Nam Chương trình giáo dục tiểu học quốc gia được sử dụng tại các môi trường giáo dục khác nhau đã được đề cập ở trên, trẻ CPTTT được phép dùng nhiều thời gian hơ n để học các môn học khác nhau và dù trẻ có tiến bộ một cách hạn chế vẫn được chấp nhận. Bảng 10 tổng kết các môn học và các hoạt động này. Ưu điểm của chương trình Giáo dục tiểu học quốc gia với tư cách là một chương trình tham khảo hoặc định hướng cho giáo dục trẻ CPTTT là trẻ sẽ dể dàng chuyển đổi từ giáo dục đặc biệt sang giáo dục ph ổ thông hơn. Tuy nhiên để sử dụng được một cách tối đa, chương trình này cần được chuyển đổi theo hướng đảm bảo cho việc giáo dục diễn ra trong hoàn cảnh rõ ràng và đầy đủ hơn. Ngoài ra, chương trình này cũng cần phải có các phương pháp giáo dục và tài liệu giáo dục trợ giúp thích hợp. Điều không thuận lợi là chương trình giáo dục tiểu học Quốc gia không đáp ứng được nhu cầu giáo dục củ a những trẻ chỉ có khả năng ở độ tuổi trước tuổi học, và cũng không đáp ứng được nhu cầu của trẻ ở tuổi đến trường trung học. Thường thì hai nhóm trẻ này không có chương trình học phù hợp. Bảng : Số lượng bài học trong tuần đối với giáo dục tiểu học Lớp/Tiết Số TT Môn học và hoạt động giáo dục 1 2 3 4 5 A. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. B Môn học Tiếng Việt Toán Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Nghệ thuật Âm nhạc Mỹ thuật Kỹ thuật Thể dục Hoạt động tập thể 11 4 1 1 3 1 1 10 5 1 1 3 2 1 9 5 1 2 3 2 1 8 5 1 2 2 1 1 2 2 1 8 5 1 2 2 1 1 2 2 1 Tæng céng A vµ B 22 23 23 25 25 - 47 - 4.2.1.2.2. Chương trình giáo dục của trường Tương Lai Cần Thơ Chương trình giáo dục chức năng của trường Tương Lai Cần Thơ có mục đích đáp ứng hai nguyên tắc cơ bản là dạy những kỹ năng cần thiết để trẻ có thể thực hiện chức năng khi trở thành người lớn và dạy những kỹ năng phù hợp với điều kiệ n sống thật trong cộng đồng. Như vậy, chương trình này đã phản ánh xu hướng tiếp cận sinh thái học. Để đảm bảo nguyên tắc đầu tiên, chương trình giáo dục bao gồm 7 lĩnh vực kỹ năng. Với nguyên tắc thứ 2 , tất cả các kỹ năng của mỗi lĩnh vực sẽ được thu thập tại các môi trường cụ thể, thực tiễn; đó là gia đình, cộng đồ ng, trường học và nơi làm việc. Bản lĩnh vực kỹ năng là: - Kỹ năng vệ sinh: đi vệ sinh, chăm sóc cơ thể, vệ sinh môi trường, bảo quản đồ đạc và thiết bị - Ăn và uống: các bữa ăn (các kỹ năng ăn uống cơ bản, sắp xếp bàn ăn và lau dọn bàn ăn, có hành vi ăn uống hợp lý), nấu ăn. - Các kỹ năng di chuy ển: đi bộ và sử dụng các phương tiện giao thông, an toàn giao thông - Trang phục: các kỹ năng cơ bản của việc mặc và cởi quần áo; chăm sóc quần áo và giày dép; chọn và muc quần áo, giày dép; sữa chữa và thay đổi đơn giản đối với quần áo. - Các kỹ năng giải trí: xem phim, nghe hát hay kể chuyện, tham gia trò chơi, đi tham quan, tham gia hoạt động văn nghệ - Các kỹ năng về thủ công/nghề: sử dụng các công c ụ hàng ngày (kéo, dao, búa ); làm các nhiệm vụ hàng ngày tại nhà; phục vụ trong nhà; làm thủ công; chế biến thực phẩm. - Các kỹ năng thể dục-thể thao-sức khoẻ-giới tính-an toàn Kỹ năng an toàn được xem xét trong từng lĩnh vực kỹ năng. Các môn học truyền thống được coi là những kỹ năng tiền cơ bản cho các kỹ năng chức năng cụ thể, ví dụ như để mua thức ăn, trẻ cấn biết tính tiền ở mức độ nhất định. 4.2.1.3. Những yêu cầu cần có của chương trình dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ Trên cơ sở các đặc điểm đặc thù của trẻ CPTTT và các laọi hình giáo dục dành cho loại trẻ này, rõ ràng rằng để có một chương trình giảng dạy cho các em thật hiệu quả thì chính những chương trình ấy cũng phải có những đặc thù riêng. Nhìn chung qua nghiên cứu thự c tiễn và lý luận người ta cho rằng các chương trình dạy trẻ CPTTT nên đáp ứng các yêu cầu sau: - Rộng, đầy đủ và cho phép trẻ tiếp cận được với tất cả các lĩnh vực học tập chính - Có liên quan tới những nhu cầu thể chất, xã hội và tình cảm của trẻ - Phù hợp với độ tuổi của trẻ - Là một phần của quá trình học những kỹ năng cuộc số ng - Mang lại cho trẻ những cơ hội, thách thức và sự chọn lựa - Khuyến khích tính độc lập trong khi nhận ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng - Đề cao cách học tập của cá nhân và những cách học tập theo sở thích - Có những tốc độ học tập khác nhau - Tăng cường tính tự chủ, ý thức về bản thân, tư cách và đạo đức - Mang lại cho trẻ nhiều trả i nghiệm, nhận thức và cách tiếp cận - Có tính thực tiễn, phù hợp với trình độ của trẻ và có những mục tiêu rõ ràng - Hướng về những mục tiêu tương lai của trẻ - Có tính trách nhiệm và có quá trình đánh giá Kết luận chung Giáo dục là một quyền cơ bản của trẻ CPTTT ở Việt Nam. Quyền này được thể hiện ở việc Nhà Nước ta phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền tr ẻ em vào năm 1990. Tuy nhiên cho đến nay, Luật chính thức về giáo dục cho trẻ CPTTT ở nước ta vẫn chưa có. - 48 - Khi giáo dục cho trẻ CPTTT được coi là một quyền thì điều cần thiết là phải xác định “nhóm đối tượng mục tiêu”, những trẻ CPTTT có tuổi đời và tuổi trí tuệ nào thì được giáo dục? Cho đến nay hầu hết các chuyên gia trong nước và trên thế giới đều thống nhất: về tuổi đời, giáo dục đặc biệt nên được áp dụng ít nhất là đối với trẻ ở tuổi tiểu học (6-11 tu ổi) và sau đó là ở tuổi học trung học (11-18 tuổi); về tuổi trí tuệ, giáo dục đặc biệt cho trẻ CPTTT nên được áp dụng ít nhất cho trẻ CPTTT dạng nhẹ (tuổi trí tuệ/MA là 7-11), dạng trung bình (MA: 4.7), dạng nặng (MA: 2-4). Tuy nhiên xét dưới góc độ là một quyền cơ bản, giáo dục đặc biệt cũng cần được áp dụng cho trẻ CPTTT dạng rất nặng (MA: 0-2). Trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam, các dịch v ụ giáo dục đặc biệt cho trẻ CPTTT thường được cung cấp dưới các hình thức giáo dục hoà nhập, các lớp học hội nhập và trường chuyên biệt. Tuân thủ nguyên tắc về “môi trường ít hạn chế nhất”, mô hình lý tưởng là hoà nhập vào môi trường giáo dục phổ thông. Nhưng điều này chỉ phù hợp khi nhà trường đáp ứng được những điều kiện cơ bản cần phải có như đ ã đề cập ở phần trên. Ngoài ra cũng phải tính đến sự khác nhau về các điều kiện giáo dục giữa các vùng nông thôn và thành thị ở nước ta. Ngoại trừ đối với một số trẻ CPTTT nhẹ, chúng ta hầu như chưa có những kinh nghiệm thành công vè giáo dục hoà nhập cho trẻ CPTTT tại trường trung học. Vì vậy vấn đề quan trọng đặt ra là cần làm gì đối với trẻ CPTTT khi chúng qua tuổi học tiểu h ọc. Kết quả một cuộc điều tra không chính thức đã cho thấy rằng hầu hết các trường có trẻ CPTTT ở nước ta đều sử dụng chương trình Giáo dục tiểu học Quốc gia. Điều này đã mang lại một số lợi thế, ví dụ như giáo viên đã quen với chương trình, trẻ có thể dễ chuyển từ trường chuyên biệt sang lớp học hội nhập ho ặc giáo dục hoà nhập. Tuy vậy chúng ta nên sử dụng chương trình này như một khung tham khảo cho việc giáo dục trẻ CPTTT và nên áp dụng nó một cách linh hoạt. Thực tế cho thấy chương trình này cần được điều chỉnh để có thể đáp ứng được những đặc điểm riêng biệt thường thấy ở trẻ CPTTT như: khả năng trí tuệ hạn chế, kỹ năng xã hội thấp, ch ậm phát triển ngôn ngữ, có các vấn đề về vận động và cảm xúc, các vấn đề về tập trung, các vấn đề về trí nhớ, các vấn đề về tổng hợp và khái quát kiến thức, giảm động cơ thức đẩy, sợ thất bại Chương trình Giáo dục tiểu học Quốc gia nên được điều chỉnh thành một chương trình giáo dục mang tính chức năng, dựa theo môi trường số ng của trẻ trong đó có tính đến cả tuổi đời và tuổi trí tuệ của trẻ. Đối với rất nhiều trẻ CPTTT, đặc biệt là trẻ CPTTT trung bình, nặng và rất nặng thì ngay cả chương trình giáo dục quốc gia đã được điều chỉnh vẫn không đáp ứng được nhu cầu đặc biệt của trẻ. Chính vì vậy việc xây dựng một chương trình dạy trẻ CPTTT của Việ t Nam là rất cần thiết. - 49 - III. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Lệ Thu - Đại cương Giáo dục Đặc biệt trẻ Chậm phát triển trí tuệ NXB ĐHQG Hà Nội – 2002 2. Lê Quang Sơn, Tâm lý trẻ CPTTT, Đề cương bài giảng, ĐHSP Đà Nẵng 3. TS.Nguyễn Thị Hoàng Yến - Nhập môn Giáo dục đặc biệt. Tài liệu bài giảng – 2003 4. Christine, Harry Torn: Giáo dục đặc biệt cho học sinh Chậm phát triển tinh thần. 5. DSM-IV: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders 4 th edition. American Psychiatric Association Washington DC, 1997 6. Friend, M.and W. Bursuck: Including Students with Special Needs. Allyn and Bacon, Boston, 1996. 7. Luckasson, R. e.a. Mental Retardation: Definition, Classification, and Systems of Support. American Association on Mental Retardation. Washington DC, 1992 8. Peters, T- Autisme: Van begrijpen tot begeleiden - Hadewijch Antwerpen - Baarn, 1994. . chương trình Giáo dục tiểu học quốc gia với tư cách là một chương trình tham khảo hoặc định hướng cho giáo dục trẻ CPTTT là trẻ sẽ dể dàng chuyển đổi từ giáo dục đặc biệt sang giáo dục ph ổ thông. chương trình giáo dục đặc biệt nêu trên. 4.2.1.2.1. Chương trình Giáo dục tiểu học Quốc gia của Việt Nam Chương trình giáo dục tiểu học quốc gia được sử dụng tại các môi trường giáo dục khác. ở Việt Nam bao gồm cả giáo dục hoà nhập, lớp hội nhập, trường chuyên biệt, đều dựa vào chương trình giáo dục ti ểu học quốc gia. Viện khoa học giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến