1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tín dụng và rủi ro tín dụng kinh tế ngoài quốc doanh trong họat động của các Ngân hàng thương mại - 5 doc

11 302 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 118,26 KB

Nội dung

chưa tới 20%. Không những dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ so với dư nợ ngoại tệ mà còn đạt được mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Năm 2002 tăng 12%, năm 2003 tăng 4% và đặc biệt năm 2004 tăng 32%. Góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng trong những năm qua, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã thực hiện tốt công tác bảo lãnh, đến 31/12/2001 tổng dư nợ bảo lãnh của Ngân hàng là 405,47 tỷ đồng, gồm các món bảo lãnh trong nước hay bảo lãnh mở L/C trả chậm trung hạn. Công tác bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn tỏ ra có hiệu quả, trong vài năm gần đây ngân hàng chưa gặp phải một rủi ro nào trong công tác này và đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Ngoài hoạt động tín dụng, Ngân hàng Công thương Đống Đa còn thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, các hoạt động dịch vụ khác như dịch vụ chi trả kiều hối, séc du lịch, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng dưới các hình thức sử dụng séc, L/C nhập, L/C xuất, nhờ thu đi, thanh toán nhờ thu hay thanh toán chuyển tiền điện (T/T)… Các hoạt động này đã góp phần nâng cao uy tín, thu hút khách hàng đến giao dịch đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Cùng với việc mở rộng các hoạt động, Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn đặt ra mục tiêu an toàn và hiệu quả. Trong hoạt động của Ngân hàng Công thương Đống Đa có thể thấy tín dụng là hoạt động trọng tâm và cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Nghiên cứu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Đống Đa sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quát về thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng, tìm ra những nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp có tính thực tiễn nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com III. Đánh giá tình hình rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Công thương Đống Đa 1. Thực trạng rủi ro tín dụng 1.1. Tình hình lãi treo Bảng 6: Tình hình lãi treo ở Ngân hàng Công thương Đống Đa Đơn vị: triệu đồng Lãi treo phát sinh Lãi treo thu được Chênh lệch Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa Số liệu bảng trên cho thấy, số lãi treo phát sinh qua các năm của Ngân hàng Công thương Đống Đa hầu như không có sự thay đổi đáng kể. Năm 2003 số lãi treo phát sinh có giảm đi chút ít so với năm 2002 ở mức 15.135trđ giảm 54trđ, nhưng đến năm 2004 lại tăng lên 898trđ ở mức 16.033trđ. Tuy nhiên, số lãi treo thu được trong những năm gần đây ngày càng tăng với tốc độ nhanh. Năm 2002 số lãi treo thu được là 8.550trđ, sang năm 2003 con số này tăng 2.204 trđ đạt mức 10.754 trđ và năm 2004 lãi treo thu được ở mức 14.915trđ tăng 4.161trđ so với năm 2003. Biểu 3: Tình hình lãi treo của Ngân hàng Công thương Đống Đa Như vậy có thể nói tình hình lãi treo của Ngân hàng Công thương Đống Đa đã có chuyển biến khả quan. Số lãi treo không thu được ngày càng giảm, năm 2002 số lãi treo thu được là 6637 trđ, đến năm 2003 con số này giảm xuống còn 4.381 trđ và năm 2004 chỉ còn 1118trđ. 1.2. Thực trạng nợ quá hạn những năm gần đây tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn ở Ngân hàng Công thương Đống Đa Đơn vị: triệu đồng 1. NQH 2. Tổng dư nợ 3. Tỷ trọng (1/2) Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa Số liệu bảng trên cho thấy tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Công thương Đống Đa những năm gần đây có những chuyển biến tích cực, số nợ quá hạn của Ngân hàng Công thương Đống Đa giảm dần qua các năm. Năm 2002 số nợ quá hạn của ngân hàng là18.447 triệu đồng, năm 2003 giảm xuống còn 15.286 triệu đồng và năm 2004 chỉ còn 9.616 triệu đồng. Tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm dần qua các năm, năm 2002 tỷ trọng này là3,3%, năm 2003 giảm xuống còn 2,77%, năm 2004 là 1,31%. Những con số này càng có ý nghĩa nếu đem so sánh với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong những năm qua, năm 2002 tỷ lệnày của các tổ chức tín dụng Việt Nam là 4,5%, năm 2003 là 5,8% và năm 2004 là 5,4%, điều này cho thấy số nợ quá hạn ở Ngân hàng Công thương Đống Đa được xử lý một cách rất hiệu quả. Đây là sự thành công lớn của Ngân hàng Công thương Đống Đa. Biểu 4: Tình hình nợ quá hạn so với tổng dư nợ của Ngân hàng Công thương Đống Đa Trong những năm gần đây số nợ quá hạn của Ngân hàng Công thương Đống Đa biểu hiện qua những con số trên bao gồm cả những khoản nợ quá hạn tồn đọng lại từ những năm 99, 2000 là những năm có mức chuyển nợ quá hạn lớn chưa xử lý Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com được. Trong những năm qua một mặt ngân hàng thực hiện việc xử lý các khoản nợ quá hạn phát sinh trong năm có hiệu quả, đồng thời tích cực giải quyết thu các khoản nợ quá hạn tồn đọng đã làm giảm đáng kể số nợ quá hạn của ngân hàng. Đó là điều đáng mừng trong công tác xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng Công thương Đống Đa. Bảng 9: Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Công thương Đống Đa phân theo cơ cấu tín dụng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/02 31/12/03 31/12/04 Tổng số NQH 1. NQH phân theo ngành kinh tế + KTQD + KTNQD 2. NQH phân theo nội tệ, ngoại tệ + Nội tệ + Ngoại tệ 3. NQH phân theo thời hạn tín dụng + Ngắn hạn + Trung, dài hạn Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa Nhìn vào bảng số liệu trên có thể nhận xét rằng tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Công thương Đống Đa một cách cụ thể hơn. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Có thể thấy số nợ quá hạn của Ngân hàng Công thương Đống Đa phần lớn thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, tỷ trọng nợ quá hạn của khu vực kinh tế quốc doanh luôn vào khoảng 80% tổng số nợ quá hạn. Tuy nhiên, nếu so tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thì có thấy thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với thành phần kinh tế quốc doanh, mặc dù tỷ trọng nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ khoảng 20% nhưng số dư nợ của khu vực này chỉ là vài phần trăm trong tổng dư nợ. Thế nhưng nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là kinh tế quốc doanh đều có xu hướng giảnm dần qua các năm, đặc biệt là khu vực kinh tế quốc doanh. Nợ quá hạn khu vực kinh tế quốc doanh năm 2002 là 15.127 trđ. năm 2003 giảm xuống 12.053 trđ và năm 2004 còn 7.579 trđ. Biểu 5: Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Công thương Đống Đa phân tích theo thành phần kinh tế Nợ quá hạn bằng nội tệ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ quá hạn của ngân hàng. Cả số nợ quá hạn bằng nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng giảm trong những năm gần đây đặc biệt trong năm 2004, năm 2004 nợ quá hạn bằng nội tệ giảm 2.369 trđ còn nợ quá hạn bằng ngoại tệ giảm 3.301trđ. Biểu 6: Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Công thương Đống Đa phân tích theo nội tệ, ngoại tệ Biểu 7: Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Công thương Đống Đa phân tích theo thời hạn tín dụng Qua các cách phân tích trên, chúng ta đã phần nào hiểu được thực trạng nợ quá hạn của Ngân hàng Công thương Đống Đa. Sau đây chúng ta cùng xem xét vấn đề này Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com qua một cách phân loại khác - phân tích nợ quá hạn theo thời hạn cho vay và khả năng thu hồi. Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Công thương Đống Đa phân tích theo thành phần kinh tế, thời hạn tín dụng và phân theo nội, ngoại tệ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 Tổng số NQH 1. NQH dưới 6 tháng + Quốc doanh + Ngoài quốc doanh 2. NQH từ 6 -12 tháng + Quốc doanh + Ngoài quốc doanh 3. NQH trên 12 tháng + Quốc doanh + Ngoài quốc doanh Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số nợ quá hạn khó thu hồi của Ngân hàng Công thương Đống Đa rất cao, chiếm khoảng 80% tổng số nợ quá hạn. Số nợ quá hạn từ 6-12 tháng rất ít chỉ khoảng 3%, còn lại là số nợ quá hạn dưới 6 tháng chiếm khoảng gần 20%. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Vậy những con số này nói lên điều gì? Chúng cho ta thấy rằng số nợ quá hạn của Ngân hàng công thương Đống Đa chủ yếu là những khoản nợ quá hạn khó thu hồi tồn đọng từ những năm trước và trong năm qua Ngân hàng đã có nhiều biện pháp để thu hồi những khoản nợ này, năm 2004 ngân hàng đã thu hồi được gần 6 tỷ đồng nợ quá hạn khó đòi. Trong khi đó nợ quá hạn phát sinh trong năm luôn chỉ ở mức vài tỷ đồng và ngân hàng sẽ nhanh chóng tìm cách thu hồi các khoản nợ đó. Chính vì vậy mà số nợ quá hạn phát sinh kéo dài tới 6-12 tháng của NHCT Đống Đa rất ít. Biểu 8: Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Công thương Đống Đa phân tích theo cơ cấu tín dụng Như vậy, có thể nói tình hình nợ quá hạn của NHCT Đống Đa trong những năm vừa qua có chuyển biến khả quan, số nợ quá hạn phát sinh thấp và được giải quyết kịp thời trong năm, số nợ quá hạn tồn đọng cũng được giải quyết có hiệu quả. Để xem xét một cách cụ thể hơn chính xác hơn, sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu tình hình NQH có khả năng tổn thất tại ngân hàng. Qua tình hình NQH phân tích theo cơ cấu tín dụng, ta có: Bảng 10 : Tình hình NQH có khả năng tổn thất tại Ngân hàng Công thương Đống Đa. Tổng dư nợ QH NQH có khả năng tổn thất (>6th) NQH<6th 1200 1736 Như vậy qua bảng trên, ta thấy tổng số nợ quá hạn có khả năng tổn thất chiếm chủ yếu trong cơ cấu nợ quá hạn tại Ngân hàng công thương Đống Đa. Và tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất/ Dư nợ quá hạn = 0.92 (năm 2003), và =0.82 (năm 2004). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Nghĩa là trong tổng số NQH l à 15286 triệu đồng thì có 14086 triệu đồng có khả năng gặp rủi ro (năm 2003), trong 9916 triệu đồng có 7880 triệu đồng (năm 2004). Do vậy, đây là khoản mà Ngân hàng cần sử lý nếu muốn giảm thiểu rủi ro tín dụng. Sau đây chúng ta cùng xem xét nợ quá hạn của NHCT Đống Đa trong năm vừa qua, những nguyên nhân và những biện pháp mà NHCT Đống Đa đã áp dụng nhằm hạn chế rủi ro để từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu giảm thiểu rủi ro tín dụng của chi nhánh. 1.3 Tình hình nợ quá hạn phát sinh của NHCT Đống Đa năm 2004. Năm 2004 tổng số nợ quá hạn phát sinh của NHCT Đống Đa là 10752 triệu đồng trong đó thu được 8765 triệu đồng. Nợ quá hạn VNĐ phát sinh và thu hồi được ngay trong năm chủ yếu là của công ty xây dựng vay vốn ngắn hạn để mua nguyên vật liệu thi công công trình nhưng chưa trả được nợ cho Ngân hàng do công trình được thanh toán chậm so với kế hoạch như Tổng công ty thương mại và xây dựng, công ty Xây lắp số nợ quá hạn ngoại tệ phát sinh và thu hồi ngay trong năm là của các doanh nghiệp vay vốn ngoại tệ nhập nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị nhưng do gặp khó khăn tạm thời trong khâu tiêu thụ nên chậm thu hồi vốn trả nợ cho Ngân hàng ví dụ như công ty may 40, công ty kẹo Nợ quá hạn phát sinh năm 2004 và tồn đọng đến cuối năm chưa thu hồi được là 1987 triệu đồng bao gồm 58764 USD (tương đương 824 triệu đồng) và 1163 triệu VND. Trong năm 2004 Ngân hàng không phải chịu một khoản rủi ro nào gây ra các khoản nợ khó đòi, số nợ khó đòi của Ngân hàng là do số nợ tồn đọng từ năm 2003 chưa sử lý hết vào khoảng 7629 triệu đồng. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Như vậy, đến cuối năm 2004 tổng số nợ quá hạn của NHCT Đống Đa là 9616 triệu đồng được phân chia theo khả năng thu hồi cụ thể như sau: + Nợ quá hạn dưới 6 tháng gồm: 408 triệu đồng của công ty Đại Việt, công ty Hoàng Anh 690 triệu đồng và 638 triệu đồng của anh Nguyễn Văn Huy. + Nợ quá hạn từ 6 đến 12 tháng gồm: hai khách hàng Phạm Quang Thiều vầ Cung Hồng Quân là 167 triệu đồng và 84 triệu đồng. + Nợ quá hạn trên 12 tháng: đây là số nợ quá hạn khó đòi chiếm 79% tổng số nợ quá hạn của NHCT Đống Đa. Ngân hàng đã có nhiều biện pháp để thu khoản nợ này cần tiếp tục phát huy để giải quyết dứt điểm số nợ dây dưa lâu ngày. 2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tại NHCT Đống Đa. Bảng 11: Tình hình nợ quá hạn của NHCT Đống Đa, phân tích theo nguyên nhân. Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 Tổng số nợ quá hạn 1. Nguyên nhân chủ quan - Về phía Ngân hàng - Về phía khách hàng vay Trong đó: + Do kinh doanh thua lỗ phá sản +Do hàng hoá chập tiêu thụ + Do sử dụng vốn sai mục đích + Do cố ý lừa đảo + Do công nợ chưa thu được Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Do nguyên nhân khác 129 2. Do nguyên nhân khách quan Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của NHCT Đống Đa 2.1 Nguyên nhân về phía khách hàng 2.1.1 Do kinh doanh thua lỗ, phá sản, hàng hóa chậm tiêu thụ: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tại NHCT Đống Đa.Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc khách hàng chọn kinh doanh những mặt hàng ít có nhu cầu, ít có sức cạnh tranh. Hơn nữa trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh tỏ ra yếu kém về năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao không đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập vừa phong phú về mẫu mã, chủng loại, chất lượng tốt, giá cả hợp lý, do vậy hàng hóa khó tiêu thụ và thua lỗ là tất yếu không có tiền trả nợ Ngân hàng. Ví dụ như Công ty Đại Việt, do công ty nhập thiết bị trạm khắc đá nhưng do không tiêu thụ được nên việc kinh doanh bị thua lỗ và bị phá sản, để lại món nợ Ngân hàng. Còn Công ty Hoàng Anh cũng vay vốn của Ngân hàng để nhập dây truyền sản xuất thi công công trình ở Đài Loan nhưng công nghệ lạc hậu, sản xuất và tiêu thụ gặp khó khăn ,các đại lý chưa thanh toán tiền nên chưa có tiền trả nợ Ngân hàng. 2.1.2 Do công nợ chưa thu được. Nợ quá hạn do nguyên nhân này cũng khá lớn trong tổng số nợ quá hạn của NHCT Đống Đa. Đây chính là hiện tượng nợ nần dây dưa chiếm dụng vốn lẫn nhau đang diễn ra khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường gây khó khăn cho việc trả nợ Ngân hàng. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com [...]... Trong thực tế, Ngân hàng quản lý vốn vay của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh khó hơn nhiều so với kinh tế quốc doanh bởi vì mua bán kinh doanh của khu vực này đặc biệt là các cá nhân kinh doanh thường không có chứng từ sổ sách ghi chép khoa học, đầy đủ theo chế độ kế toán hiện hành.Nhận thức được điều này và do hám lợi họ đã không đầu tư vào phương án kinh doanh đã trình Ngân hàng mà đầu tư vào những lĩnh... Version - http://www.simpopdf.com Ví dụ như Anh Phạm Quang Thiều Và anh Cung Hồng Quân đã vay vốn để kinh doanh thiết bị máy vi tính, ti vi Nhưng do nhập hàng kém chất lượng, hàng hoá lại không tiêu thụ được nên việc kinh doanh bị thua lỗ, do đó Ngân hàng chưa thu được nợ 2.1.3 Do sử dụng sai mục đích Nợ quá hạn bắt nguồn từ nguyên nhân này chủ yếu là từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh Trong thực tế, ... cao nhưng mức độ rủi do rất lớn , do đó khi thua lỗ họ không có khả năng trả nợ Ngân hàng đúng hạn Như của anh Nguyễn Văn Cung đã sử dụng vốn của Ngân hàng sai mục đích, tự buôn bán bất động sản, làm ăn không tốt nay đã bị thất thu nặng do đó vẫn chưa trả được nợ cho Ngân hàng 2.1.4 Do cố ý lừa đảo: Trường hợp này ít khi xảy ra đối với NHCT Đống Đa Trong những trường hợp đó khách hàng đã cố tình gian... hàng đã cố tình gian lận, làm giả mạo giấy tờ để che dấu sự yếu kém về năng lực kinh doanh hay lập nhiều bộ hồ sơ giấy tờ tài sản thế chấp để vay vốn nhiều ngân hàng, khi kinh doanh thua lỗ không có tiền trả nợ ngân hàng Thậm chí có trường hợp khách hàng cố tình lừa ngân hàng để được vay vốn rổi bỏ trốn, những món nợ này ngân hàng chuyển sang khoản mục chờ nợ chờ sử lý . thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng, tìm ra những nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp có tính thực tiễn nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Simpo. Trong hoạt động của Ngân hàng Công thương Đống Đa có thể thấy tín dụng là hoạt động trọng tâm và cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Nghiên cứu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Đống. ro nào trong công tác này và đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Ngoài hoạt động tín dụng, Ngân hàng Công thương Đống Đa còn thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, các hoạt động

Ngày đăng: 21/07/2014, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN