1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công nghệ đường dây thuê bao số xDSL - Chương 8 pdf

27 457 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 909,02 KB

Nội dung

Chương 8 Công nghệ đường dây thuê bao số không đối xứng ADSL Mục đích của chương: • Giới thiệu nguyên lý làm việc của ADSL. • Giới thiệu tổng quan mọi vấn đề và giải pháp khi sử dụng tốc độ bit cao trên đôi dây cáp đồng xoắn. 8.1 Giới thiệu 8.1.1 Truyền số liệu qua modem POTS Hình 8.1: Thông tin modem băng tần thoại • Các tần số trong băng tần thoại được truyền qua kết nối chuyển mạch của một mạng PSTN. 75 76 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL • Băng tần thoại này được sử dụng cho thông tin thoại hay thông tin modem (như fax, V.32, V.90 ) Hình 8.2: Thông tin modem băng tần thoại so với phi thoại 8.1.2 So sánh thông tin modem POTS với phi POTS Khi so sánh thông tin modem POTS với thông tin modem phi POTS ta có thể thấy rõ các yếu tố sau: • Các công nghệ DSL cũng sử dụng các tần số khác ngoài băng tần thoại để điều chế thông tin trên đường dây điện thoại nội hạt. • ISDN đem lại cho chúng ta một kết nối tốc độ 160 kb/s trên đường điện thoại nội hạt. • ADSL đem lại cho chúng ta kết nối tốc độ cao trên đường điện thoại nội hạt. • Ngày nay ta đang phải đối mặt với 2 vấn đề gồm: 1. Mạng điện thoại, được thiết kế đặc biệt để truyền tiếng nói (sử dụng chuyển mạch kênh), không lý tưởng trong việc truyền dữ liệu. Nguyên nhân chính là do bản chất phát theo cụm của thông tin dữ liệu và dung lượng hạn chế của mạng điện thoại (64 kb/s). Vì vậy mà B-ISDN đã được phát minh 2. Tốc độ thấp: dung lượng của một modem tương tự bị giới hạn vào khoảng 56 kb/s • Giải pháp cho vấn đề này là ADSL, ở đây chúng ta mở rộng băng tần được sử dụng tới trên 1 MHz. • Công nghệ V.90 có thể tăng tốc luồng dữ liệu xuống từ Internet tới máy tính của chúng ta với tốc độ lên tới 50 kb/s. 8.1. GIỚI THIỆU 77 8.1.3 ADSL: Đường dây thuê bao số không đối xứng. Đặc điểm: • Luồng xuống ADSL tốc độ dữ liệu có thể đạt tới 8,1 Mb/s. Tốc độ dữ liệu luồng lên tối đa bị giới hạn vào khoảng 1/10 tốc độ luồng xuống tối đa. • Khoảng cách bị giới hạn tối đa là 5,4 km. • ADSL đem lại khả năng truyền tải nhiều dịch vụ cùng một lúc: Thoại, duyệt Web, VOD, Hình 8.3: Đường dây thuê bao số không đối xứng ADSL 8.1.4 Phổ tần của ADSL ADSL sử dụng các tần số trên đường cáp đồng nội hạt lên tới 1,1 MHz Các tần số này không chồng lấn băng tần POTS và vì vậy cho phép đồng thời truyền tín hiệu thoại và dữ liệu. • Chúng ta đưa ra khái niệm FDM (Ghép kênh phân chia theo tần số) • Ngoài các tần số được sử dụng truyền thống qua UTP (300-3400 Hz) chúng ta bắt đầu sử dụng các tần số cao hơn kênh ADSL luồng lên và luồng xuống. 78 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL Hình 8.4: Phổ tần của ADSL • Do ADSL là một dịch vụ không đối xứng với dung lượng lớn hơn trên hướng xuống nên chúng ta cần băng tần lớn hơn trong hướng này. • Ta sẽ giải thích vấn tại sao tần số cao nhất sẽ dẫn đến nhiều khó khăn. Dung lượng của dữ liệu truyền tải giảm khi tăng tần số sử dụng. Nói cách khác các tần số dành riêng cho POTS không thể được sử dụng cho ADSL là một điều đáng tiếc. Các tần số POTS không thể được sử dụng cho ADSL do quan niệm về Đường Dây Sống vẫn còn hiệu lực. Khái niệm về Đường Dây Sống có nghĩa là ta có thể thực hiện cuộc gọi trong trường hợp nguồn điện lực bị mất. • VoDSL (thực hiện cuộc gọi qua tín hiệu ADSL) không hỗ trợ khái niệm Đường Dây Sống này. • Tốc độ của ADSL sẽ tăng khi các bộ lọc Tích cực (ACTIVE splitter) được sử dụng. Do khái niệm về Đường Dây Sống nên chỉ có các bộ tách thụ động (PASSIVE splitter) được phép sử dụng do các bộ tách tích cực chứa các OP AMP đòi hỏi phải được cấp nguồn. 8.1.5 POTS splitter PS Âm thoại và dữ liệu được truyền đồng thời qua cùng một đôi dây đồng theo cả hai hướng (hoàn toàn song công) Các tín hiệu ADSL truyền giữa tổng đài điện thoại nội hạt (CO) và đầu cuối mạng ADSL (hay còn gọi là modem ADSL). Ngày nay có rất nhiều bộ lọc (hay bộ tách) có mặt trên thị trường phù hợp cho từng khu vực. Trở kháng phức của bộ lọc giữa các quốc gia có thể khác nhau tùy thuộc vào thực trạng vật lý của mạch vòng đường dây thuê bao. • Các tần số thấp hơn sử dụng bởi ADSL có thể gây nhiễu sang phổ tần thoại và cần phải được lọc ra khỏi máy điện thoại. • Trong các tình huống nhấc máy, đặt máy điện thoại thì trở kháng đường truyền thay đổi gây ảnh hưởng lên truyền dữ liệu qua modem ADSL. 8.1. GIỚI THIỆU 79 Hình 8.5: Bộ tách POTS 8.1.6 Thoại/ dữ liệu qua DSL? Trong ADSL âm thoại được gửi đi trong một phần phổ tần tách biệt (FDM). Tín hiệu vẫn duy trì ở dạng tương tự. Nhược điểm ở đây là sự cần thiết của bộ tách POTS và thực tế là ta chỉ có 1 đường thoại. Trong trường hợp VoDSL có thể lên tới 16 máy điện thoại có thể được kết nối vào Hình 8.6: Thoại/dữ liệu qua DSL modem VoDSL và tín hiệu thoại được ghép vào một kết nối ATM over ADSL. Tất cả 16 máy có thể được sử dụng cùng một lúc cho các cuộc gọi khác nhau. Các modem VoDSL ngày nay có 4 hoặc 8 cổng điện thoại. Con số tới hạn 16 là do giới hạn của tốc độ bit ADSL luồng lên. Trong trường hợp SHDSL số máy điện thoại có thể tăng lên tới 32. Trên đường truyền lưu lượng thoại và dữ liệu được kết hợp. Sự kết hợp này của thoại và dữ liêu chỉ duy nhất trong mạng truy cập. ở hầu hết các nước có các qui định riêng yêu cầu rằng dịch vụ đường dây sống phải sẵn có ở mọi thời điểm. Dịch vụ đường dây sống có nghĩa là cuộc gọi điện thoại phải có thể được thực hiện được bất cứ lúc nào kể cả trường hợp đường điện lực ở phía khách hàng bị cúp. Khi modem ADSL của chúng ta được cấp nguồn cục bộ thì trong trường hợp điện bị cúp chúng ta sẽ mất kết nối ADSL. Điều này có nghĩa rằng chúng ta vẫn cần đến dịch vụ POTS ngay cả khi có VoDSL. Vào thời điểm này các trung tâm nghiên cứu R&D đang xem xét khả năng cấp nguồn cho modem ADSL từ xa để ADSL có thể luôn hoạt động và VoDSL có độ sẵn sàng cao. Khi đó 80 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL băng tần POTS của chúng ta trở nên không cần thiết, nghĩa là chúng ta có thể sử dụng băng tần này cho xDSL. 8.1.7 Kiến trúc mạng ADSL Kiến trúc mạng cơ bản cho trên Hình 8.7 rất quan trọng vì nó là một nền tảng cho những thảo luận về công nghệ sau này. Một mạch vòng nội hạt là một đôi dây nối giữa nhà khách hàng và Hình 8.7: Kiến trúc mạng ADSL tổng đài nội hạt. Đối với Full rate ADSL, các bộ tách nằm ở cả hai đầu của mạch vòng nội hạt nhằm cách ly POTS khỏi ADSL. Tại phía khách hàng, một bộ tách (splitter) được lắp đặt tại điểm ranh giới giữa đôi dây của công ty điện thoại và dây nhà khách hàng. Tại điểm ranh giới, một thiết bị khác gọi là thiết bị giao tiếp mạng (NID) cung cấp sự cách ly cần thiết giữa nhà khách hàng và công ty điện thoại. Bộ tách được lắp đặt ở phía nhà khách hàng "đằng sau" NID và hai đôi dây tách ra từ đó. Đôi dây thứ nhất, thường là dây hiện có, cung cấp dịch vụ thoại. Dây này tách ra thành các nhánh và kết cuối tại các hộp gắn trên tường ở đó các thiết bị POTS, chẳng hạn như điện thoại và máy Fax được nối với nhau. Đôi dây thứ 2 (có thể là dây mới) rời bộ splitter để cung cấp dịch vụ ADSL. Dây ADSL này sau đó được nối vào một modem ADSL tại phía khách hàng (modem này còn dược gọi là thiết bị đầu cuối ADSL từ xa (ATU-R)). Các bộ tách splitter cũng được lắp đặt ở phía tổng đài nội hạt (CO) tại đây mạch vòng nội hạt được kết cuối trên một giá MDF. Đây là điểm trung tâm mà các mạch vòng tỏa ra tới nhà các khách hàng được kết cuối. Đối với ADSL, một đôi dây sẽ đấu nối mỗi mạch vòng vào một bộ tách phía CO (thực tế tồn tại một ngân hàng bộ tách, mỗi bộ cho một mạch vòng sử dụng dịch vụ ADSL). Cũng giống như trường hợp bộ tách phía nhà khách hàng, hai đôi dây rời bộ tách phía CO. Đôi đầu tiên nối vào chuyển mạch thoại PSTN để cung cấp dịch vụ POTS. Đôi thứ hai nối vào thiết bị đầu cuối ADSL tương ứng ở phía CO gọi là ATU-C. Nói ngắn gọn, ATU-R và ATU-C là các modem nằm ở hoặc là đầu này, hoặc là đầu kia của đường dây ADSL. Vì lý do hiệu quả, một ngân hàng ATU-C được kết hợp với một bộ ghép kênh để hình thành nên bộ 8.1. GIỚI THIỆU 81 bộ ghép kênh truy cập DSL (DSLAM) ở phía tổng đài, và bộ này kết nối vào một mạng của nhà cung cấp dịch vụ. Tác động về mặt kiến trúc của một bộ tách tùy chọn ở nhà khách hàng lên dịch vụ ADSL sẽ được thảo luận sau. Giờ đủ để ta hiểu rằng khả năng loại trừ bộ tách phía nhà khách hàng ngụ ý rằng POTS và dịch vụ ADSL có thể tồn tại đồng thời mà không cần phải cách ly- nói cách khác, chúng có thể can nhiễu tới nhau. Vì vậy, công nghệ ADSL lite hợp nhất các cơ chế giảm thiểu ảnh hưởng của can nhiễu này. 8.1.8 Các ứng dụng của ADSL Bản chất bất đối xứng của ADSL làm cho nó rất phù hợp cho hầu hết mọi ứng dụng đòi hỏi băng tần luồng xuống cao trong khi đòi hỏi băng tần luồng lên nhỏ hơn. Ta đã biết VoD là động lực đầu tiên cho ADSL; tuy nhiên, truy cập internet đã nhanh chóng trở thành động lực chính cho cả ADSL full-rate và ADSL lite. Sau đây xin giới thiệu một vài ứng dụng được phát triển và triển khai cho các công nghệ này. • Làm việc từ xa (telecommuting): telecommuting cho phép mọi người làm việc từ nhà của mình và nối tới những nguồn tài nguyên tại công sở. Tới mức độ mà telecommuting ngụ ý rằng chỉ truy cập dữ liệu thì cả ADSL full-rate và ADSL lite đều có thể hỗ trợ ứng dụng này. Tuy nhiên, những người làm việc từ xa còn có nhu cầu ngày càng tăng về truy xuất từ xa đối với cả dịch vụ thoại và số liệu. Chẳng hạn, người ta muốn có một điện thoại ở nhà hoạt động như một số mở rộng ở xa tổng đài PBX của công ty. Các công ty đang phát triển các sản phẩm khai thác băng tần của ADSL full-rate để hỗ trợ nhiều đường dây điện thoại ảo có thể làm cho các thiết bị POTS (như fax, điện thoại) làm việc như một số mở rộng của một PBX của công ty. Hỗ trợ các dịch vụ thoại và số liệu kết hợp có thể đòi hỏi sự chuyển đổi sang ADSL full-rate với chất lượng dịch vụ QoS được bảo đảm. • Xem video online hay thông tin thời gian thực. ADSL cho phép việc phân phối các ứng dụng nhạy cảm về băng thông và thời gian thực, chẳng hạn như tin tức, cổ phiếu và thời tiết. • Đào tạo từ xa: ADSL full-rate với QoS được đảm bảo có thể hỗ trợ một luồng video MPEG-2, do đó cho phép một trung tâm đào tạo phát quảng bá các video clip về đào tạo tới nhiều nơi và thông tin với các học viên ở những nơi đó. • Khám chữa bệnh từ xa. Các bác sĩ kể cả các kỹ thuật viên tia X có thể chuẩn đoán và đưa ra các lời khuyên về các thủ tục cần thiết sử dụng tia X và các hình ảnh video khác gửi về cho mình từ một vùng địa lý khác. Thông thường, bác sĩ là một chuyên gia trong bệnh viện, và vùng xa là một vùng nông thôn. Điều này có thuận lợi là đem các dịch vụ tư vấn tới các phòng khám ở nông thôn. Trong một ứng dụng phát triển bởi trường Đại học Alabama, một kỹ thuật viên tia X có thể điều khiển từ xa một kính hiển vi để soi phim của một bệnh nhân và thực hiện các chức năng chẳng hạn như phân tích trọng lượng, phóng to thu nhỏ nhờ sử dụng kết nối ADSL full-rate. • Hội nghị hình. Trong phân tích ban đầu, hội nghị hình có thể không phù hợp với ADSL vì nó đòi hỏi tính đối xứng của băng tần. Tuy nhiên, với ADSL full-rate và với sự đảm 82 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL bảo về QoS, nó có thể cung cấp một kênh chuyên dụng H0 (tức là 384 × 384 kb/s) trong băng tần sẵn có của ADSL cho ứng dụng hội nghị hình, trong khi vẫn dành đủ băng tần cho các ứng dụng khác. Đây là ví dụ cho thấy tại sao một số ứng dụng nhất định với yêu cầu về băng tần đối xứng có thể hỗ trở bởi ADSL. 8.1.9 Mô hình tham chiếu hệ thống ADSL Như đã trình bày trong phần trước, ADSL Forum đẩy mạnh nhiệm vụ định nghĩa kiến trúc tham khảo xung quanh công nghệ lớp vật lý cơ sở. Mô hình tham chiếu hệ thống trong Hình 8.8 minh họa các khối chức năng đư ợc yêu cầu để cung cấp dịch vụ ADSL. Nhằm đơn giản hóa việc thảo Hình 8.8: Mô hình tham chiếu hệ thống ADSL luận, chỉ duy nhất mô hình tham chiếu hệ thống ADSL được trình bày. Mô hình tham chiếu hệ thống cho ADSL lite cũng tương tự như mô hình cho trên Hình 8.8 ngoại trừ rằng bộ tách phía nhà khách hàng là tùy chọn. Đối chiếu Hình 8.8 với Hình 8.7, chúng ta có thể thấy rằng mô hình tham chiếu hệ thống hợp nhất kiến trúc cơ bản. Tuy nhiên, do nó được sử dụng làm cơ sở cho các nỗ lực tiêu chuẩn hóa nên các giao tiếp chuẩn có gắn các nhãn đặc biệt như chỉ ra trên Hình 8.8. Với sự tham khảo tới Hình , các giao tiếp sau được định nghĩa: Splitter C Giao tiếp giữa PSTN và Splitter - phía CO Splitter R Giao tiếp giữa PSTN và Splitter - phía khách hàng U-C Giao tiếp U - phía CO U-C2 Giao tiếp U - phía CO từ Splitter tới ATU-C U-R Giao tiếp U - phía khách hàng U-R2 Giao tiếp U - phía khách hàng từ Splitter tới ATU-R V-C Giao tiếp V - phía CO từ nút truy cập tới giao tiếp mạng Các kênh mang ADSL 8.1. GIỚI THIỆU 83 Một hệ thống ADSL có thể truyền tải lên tới 7 kênh mang đồng thời 1 . Tốc độ dữ liệu của tất cả các kênh mang có thể được lập trình theo bất kỳ sự kết hợp nào của bội số của 32 kb/s; tức là 1,536 Mb/s (Bắc Mỹ) hay 2,048 Mb/s (Châu Âu và những nơi khác). Con số 32 kb/s xuất phát từ DMT. Có thể có tới 4 kênh đơn công luồng xuống độc lập được đánh số từ AS0 đến AS4. 1. Kênh mang AS0 hỗ trợ tốc độ dữ liệu từ 32 kb/s lên tới 6,144 Mb/s 2 (tất cả đều là bội số của 32 kb/s). 2. AS1 hỗ trợ phạm vi từ 32 kb/s đến 4,608 Mb/s (4,096 Mb/s ở Châu Âu hoặc nơi khác) 3. AS2 hỗ trợ phạm vi từ 32 Kb/s đến 3,072 Mb/s (2,048 Mb/s ở Châu hoặc nơi khác) 4. AS3 hỗ trợ phạm vi từ 32 kb/s đến 1,536 Mb/s. 3 Cũng như với AS0, dải từ AS1 tới AS3 là các bước đều của bội số của 32 kb/s. Hỗ trợ AS0 là bắt buộc; hỗ trợ các kênh khách là tùy chọn. Có thể có tới 3 kênh mang song công (2 hướng) 4 được gán nhãn từ LS0 đến LS2. Kênh LS0 hỗ trợ tốc độ dữ liệu 16 Kb/s 5 cộng với dải từ 32 kb/s đến 640 kb/s (ở tất cả các bội số của 32 kb/s). LS1 và LS2 hỗ trợ phạm vi từ 32 đến 640 kb/s 6 (ở tất cả các bội số của 32 kb/s). Hỗ trợ LS0 là bắt buộc, hỗ trợ các kênh khác là tùy chọn. Lưu ý rằng mặc dù các kênh song công là song hướng nhưng nói chung chúng được sử dụng cho luồng lên trong những hoạt động thực tế. Điều quan trọng phải lưu ý rằng dạng ghép kênh dữ liệu ADSL đủ linh hoạt để cho phép các tốc độ truyền tải khác không phải là bội số nguyên của 32 kb/s. Điều này hữu ích cho việc triển khai ADSL đòi hỏi tương tác trực tiếp với tốc độ dữ liệu không phải là bội số nguyên của 32 kb/s, chẳng hạn như T1 có tốc độ 1,544 Mb/s. Sự tương tác này được thực hiện bằng cách mang các bit bổ sung trong kênh mào đầu ADSL chia sẻ giữa các kênh mang 7 Việc hỗ trợ tốc độ dữ liệu không phải là bội số nguyên của 32 kb/s là tùy chọn, bởi vì nó phụ thuộc vào việc triển khai. Tốc độ dữ liệu thực là tổng tốc độ dữ liệu trừ đi lượng mào đầu hệ thống ADSL, một số dung lượng mào đầu phụ thuộc vào các lựa chọn cấu hình còn một số 1 Các kênh này là các kênh logíc, tức là các bit từ tất cả các kênh được ghép lại qua cùng một tuyến vật lý. 2 Giới hạn trên thực tế của tốc độ dữ liệu kênh phụ thuộc vào tình trạng mạch vòng. Lưu ý rằng T1.413i2 hỗ trợ tốc độ dữ liệu luồng xuống cao hơn, vì vậy ASO hỗ trợ tốc độ dữ liệu cận trên là 6,144 Mb/s là chỉ làm mốc thuận tiện (6,144 Mb/s là bội số của cả 1,536 Mb/s đối với các hệ thống Bắc Mỹ và 2,048 Mb/s đối với các hệ thống Châu Âu). Nói cách khác, một nhà sản xuất modem được yêu cầu hỗ trợ tối tiểu tốc độ giới hạn trên là 6,144 Mb/s cho kênh AS0. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng mạch vòng và cách thức thực thi của nhà sản xuất AS0 có thể hỗ trợ tốc độ dữ liệu thậm chí còn cao hơn 3 AS3 chỉ dành riêng cho Bắc Mỹ và không áp dụng cho Châu Âu và các nơi khác 4 Ba kênh mang song công có thể được cấu hình làm các kênh mang đơn công đơn hướng độc lập, và tốc độ của các kênh mang theo hai hướng không cần thiết phải như nhau 5 Hỗ trợ tốc độ dữ liệu 16 kb/s với LS0 là một ngoại lệ của luật bội số 32 kb/s. Nó xuất phát từ nhu cầu hỗ trợ một kênh điều hành đặc biệt bắt buộc được gọi là kênh "C". Kênh C được sử dụng để hỗ trợ bản tin báo hiệu cho việc lựa chọn các dịch vụ và thiết lập cuộc gọi, rất giống kênh D trong ISDN 6 Giới hạn trên của tốc độ dữ liệu cho LS1 và LS2 đã được sửa đổi từ Issue 1 của tiêu chuẩn T1.413 7 Kênh mào đầu dùng chung được sử dụng để truyền tải các bit thực hiện duy trì đồng bộ. Kênh mào đầu có thể có dung lượng phụ (để mang các bít phụ của kênh mang) vượt quá bội số nguyên của 32 kb/s. Nói chính xác bao nhiêu dung lượng phụ sẵn có phụ thuộc vào các lựa chọn cấu hình đóng góp vào mào đầu 84 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL thì cố định. Vì vậy, hỗ trợ tốc độ dữ liệu không phải là bội số nguyên của 32 kb/s đòi h ỏi kênh mào đầu ADSL có đủ dung lượng còn lại sau khi tất cả các yêu cầu cấu hình đã được đáp ứng. 8.1.10 Cấu trúc khung ADSL ở mức thấp nhất, các mã đường (hoặc là DMT hoặc CAP) mang một số lượng bit trên một biểu tượng. Các bit được tổ chức thành các khung và các khung này sau đó được tổ chức thành các siêu khung, rất giống các khung và siêu khung T1. Trong ADSL, 68 khung liên tiếp (đánh số từ Hình 8.9: Siêu khung ADSL 0 đến 67) hình thành nên 1 siêu khung như được chỉ ra trên Hình 8.9. Mỗi khung được mã hóa và điều chế thành một biểu tượng (symbol) DMT. Các khung có ý nghĩa đặc biệt gồm: • Khung 0 mang thông tin kiểm soát lỗi. • Khung 1 mang các bit chỉ thị (được thảo luận sau trong phần này). • Khung 34, 35 mang các bit chỉ thị khác. [...]... bi u tư ng đúng đã đư c phát đi và trư ng h p này CHƯƠNG 8 CÔNG NGH ĐƯ NG DÂY THUÊ BAO S 96 KHÔNG Đ I X NG ADSL B ng 8. 2: S ph thu c c a sơ đ đi u ch QAM vào t s tín hi u trên nhi u đo đư c S bit/bi u tư ng QAM T s tín hi u/nhi u (dB) cho BER < 10−7 4 QAM-16 21 ,8 6 QAM-64 27 ,8 8 QAM-256 33 ,8 9 QAM-512 35 ,8 10 QAM-1024 39,9 12 QAM-4096 45,9 14 QAM-16 384 51,9 gây ra l i M r ng chùm bi u tư ng s đáp ng... u dài c a dây d n (m) • Sef f = di n tích m t c t ngang hi u d ng c a dây d n (m2 ) 0 km CHƯƠNG 8 CÔNG NGH ĐƯ NG DÂY THUÊ BAO S 92 8. 2.6 KHÔNG Đ I X NG ADSL Suy hao do kho ng cách • T n th t 32 dB @ 150 kHz nghĩa là gì? Suy hao (dB) =10 × log10 (P1 /P2 ) P1 /P2 =1/log10 (suy hao/10) P1 /P2 =1/log10 (32/10)=1 585 ⇒ Nghĩa là xung mà ta nh n đư c có công su t nh hơn công su t c a xung phát 1 585 l n • T... nguyên 8. 2.2 Gi i h n băng t n Nyquist V i m t băng t n đã cho (W - Hz) t c đ t i đa symbol/giây (Rs - baud) b h n ch đ tránh Nhi u Xuyên Bi u tư ng (có tài li u g i là nhi u xuyên ký t ) ISI CHƯƠNG 8 CÔNG NGH ĐƯ NG DÂY THUÊ BAO S 90 KHÔNG Đ I X NG ADSL • M i bi u tư ng tương ng v i m t s lư ng bit • Ta c n ph i đ m b o công ngh hi n t i có th phân bi t bi u tư ng này v i m t bi u tư ng khác 8. 2.3.. .8. 1 GI I THI U 85 B ng 8. 1: Các ch c năng c a các bit ch th Đ nh nghĩa bit ch th Ib 0-7 Ib 8 Ib 9 Ib 10 Ib 11 Ib 12 Ib 13 Ib 1 4-1 5 Ib 1 6-2 3 Các khung đư c mang trong Khung 1 Khung 34 Khung 34 Khung 34 Khung 34 Khung 34 D tr Febe-I (l i kh i đ u xa trên d li u xen) Fecc-I (Mã s a l i hư ng đi trên d li u xen) Febe-NI (L i kh i đ u xa trên d li u không xen) Fecc-NI (Mã s a l i hư ng... (CRC 0-7 ) c a siêu khung Các byte nhanh c a khung 1, 34 và 35 mang các bit ch th M c đích c a các bit ch th và các khung đư c li t kê trong B ng 8. 1 Byte nhanh trong các khung khác (t c là t 2-3 3 và t 3 6-6 7) đư c n đ nh trong các c p khung l và khung ch n làm EOC ho c cho đi u khi n đ ng b cho các kênh v n t i n đ nh cho b đ m nhanh, như cho trên Hình 8. 10 ADSL full-rate h CHƯƠNG 8 CÔNG NGH ĐƯ NG DÂY THUÊ... bit lu ng xu ng và m t yêu c u tráo bít lu ng lên x y ra vào b t kỳ lúc nào 100 CHƯƠNG 8 CÔNG NGH ĐƯ NG DÂY THUÊ BAO S KHÔNG Đ I X NG ADSL Hình 8. 21: Khi có tác đ ng c a nhi u lên m t vài sóng mang Hình 8. 22: Khi SNR gi m sơ đ đi u ch QAM gi m Hình 8. 23: Các bit b g t ra đư c chuy n sang các sóng mang khác 8. 3 ĐI U CH Hình 8. 24: Đ d tr nhi u TNM đư c tr i đ u qua toàn b ph t n 101 ... t kỳ lo i xuyên âm nào CHƯƠNG 8 CÔNG NGH ĐƯ NG DÂY THUÊ BAO S 94 KHÔNG Đ I X NG ADSL • K t lu n> NEXT nh hơn FEXT đ i v i nh ng h thông chia s cùng băng t n trong hư ng lên và hư ng xu ng • Khi ADSL đư c tri n khai cùng các h th ng khác trong cùng m t cáp thì NEXT có th xu t hi n do ch ng l n d i t n (xem ph n sau) Hình 8. 16: Xuyên âm 8. 3 8. 3.1 Đi u ch Đi u Biên C u Phương - QAM • Xem xét m t tín... n ch • Th còn Đa t n r i r c DMT thì sao? CHƯƠNG 8 CÔNG NGH ĐƯ NG DÂY THUÊ BAO S 98 KHÔNG Đ I X NG ADSL • Chia ph t n s đư c s d ng thành các kênh con d n t i kh năng n đ nh m t phương th c đi u ch QAM khác nhau trên m i kênh con Vì v y tùy theo SNR c a m t sóng mang nh t đ nh, s bít d li u nhi u hơn ho c nh hơn có th đư c truy n đi Hình 8. 19: QAM và nhi u 8. 3.7 S bit trên sóng mang • Chúng ta s luôn... gi ng nhau trong các tài li u nhưng cũng có m t s nh ng ngo i l sau: • G.dmt cung c p các đ c tính đi n cho c tiêu chu n B c M và Châu Âu T1.413i2 ch cung c p các tiêu chu n B c M CHƯƠNG 8 CÔNG NGH ĐƯ NG DÂY THUÊ BAO S 88 KHÔNG Đ I X NG ADSL • G.dmt cung c p các ph n riêng bi t cho các yêu c u c a các h th ng ho t đ ng (a) trong băng t n trên POTS, (b) trong băng t n trên ISDN, và (c) trong cùng m... =1/log10 (55/10)=3162 28 ⇒ Nghĩa là xung mà ta nh n đư c có công su t nh hơn công su t c a xung phát 3162 28 l n Hình 8. 14: Suy hao do kho ng cách 8. 2.7 T c đ ph thu c vào kho ng cách • Các t n s cao hơn ch u suy hao nhi u hơn các t n s th p hơn, vì v y hi u ng da có nh hư ng l n hơn lên các t n s cao hơn • Đó là vì sao tín hi u lu ng lên b suy hao ít hơn tín hi u lu ng xu ng 8. 2 .8 Nhánh r • Ơ m t s nư . tần số) • Ngoài các tần số được sử dụng truyền thống qua UTP (30 0-3 400 Hz) chúng ta bắt đầu sử dụng các tần số cao hơn kênh ADSL luồng lên và luồng xuống. 78 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO. cao. Khi đó 80 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL băng tần POTS của chúng ta trở nên không cần thiết, nghĩa là chúng ta có thể sử dụng băng tần này cho xDSL. 8. 1.7 Kiến. vượt quá bội số nguyên của 32 kb/s. Nói chính xác bao nhiêu dung lượng phụ sẵn có phụ thuộc vào các lựa chọn cấu hình đóng góp vào mào đầu 84 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI

Ngày đăng: 21/07/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN