Nguyên nhân chủ yếu sinh bệnh tê phù là do chế độ ăn uống thiếu Vitamin B1,. Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa, đặc biệt là chuyển hóa gluxit, vitamin B1 là thành phần của men cacbonxylaza. Nhờ có mem cacboxylaza mà axit pyruvic, một chất trung gian trong quá trình thoái hóa gluxit tiếp tục chuyển hóa tạo thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Thiếu vitamin B1 quá trình chuyển hóa gluxit bị rối loạn, làm ứ đọng axit pyruvic và axit lactic trong tổ chức, gây dãn mạch, nước thoát ra ngaoì mạch máu, sinh phù. Thiếu vitamin B1, quá trình chuyển hóa glucozo bị rối loạn, làm ảnh hưởng đến hoạt động của tim do thiếu năng lượng đảm bảo cho cơ tim co bóp đồng thời với hiện tượng ứ nước trong khoang màng tim, làm cho bệnh nhân tê phù có thể chết đột ngột vì ngừng tim. Nguyên nhân và cơ chế thương tổn thần kinh trong bệnh tê phù, cho đến nay cũng như chưa rõ. Tuy nhiên có điều chắc chắn rằng, ăn uống thiếu vitamin B1 sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thần kinh. Nghiên cứu về giải phẫu bệnh lí cho thấy trong bệnh tê phù có sự thoái hóa nơron thần kinh ngoại biên, cả cơ quan cảm thụ và cơ quan vận động. Thiếu vitamin B1 có thể là do ăn uống thiếu. Cũng có thể gặp thiếu vitamin B1 ở những người bị rối loạn tiêu hóa làm cản trở việc hấp thụ vitamin B1. Thiếu vitamin B1 cũng có thể gặp ở những người nghiện rượu. Tổng số vitamin B1 có trong cơ thể tìm người lớn chừng 25mg, phân phối chủ yếu trong các cơ quan tim, não, gan và thận. Bệnh khởi phát âm ỉ rất khó chẩn đoán, nhưng nếu biết được thì điều trị khỏi nhanh. Bệnh thường bắt đầu bằng triệu chứng mệt mỏi, có khi sau một đêm ngủ, thức dậy thấy toàn thân mệt mỏi, không muốn làm việc, ăn không ngon, có thể nhức đầu, không sốt hoặc có sốt nhẹ không đáng kể. Bệnh nhân hồi hộp, khó thở, đi lại khó khăn, hay bị chuột rút, đau cơ bắp nhất là cơ bắp chân, tê bì kiến bò. Nếu theo dõi chế độ ăn uống sẽ thấy bệnh nhân không ăn hết khẩu phần; theo dõi sự diễn biến trọng lượng cơ thể sẽ thấy thể trọng giảm dần nhất là đối với trẻ em, trọng lượng của trẻ giảm đi nhanh chóng. Thường thì giai đoạn bệnh tiềm tàng trên đây dễ qua đi, không phát hiện được, bệnh nhân không được điều trị kịp thời. Khi bệnh toàn phát với triệu chứng phù thì đã muộn. Phù là dấu hiệu đặc trưng của tê phù thể ướt (wet beriberi). Phù thường bắt đầu từ hai chi dưới, do ứ nước nên bắp chân sau đau tức. Có thể thấy phù ở cả mắt cá chân, cẳng chân. Lúc đầu thường chỉ phù hai chi dưới, dần dần có thể thấy phù mặt, làm cho bệnh nhân có cảm giác nặng mặt. Có thể thấy phù cả các hốc xoang của cơ thể và nặng hơn sẽ thấy phù toàn thân. Đặc điểm quan trọng của triệu chứng phù trong bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 là phù tiến triển từ chi dưới lên, ngọn chi nặng hơn gốc chi, có tính chất đối xứng (dấu hiệu phù xuất hiện đối xứng hơn cốc chi, có tính chất đối xứng (dầu hiệu phù xuất hiện đối xứng hai chân, với mức độ tiến truyển và nặng nhẹ như nhau). Nhờ tính chất này chúng ta có thể phân biệt phù trong bệnh tê phù à phù trong các bệnh khác (phù tim, phù thận, phù do bệnh gan. vv. ) Số lượng nước tiểu vừa ít hơn bình thường. Mạch nhanh, tiếng tim có thể mờ. có trường hợp huyết áp cao nhưng khoong cao quá mức. Tim có thể to ra và cố dầy đủ triệu chứng của suy tim như gan to, tĩnh mạch cổ nối, áp lực tĩnh mạch tăng. Triệu chứng nổi bật của bệnh tê phù khô (dry beriberi) là dấu hiệu viêm đa dây thần kinh. Bệnh nhân bị liệt chi và teo cơ. Thường bị liệt hai chi dưới, làm cho bệnh nhân đi lại phải chống gậy, trường hợp nặng không đi lại được. Triệu chứng liệt cũng đối xứng, đồng đều cả hai chân, mức độ nặng nhẹ cũng như quá trình tiến triển ở cả 2 chân, mức độ nặng nhẹ cũng như quá trình tiến triển ở cả 2 chân đều như nhau, liệt ở ngọn chi nặng hơn gốc chi, có trường hợp liệt cả tứ chi nhưng hai tay thường nhẹ hơn hai chân. Trong tê phù mạn tính có teo cơ, chủ yếu là teo cơ bắp chân. Giảm hoặc mất phản xạ gân xương. Mất phản xạ gót hoặc giảm trước so với phản xạ gối. Thường có rối loạn cảm giác chi dưới, đôi khi có thể gặp trường hợp bị khản tiếng, nuốt bị nghẹn do thương tổn thần kinh quặt ngược. Trong giai đoạn bệnh khởi phát, tốt nhất là tê phù ướt, hàm lượng vitamin B1 trong máu và trong nước tiểu giảm, axit pyruvic tăng. Trên X quang có thể thấy hình tim to ra. Điện tim ít biến đổi, có trường hợp thấy phức hợp sóng QRS giảm biên độ và sóng T hơi dẹt. Đối tượng mắc bệnh có thể là trẻ em hoặc người lớn. với người lớn, bệnh thường thấy ở người ăn uống kém, lao động nặng và cường độ cao, phụ nữ đang có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ. Bệnh thường phát sinh khi đời sống kinh tế khó khăn, khẩu phần ăn thiếu. Ở Việt Nam bệnh tê phù thường phát sinh sau dịch lị, ỉa chảy, sốt rét. Bệnh tê phù cũng thường xuất hiện khi ăn thiếu vitamin nhóm B, thiếu protein. Thời kì tiềm tàng của bệnh dài hay ngắn tùy thuộc vào chế độ ăn uống ít hay nhiều vitamin B1 và tùy thuộc khả năng thích ứng của cơ thể. Dịch bệnh tê phù có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng tùy thuộc vào khả năng phát hiện bệnh sớm hay muộn và biện pháp can thiệp. Chẩn đoán bệnh tê phù dựa vào các triệu chứng lâm sàng là chủ yếu, đồng thời kết hợp với xét nghiệm xác định hàm lượng vitamin B1 và axit pyruvic trong máu và trong nước tiểu, điều tra về dịch tễ học. Trường hợp khó thì tiến hành nghiệm pháp điều trị thử : tiêm bắp vitamin B1, ống 25mg, 1 ống/ 1 lần, 2 lần / 1 ngày. Thường chỉ vài ngày các triệu chứng mệt mỏi, đau cơ bắp, khó thở, đặc biệt là phù giảm đi rõ rệt. Đối với thể mạn tính có liệt chi và teo cơ thì nghiệm pháp điều trị thử bằng vitamin B1 ít có giá trị. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàn, người ta chia bệnh tê phù ra hai thể : thể khô (dry beriberi) và thể ướt (wet beriberi). Trong bệnh tê phù thể ướt thì dấu hiệu điển hình là phù. Trong tê phù thể khô có triệu chứng viêm đa dây thần kinh, có liệt và teo cơ. Theo lứa tuổi bị bệnh, người ta phân chia bệnh tê phù ở trẻ em và người lớn. Căn cứ và thời gian mang bệnh, người ta chia bệnh tê phù ra 2 thể : thể cấp tính và thể mạn tính. Tùy theo sự tiến triển và mức độ trầm trọng của bệnh có thể phân bệnh tê phù ra các thể: thể nhẹ, thể nặng và thể có liệt và teo cơ. Cách phân bệnh này thuận tiện cho chỉ định trong điều trị. Chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm đa dây thần kinh đơn thuần: bằng cách dựa vào triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng đặc biệt là chế độ dinh dưỡng và dịch tễ học với hội chứng Wernicke Korsakoff : hội chứng thần kinh tâm thần hay gặp ở những người nghiện rượu do uống quá nhiều rượu, thiếu vitamin B1. Phòng bệnh tốt nhất là ăn uống đủ nhu cầu vitamin B1. Theo tổ chức y tế thế giới, nếu tiêu thụ 1000 kcal thì cần có đủ 0, 4mg vitamin B1. khi lượng vitamin B1 dưới mức 0, 25mg/1000kcal thì bệnh tê phù có thể phát sinh. Ở Việt Nam, bệnh tê phù đã xuất hiện ở những tân binh, tuổi trẻ, lao động nặng khi nhu cầu khẩu phần ăn 2800kcal và vitamin B1 dưới mức 0, 7mg. Đề phòng bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 bằng cách không xay xát gạo kĩ quá; nấu cơm chỉ cho nước vừa đủ để không làm mất vitamin B1 trong nước cơm gạn bỏ đi. Ăn đủ protein, tăng cường đậu, rau có nhiều vitamin B1 trong bữa ăn hàng ngày. Khi một địa phương (xóm, bản) hoặc một đơn vị (cơ quan, quân đội, nông lâm trường, xí nghiệp, vv. ) có trên 3 bệnh nhân bị bệnh tê phù thì cho tập thể uống phòng bằng vitamin B1, mỗi ngày 5 – 10mg, uống liên tục 3 – 4 tuần lễ. Tăng cường công tác giáo dục dinh dưỡng, phòng và chống nạn nghiện rượu. Điều trị bệnh tê phù thể nhẹ: chủ yếu dùng vitamin B1 viên. Có thể uống viên Vitamin B1 – 10mg, uống 3 – 5 viên một lần, uống 2 lần 1 ngày, liên lục 7 – 10 ngày. Nên dùng thêm vitamin nhóm B. Chế độ ăn cần tăng protein, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Bớt gạo, tăng thịt, cá, đậu, rau và trái cây. Ăn nhạt vừa phải, nghỉ ngơi một tuần. Điều trị bệnh tê phù thể nặng : kết hợp tiêm và uống vitamin B1, tiêm vitamin B1 - ống 25mg, 2 – 4 ống 1 ngày, chia 2 lần, có thể tiêm 5 – 7 ngày sau đó uống vitamin B1 viên. Dùng thêm vitamin nhóm B. Có thể dùng thuốc lợi tiểu và thuốc trợ tim khi có triệu chứng rối loạn tim mạch, ăn nhạt, châm cứu, nghỉ ngơi và luyện tập. Khẩu phần ăn cần tăng cường protein, vitamin, hạn chế gluxit. Điều trị bệnh tê phù mạn tính có liệt và teo cơ: bệnh tê phù này tiến triển rất chậm trong điều trị, vì vậy phải kiên trì trong điều trị và phải kết hợp nhiều biện pháp: dùng thuốc đặc trị vitamin B1 kết hợp vitamin nhóm B, chủ yếu là dạng thuốc viên, đồng thời châm cứu có chế độ ăn uống hợp lí và phải coi trọng luyện tập, xoa bóp. Bệnh nhân tê phù mạn tính, liệt và teo cơ phải kiên trì và tích cực điều trị, có trường hợp trên một năm mà phản xạ gân xương vẫn chưa hồi phục bình thường. Bệnh tê phù là bệnh thiếu dinh dưỡng. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh nhanh khỏi. Nếu bệnh phát triển thành thể mạn tính, liệt và teo cơ phải điều trị dài ngày bằng vitamin B1, vitamin nhóm B, châm cứu, xoa bóp, luyện tập. Để phòng bệnh tê phù cần ăn uống đủ, cân đối các chất, chú ý đủ vitamin đặc biệt là vitamin B1. . nhân chủ yếu sinh bệnh tê phù là do chế độ ăn uống thiếu Vitamin B1, . Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa, đặc biệt là chuyển hóa gluxit, vitamin B1 là thành phần của men. trị bệnh tê phù thể nặng : kết hợp tiêm và uống vitamin B1, tiêm vitamin B1 - ống 25mg, 2 – 4 ống 1 ngày, chia 2 lần, có thể tiêm 5 – 7 ngày sau đó uống vitamin B1 viên. Dùng thêm vitamin nhóm. nghiện rượu do uống quá nhiều rượu, thiếu vitamin B1. Phòng bệnh tốt nhất là ăn uống đủ nhu cầu vitamin B1. Theo tổ chức y tế thế giới, nếu tiêu thụ 1000 kcal thì cần có đủ 0, 4mg vitamin B1. khi