1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Phụ nữ cảnh giác với bệnh nhiễm khuẩn niệu pot

3 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 138,92 KB

Nội dung

Phụ nữ cảnh giác với bệnh nhiễm khuẩn niệu Ở phụ nữ, nhiễm khuẩn niệu rất phổ biến và dễ tái phát. Vi khuẩn gây bệnh có thể từ trực tràng, ở âm đạo, gây viêm nhiễm ngược dòng lên niệu đạo, bàng quang, bể thận. Vì sao phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn niệu? Nhiễm khuẩn niệu là sự hiện diện của vi sinh gây bệnh bên trong đường tiết niệu, đồng thời gây ra các triệu chứng của bệnh trên bệnh nhân. Nhiễm khuẩn niệu phức tạp thường xảy ra ở bệnh nhân: sỏi, nang thận nhiễm khuẩn, tổn thương tủy sống, đang đặt các loại ống thông; bệnh tiểu đường; có thai; suy giảm miễn dịch. Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu theo 3 đường: ngược dòng, theo đường máu và lây lan từ ổ nhiễm khuẩn gần cơ quan niệu sinh dục. Tuy nhiên không phải lúc nào vi khuẩn cũng gây ra tình trạng nhiễm khuẩn niệu, vì khả năng nhiễm khuẩn còn phụ thuộc vào các yếu tố: độ pH thấp và tính ưu trương của nước tiểu; các chất nhầy của đường tiết niệu như protein, mức độ bám dính khác nhau giữa các vi khuẩn gây bệnh. Phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn niệu hơn nam do những khác biệt về giải phẫu và sinh lý của cơ quan niệu sinh dục, đó là: lỗ niệu đạo nữ nằm rất gần âm đạo và trực tràng nên vi khuẩn dễ lây lan ngược dòng. Ở âm đạo luôn có sẵn một hệ vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí, nhưng trong điều kiện bình thường chúng không gây nhiễm khuẩn niệu. Nhưng khi hệ vi sinh này bị thay thế bởi hệ vi sinh gây bệnh, có nguồn gốc từ trực tràng, thì mới gây nhiễm khuẩn niệu. Niệu đạo nữ ngắn hơn niệu đạo nam nên vi khuẩn dễ xâm nhập ngược dòng vào bàng quang. Giao hợp là một yếu tố dễ Một nghiên cứu cho biết: ở Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 7 triệu lượt khám ngoại trú và 1 triệu lượt nhập viện cấp cứu nhiễm khuẩn niệu. Trên 50% phụ nữ có một lần nhiễm khuẩn niệu trong đời. Trong độ tuổi 24, trên 30% phụ nữ bị ít nhất một đợt nhiễm khuẩn niệu phải điều trị bằng kháng sinh. Trong độ tuổi 16 -35, tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu ở phụ nữ cao hơn 40 lần so với nam giới. Trong vòng 6 tháng sau lần nhiễm khuẩn đầu tiên, một phần ba phụ nữ bị tái phát. gây nhiễm khuẩn niệu. Theo Hooton, ở phụ nữ luôn có tình trạng khuẩn niệu thoáng qua ngay sau giao hợp. Thời kỳ mãn kinh, vì giảm estrogen, phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn niệu do: niêm mạc âm đạo teo đi, môi trường âm đạo bớt tính acid và giảm số lượng vi khuẩn lactobacilli. Nhiễm khuẩn niệu chủ yếu là do vi khuẩn đi từ niệu đạo vào bàng quang gây viêm bàng quang. Do viêm niệu đạo bàng quang phù nề làm cho khúc nối bàng quang - niệu quản không đóng kín được khi rặn tiểu, khi đó nước tiểu có vi khuẩn sẽ đi ngược dòng lên bể thận gây nhiễm khuẩn. Hầu hết nhiễm khuẩn niệu do vi khuẩn gram âm, trong đó E. coli chiếm 80%. Cách phát hiện và điều trị nhiễm khuẩn niệu Viêm niệu đạo và bàng quang cấp: Trên thực tế, để phân biệt viêm niệu đạo cấp và viêm bàng quang cấp là rất khó vì các dấu hiệu gần giống nhau. Viêm niệu đạo cấp thì đi tiểu đau, tiểu khó, chảy dịch niệu đạo, tác nhân gây bệnh thường là Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorhea, Herpes simplex. Viêm bàng quang cấp cũng đi tiểu đau, tiểu khó, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu máu và đau vùng trên xương mu. Đối với bệnh nhân nữ khỏe mạnh, mới bị lần đầu viêm bàng quang cấp, có thể bị điều trị ngay bằng kháng sinh mà không cần cấy nước tiểu. Dùng thuốc 7-10 ngày, hầu hết bệnh nhân đều khỏi. Tuy nhiên khoảng 1/3 số bệnh nhân này sẽ tái phát, khi đó bắt buộc phải cấy nước tiểu để tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. Nếu bệnh nhân tái phát trên 3 lần trong một năm thì cần tìm các bất thường về phụ khoa. Chụp Xquang để phát hiện sỏi, niệu quản lạc chỗ, túi thừa đài thận. Viêm đài bể thận cấp: Biểu hiện thường gặp là sốt, buồn nôn, mệt mỏi, đau hông, đau lưng. Trước khi điều trị phải cấy nước tiểu làm kháng sinh đồ. Nếu nhiễm khuẩn không phức tạp có thể dùng kháng sinh 7 ngày. Trường hợp các triệu chứng không giảm, phải cho bệnh nhân nhập viện dùng kháng sinh tĩnh mạch theo kháng sinh đồ từ 10 - 14 ngày. Ngay khi có triệu chứng nhiễm khuẩn niệu ở phụ nữ, có thể điều trị bằng kháng sinh, tốt nhất là dùng nhóm fluoroquinolone, vì khoảng 40% số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn niệu kháng với aminopenicillin và 20% kháng với trimethoprim-sulfamethoxazole. Những phụ nữ bị tái phát trên 3 lần trong năm nên dùng kháng sinh dự phòng. Cách dùng kháng sinh dự phòng: dùng liên tục mỗi ngày, liều thấp, thích hợp cho những phụ nữ có trên 3 đợt tái phát trong 1 năm; dùng kháng sinh khi có triệu chứng; dự phòng sau giao hợp. Nhiễm khuẩn niệu ở phụ nữ có thai: Nhiều nghiên cứu thấy rằng có từ 4 - 6% thai phụ có thai bị nhiễm khuẩn niệu, dễ dẫn đến viêm đài bể thận, sinh non, tử vong sơ sinh. Do đó phải điều trị khỏi hẳn các nhiễm khuẩn niệu cho phụ nữ mang thai. Dùng tốt nhất là các thuốc: penicillin, cephalosporin, nitrofurantoin. Không nên dùng fluoroquinolone vì ảnh hưởng đến sự phát triển sụn của thai và TMP - SMX gây ức chế acid folic làm thiếu máu cho thai. Nhiễm khuẩn niệu ở trẻ em gái: Một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 3% trẻ em gái chưa đến tuổi dậy thì bị nhiễm khuẩn niệu, trong đó gần 30% bị tái phát trong vòng 3 năm. Nếu bị tái phát, tổn thương gây ra những vết sẹo ở chủ mô thận, đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh thận ở tuổi trưởng thành. Vì vậy cần điều trị tích cực, dứt điểm các trẻ gái có viêm ngược dòng bàng quang niệu quản, nên dùng kháng sinh dự phòng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn tiểu trên. BS. Nguyễn Kiều Linh . Phụ nữ cảnh giác với bệnh nhiễm khuẩn niệu Ở phụ nữ, nhiễm khuẩn niệu rất phổ biến và dễ tái phát. Vi khuẩn gây bệnh có thể từ trực tràng, ở âm đạo, gây viêm nhiễm ngược dòng lên niệu. sao phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn niệu? Nhiễm khuẩn niệu là sự hiện diện của vi sinh gây bệnh bên trong đường tiết niệu, đồng thời gây ra các triệu chứng của bệnh trên bệnh nhân. Nhiễm khuẩn niệu. lệ nhiễm khuẩn niệu ở phụ nữ cao hơn 40 lần so với nam giới. Trong vòng 6 tháng sau lần nhiễm khuẩn đầu tiên, một phần ba phụ nữ bị tái phát. gây nhiễm khuẩn niệu. Theo Hooton, ở phụ nữ

Ngày đăng: 08/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w