THUỐC DÃN CƠ Thuốc dãn cơ, hay nên gọi đúng hơn là thuốc ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh cơ (Neuromusscular Blocking Drugs), là những thuốc khi dùng cho bệnh nhân, nó sẽ làm mềm cơ vân, còn cơ trơn và cơ tim không có tác dụng; thuốc dãn cơ không có tính chất gây mê, gây ngủ gì cả, thuốc dãn cơ cũng không có tác dụng làm giảm đau vì vậy, điều căn bản cần phải nắm là một khi dùng thuốc dãn cơ cần phải làm cho người bệnh mất tri giác bằng cách sử dụng thuốc mê, thuốc ngủ cùng lúc và phải điều khiển được hô hấp cho người bệnh. Trước khi tìm ra thuốc dãn cơ (NMBDs), sự dãn cơ để động tác phẫu thuật thực hiện dễ dàng bằng cách cho bệnh nhân ngủ sâu hơn, tức là dùng liều cao khí mê hay là dùng thuốc tê tại chỗ nồng độ cao hơn khi gây tê chỉ để làm mất cảm giác. Từ lúc tìm ra thuốc dãn cơ đầu tiên, thuốc curare (D.Tubocurarin) thì người ta đã có thể gây dãn cơ nhiều hơn, giúp cho động tác phẫu thuật thực hiện thuận lợi hơn với liều thuốc mê thấp. Thuốc dãn cơ ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh-cơ ở tấm động bằng cách cản trở sự gắn acetylcholin trên thụ thể nicotinic hậu tiếp hợp. Sự ức chế đáp ứng cơ chỉ xuất hiện hi hơn 75% thụ thể bị ngăn chặn. Khi các thụ thể bị chặn ít hơn 75% thì chỉ có biểu hiện khi đòi hỏi gắng sức cơ mạnh, nguy hiểm của tác dụng dãn cơ tồn đọng lúc tỉnh mê. Người ta chia hai loại thuốc dãn cơ: - Thuốc dãn cơ khử cực (depolarizing neuromuscular blocking agent). - Thuốc dãn cơ không khử cực (non-depolarizing neuromuscular blocking agent). 1. Thuốc dãn cơ khử cực Chỉ có succinylcholin là còn được sử dụng làm thuốc dãn cơ dùng trong lâm sàng. Thuốc găn trên thụ thể acetylcholin và gây khử cực tấm động làm run cơ. Thụ thể bị chặn cho đến khi thuốc rời khỏi thụ thể. Thuốc được thuỷ phân trong huyết tương (plasma) nhờ men cholinesterase, nên dẫn truyền thần kinh được khôi phục. Thuốc Suxamethonium: (Anectin, Myorelaxin) Thường dùng liều khoảng 1-1,5mg/kg, chích tĩnh mạch,sẽ gây run cơ và tiếp theo gây liệt cơ trong vòng 40-60 giây, và kéo dài khoảng 5-7 phút. Thuốc được chọn để đặt nội khí quản cho bệnh nhân có dạ dày do tác dụng nhanh hay dự kiến đặt nội khí quản khó do tính chất tác dụng ngắn. Tác dụng phụ - Đau tất cả các cơ sau mổ do rung cơ - Gây dị ứng như nổi mề đay, ngứa và ngay cả sốc phản vệ. - Gây nhịp tim chậm do cường phó giao cảm nên cần cho Atropin. - Tăng ion kali máu, nhất là ở những người bị đa chấn thương gây dập nát, tổn thương, nhiều cơ, bị phỏng nặng, hoặc thái hoá dây thần kinh, tức liệt cơ do thần kinh, nhất là những bệnh lý này mới xảy ra trong vòng 6 tháng. - Tăng nhãn áp đáng kể và tăng áp lực nội sọ, chú ý trong phẫu thuật mắt, có mở nhãn cầu và phẫu thuật thần kinh sọ não. - Tăng áp lực trong dạ dày. Tăng cùng lúc trương lực cơ vòng thực quản dưới nên ít bị nguy cơ gây trào ngược dịch dạ dày. - Co cứng thoáng qua cơ hàm khi đặt nội khí quản, nhưng ở đây không liên quan đến co cứng cơ trong hội chứng sốt cao ác tính. - Tăng tỉ lệ sốt cao ác tính ở bệnh nhân có bất thường cơ vân. 2. Thuốc dãn cơ không khử cực Thuốc dãn cơ không khử cực cạnh tranh và ngăn cản acetylcholin gắn vào thụ thể mà không gây khử cực nên không gây rung cơ. Thời gian tiềm phục thường kéo dài hơn dãn cơ khử cực, trung bình khoảng 1,5-3 phút, thời gian tác dụng kéo dài khoảng 20 – 50 phút tuỳ theo thuốc và liều dùng. Thuốc dãn cơ không khử cực sau khi dùng cho bệnh nhân một thời gian có thể hoá gải bằng thuốc kháng cholinesterase; dùng thuốc Neostigmin với liều thường dùng 40mcg/kg, cho kèm Atropin 20mcg/kg để tránh mạch chậm. Có hai nhóm thuốc dãn cơ không khử cực: - Nhóm thuốc dãn cơ Aminosteroid (Pancuronium, Vecuronium, Rocuonium, pipecuronium). - Nhóm dãn cơ Benzylisoquinolinium (Atracurium, Cisatracurium, Mivacurium, Doxacurium). 2.1. Nhóm Benzylisoquinolinium 2.2. 1. Atracurium (Tracrium) Thuốc dãn cơ Atracurium với liều 0,5mg/kg cho phép đặt nội khí quản sau khi chích tĩnh mạch khoảng 2 – 2,5 phút, và thuốc kéo dài thời gian tác dụng khoảng 20-25 phút. Sau đó có thể chích tĩnh mạch liều nhỏ, khoảng 0,25mg/kg sau đó 0,1mg/kg mỗi 20 phút, hay truyền tĩnh mạch liên tục với liều duy trì khoảng 5- 10mcg/kg/phút, để duy trì dãn cơ. Thuốc không có tác dụng tim mạch trực tiếp, nhưng có thể phóng thích histamin, gây nổi mề đay và đỏ da quanh nơi chích, tụt huyết áp nhẹ. Ở nhiệt độ và pH của cơ thể, Atracurium phân huỷ tự nhiên, sự thải thuốc theo hiện tượng Hoffman, nên thuốc phải được bảo quản ở 2-8độC để giảm bớt tốc độ phân huỷ tự nhiên, thuốc sẽ giảm 5-10% mỗi tháng khi để ở nhiệt độ phòng. Đây là thuốc được chọn cho bệnh nhân suy thận, suy gan. Tác dụng thuốc kéo dài ở bệnh nhân hạ thân nhiệt như trong phẫu thuật tim. 2.1.2. Cisatracurium Chất đồng vị của Atracurium. Thuốc mạnh hơn Atracurium 3-4 lần và có thời gian tiềm phục và thời gian tác dụng dài hơn. Thuốc Cisatracurium liêu 0,1-0,15mg/kg cho phép đặt nội khí quản sau 02 phút, liều truyền tĩnh mạch liên tục là 1- 2mcg/kg/phút. Thuốc không phóng thích histamin và có độ ổn định tim mạch cao. Tự phân huỷ theo hiện tượng Hoffman nhiều hơn Atracurium nên phải được bảo quản lạnh ở 2-8độC. Thuốc có ích cho bệnh nhân nặng cần truyền thuốc dãn cơ liên tục vì tạo ra chất landanosin ít hơn. 2.1.3. Doxacurium Một lượng ít thuốc được chuyển hoá bằng men cholinesterase (6%) và được thải chủ yếu qua thận. Đây là thuốc dãn cơ không khử cực mạnh nhất, liều đặt nội khí quản là 0,05mg/kg. Thuốc có thời gian tiềm phục dài, khoảng 4-6phút và thời gian tác dụng rất dài; khoảng 60-90 phút. Tuy nhiên, thuốc không có gây tác dụng rối loạn trên hệ tim mạch nên thuốc được dùng cho những phẫu thuật dài, cần có sự ổn định tim mạch như phẫu thuật tim. 2.1.4. Mivacurium Thuốc được chuyển hoá bằng cholinesterase trong huyết tương (plasma); khoảng 88% so với Suxamethonium. Liều để đặt nội khí quản là 0,15mg/kg, có thời gian tiềm phục như Atracurium nhưng hồi phục nhanh hơn và có thể không cần hóa giải với thuốc kháng cholinesterase. Hồi phục hoàn toàn 20-25 phút, nhưng có thể bắt đầu hoá giải dễ dàng trong vòng 15 phút. Thuốc Mivacurium thuận lợi trong phẫu thuật cần dãn cơ ngắn và cần tránh tác dụng phụ của Suxamethonium như soi phế quản, soi thực quản, cắt amidan, nội soi ổ bụng. Thuốc phóng thích histamin như Atracurium. Tác dụng thuốc kéo dài khi suy gan, suy thận, thiếu men cholinesterase. 2.2. Nhóm aminosteriod Thuốc dãn cơ không khử cực nhóm Aminosteriod ít có tác dụng trên hệ tim mạch hơn nhóm Benzylisoquinolinium và không gây phóng thích histamin. Thuốc được thải nguyên dạng qua thận và chuyển hóa qua gan. Chất chuyển hoá có tính dãn cơ yếu. 2.2.1. Pancuronium (Pavulon) Liều đặt nội khí quản là 0,1mg/kg, tiềm phục 3-4 phút, kéo dài 90-100/phút. Liều duy trì 0,04 mg/kg sau đó 0,01 mg/kg mỗi 40 phút. Thuốc không gây phóng thích histamin nên dùng cho bệnh nhân có nguy cơ địa dị ứng, hen suyễn. Thuốc Pancuronium ức chế đối giao cảm và kích thích giao cảm gây nhịp tim nhanh và tăng huyết áp, nên không tốt khi dùng cho bệnh nhân thiếu máu cơ tim, nhưng rất tốt khi dùng cho trẻ em. Thuốc thải chủ yếu qua thận, nên thời gian tác dụng sẽ kéo dài nếu bệnh nhân có suy thận. 2.2.2. Vecuronium (Norcuron) Liều đặt nội khí quản là 0,1mg/kg, tiềm phục 3 phút, kéo dài 30 phút. Duy trì truyền tĩnh mạch liên tục 1-2mcg/kg/phút. Thuốc Vecuronium không gây phóng thích histamin, không có tác dụng tim mạch trực tiếp. Thuốc Vecuronium thải qua thận 30%, phần còn lại qua gan, nên cẩn thận khi chích lập lại ở bệnh nhân suy thận, suy gan. 2.2.3. Rocuronium (Esmeron) Thuốc dãn cơ tác dụng trung bình. Thuốc có thời gian tiềm phục ngắn, thời gian tiềm phục này càng ngắn khi tăng liều dùng, nên Rocuronium được dùng để đặt nội khí quản nhanh ở người bệnh cần tránh dùng Suxamethonium. Ở liều 0,6mg/kg, đặt nội khí quản sau 60-90 giây, tác dụng 20-30 phút, liều lập lại 0,15mg/kg, truyền tĩnh mạch liên tục 5-12mcg/kg/phút. Rocuronium không phóng thích histamin, ổn định tim mạch. Thuốc thải nguyên dạng qua thận và gan, nên thời gian tác dụng sẽ kéo dài nếu suy gan, suy thận. 2.2.4. Pipecuronium (Arduan) Thuốc dãn cơ tác dụng dài. Liều đặt nội khí quản là 0,07mg/kg. Thời gian tiềm phục 2-3 phút và thời gian tác dụng 90-120 phút. Thuốc thải qua thận 66%. Thuốc Pipecuronium có tính ổn định tim mạch, không ức chế đối giao cảm, không kích thích giao cảm. Thuốc được chọn cho bệnh nhân khi gây mê cần sự ổn định tim mạch và không cần rút nội khí quản sớm sau mổ. PGS. TS. Nguyễn Văn Chừng . sức cơ mạnh, nguy hiểm của tác dụng dãn cơ tồn đọng lúc tỉnh mê. Người ta chia hai loại thuốc dãn cơ: - Thuốc dãn cơ khử cực (depolarizing neuromuscular blocking agent). - Thuốc dãn cơ không. ra thuốc dãn cơ đầu tiên, thuốc curare (D.Tubocurarin) thì người ta đã có thể gây dãn cơ nhiều hơn, giúp cho động tác phẫu thuật thực hiện thuận lợi hơn với liều thuốc mê thấp. Thuốc dãn cơ. THUỐC DÃN CƠ Thuốc dãn cơ, hay nên gọi đúng hơn là thuốc ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh cơ (Neuromusscular Blocking Drugs), là những thuốc khi dùng cho bệnh nhân, nó sẽ làm mềm cơ