Đặc sắctrangphục lễ hội
của người dân CơTu
Trang phục trong lễhội hay ngày tết của các dân tộc đều thể hiện bản sắc văn hóa
và giá trị truyền thống, ngườiCơTu cũng vậy, mỗi khi tết đến xuân về, họ lại diện
những bộ trangphục truyền thống với hoa văn, màu sắc rực rỡ trên nền vải thổ cẩm
tạo nên vẻ đẹp trong sáng và thánh thiện, như đóa hoa rừng khoe sắc giữa núi rừng
đại ngàn Tây Nguyên.
Trang phục lễ hộicủa các thiếu nữ Cơtu
Hầu hết trangphục lễ hộicủangười Cơ Tu đều được bố trí các hoạ tiết hoa văn
thành từng mảng nhưng không đơn điệu. Chiếc áo cột tay củađàn ông, thanh niên
trang trí những dãy hoa văn đối xứng, với những vạch sọc có khoảng cách đều
nhau được dệt bởi ba màu: vàng, đỏ và trắng trông nổi bật trên nền vải chàm đen.
Chiếc khố củađàn ông được bố trí các hoạ tiết đường nét hoa văn thành từng mảng
lớn. Váy dài của phụ nữ có nhiều hoa văn cách điệu, tập trung thành mặt phẳng lớn
ở phần dưới của thân váy.
Các hoạ tiết hoa văn ở phần thân váy thường đứng riêng lẻ bằng cách vạch sọc
như: hoa văn ablơm (hoa tình yêu), lá trầu, dây buộc nhà gươl, múa da dá… màu
sắc đơn giản, các hoạ tiết hoa văn được thể hiện dưới dạng hình học hoá. Sau đó
được dệt hoàn toàn bằng thủ công với những đường nét và hoa văn tinh tế, thể hiện
tính thẩm mỹ và tài năng sáng tạo của ngườ phụ nữ CơTutừ xưa đến nay.
Các chàng trai trong trangphụclễhộicủadân tộc Cơtu
Một điều dễ dàng nhận thấy là trangphục lễ hộicủangười Cơ Tu khá đơn giản,
không cầu kỳ về màu sắc nhưng phản ánh đậm chất nhân sinh quan và thế giới
quan sâu sắc về vũ trụ, trời đất, vạn vật cũng như phong tục - tập quán, sinh hoạt
của cộng đồng củadân tộc mình. Màu chủ đạo củatrangphụcngườiCơTu là
màu chàm đen, đây cũng là màu nền chính củatrang phục.
Người CơTu quan niệm rằng: Màu chàm đen là màu của đất (Abhuyh-Catiếc),
màu đỏ là màu của mặt trời (Abhuyh-plêếng). Đây là hai màu sắccủa hai vật
thiêng không thể thiếu trong đời sống củangườiCơ Tu. Vì vậy trangphụccủa họ
không thể thiếu hai màu nói trên. Màu vàng trên trangphục được ngườiCơTu
dùng rất ít chỉ là những nét mảnh để tạo nên những hoạ tiết, những đường nét hoa
văn tinh tế.
Trang phụccủangườiCơTu còn ẩn chứa nhiều nét hoang dã của một cư dân sống
trên vùng Trường Sơn. Với họ, trangphục là cội rễ để hình thành nên một bản sắc
văn hoá riêng-Văn hoá Cơ Tu. Từ những nét riêng biệt và độc đáo đó đã làm cho
trang phụccủangườiCơTu vùng Trường Sơn không giống bất kỳ trangphụclễ
hội nào của cộng đồng 54 dân tộc anh em sống trên đất Việt.
. Đặc sắc trang phục lễ hội của người dân Cơ Tu Trang phục trong lễ hội hay ngày tết của các dân tộc đều thể hiện bản sắc văn hóa và giá trị truyền thống, người Cơ Tu cũng vậy,. tài năng sáng tạo của ngườ phụ nữ Cơ Tu từ xưa đến nay. Các chàng trai trong trang phục lễ hội của dân tộc Cơ tu Một điều dễ dàng nhận thấy là trang phục lễ hội của người Cơ Tu khá đơn giản,. lễ hội của các thiếu nữ Cơ tu Hầu hết trang phục lễ hội của người Cơ Tu đều được bố trí các hoạ tiết hoa văn thành từng mảng nhưng không đơn điệu. Chiếc áo cột tay của đàn ông, thanh niên trang