GÂY MÊ HÔ HẤP Gây mê hô hấp là phương pháp dùng thuốc mê qua đường hô hấp, phương pháp gây mê (vô cảm) đầu tiên được dùng để gây mê cho bệnh nhân từ thập niên 1840s, còn phương pháp gây mê tĩnh mạch phải đợi đến năm 1872 mới được thực hiện khi Oré sử dụng Chloral hydrate, bởi vì đến năm 1855 Alexander Wood mới phát minh ra kim chích và ống tiêm; trong gây mê hô hấp, thuốc mê ở thể hơi (thể khí) như Nitrous oxide (Protoxyde d’Azote: N2O), nếu thuốc mê thể lỏng như Halothan (Fluothan), Sevofluran (Sevoran) phải được biến thành thể hơi bằng một dụng cụ (bình bốc hơi) trước khi đưa vào bệnh nhân: khi bệnh nhân hít vào, thuốc mê từ ngoài đi qua mũi, miệng, thanh khí quản vào phế nang vào máu đi đến các cơ quan trong đó có não bộ, khi thuốc mê đạt được nồng độ thích hợp trong não bộ sẽ ức chế các hoạt động dẫn truyền thần kinh làm cho bệnh nhân mất ý thức, giảm cảm giác đau đớn, giảm tình trạng co cứng các bắp cơ … tức là tạo tình trạng mê; khi không còn được cung cấp thuốc mê nữa, thuốc mê sẽ thoát ra ngoài theo chiều ngược lại, tức là từ máu ra phế nang: vì nồng độ thuốc mê trong máu cao hơn nồng độ thuốc mê trong phế nang nên thuốc mê sẽ từ máu ra phế nang; khi nồng độ thuốc mê trong não bộ giảm đến một mức nhất định bệnh nhân sẽ tỉnh. Trong gây mê hô hấp thuốc mê vào cơ thể được chia là ba giai đoạn:- Giai đoạn dẫn mê (induction): thuốc mê từ ngoài được bệnh nhân hít vào phế nang rồiđi vào máu làm cho bệnh nhân mê. - Giai đoạn duy trì (maintenance): thuốc mê từ các tổ chức theo máu tĩnh mạch thoát ra phế nang để ra ngoài. - Giai đoạn thoát mê (emergence): thuốc mê từ các tổ chức theo máu tĩnh mạch thoát ra phế nang để ra ngoài. Thuốc mê hô hấp được đưa vào cơ thể qua đường hô hấp, khi ở trong cơ thể chỉ là một phần nhỏ thuốc được biến dưỡng trong cơ thể, còn phần lớn (hầu hết) thuốc được thải ra ngoài theo đường hô hấp. Trong gây mê hô hấp, nồng độ thuốc mê được điều chỉnh qua bình bốc hơi rất dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn dùng thuốc mê đường tĩnh mạch vì khó thay đổi một khi thuốc đã được chích vào cơ thể bệnh nhân. Thuốc mê hô hấp thường được sử dụng để duy trì độ mê cho bệnh nhân trong suốt thời gian phẫu thuật; còn thuốc mê tĩnh mạch thông thường chỉ được dùng để khởi mê cho bệnh nhân, nhất là người lớn, giúp bệnh nhân đi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng và êm dịu để bệnh nhân bớt lo lắng, sợ sệt. Thường sử dụng những thuốc mê hô hấp có mùi dễ chịu như Sevofluran (Sevoran), Fluothan (Halothan) rất thích hợp cho trẻ em; bởi vì trẻ em rất sợ chích nên cần phải cho trẻ em ngủ mê trước rồi mơi thiết lập đường truyền dịch. Nồng độ tối thiểu trong phế nang Trong Gây mê hô hấp thuật ngữ “Nồng độ tối thiểu trong phế nang” (MAC: Minmum Alveolar Concentration) của một thuốc mê hô hấp là nồng độ thuốc mê tối thiểu ở phế nang mà tại thời điểm đó có 50% bệnh nhân không có phản ứng với kích thích phẫu thuật gây ra cảm giác đau đơn, viết tắt là MAC, nó còn được gọi là MAC 50%. Người ta còn dùng nồng độ thuốc mê AD 95% (Anesthetic Dose 95) hay MAC 95 là nồng độ mà tại thời điểm đó 95% bệnh nhân không có phản ứng đáp lại với kích thích phẫu thuật. AD 95 xấp xỉ 1,5 lần MAC 50. Trị số MAC càng nhỏ thuốc mê càng mạnh. PGS.TS. Nguyễn Văn Chừng . GÂY MÊ HÔ HẤP Gây mê hô hấp là phương pháp dùng thuốc mê qua đường hô hấp, phương pháp gây mê (vô cảm) đầu tiên được dùng để gây mê cho bệnh nhân từ thập niên 1840s, còn phương pháp gây. được thải ra ngoài theo đường hô hấp. Trong gây mê hô hấp, nồng độ thuốc mê được điều chỉnh qua bình bốc hơi rất dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn dùng thuốc mê đường tĩnh mạch vì khó thay. thiểu trong phế nang Trong Gây mê hô hấp thuật ngữ “Nồng độ tối thiểu trong phế nang” (MAC: Minmum Alveolar Concentration) của một thuốc mê hô hấp là nồng độ thuốc mê tối thiểu ở phế nang mà