1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH BẢO LÃNH NGÂN HÀNG pdf

3 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 109 KB

Nội dung

S.K Chương V: Pháp luật điều chỉnh bảo lãnh ngân hàng I. Khái niệm và đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng. 1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng: Dưới góc độ kinh tế học, bảo lãnh ngân hàng thường được quan niệm là một nghiệp vụ cấp tín dụng, bởi lẽ thông qua nghiệp vụ bảo lãnh, TCTD có thể giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu về vốn của mình trong kinh doanh hoặc trong tiêu dùng. Dưới góc độ pháp lý, bảo lãnh ngân hàng là: (Ở Việt Nam, theo khoản l2, điều 20, Luật các tổ chức tín dụng) Cam kết bằng văn bản của TCTD với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khá ch hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. - Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD số tiền đã được trả thay. Phân tích định nghĩa: định nghĩa này đề cập tới 2 nội dung: Một là, trong bảo lãnh ngân hàng, tồn tại cam kết bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (người bảo lãnh) với bên có quyền (người nhận bảo lãnh) về việc người bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho khách hàng (ng được bảo lãnh khi người này k thực hiện hoặc thực hiện k đúng nghĩa vụ đối với bên có quyền). Nội dung này thể hiện bản chất pháp lý của bảo lãnh ngân hàng, chính là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Hai là, khách hàng phải nhận nợ với TCTD và có nghĩa vụ hoàn trả cho TCTD số tiền đã được trả thay. Đây là một trong những lý do mà ng ta cho rằng bảo lãnh ngân hàng có tính chất như là 1 nghiệp vụ cấp tín dụng. 2. Đặc trưng cơ bản của bảo lãnh: Thứ nhất, về bản chất pháp lý, BLNH là 1 giao dịch thương mại (hoặc hành vi TM) đặc thù. Tính chất thương mại trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng của TCTD thể hiện ở chỗ: Chủ thể của hoạt động bảo lãnh ngân hàng do chính các TCTD (với tư cách là thương nhân) thực hiện thực hiện trên thị trường. Mục tiêu thu lợi nhuận và có tính chất chuyên nghiệp như một nghề nghiệp kinh doanh. Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tính đặc thù của hoạt động bảo lãnh ngân hàng được thể hiện ở chỗ: Một mặt bảo lãnh ngân hàng do các TCTD thực hiện một cách chuyên nghiệp, mặt khác khi thực hiện hoạt động bảo lãnh có tính chất chuyên nghiệp như vậy, các TCTD phải sử dụng đến những kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn cho đồng vốn của mình bỏ ra khi chấp nhận đóng vai trò ng thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho khác hàng. Cũng vì lý do này mà hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp của các TCTD luôn được nhà làm luật nhìn nhận như là 1 hoạt động kinh doanh có điều kiện, ví dụ như phải được cấp giấy phép hoạt động bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ngân hàng nhà nước VN) và phải có vốn pháp định theo quy định của pháp luật. Hoạt động kinh doanh bảo lãnh ngân hàng thường chịu sự chi phối của một số quy tắc pháp lý đặc thù, chỉ áp dụng riêng cho hành vi bảo lãnh có tính chất chuyên nghiệp của các TCTD như quy tắc về thủ tục bảo lãnh, phí bảo lãnh, giới hạn bảo lãnh và các chế tài áp dụng đối với bên vi phạm cam kết trong bảo lãnh ngân hàng… Thứ 2, về chủ thể, Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do loại chủ thể đặc biệt thực hiện là TCTD (trong đó chủ yếu là ngân hàng thực hiện). Vì: bẩn thân hoạt động bảo lãnh ngân hàng vốn dĩ là loại kinh doanh có độ rủi ro cao, chỉ có các TCTD kinh doanh ngân hàng chuyên nghiệp thì mới có đủ các điều kiện về vốn, trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ và kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường ∗ Thứ 3, trong bảo lãnh ngân hàng, TCTD không chỉ có tư cách của người bảo lãnh mà còn có thêm tư cách của nhà kinh doanh ∗ Thứ 4, giao dịch bảo lãnh ngân hàng, Có mục đích và hệ quả tạo lập 2 hợp đồng, gồm hợp đồng bảo lãnh và HĐ bảo lãnh/ cam kết bảo lãnh. Hai hợp đồng này tuy có mối liên hệ nhân quả với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau nhưng lại hoàn toàn độc lập với nhau cả về phương diện chủ thể cũng như phương diện về quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể. Mối quan hệ nhân – quả giữa hai hợp đồng này thể hiện ở chỗ: việc ký kết hợp đồng dịch vụ bảo lãnh là nguyên nhân, đồng thời là cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng bảo lãnh và ngược lại, việc ký kết hợp đồng bảo lãnh là hệ quả của hợp đồng dịch vụ bảo lãnh, đồng thời là 1 phương thức để thực hiện hợp đồng dịch vụ bảo lãnh. Tính độc lập giữa hai hợp đồng này thể hiện ở chỗ: Hợp đồng này vô hiệu k thể đương nhiên làm cho hợp đồng kia vô hiệu và ngược lại. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng này k thể bị phụ thuộc và chi phối bởi việc thực thi quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kia và ngược lại.  Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh bị tuyên bố vô hiệu sau khi hợp đồng bảo lãnh đã được ký kết thì hậu quả pháp lý xảy ra cho hợp đồng bảo lãnh và các chủ thể của hợp đồng đó là như thế nào? Hợp đồng bảo lãnh vẫn có hiệu lực, trừ khi việc ký kết hợp đồng bảo lãnh vi phạm các điều kiện có hiệu lực nói chung đã được quy định trong Điều 122 Bộ luật dân sự 2005. Thứ 5, giao dịch bảo lãnh ngân hàng ko phải là giao dịch hai hay ba bên mà là GD kép. Vì: Để đạt được mục đích và động cơ chủ yếu của mình là phát hành thư bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng và gửi cho bên có quyền – bên nhận bảo lãnh để nhận thêm tiền thù lao dịch vụ (phí bảo lãnh) thì TCTD k thể k tiến hành ký kết cả hai loại hợp đồng theo thứ tự: hợp đồng dịch vụ bảo lãnh được ký kết trước và hợp đồng bảo lãnh được giao kết sau. Thứ tự này thể hiện mối quan hệ pháp lý giữa 2 hợp đồng, trong đó hợp đồng dịch vụ bảo lãnh đóng vai trò là cơ sở pháp lý để TCTD ký kết hợp đồng bảo lãnh; còn hợp đồng bảo lãnh được ký kết là nhằm thực hiện nghĩa vụ của TCTD đã phát sinh trong hợp đồng dịch vụ bảo lãnh (ở đây được hiểu là nghĩa vụ phát hành thư bảo lãnh). Việc TCTD giao kết hai hợp đồng này tuy đều nhằm hướng tới 1 mục đích chung và có động cơ thống nhất nhưng điều này, cũng mặt khác phản ánh sự độc lập của 2 hành vi pháp lý khác nhau, dù rằng cả 2 hành vi này đều do 1 chủ thế là TCTD thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng. ∗ Thứ 6, theo thông lệ quốc tế, BLNH là GD ko thể đơn phương hủy ngang bởi những người đại diện có thẩm quyền của TCTD bảo lãnh. Tính chất k thể hủy ngang của hợp đồng bảo lãnh được thể hiện ở chỗ, sau khi cam kết bảo lãnh hay thư bảo lãnh đã được phân phát hợp lệ bởi 1 TCTD, k 1 cơ quan nào (vd như Chủ tịch hội đồng quản trị hay Tổng giam đốc hoặc Giám đốc chi nhánh…) có thể lấy danh nghĩa đại diện cho TCTD phát hành bảo lãnh để tuyên bố đơn phương hủy bỏ cam kết bảo lãnh, trừ khi tuyên bố này được sự chấp nhận của ng nhận bảo lãnh. Ý nghĩa: ng tắc này đảm bảo cho ng nhận bảo lãnh có thể được yên tâm đòi tiền TCTD bảo lãnh khi đến hạn của nghĩa vụ được bảo lãnh mà ng được bảo lãnh k thực hiện nghĩa vụ của họ, bằng cách xuất trình chứng cứ về việc ng được bảo lãnh đã vi phạm nghĩa vụ đối với mình. Đặc điểm này chưa được phản ánh trong pháp luật thực định VN về bảo lãnh nói chung và bảo lãnh ngân hàng nói riêng, khiến cho chế định về bảo lãnh ngân hàng trong pháp luật VN thiếu sự tương đồng với chế định về bảo lãnh ngân hàng trong pháp luật các nước cũng như pháp luật quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế. ∗ Thứ 7, BLNH là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ: - Tính chất chứng từ của bảo lãnh được thể hiện ở chỗ: + Khi TCTD phát hành cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh) cũng như khi ng nhận bảo lãnh thực hiện ngvu của ng bảo lãnh, các chủ thể này đều bắt buộc phải thiết lập bằng văn bản. + Những văn bản này k chỉ là bằng chứng chứng mính quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch bảo lãnh mà còn là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình đối với bên kia. - Khi ng nhận bảo lãnh yêu cầu TCTD bảo lãnh thực hiện ngvu thay cho ng bảo lãnh, họ phải xuất trình các chứng từ phù hợp với ND cam kết bảo lãnh thì được trả tiền; ngược lại, TCTD bảo lãnh cũng phải dựa vào văn bản bảo lãnh (là 1 loại chứng từ) do mình phát hành và đối chiếu với các chứng từ do ng nhận bảo lãnh thết lập và xuất trình để xác định việc đòi tiền của ng nhận bảo lãnh có hợp lệ k và mình có phải trả tiền theo y/c đó hay k. - Ý nghĩa: bảo đảm quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các bên giao dịch và nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tính kỷ luật của hợp đồng, trên cơ sở đó tạo dựng 1 môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và an toàn, hiệu quả cho các TCTD. ∗ Thứ 8, BLNH là loại bảo lãnh vô điều kiện (bảo lãnh độc lập). - tính chất vô điều kiện của bảo lãnh ngân hàng thể hiện ở chỗ, TCTD bảo lãnh phải thực hiện ngvu đối với ng nhận bảo lãnh ngay sau khi ng này đã xuất trình các chứng từ phù hợp với nội dung của thư bảo lãnh hay cam kết bảo lãnh do TCTD phát hành, mà k phụ thuộc vào việc ng được bảo lãnh có khả năng tự thực hiện ng vụ của họ hay k. - ý nghĩa: là đảm bảo tương đối chắc chắn cho ng có lợi ích của ng nhận bảo lãnh, đồng thời cũng là lợi thế của bảo lãnh ngân hàng so với các hình thức bảo lãnh khác k phải do TCTD thực hiện. Pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng. 1. Chủ thể trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng: - Bên bảo lãnh - Bên được bảo lãnh - Bên nhận bảo lãnh. Cấu trúc pháp lí của quan hệ pháp luật về bảo lãnh của các tổ chức tín dụng có thể được biểu diễn bằng mô hình sau đây: (l): Hợp đồng dịch vụ bảo đảm giữa người bảo lãnh với người được bảo lãnh (có trả tiền thù lao là phí bảo lãnh); (2): Hợp đồng bảo lãnh giữa người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh, (3): Trái vụ giữa người được bảo lãnh (bên có nghĩa S.K vụ) với người nhận bảo lãnh (bên có quyền). * Bên bảo lãnh  Theo điều 58, Luật các tổ chức tín dụng, bên bảo lãnh tổ chức tín dụng có đủ những điều kiện theo luật định, bao gồm: - Ngân hàng thương mại quốc doanh - Ngân hàng thương mại cổ phần - Ngân hàng liên doanh - Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài - Ngân hàng đầu tư phát triển và một số tổ chức tín dụng khác được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng. Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có thể tham gia với tư cách là người bảo lãnh khi được Chính phủ chỉ định. Xét về điều kiện chủ thể, một tổ chức tín dụng chỉ được quyền thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng khi thỏa mãn các điều kiện sau đây: - Có tư cách pháp nhân và có người đại diện hợp pháp. Trong nghiệp vụ bảo lãnh, người đại diện hợp pháp cho tổ chức tín dụng bảo lãnh chỉ có thể là Tổng giám đốc, Giám đốc (đại diện đương nhiên) hoặc Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc (đại diện theo uỷ quyền). Riêng người được uỷ quyền, về nguyên tắc không được uỷ quyền lại cho người khác, nếu việc uỷ quyền lại k đc ng đại diện theo PL (ng uỷ quyền lần đầu) cho phép trước bằng VB hợp thức; - Được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đốí với khách hàng (điều kiện này thường được ghi rõ trong giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước cấp). * Bên được bảo lãnh: Theo qui định của pháp luật, không phải mọi tổ chức, cá nhân đều có thể được các tổ chức tín dụng bảo lãnh. Căn cứ vào các điều khoản của Qui chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, những điều kiện đó bao gồm: - Là doanh nghiệp hoặc cá nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (bao gồm cả các doanh nghiệp tín dụng), có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; trừ những đối tượng sau: + Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng GĐ, Phó TGĐ (Phó GĐ) của TCTD; + Cán bộ, nhân viên của TCTD đó thực hiện thẩm định, quyết định bảo lãnh; + Bô, mẹ, vợ, chồng của thành viên HĐ quản trị, ban Kiểm soát, Tổng Gđ, Phó TGĐ (Phó giám đốc) của TCTD. Nếu khách hàng đề nghị là bố, mẹ, vợ, chồng, con của GĐ, phó TGĐ chi nhánh của TCTD thì việc chấp nhận. - Có các giâý tờ tài liệu chứng minh nghĩa vụ cần được bảo lanh là hợp pháp; - Có đủ uy tín đối với tổ chức tín dụng trên cơ sở các tài sản đem cầm cố, thế chấp và tình hình tài chính lành mạnh ở thời điểm xin bảo lãnh. - Tuân thủ các qđ về quản lý ngoại hối của VN, nếu khách hàng đề nghị bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Ngoài ra, còn qđ về giới hạn bảo lãnh đv khách hàng: - Tổng số dư bảo lãnh của TCTD đv 1 khách hàng k được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD; - Tổng số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đv 1 khách hàng k được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài Số dư bảo lãnh này bao gồm tổng số dư bảo lãnh và các cam kết phát hành theo hình thức tín dụng chứng từ, ngoại trừ hình thức mở tín dụng trả ngay được khách hàng ký quỹ đủ hoặc được cho vay 100% giá trị thanh toán. Sau khi xem xét các điều kiện trên đây, việc chấp nhận bảo lãnh hay không là quyền của các tổ chức tín dụng. *Bên nhận bảo lanh: Theo các qui định hiện hành ở Việt Nam, bên nhận bảo lãnh trong nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng được hiểu là người có quyền thụ hưởng một món nợ do người được bảo lãnh thanh toán từ một nghĩa vụ trong các hợp đồng (chẳng hạn, hợp đồng về xây dựng cơ bản, hợp đồng tín dụng ) hay các nghĩa vụ thanh toán ngoài hợp đồng (chẳng hạn, nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ). Ví dụ : - Trong bảo lãnh dự thầu xây lắp và cung ứng máy móc thiết bị; bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của nhà thầu theo hợp đồng xây lắp và cung ứng máy móc thiết bị; bảo lãnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về chất lượng sản phẩm trong xây lắp thì bên nhận bảo lãnh chính là chủ thầu; - Trong bảo lãnh thanh toán tiền xây lắp công trình hay lắp đặt máy móc thiết bị, bên nhận bảo lãnh chính là nhà thầu; - Trong bảo lãnh hợp đồng tín dụng, bên nhận bảo lãnh chính là người cho vay (tổ chức tín dụng) Khi tham gia hợp đồng bảo lãnh với các tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh phải thoả mãn những điều kiện chủ thể do pháp luật qui định nhằm góp phần đảm bảo sự hữu hiệu của hợp đồng. Các điều kiện đó bao gồm: - Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đối với người bảo lãnh là một tổ chức thì tổ chức đó phải có người đại diện hợp pháp có đủ năng lực và thẩm quyền; - Có các giấy tờ, tài liệu hay bằng chứng khác chứng minh quyền chủ nợ trong một nghĩa vụ cần được bảo đảm. 2. Phạm vi bảo lãnh ngân hàng của các TCTD: • Định nghĩa: là giới hạn của nghĩa vụ tài sản mà bên bảo lãnh (TCTD) cam kết sẽ thực hiện thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) đv bên có quyền. • Các nghĩa vụ tài sản có thể được bảo lãnh bởi TCTD: - Ngvụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay; - Ngvụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ đs; - Ngvụ thanh toán các khoản thuế, các ngvụ tài chính khác đv nhà nước; - Ngvụ của khách hàng khi tham gia dự thầu; - Ngvụ của khách hàng khi tham gia quan hệ hợp đồng với bên nhận bảo lãnh, như thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm, nhận và hoàn trả tiền ứng trước. - Các ngvụ khác do các bên thoả thuận k vi phạm điều cấm PL. Theo qđ của PL hiện hành, nếu tổng giá trị các ngvụ bảo lãnh được thể hiện tr các cam kết bảo lãnh của TCTD cho khách hàng (tổng số dư bảo lãnh) mà vượt quá 15% vốn tự có của TCTD bảo lãnh thì TCTD bảo lãnh phải y/c khách hàng đề nghị các TCTD khác cùng đứng ra bảp lãnh: + Trog TH các TCTD đồng bảo lãnh có thể thoả thuận với nhau bằng VB về việc phân chia nghĩa vụ bảo lãnh thành các phần độc lập cho mỗi ng bảo lãnh và khi đó, ngvụ bảo lãnh của mỗi TCTD là độc lập và k liên đới với những TCTD đồng bảo lãnh khác. + nếu giữa các TCTD đồng bảo lãnh k có thoả thuận về việc phân chia nghĩa vụ bảo lãnh thành các nghĩa vụ độc lập và riêng biệt cho mỗi TCTD bảo lãnh thì nghĩa vụ bảo lãnh của TCTD đồng bảo lãnh có tính chất liên đới, đồng thời bên nhận bảo lãnh có quyền y/c bất kí TCTD nào trong số những TCTD đồng bảo lãnh phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đv mình. 3. Hình thức và nội dung của giao dịch bảo lãnh: • Về phương diện hình thức, pháp luật qui định việc bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với khách hàng phải được lập bằng văn bản. Trong giao dịch bảo lãnh của tổ chức tín dụng, có hai loại văn bản do các bên lập ra là dơn đề nghị bảo lãnh và văn bản bảo lãnh. - Đơn đề nghị bảo lãnh do tổ chức, cá nhân có nhu cầu được bảo lãnh lập theo mẫu qui định và có ý kiến chấp thuận bảo lãnh của tổ chức tín dụng được lựa chọn (việc chấp thuận phải được thể hiện bằng chữ kí tay của người đại diện của tổ chức tín dụng và có đóng dấu của tổ chức tín dụng). Có thể xem loại văn bản nói trên chính là hình thức của hợp đồng dịch vụ bảo lãnh được kí kết giữa tổ chức tín dụng bảo lãnh với khách hàng (người được bảo lãnh); - Văn bản bảo lãnh (hay còn gọi là giấy bảo lãnh) do tổ chức tín dụng lập hợp thức và có ý kiến chính thức của bên có quyền về việc chấp nhận sự bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Về nguyên tắc, văn bản bảo lãnh phải thoả mãn các tiêu chuẩn về hình thức theo luật định như tên gọi, chữ viết hay ngôn ngữ, chữ kí tay của các bên giao kết hợp đồng. Vì thế, loại văn bản này có thể được xem như hình thức của hợp đồng bảo lãnh (hợp đồng được kí kết giữa tổ chức tín dụng với bên có quyền). •Về phương diện nội dung, các bên tham gia bảo lãnh Ngân hàng phải thoả thuận rõ các điều khoản trong đơn xin bảo lãnh và văn bản bảo lãnh như điều khoản xác định chủ thể kí kết hợp đồng; điều khoản về đối tượng hợp đồng (bao gồm việc xác định nghĩa vụ được bảo lãnh, mức phí bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh); điều khoản về thời gian bảo lãnh 4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng. Quyền và nghĩa vụ của TCTD bảo lãnh: •Trong hợp đồng dvu bảo lãnh (HĐ cấp bảo lãnh) với khách hàng sử dụng dvụ bảo lãnh, do TCTD có tư cách là bên cung ứng dịch vụ bảo lãnh nen cơ cấu quyền và nghĩa vụ của chủ thể này bg: - quyền y/c khách hàng cc tài liệu, thông tin về k/n tài chính và những tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh. - quyền y/c khách hàng đề nghị bảo lãnh phải có sự bảo đảm bằng tài sản cho nghĩa vụ hoàn trả lại của họ đv mình. - quyền y/c khách hàng đc bảo lãnh thanh toán tiền phí dịch vụ bảo lãnh cho mình theo thoả thuận tr hợp đồng dịch vụ bảo lãnh, sau khi đã phát hành thư bảo lãnh và gử cho bên nhận bảo lãnh. - quyền kiểm soát việc thực hiện ng vụ cua ng được bảo lãnh. - quyền từ chối bảo lãnh đv các khách hàng k đủ đk bảo lãnh. - ngvụ phát hành thư bảo lãnh gửi cho bên nhận bảo lãnh or ký hợp đồng bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh vì quyền lợi của khách hàng bảo lãnh. S.K - ngvụ thực hiện các cam kết khác trong hợp đồng dvụ bảo lãnh đã ký kết với khách hàng sd dvụ bảo lãnh. • Trong quan hệ hợp dồng bảo lãnh đv bên nhận bảo lãnh, do TCTD có tư cách là bên bảo lãnh nên cơ cấu quyền và nghĩa vụ bao gồm: - ngvụ trả tiền thay cho khách hàng được bảo lãnh đv ng nhận bảo lãnh, khi việc đòi tiền của ng nhận bảo lãnh phù hợp với các đk thực hiện ngvụ đã ghi trong cam kết bảo lãnh. - quyền từ chối thực hiện ngvụ của ng bảo lãnh. 4.2 quyền và nghĩa vụ của khách hàng được bảo lãnh: Với tư cách là bên hưởng dịch vụ bảo lãnh, khách hàng được bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ sau đây: ngvụ cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến việc bảo lãnh theo y/c của các TCTD thực hiện bảo lãnh. ngvụ thực hiện các cam kết khác với TCTD thực hiện bảo lãnh như cam kết về bảo đảm bằng tài sản cho bảo lãnh; cam kết trả chi phí dvụ bảo lãnh…. quyền y/c bên cung ứng dvụ bảo lãnh là TCTD phải phát hành thư bảo lãnh hoặc ký hợp đồng bảo lãnh với bên có quyền vì quyền lợi của mình và được thực hiện ngvụ thay mình với tư cách là ng bảo lãnh. 4.3 quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh. Ng nhận bảo lãnh phải có nghĩa vụ c/m họ là chủ nợ của khách hàng được bảo lãnh, do đó họ mới có thể thiết lập được tư cách là chủ nợ đồng thời của TCTD bảo lãnh. Chỉ với tư cách là chủ nợ của khách hàng được bảo lãnh, đồng thời cũng là chủ nợ của TCTD bảo lãnh thì bên bảo lãnh mới có quyền y/c TCTD bảo lãnh thực hiện ngvụ thay cho ng được bảo lãnh khi ng này k thực hiện đúng ngvụ của họ đv mình 3. Thủ tục bảo lãnh: * Bước thứ nhất: Tổ chức, cá nhân xin bảo lănh phải gửi đến Ngân hàng hay tổ chức tín dụng được mình lựa chọn các tài liệu thuộc hồ sơ bảo lãnh, bao gồm: - Đơn xin bảo lãnh; - Các giấy tờ tài liệu chứng minh nghĩa vụ cần bảo lãnh, - Danh mục tài sản đem cầm cố, thế chấp cho Ngân hàng hay tổ chức tín dụng bảo lãnh. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin bảo lãnh, Ngân hàng (hay tổ chức tín dụng) có nghĩa vụ phải thông báo cho doanh nghiệp biết ý kiến chấp thuận hay từ chối bảo lãnh; * Bước thứ hai: Nếu được tổ chức tín dụng chấp thuận bảo lãnh, tổ chức hay cá nhân được bảo lãnh phải làm thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản cho người bảo lãnh để làm bảo đảm cho nghĩa vụ hoàn trả sau này trong trường hợp tổ chức tín dụng phải thực hiện nghĩa vụ thay cho họ; * Bước thứ ba: Sau khi đã nhận được tài sản cầm cố hay giấy tờ về tài sản thế chấp, tổ chức tín dụng bảo lãnh mới thực hiện việc bảo lãnh cho khách hàng bằng thủ tục lập văn thư bảo lãnh hợp thức để gửi cho bên nhận bảo lãnh; * Bước thứ tư: Nếu người được bảo lãnh đã thực hiện đúng nghĩa vụ với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) thì tổ chức tín dụng bảo lãnh phải hoàn trả lại các tài sản hay giấy tờ về tài sản đã nhận cho người được bảo lãnh. Trong trường hợp tổ chức tín dụng bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh thì tổ chức, cá nhân được bảo lãnh phải lập giấy nhận nợ với tổ chức tín dụng bảo lãnh và phải chịu ngay lãi suất nợ quá hạn do tổ chức tín dụng bảo lãnh áp dụng. 4.Các hình thức bảo lãnh: Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ tiền vay: • Định nghĩa: - Là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, Theo đó, TCTD cam kết bảo lãnh cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay của khách hàng vay đối với bên cho vay trong hợp đồng tín dụng. Nét đặc thù của hình thức bảo lãnh này được thể hiện thông qua các dấu hiệu cơ bản sau đây: Một là, đối tượng của bảo lãnh vay vốn chính là nghĩa vụ tài sản của bên vay đối với bên cho vay (bao gồm nghĩa vụ hoàn trả tiền vay cả gốc lẫn lãi, nghĩa vụ nộp phạt vi phạm hợp đồng tín dụng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và các nghĩa vụ tài sản khác của bên vay đối với bên cho vay, nếu có). Thứ hai, trong bảo lãnh vay vốn, cơ sở pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ được bảo lãnh chính là hợp đồng tín dụng. Vì thế chỉ khi nào hợp đồng tín dụng đã phát sinh hiệu lực pháp lý thì khi đó nghĩa vụ được bảo lãnh mới phát sinh và sự bảo lãnh của ngân hàng mới có ý nghĩa thực tiễn. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. • Định nghĩa: Là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, Theo đó, TCTD lập cam kết bảo lãnh với bên có quyền để hứa sẽ thực hiện nghĩa vụ tài sản trong hợp đồng thay cho khách là bên có nghĩa vụ, Nếu đến hạn mà người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của họ đối với bên có quyền. Đối tượng của bảo lãnh thực hiện hợp đồng chính là các nghĩa vụ tài sản của khách hàng (bên có nghĩa vụ) đối với bên có quyền. Nghĩa vụ tài sản này phát sinh từ một hợp đồng đã có hiệu lực được giao kết giữa bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) với khách hàng là bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh). Bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán của người mắc nợ đối với người chủ nợ. • Định nghĩa: - Là một trong số các hình thức bảo lãnh ngân hàng điển hình, Theo đó TCTD lập cam kết bảo lãnh bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng (bên được bao lãnh) nếu đến hạn mà người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán của họ đối với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh). Đối tượng của bảo lãnh, đó là các nghĩa vụ thanh toán của khách hàng (bên được bảo lãnh) đối với chủ nợ của họ (bên nhận bảo lãnh). Các nghĩa vụ thanh toán này có thể phát sinh từ một hợp đồng (ví dụ: nghĩa vụ trả tiền hàng hóa, dịch vụ đã mua) Hoặc ngoài hợp đồng (nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ nộp phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng). Nghĩa vụ này bao giờ cũng là món tiền cụ thể mà khách hàng được bảo lãnh – với tư cách là người mắc nợ phải thanh toán cho bên chủ nợ vào thời một ngày nhất định trong tương lai. Bảo lãnh dự thầu:Định nghĩa: Là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, Theo đó, TCTD lập cam kết bảo lãnh với bên mời thầu để đảm bảo cho các nghĩa vụ tài sản của khách hàng (bên dự thầu) khi tham gia dự thầu, Nếu khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ thì TCTD bảo lãnh sẽ thực hiện thay Đặc điểm: Một là, đối tượng của bảo lãnh dự thầu chính là các nghĩa vụ tài sản của bên dự thầu đối với bên mời thầu khi tham gia mời thầu. Hai là, về chủ thể, bên nhận bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh sự thầu bao giờ cũng là bên mời thầu, còn khách hàng được bảo lãnh bao giờ cũng là bên dự thầu. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm • Định nghĩa: Là cam kết của TCTD với bên nhận bảo lãnh, Sẽ đảm bảo việc khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh. • Đặc điểm: Một là, đối tượng của bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm chính là nghĩa vụ thanh toán tiền phạt và tiền bồi thường thiệt hại của khách hàng được bảo lãnh đối với bên nhận hàng hóa do khách hàng đã vi phạm điều khoản về chất lượng sản phẩm theo hợp đồng đã ký. Hai là, về chủ thể, khách hàng được bảo lãnh bao giờ cũng là nhà cung cấp sản phẩm hàng hóa và do người này mặc nhiên có nghĩa vụ phải bảo đảm chất lượng cho sản phẩm mình đã cung cấp cho khách hàng. Bảo lãnh đối ứng • Định nghĩa: Là hình thức bảo lãnh ngân hàng, Theo đó TCTD bảo lãnh đối ứng lập cam kết bảo lãnh đối với bên bảo lãnh Để hứa thực hiện thay khách hàng được bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của họ đối với bên bảo lãnh, Nếu đến thời hạn mà người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của họ đối với bên bảo lãnh. • Đặc điểm: Một là, đối tượng bảo lãnh đối ứng là nghĩa vụ tài sản của khách hàng được bảo lãnh đối với TCTD bảo lãnh. Hai là, về chủ thể tham gia bảo lãnh đối ứng, cả bên bảo lãnh đối ứng và bên nhận bảo lãnh đối ứng đều là các TCTD được phép hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Xác nhận bảo lãnh: • Định nghĩa: Là một nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, Theo đó, TCTD (gọi là bên xác nhận bảo lãnh) cam kết đối với bên nhận bảo lãnh Về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho bên bảo lãnh, nếu người này vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Đặc điểm: Một là, đối tượng của hành vi xác nhận bảo lãnh (hay bảo lãnh của bảo lãnh) chính là nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. + Nghĩa vụ này phát sinh từ cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh) giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt hành vi xác nhận bảo lãnh với hành vi bảo lãnh đối ứng hoặc đồng bảo lãnh, bởi lẽ, đối tượng của hành vi bảo lãnh đối ứng chính là nghĩa vụ của khách hàng bảo lãnh đối với bên bảo lãnh, còn đối tượng của của hành vi đồng bảo lãnh lại là nghiệp vụ của khách hàng được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Hai là, về chủ thể, trong hình thức xác nhận bảo lãnh, cả bên xác nhận bảo lãnh và bên được xác nhận bảo lãnh thông thường đều là TCTD được phép thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng. . trong pháp luật thực định VN về bảo lãnh nói chung và bảo lãnh ngân hàng nói riêng, khiến cho chế định về bảo lãnh ngân hàng trong pháp luật VN thiếu sự tương đồng với chế định về bảo lãnh ngân. chối bảo lãnh đv các khách hàng k đủ đk bảo lãnh. - ngvụ phát hành thư bảo lãnh gửi cho bên nhận bảo lãnh or ký hợp đồng bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh vì quyền lợi của khách hàng bảo lãnh. S.K -. thời gian bảo lãnh 4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng. Quyền và nghĩa vụ của TCTD bảo lãnh: •Trong hợp đồng dvu bảo lãnh (HĐ cấp bảo lãnh) với khách hàng sử

Ngày đăng: 21/07/2014, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w