1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bao cáo phân tích tình hình tài chính công ty Xây dựng và lắp máy điện nước - 2 doc

10 433 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 117,72 KB

Nội dung

Chi tiết chỉ tiêu phân tích theo địa điểm là xác định các chỉ tiêu phân tích theo các địa điểm thực hiện các chỉ tiêu đó . 1.2.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tuỳ thuộc vào dữ kiện mà ban giám đốc đòi hỏi và thông tin ngưòi phân tích muốn có. Tuy nhiên, phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau: 1.2.4.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính. Đánh giá khái khái quát tình hình tài chính sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khả quan hay không. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Qua đó có những giải pháp hữu hiệu để quản lý. Đánh giá khái quát tình hình tài chính trước hết căn cứ vào số liệu đ• phản ánh trên bảng cân đối kế toán rồi so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng tài sản hay nguồn vốn thì chưa đủ thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được, vì vậy cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. 1.2.4.2 Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Để hiểu được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài chính của doanh nghiệp và tình hình biến động của các khoản mục, trong bảng cân đối kế toán theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com động và tài sản cố định, chúng được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu; tức là: B Nguồn vốn = A Tài sản (I + II +IV + V (2,3) +VII) + B Tài sản (I + II + III ) (1) Cân đối (1) chỉ mang tính lý thuyết nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp tự trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế, thường xảy ra một trong hai trường hợp. Vế trái > vế phải: T rường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốn không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng từ bên ngoài. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được nhu cầu thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh. Loại trừ các khoản vay quá hạn t hì các khoản vay ngắn hạn, dài hạn chưa đến hạn đều được coi là nguôn vốn hợp pháp. Do vậy, về mặt lý thuyết lại có quan hệ cân đối. B Nguồn vốn + A Nguồn vốn (I (1) + II) + A Tài sản (I + II + IV + V(2,3) + VI) + B Tài sản (I + II + III) (2) Cân đối (2) hầu như không xảy ra trên thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp Vế trái > Vế phải: Số thừa sẽ bị chiếm dụng Vế trái < Vế phải: do thiếu nguồn bù đắp nên doanh nghiệp buộc phải đi chiếm dụng vốn. Mặt khác, do tính chất cân bằng của bảng cân đối kế toán Tổng tài sản = tổng nguồn vốn nên cân đối (2 ) có thể được viết thành [ A .I (1), II + B] nguồn vốn [A. I. II. IV. V(2,3) VI + B. I. II III] Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com tài sản = [A . III. V (1,4,5)] Tài sản [A . I (2, 3 8) III] nghiệp vụ cân đối này cho thấy số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc bị chiếm dụng) bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả. Việc phân tích , đánh gía tình hình tài chính thông qua phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán sẽ là không đầy đủ. Do đó chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các đối tượng quan tâm đến tình hình doanh nghiệp phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn đối chiếu với yêu cầu kinh doanh. 1.2.4.3 Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn Trong nền kinh tế thị trường, thế mạnh trong cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào tiềm lực về vốn và quy mô tài sản. Song việc phân bổ tài sản như thế nào (tỷ trọng của loại tài sản so với tổng số tài sản ra sao, cơ cấu hợp lý không mới là điều kiện tiên quyết có nghĩa là chỉ với số vốn nhiều không thôi sẽ không đủ mà phải đảm bảo sử dụng nó như thế nào để nâng cao hiệu quả. Muốn vậy, chúng ta phải xem xét kết cầu tài sản (vốn) của doanh nghiệp có hợp lý hay không. a) Phân tích cơ cấu tài sản. Để tiến hành phân tích cơ cấu tài sản ta lập bảng cơ cấu tài sản (bảng số 01) Ngoài việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm vẫn còn phải xem xét tỷ trọng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản và xu hướng biến động của việc phân bổ tài sản. Điều này được đánh giá trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Tuỳ theo loại hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp. Khi đánh giá sự phân bổ TSCĐ và ĐTDH trong tổng tài sản cần kết hợp với tỷ suất đầu tư để phân tích chính xác và rõ nét hơn. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định và đang đầu tư x 100 Tổng số tài sản Tỷ suất này phản ánh tình trạng bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trị số chỉ tiêu này phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể. Khi phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét sự biến động của từng khoản mục cụ thể, xem xét tỷ trọng của mỗi loại là cao hay thấp trong tổng số tài sản. Qua đó, đánh giá tính hợp lý của sự biến đổi để từ đó có giải pháp cụ thể. Có thể lập bảng tương tự như phân tích cơ cấu tài sản. Bảng 02 Ngoài việc xem xét đánh giá tình hình phân bổ vốn cần phân tích cơ cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh và những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. b) Phân tích cơ cấu nguồn vốn Để tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn ta lập bảng: Phân tích cơ cấu nguồn vốn: (Bảng số 03). Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến độnh của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Điều này dễ thầy rằng thông qua chỉ tiêu tỷ suất tài trợ. Tỷ suất tài trợ = Tổng nguồn vốn chủ sở hữu x 100 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình. Tỷ suất nợ = Nợ phải trả x 100 Tổng nguồn vốn Tỷ suất này cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tỷ suất này càng nhỏ càng tốt. Nó thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp. Sau khi đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua các phần phải phân tích, chúng ta cần đưa ra một vài nhận xét chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở cho những phân tích tiếp theo 1.2.4.4 Phân tích hình hình công nợ và khả năng thanh toán. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt thì sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán cao, ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu sẽ dây dưa, kéo dài, đơn vị mất tính chủ động trong kinh doanh và không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn dẫn đến phá sản. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán lập bảng phân tích tình hình thanh toán, khi phân tích cần phải đưa ta tính hợp lý của những khoản chiếm dụng và những khoản đi chiếm dụng để có kế hoạch thu hồi nợ và thanh toán đúng lúc, kịp thời, để xem xét các khoản Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nợ phải thu biến động có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không, cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ khoán phải thu so với phải trả = Tổng số nợ phải thu x 100 Tổng số nợ phải trả Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% thì số vốn đơn vị đi chiếm dụng đơn vị khác nhiều hơn số chiếm dụng. Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi công nợ. Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu dùng do phương thức thanh toán quá chặt chẽ. Kỳ thu tiền bình quân = Thời gian kỳ phân tích (360 ngày) Số vòng quay của các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho thấy để thu được các khoản phải thu cần một thời gian là bao nhiêu. Nếu số ngày càng lớn hơn thời gian quy định cho khách thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại. Số ngày quy định bán chịu cho khách lớn hơn thời gian này thì sẽ có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi công nợ đạt trước kế hoạch và thời gian để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trước mắt và triển vọng thanh toán của doanh nghiệp . Để phân tích ta lập bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Hệ số khả năng thanh toán (HK) = Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Hệ số này có thể tính cho cả thời kỳ hoặc cho từng giai đoạn. Nó là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp là ổn định hoặc khả quan. Nếu HK <1 thì chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. HK dần đến 0 thì doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, mất khả năng thanh toán. 1.2.4.5 Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn a) Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của những tài sản cố định tham giá các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cố định tham gia các chu kỳ kinh doanh giá trị bị hao mòn và chuyển dịch dần vào từng phần giá trị sản phẩm, chuyển hoá thành vốn lưu động. Nguồn vốn cố định của doanh nghiệp có thể do ngân sách Nhà nước cấp do vốn góp hoặc do doanh nghiệp tự bổ sung. Bên cạnh việc xem xét tình hình huy động và sự biến đổi của vốn cố định trong kỳ, cần phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định vì nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Thông qua đó chúng ta có thể đánh giá được tình hình trang bị cơ sở vật chất, trình độ sử dụng nhân tài, vật lực trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời sẽ phản ánh được chất lượng tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp người ta thường sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau: Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm Số dư bình quân vốn cố định Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ. Hệ số đảm nhiệm = Vốn cố định bình quân Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần cần có mấy đồng vốn cố định . Sức sinh lợi của vốn cố định = Lợi nhuận thuần Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần. Suất hao phí tài sản cố định = Nguyên giá bình quân TSCĐ Doanh thu thuần (hay lợi nhuận thuần) Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận thuần cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. Bên cạnh vốn cố định, vốn lưu động cũng là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nào vì nó giúp cho hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Do đó, việc phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng là quan trọng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. b) Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu đồng là hình thái giá trị của tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng , thu hồi, luân chuyển (ngắn) thường dưới một năm hay một chu kỳ kinh doanh như vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu hàng tồn kho. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Khi phân tích tình hình huy động vốn lưu động cần xem xét sự biến động và đánh giá hợp lý về tỷ trọng của nó chiếm trong tổng nguồn vốn kinh doanh để có được phương pháp kinh doanh hợp lý, nhằm tiết kiệm, không gây lãng phí. Để đánh giá tình hình sử dụng vốn người ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau: - Phân tích chung Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Sức sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận. Khi phân tích, cần tính ra các chỉ tiêu rồi so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ trước, nếu các chỉ tiêu này tăng lên thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng tăng lên và ngược lại - Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Số vòng quay của vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu sử dụng vốn tăng và ngược lại Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ chứng tỏ tốc độ luân chuyển càng lớn. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết có một đồng vốn luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động (bảng số 06) - Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Ngoài ra để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả sử dụng lưu động , ta dựa vào chỉ tiêu: Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu này phản ánh thời gian hàng hoá nằm trong kho trước khi được bán ra. Nó thể hiện số lần hàng tồn kho bình quân được bán ra trong kỳ, hế số này càng cao thể hiện tình hình bán ra càng tốt và ngược lại. Ngoài ra, hệ số này còn thể hiện tốc độ luân chuyến vốn hàng hoá của doanh nghiệp. Nếu tốc độ nhanh thì cùng một mức doanh thu như vậy, doanh nghiệp đầu tư cho hàng tồn kho thấp hơn hoặc cùng số vốn như vậy doanh thu của doanh nghiệp sẽ đạt mức cao hơn. 1.2.4.6 Phân tích tình hình lợi nhuận Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . thường. Do đó, việc phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng là quan trọng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. b) Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng. 1 .2. 4.4 Phân tích hình hình công nợ và khả năng thanh toán. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt. chỉ tiêu phân tích theo địa điểm là xác định các chỉ tiêu phân tích theo các địa điểm thực hiện các chỉ tiêu đó . 1 .2. 4 Nội dung phân tích tình hình tài chính Nội dung phân tích tài chính doanh

Ngày đăng: 21/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w