Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và vận dụng tại nhà máy len Hà Đông - 4 pps

10 167 0
Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và vận dụng tại nhà máy len Hà Đông - 4 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Việc giám sát, kể cả giám sát từ xa và giám sát tại chỗ cần tập trung vào đánh giá, phát hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó dự báo sớm tình hình mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp và đề xuất biện pháp để ngăn chặn tình trạng này. Công tác giám sát cần giúp cho việc đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, như việc phát hiện doanh nghiệp bị thua lỗ, doanh nghiệp đầu tư lãng phí, công nghệ thiết bị lạc hậu, khả năng tiêu thụ sản phẩm, giá thành sản phẩm và khả năng thu hồi vốn không được tính toán kỹ để có biện pháp ngăn chặn kịp thời; Thứ tư, kênh thông tin từ doanh nghiệp lên các cơ quan tài chính cũng như trong hệ thống cơ quan tài chính doanh nghiệp thường phải nhanh, đầy đủ. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước 1.3.1. Quan điểm của nhà nước về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Quan điểm của nhà nước về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là nhân tố đầu tiên, có ảnh hưởng quyết định tới hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Sở dĩ như vậy là vì nhân tố này sẽ quyết định tổ chức bộ máy quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp như thế nào? Nội dung các văn bản pháp luật phục vụ cho công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải như thế nào? Trình độ của cán bộ quản lý? Chẳng hạn: Nếu một nhà nước quan niệm nên tạo sự chủ động cao cho doanh nghiệp thì việc xây dựng văn bản pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý cũng được thực hiện theo hướng tạo sự chủ động cho doanh nghiệp, bộ máy quản lý gọn nhẹ, chấm dứt sự can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý Hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước tiếp đó phụ thuộc vào tổ chức bộ máy quản lý, vốn nhà nước sẽ không thể được quản lý tốt nếu tổ chức bộ máy quản lý không hợp lý. Hiện nay ở nhiều nước, cơ quan trực tiếp tiến hành công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn nhà nước nói riêng đối với doanh nghiệp cũng là cơ quan trực tiếp hoặc gián tiếp ban hành các chính sách, chế độ quản lý vốn tại doanh nghiệp (thông qua việc dự thảo các chính sách trình cơ quan có thẩm quyền ký ban hành). Bộ máy quản lý gồm một cơ quan trung ương và các cơ quan địa phương. Với mô hình này, việc giám sát doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức từ xa, định kỳ theo quy định, tiến hành từ cấp địa phương đến trung ương. Công tác giám sát từ xa nếu được thực hiện đầy đủ, kịp thời sẽ tạo điều kiện cho cơ quan quản lý có được cái nhìn tổng thể về toàn bộ hệ thống doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế. Tuy nhiên, việc quản vốn nhà nước không chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan duy nhất, nó đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý khác như đơn vị chủ quản, cơ quan thuế Các cơ quan này cũng thực hiện việc giám sát tại chỗ đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp rất nhạy cảm đối với hoạt động giám sát tại chỗ này. Việc giám sát tại chỗ có thực sự phát huy hiệu quả, nghĩa là thấy và phản ánh được kịp thời những khó khăn mà doanh nghệp đang gặp phải để tìm cách tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư doanh nghiệp đang thực hiện Đồng thời các cơ quan quản lý phải tổ chức việc giám sát tại chỗ cho phù hợp, không gây cản trở đối với hoạt động của doanh nghiệp và không để cho một số cán bộ lợi dụng việc giám sát ngay tại doanh nghiệp để làm lợi cho riêng mình. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com ở nước ta, việc tổ chức phân cấp quản lý các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn những vướng mắc. Cơ chế quản lý Bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản vẫn còn gây nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, Cục tài chính doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý các doanh nghiệp nhà nước trong cả nước, song thực sự thì Cục chỉ quản lý và trực tiếp giải quyết những vấn đề về vốn liên quan đến những doanh nghiệp nhà nước trung ương, những doanh nghiệp nhà nước địa phương thì do Sở tài chính vật giá tỉnh, thành phố quản lý. Việc phân cấp quản lý này tạo ra một sự phát triển không cân đối giữa các doanh nghiệp nhà nước trung ương và các doanh nghiệp nhà nước địa phương, đồng thời cũng chưa triệt để trong việc thực hiện mục đích hình thành Cục tài chính doanh nghiệp là quản lý thống nhất các doanh nghiệp nhà nước. Quy mô của các doanh nghiệp nhà nước trung ương lớn hơn các doanh nghiệp nhà nước địa phương, các doanh nghiệp nhà nước trung ương cũng mau đổi mới máy móc thiết bị hơn doanh nghiệp nhà nước địa phương do có nhiều nguồn vốn đầu tư. Các doanh nghiệp nhà nước trung ương làm ăn cũng hiệu quả hơn các doanh nghiệp nhà nước địa phương. Từ đây có thể thấy, việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước tuy đ• tập trung gọn lại về một đầu mối là Cục tài chính doanh nghiệp nhưng trên thực tế thì việc quản lý các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự được tập rtung và đó là một trong các nguyên nhân gây ra sự phát triển không đồng đều giữa các doanh nghiệp nhà nước. Sở dĩ việc quản lý vẫn cần phải phân cấp như vậy vì hiện nay khối lượng công việc cho cán bộ quản lý tại Cục tài chính doanh nghiệp là quá lớn. Bởi vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hơn nữa bộ máy quản lý các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới là một vấn đền không kém phần không kém phần quan trọng được đặt ra cùng với việc đổi mới công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 1.3.3. Sự phù hợp của các văn bản pháp luật liên quan Để tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể bất chấp những lợi ích chung của toàn xã hội. Để hạn chế mặt tiêu cực đó, bên cạnh “bàn tay vô hình”- các quy luật của thị trường còn có “bàn tay hữu hình”-sự can thiệp của nhà nước. Sự can thiệp của nhà nước thể hiện qua những chính sách quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế, qua hệ thống pháp luật Các chính sách quản lý của nhà nước vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tác động tới hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Sự tác động trực tiếp thể hiện qua những chính sách trực tiếp liên quan tới hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Đó là những chính sách quy định về nội dung quản lý vốn, phương pháp quản lý vốn, bộ máy quản lý vốn. Các chính sách này được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước cũng như hệ thống các doanh nghiệp nhà nước. Một hệ thống chính sách quản lý đúng đắn, đầy đủ sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao và ngược lại, một hệ thống chính sách quản lý chưa đầy đủ, không đồng bộ, còn thiếu sót sẽ làm giảm hiệu quả của công tác quản lý. Sự tác động gián tiếp của chính sách quản lý của nhà nước tới hoạt động quản lý vốn nhà nước thể hiện ở chỗ: các chính sách quản lý của nhà nước có tạo ra được một môi trường thuận lợi cho công tác quản lý vốn nhà nước hay không, hay tạo khó khăn cho công tác quản lý? Ví dụ như: chính sách về sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước có tạo điều kiện cho công tác quản lý vốn nhà nước hay không? ở nước ta, tác động của yếu tố này tới hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước thể hiện rất rõ. Cùng với việc không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (căn cứ để quản lý), Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com việc tổ chức thực hiện đã cho thấy những dấu hiệu tích cực rõ rệt. Tuy vậy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong hệ thống chính sách đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện để quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước tốt hơn. 1.3.4. Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp tác động tới hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Bộ máy quản lý các doanh nghiệp nhà nước là cơ quan trực tiếp tiến hành hoạt động quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Không những thế ở nhiều nước đây còn là cơ quan trực tiếp hay gián tiếp ban hành các chính sách, chế độ về quản lý vốn tại các doanh nghiệp. Bởi vậy, sự am hiểu của cán bộ quản lý về ngành nghề lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình của họ với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc cán bộ quản lý đó có phân tích và đưa ra được những kết luận đúng đắn hay không, có dự thảo ra được những chính sách quản lý đúng đắn hay không? Thêm vào đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc họ có thực hiện quản lý đúng theo lương tâm trách nhiệm hay không? 1.3.5. Môi trường kinh tế-chính trị-xã hội Sự ổn định về kinh tế-chính trị-xã hội là nhân tố quan trọng, có tác động lớn tới hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp và do đó tác động tới hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Môi trường chính trị-xã hội ổn định, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, ít lạm phát và ít biến động sẽ tạo ra cho các nhà đầu tư một tâm lý yên tâm trong quá trình huy động và sử dụng vốn, do đó vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước có điều kiện được bảo toàn và phát triển. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Nền kinh tế nước ta mới chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường-một cơ chế kinh tế luôn được quan niệm là năng động, bất ổn định, chứa đựng nhiều cơ hội và cả những khó khăn. Trong thời gian qua, do nhiều lý do như ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực, thiên tai khiến môi trường kinh tế nước ta chưa thực sự ổn định. Mặt khác, môi trường kinh tế hiện nay của nước ta còn đang thiếu nhiều yếu tố cần thiết để tạo điều kiện cũng như tạo động lực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các nhân tố trên đây đều tác động lớn tới hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Bởi vậy việc nghiên cứu tác động của từng nhân tố cũng như tác động tổng hợp của các nhân tố tới hoạt động quản lý vốn nhà nước là hết sức cần thiết. Từ đó tìm ra được các nguyên nhân dẫn đến những bất hợp lý trong hoạt động quản lý vốn nhà nước, rồi đưa ra những đề xuất để hoàn thiện công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len hà đông 2.1. Tổng quan Nhà máy len Hà Đông 2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Nhà máy len Hà Đông là một doanh nghiệp nhà nước, được khởi công xây dựng vào tháng 4/1958. Năm 1959, chính thức đi vào hoạt động và có tên là Nhà máy nhuộm in hoa Hà Đông. Khi đó, Nhà máy chỉ là một cơ sở gia công nhuộm tẩy các mặt hàng vải lụa, sợi thuộc công ty Bông vải, sợi-Bộ nội thương. Ban đầu, công nghệ sản xuất chủ yếu là sản xuất thủ công tren chảo rang và hong khô ngoài trời. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tháng 1/1961, Nhà máy chính thức được chuyển sang cho bộ Công nghiệp nhẹ quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp in hoa Hà Đông. Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp lúc đó là in hoa trên vải và khăn mặt bông, nhuộm vải sợi phục vụ tiêu dùng trong nước. Năm 1973, theo kế hoạch đầu tư mở rộng của Bộ Công nghiệp nhẹ, xí nghiệp được đầu tư xây dựng thêm một phân xưởng sản xuất len phục vụ cho dệt thảm xuất khẩu. Nhờ đó, thiết bị sản xuất của xí nghiệp được cơ khí hoá dần dần. Đến năm 1977, xí nghiệp được đổi tên thành Nhà máy len nhuộm Hà Đông, thuộc Liên hiệp các xí nghiệp dệt Bộ công nghiệp. Từ năm 1990, thực hiên chương trình Đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, Nhà máy đã tiến hành tổ chức lại sản xuất và sắp xếp lại lao động. Để giải quyết công ăn việc làm cho số lao động dư thừa, Nhà máy đã xây dựng thêm một bộ phận dệt thảm len xuất khẩu, đồng thời phát triển thêm dây truyền in vải hoa (là nghề truyền thống của nhà máy). Cũng trong năm này, Nhà máy đổi tên thành Công ty len Hà Đông. Năm 1996, Nhà máy đầu tư xây dựng thêm một phân xưởng sản xuất len Acrylic đan áo từ xơ hoá học với dây chuyền công nghệ và máy móc nhập khẩu từ Pháp. Năm 1999, Nhà máy chính thức sát nhập trở thành đơn vị trực thuộc Công ty len Việt Nam (thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam) và mang tên Nhà máy len Hà Đông. Hiện mặt hàng chủ yếu của Nhà máy là len thảm và len Acrylic; ngoài ra, nhà máy còn nhận gia công nhuộm vải và in hoa. Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Nhà máy đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật cho sản xuất. Từ một cơ sở gia công, sản xuất thủ công ban đầu, đến nay đã trở thành một nhà máy với 320 cán bộ công nhân viên. Trong những năm gần đây, do biến động của thị trường tiêu thụ, sản phẩm của nhà máy phải Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com cạnh tranh với các hàng hoá nhập lậu bằng các đường tiểu nghạch qua biên giới nên Nhà máy gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, Nhà máy vẫn luôn cố gắng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo việc làm cho số lao động hiện có. 2.1.2. Bộ máy quản lý Nhà máy len Hà Đông hiện là thành viên hạch toán phụ thuộc Công ty len Việt Nam, một thành viên (hạch toán độc lập) của Tổng công ty dệt may Việt Nam. Bởi vậy giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, thể hiện ở các mặt sau: Tổng công ty Dệt - May Việt Nam là Tổng công ty Nhà nước, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, gồm các thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong ngành dệt, may mặc, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao; nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cụ thể là: + Đổi mới công nghệ, trang thiết bị theo chiến lược phát triển của Tổng công ty + Giao lại cho các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng các nguồn lực mà Tổng công ty đã nhận của Nhà nước; điều chỉnh những nguồn lực đã giao cho các đơn vị thành viên trong trường hợp cần thiết, phù hợp với kế hoạch phát triển chung của toàn Tổng công ty. + Lựa chọn, khai thác và mở rộng thị trường trong và ngoài nước; hướng dẫn và phân công thị trường cho các đơn vị thành viên; được xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Nhà nước. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Hướng dẫn giá hoặc khung giá xuất, nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm và dịch vụ trong Tổng công ty; quy định khung giá xuất, nhập khẩu một số vật tư, nguyên phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm và dịch vụ quan trọng. Trường hợp các đơn vị thành viên phải áp dụng mức giá không nằm trong khung giá xuất, nhập khẩu do Tổng công ty quy định thì phải được sự đồng ý của Tổng Giám đốc. + Xây dựng và áp dụng các định mức lao động, vật tư chủ yếu, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của Nhà nước. Công ty Len Việt nam là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được Tổng công ty dệt may Việt Nam giao vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác. Công ty chịu trách nhiệm về cam kết của mình trong phạm vi số vốn do Công ty quản lý và sử dụng, cụ thể là: - Trong chiến lược và đầu tư phát triển, Công ty được giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Tổng công ty và được Tổng công ty giao các nguồn lực để thực hiện dự án đó; - Trong hoạt động kinh doanh, Công ty xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của mình trên cơ sở bảo đảm các mục tiêu, chỉ tiêu, các cân đối lớn, các định mức kinh tế - kỹ thuật chủ yếu, đơn giá và giá của Công ty phù hợp với kế hoạch chung của Tổng công ty; - Trong hoạt động tài chính và hạch toán kinh tế: + Công ty được nhận vốn là nguồn lực khác của Nhà nước do Tổng công ty giao lại cho Công ty. Công ty có nhiệm vụ bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực này; + Công ty được hình thành quỹ đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự trữ tài chính theo Quy chế tài chính của Tổng công Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com ty; có nghĩa vụ trích nộp và sử dụng các quỹ tập trung của Tổng công ty quy định tại Quy chế tài chính Tổng công ty và theo các quyết định của Hội đồng quản trị; + Công ty giao vốn và nguồn lực khác cho các nhà máy thành viên, được quyền điều hoà vốn, điều động tài sản giữa các nhà máy thành viên, tương ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Công ty giao theo nguyên tắc tăng, giảm. Nhà máy len Hà Đông, với tư cách là một thành viên hạch toán phụ thuộc Công ty len Việt Nam, được Công ty giao vốn, chịu trách nhiệm trước Công ty và Nhà nước về hiệu quả sử dụng, bảo toàn phát triển vốn và các nguồn lực được giao. Nhà máy chịu sự chỉ đạo, điều phối trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong hoạt động tài chính của Công ty. Nhà máy Len Hà Đông tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh theo mô hình trực tuyến. Đứng đầu nhà máy là giám đốc- chịu trách nhiệm lãnh đạo chung toàn nhà máy. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước nhà máy về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc kĩ thuật là người tham mưu cho giám đốc. Dưới nữa, Nhà máy có các phòng ban chức năng như: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kĩ thuật, Phòng kinh doanh, Phòng tài chính- kế toán. Giữa các phòng ban chức năng có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng triển khai thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Dưới đây là sơ đồ tổ chức quản lý của Nhà máy len Hà Đông: 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất và tiêu thụ 2.1.3.1. Nguyên vật liệu Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Bộ máy quản lý các doanh nghiệp nhà nước là cơ quan trực tiếp tiến hành hoạt động quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn nhà nước tại doanh. công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len hà đông 2.1. Tổng quan Nhà máy len Hà Đông 2.1.1 bộ máy quản lý Hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước tiếp đó phụ thuộc vào tổ chức bộ máy quản lý, vốn nhà nước sẽ không thể được quản lý tốt nếu tổ chức bộ máy quản lý

Ngày đăng: 21/07/2014, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan