Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
363,5 KB
Nội dung
Giáo dục môi trường Giáo dục môi trường trong môn Sinh học trong môn Sinh học I. Gợi ý kiểm tra đánh giá I. Gợi ý kiểm tra đánh giá dạy học tích hợp GDMT dạy học tích hợp GDMT 1. Mục đích của kiểm tra đánh giá - Thông qua đánh giá, GV xác định được hiệu quả của quá trình dạy học, chất lượng học sinh học tập, dựa vào những thông tin đó để định hướng, điều chỉnh phương pháp dạy học của mình. - Đánh giá giúp giáo viên tạo động lực học tập cho học sinh, giúp cho việc phản ánh kết quả học tập của học sinh để bản thân học sinh, giáo viên có biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm. 2. Nội dung đánh giá 2. Nội dung đánh giá GV cần phải xác định những nội dung cần đánh giá về GDMT đó là: - Các kiến thức về môi trường mà học sinh tích luỹ được. - Khả năng vận dụng kiến thức sinh học cũng như môi trường để giải thích các biện pháp bảo vệ môi trường. - Những chuyển biến trong thái độ học sinh đối với các vấn đề về môi trường. - Sự ham thích, hứng thú của học sinh đối với những nội dung GDMT. 3. Các hình thức đánh giá 3. Các hình thức đánh giá a. Đánh giá chính thức * Bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra học kỳ do GV bộ môn hoặc nhà chuyên môn biên soạn. * Đánh giá chính thức là công cụ định lượng kết quả học tập của học sinh, dùng để so sánh giữa các học sinh với nhau, đo lường được chất lượng học sinh. * Công cụ để đánh giá chính thức: - Câu hỏi tự luận - Câu hỏi trắc nghiệm: + Dạng câu đúng sai + Dạng câu điền khuyết + Dạng câu trắc nghiệm nhiều lựa chon Mục tiêu đánh giá bao gồm cả kiến thức, thái độ, hành vi của học sinh, vì vậy câu hỏi được thiết kế cũng phải nhằm đánh giá được 2 loại mục tiêu đó - Để đánh giá thái độ thì thang xếp loại sẽ gồm các mức độ + Rất đồng ý/ủng hộ. + Đồng ý/ủng hộ. + Lưỡng lự. + Không đồng ý + Phản đối - Để đánh giá hành vi thì thang xếp loại gồm các mức độ + Rất thường xuyên + Thường xuyên + Thỉnh thoảng b. Đánh giá không chính thức b. Đánh giá không chính thức Đánh giá không chính thức bao gồm các hình thức - Quan sát: GV có thể quan sát thái độ hành vi của học sinh trong lớp, trong các buổi học ngoài trời, buổi ngoại khoá. - Thảo luận và toạ đàm. - Nói chuyện GDMT là quá trình lâu dài, đặc biệt việc hình thành ý thức, thái độ và những chuyển biến trong hành vi của học sinh về GDMT không thể có trong ngày một ngày hai. Lựa chọn cách đánh giá đúng giúp GV điều chỉnh hướng đi của mình trong tích hợp dạy học GDMT nhằm đạt mục tiêu của GDMT là xây dựng một thế giới bền vững. II. Hướng dẫn thực hành, thực tế, II. Hướng dẫn thực hành, thực tế, ngoại khoá về GDMT ngoại khoá về GDMT 1. Thực hành - Lớp 10 cơ bản: Bài 3 – Đa dạng thế giới sinh vật. - Lớp 10 nâng cao: Bài 6 – Đa dạng thế giới sinh vật. - Lớp 11 cơ bản và nâng cao: Bài 33 – Xem phim về tập tính của động vật. 2. Hướng dẫn hoạt động ngoại khoá 2. Hướng dẫn hoạt động ngoại khoá a. Ngoại khoá bộ môn Sinh học * Thành lập câu lạc bộ Sinh học của trường hoặc của lớp. * Nội dung sinh hoạt về GDMT: Học sinh có thể tổ chức sinh hoạt với chủ đề về tình hình ô nhiễm không khí và vai trò của thảm thực vật hoặc các VSV làm sạch môi trường… sau khi học xong một số bài ở lớp 10. * Hình thức - Nghe báo cáo - Chơi trò chơi về môi trường. - Thi hiểu biết về chủ đề nhất định nào đó. - Tìm hiểu môi trường ở địa phương. - Làm bản tin về môi trường. b. Các hoạt động ngoại khoá khác * Tổ chức các lễ kỉ niệm những ngày có liên quan đến môi trường: - Ngày môi trường thế giới 6/5 - Ngày đất ngập nước 2/2 … * Tổ chức các trò chơi về môi trường trong giờ sinh hoạt tập thể của trường hoặc trong các buổi kỉ niệm, ngày hội. * Tổ chức các cuộc thi sáng tạo về bảo vệ môi trường. * Tổ chức các cuộc thi viết, vẽ về môi trường. III. Thiết kế mẫu một số mô- đun giáo III. Thiết kế mẫu một số mô- đun giáo dục môi trường dục môi trường III.1. Mẫu 1: Hãy sống hài hoà với thiên nhiên A. Thiết kế mẫu 1. Tên bài: Bài 35- Môi trường sống và các nhân tố sinh thái. Mục I: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái. 2. Loại hình: GDMT khai thác từ môn Sinh học lớp 12. 3. Mục tiêu: Hình thành đạo đức môi trường và làm rõ giá trị của môi trường đối với con người. [...]... của lưới thức ăn, đồng thời giúp tiết kiệm năng lượng nhất khi sử dụng trực tiếp sinh vật sản xuất - Đa dạng sinh học là sự tồn tại và phát triển các loài sinh vật mà mỗi sinh vật đều có vai trò quan trọng đối với sự cân bằng sinh thái - Khi mất quá nhiều mắt xích thì lưới thức ăn không tồn tại, tức là phá vỡ cân bằng sinh thái và con người sẽ chịu hậu quả trực tiếp 2 Hình thức tổ chức - Trong trường... Những lưu ý cho giáo viên 1 Nội dung kiến thức: - Mọi sinh vật sống trên Trái đất, kể cả con người, có mối quan hệ qua lại với nhau: chúng đều chịu sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các nhân tố sinh thái (Nhân tố vô sinh, hữu sinh và con người), vì vậy con người là một phần của thiên nhiên - Nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho tất cả các sinh vật trên Trái đất chứ không chỉ riêng cho con... sinh vật? (Một sinh vật cụ thể) - Chúng ta có thể phát biểu định nghĩa về môi trường như thế nào? - Con người và các sinh vật khác nhau có chịu ảnh hưởng chung của một số yếu tố không? - Con người chúng ta có phải là một phần của môi trường thiên nhiên không? - Con người có thể tác động làm thay đổi một số nhân tố sinh thái hay không, những sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của sinh. .. hài hoà với thiên nhiên và với các sinh vật khác 2 Hệ thống câu hỏi: Cần phối hợp hài hoà hai loại câu hỏi ở trên để vừa hình thành các khái niệm trong SGK vừa khai thác được nội dung GDMT III.2 Mẫu 2: Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên A Thiết kế mẫu 1 Tên bài: Bài 43 - Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái Mục II: Tháp sinh thái 2 Loại hình: GDMT khai thác từ môn Sinh học lớp 12 3 Mục tiêu: Hình thành... sinh Đọc trước nội dung bài, chuẩn bị tham gia hoạt động 5 Hệ thống việc làm a Việc làm 1 - GV treo 2 tờ bìa lớn (đã được gắn những tờ bìa nhỏ viết tên môi trường sống của SV ) lên bảng, đặt những mảnh bìa ghi tên sinh vật lên bàn Gọi 2 học sinh xung phong lên chơi - GV yêu cầu các em chọn các mảnh bìa trên bàn dán thành cặp với các mảnh bìa gắn trên tờ bìa lớn cho thích hợp - Sau đó yêu cầu học sinh. .. để định hướng học sinh trả lời, sau đó đọc tờ rời tham khảo - Phiếu nhận vai 4 Các bước tiến hành - Phát tờ rời để học sinh tham khảo một số thông tin về phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích… - Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi về tác dụng và tác hại của các loại hoá chất này với cây trồng, môi trường đất, nước và con người - GV hướng dẫn học sinh phân tích để thấy... hành a Phân vai Học sinh tự nhận hoặc GV chỉ định GV Chia học sinh thành các nhóm - Nhóm 1: cây rừng - Nhóm 2: Động vật trong rừng (chim, thú) - Nhóm 3: Con người Có thể tổ chức một ban giám khảo chấm điểm để chọn ra nhóm biểu diễn tốt nhất, vừa là cuộc chơi, vừa là cuộc thi mang tính giáo dục cao b Nội dung các vai diễn 5 Củng cố - GV phát cho mỗi học sinh một tờ rời và yêu cầu học sinh hoàn thành bằng... thì con người chịu ảnh hưởng không? Tại sao? - Trong trường hợp như thế nào thì lưới thức ăn không tồn tại nữa? - Vậy sự đa dạng sinh học là gì? Ý nghĩa của nó? Hiện nay con người có cần quan tâm đến độ đa dạng sinh học không? Vì sao? Con người cần làm gì để bảo vệ độ đa dạng sinh học? B Những lưu ý cho giáo viên 1 Về nội dung kiến thức - Con người trong lưới thức ăn có 3 vai trò: vừa là một mắt xích... các yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nước, gió bão, đất, các sinh vật và con người) d Việc làm 4: * Giáo viên gọi một em xung phong xếp các yếu tố trên theo nhóm - Nhân tố vô sinh - Nhân tố hữu sinh - Nhân tố con người * Học sinh tham gia hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên, thảo luận và trả lời các câu hỏi của giáo viên Các câu hỏi có thể sử dụng Câu hỏi về nội dung trong SGK Câu hỏi khai thác... sẽ nhận biết được rằng mỗi sinh vật đều có môi trường sống của chúng) b Việc làm 2: Giáo viên tiếp tục gọi hai em lên bảng, đề nghị các em (dùng bút dạ) viết ra các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật (thể hiện qua các mũi tên) c Việc làm 3: Yêu cầu các em khác nhận xét và bổ sung (Các em sẽ tìm được các yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nước, gió bão, đất, các sinh vật và con người) d . động ngoại khoá a. Ngoại khoá bộ môn Sinh học * Thành lập câu lạc bộ Sinh học của trường hoặc của lớp. * Nội dung sinh hoạt về GDMT: Học sinh có thể tổ chức sinh hoạt với chủ đề về tình hình. Mọi sinh vật sống trên Trái đất, kể cả con người, có mối quan hệ qua lại với nhau: chúng đều chịu sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các nhân tố sinh thái (Nhân tố vô sinh, hữu sinh. trường mà học sinh tích luỹ được. - Khả năng vận dụng kiến thức sinh học cũng như môi trường để giải thích các biện pháp bảo vệ môi trường. - Những chuyển biến trong thái độ học sinh đối với