Bài tiểu luận của sinh viên luật về môn Luật dân sự. các bạn có thể tham khảo, có thế có những phần nọi dung không hay nhưng mình hi vọng có thể giúp đỡ các bạn tìm ra hướng mới cho bài viết của các bạn, cám ơn vì đã đọc bài viết của mình
Trang 1A. LỜI MỞ ĐẦU.
Để thúc đẩy sự phát triển về kinh tế của toàn xã hội thì nhà nước ta luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi người dân tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất Và một trong những biện pháp để khuyến khích đó là nhà nước chú trọng về bảo vệ quyền sở hữu của người có được tài sản một cách hợp pháp Vì vậy mà để thể hiện ý chí của nhà nước nên trong bộ luật dân
sự năm 2005 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định rất
rõ ràng về các phương thức bảo vệ quyền sở hữu này Tuy nhiên đối với mỗi loại tài sản khác nhau thì cũng có những quy định khác nhau về bảo vệ quyền sở hữu này trong đó có phương thức bảo vệ đối với động sản phải đăng kí quyền sở hữu là kiện đòi lại động sản phải đăng kí quyền sở hữu được áp dụng rất nhiều trong thực tiễn Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin
phép đi sâu vào đề tài: “kiện đòi lại động sản phải đăng kí quyền sở hữu”.
B. NỘI DUNG.
I. Một số khái niệm cơ bản.
1. Khái niệm quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu.
Quyền sở hữu là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dung, những tài sản khác theo quy định tại điều 163 BLDS (giáo trình luật dân sự Việt Nam - trường đại học luật Hà Nội) Theo điều 164 BLDS thì quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật Quyền sở hữu buộc các chủ thể phải tôn trọng quyền của chủ sở hữu, không đượ xâm phạm hoặc cản trở thực hiện quyền của chủ
sở hữu
Theo từ điển Luật học thì bảo vệ quyền sở hữu được hiểu là: “Nhà nước
và chủ sở hữu sử dụng phương thức, biện pháp phù hợp với quy định của
Trang 2pháp luật bảo đảm quyền của chủ sở hữu đối với tài sản khi quyền này bị xâm phạm Bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự được thể hiện ở chỗ: chủ sở hữu có thể tự mình thực hiện các biệnpháp phù hợp, ngăn cản nhằm chấm dứt các hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản; hoặc thong qua tòa án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác đòi lại tài sản của mình đang bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật nếu người đó không tự nguyện trả lại tài sản”[3, tr.47]
Trong hệ thống pháp luật, có nhiều cách hiểu khác nhau về bảo vệ quyền sở hữu Theo nghĩa rộng, bảo vệ quyền sở hữu gồm tất cả các quan
hệ pháp luật, đảm bảo cho quan hệ tài sản phát triển một cách bình thường; theo nghĩa hẹp, bảo vệ quyền sở hữu là tổng hợp các phương thức pháp luật, áp dụng trong các trường hợp cần chống lại các hành vi xâm hại trực tiếp đến quan hệ sở hữu Với ý nghĩa hẹp đó, các phương thức pháp luật bảo vệ quyền sở hữu bao gồm: phương thức pháp luật hình sự, phương thức pháp luật hành chính và phương thức pháp luật dân sự Khác với phương thức bảo vệ quyền sở hữu do luật hành chính và hình sự quy định, phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng pháp luật dân sự là cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền sở hữu có thể dung các biện pháp dân sự để tự bảo vệ quyền sở hữu hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu cho mình
2. Khái niệm về động sản phải đăng kí quyền sở hữu.
Theo điều 163 BLDS quy định như sau: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy
tờ có giá được xác định bằng tiền và tài sản” Để phản ánh đúng tính chất của tài sản trong các giao dịch dân sự thì theo pháp luật dân sự chia tài sản thành hai loại là: động sản và bất động sản Trong động sản thì lại có 2 loại động sản là: động sản phải đăng kí quyền sở hữu và động sản không phải
Trang 3đăng kí quyền sở hữu, cách phân chia này dựa trên cách thức để sở hữu một loại động sản một cách hợp pháp Theo điều 174 BLDS quy định về động sản và bất động sản như sau: “Bất động sản là các tài bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định Động sản là những tài sản không phải là bất động sản” Động sản phải đăng kí quyền sở hữu là một loại động sản khi muốn xác lập quyền sở hữu đúng theo pháp luật quy định thì phải đi đăng kí quyền sở hữu tại các cơ quan có thẩm quyền và sau đó sẽ được ghi nhận quyền sở hữu đối với loại tài sản đó bằng giấy chứng nhận … Ví dụ về động sản phải đăng kí quyền sở hữu như: khi muốn trở thành chủ sở hữu hợp pháp của một xe oto thì sẽ phải đi đăng kí quyền sở hữu đối với xe oto này tại cơ quan công an có thẩm quyền, sau đó sẽ được cấp giấy đăng kí xe oto vì thế oto này thuốc vào loại động sản phải đăng kí quyền sở hữu
3. Khái niệm về người chiếm hữu ngay tình.
Khái niệm người chiếm hữu ngay tình được quy định tại Điều 189 BLDS năm 2005 – người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó không có căn cứ pháp luật, với quy định này chúng ta có hai khái niệm: 1 Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu không phù hợp với quy định tại điều 183 BLDS, đó là các hành vi chiếm hữu không rơi vào các trường hợp sau: chủ sở hữu chiếm hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản, di rời chuyển giao quyền chiếm hữu thong qua giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật như quan hê mua bán, cho vay, tặng cho, trao đổi, cho mượn gửi giữ… các tường hợp khác do pháp luật quy định 2 Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật
Trang 4nhưng ngay tình là người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật, theo nguyên tắc suy đoán của pháp luật dân sự hành vi chiếm hữu không có cắn cứ pháp luật sẽ là không ngay tình; vì vậy chủ thể chiếm hữu muốn khẳng định hành vi chiếm hữu của mình tuy không có căn cứ pháp luật nhưng là ngay tình thì phải đưa
ra chứng cứ để chứng minh
Người chiếm hữu bất hợp pháp chứng minh là họ không thể biết trong trường hợp sau: đối với loại tài sản là động sản phải đăng kí quyền sở hữu và bất động sản thì buộc người xác lập giao dịch đối với tài sản đó phải kiểm tra giấy tờ đăng kí quyền sở hữu đối với tài sản (có giấy tờ đăng ký quyền sở hữu không, có hợp pháp không) để chứng minh tư cách của người chuyển giao quyền sở hữu, chiếm hữu tài sản cho mình Nếu giấy tờ được làm giả đến mức người bình thường khó có thể nhận thấy, chỉ có cơ quan chức năng hay người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực tương ứng mới phát hiện được thì rõ ràng đó là trường hợp người chiếm hữu không thể biết hành vi chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật
II Kiện đòi lại động sản phải đăng kí quyền sở hữu.
Kiện đòi lại động sản phải đăng kí quyền sở hữu là một chế định trong phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng phương thức kiện đòi lại tài sản Do
đó kiện đòi lại động sản phải đăng kí quyền sở hữu mang đặc điểm chung của kiện đòi lại tài sản và đặc điểm riêng biệt của nó
1. Đặc điểm của kiện đòi lại tài sản.
Kiện đòi lại tài sản là một trong các biện pháp kiện dân sự, do vậy ngoài những đặc điểm chung của biện pháp kiện dân sự, nó còn có những đặc điểm riêng đó là:
• Người khởi kiện đòi lại tài sản phải là chủ sở hữu và chiếm hữu hợp pháp của tài sản đang tranh chấp: Điều này có nghĩa là nguyên đơn khởi
Trang 5kiện phải chứng minh quyền sở hữu của mình đối với tài sản đang bị người
bị kiện (bị đơn) chiếm giữ bất hợp pháp Nếu người khởi kiện là người chiếm hữu hợp pháp cũng phải chứng minh mình có quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đang có tranh chấp này và tài sản nàyđang có một người khác chiếm hữu trái pháp luật Điều đó có nghĩa tài sản đang tranh chấp hiện đang
do bị đơn chiếm giữ và tài sản này rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp là ngoài ý chí của các chủ thể này
Khi áp dụng phương thức kiện đòi lại tài sản, yêu cầu của người khởi kiện sẽ được tòa án chấp nhận nếu có đầy đủ chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải trả lại tài sản cho chủ ở hữu, người chiếm hữu hợp pháp Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không phải bồi thường cho người chiếm hữu bất hợp pháp trừ trường hợp người này phải bỏ ra các chi phí hợp
lý để sửa chữa, bảo quản, đảm bảo tài sản còn nguyên vẹn Nếu người chiếm giữ tài sản là bất hợp pháp nhưng ngay tình thì tùy từng trường hợp chủ sở hữu mới có quyền đòi lại tài sản
• Đối với người bị kiện: Người bị kiện là bị đơn trong vụ án, là người đang
thực tế chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác Tương ứng với các khả năng có thể xảy ra với người khởi kiện người bị kiện có thể rơi vào hai trường hợp đó là: Người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng không ngay tình và người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình Đối với người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng không ngay tình tức là tài sản đó có thể do trộm cắp lừa, lừa đảo mà có hoặc biết rõ tài sản đó là của gian nhưng vẫn tìm cách chiếm hữu hoặc nhặt được tài sản do chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đánh rơi bỏ quên nhưng đã không giao nộp cho cơ quan công an hoặc cơ quan có thẩm quyền Đối với người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, tức là người đó không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài
Trang 6sản đó là không có căn cứ pháp luật, trong trường hợp này người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình được pháp luật bảo vệ
• Đối tượng của vụ kiện đòi lại tài sản: Là vật đặc định và vật này đang còn
bị chiếm giữ bởi người chiếm hữu bất hợp pháp Theo khoản 2 điều 179
BLDS 2005 thì “vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng
những đặc điểm riêng về kí hiệu, hình dán, màu sắc, chất liệu, đặc tính vị trí” như vậy khi vật đặc định bị tiêu hủy sẽ không thể thay thế bằng vật
khác Đây là điều kiện quan trọng đối với phương thức kiện đòi lại tài sản, vì chủ sở hữu người chiếm hữu hợp pháp khi khởi kiện phải căn cứ vào thực tế, tài sản của họ còn tồn tại trong thực tế , chưa bị hủy hoại, còn nguyên trạng Nhờ có đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng màu sắc, chất liệu, đặc tính, tính năng tác dụng của nó nên chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phát hiện ra nó khi đang bị người khác chiếm giữ trái pháp luật Hơn nữa, tài sản trong vụ án là vật đặc định, đang còn trên thự tế sẽ là vật chứng để chủ sở hữu chứng minh quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó, đây là cơ sở thực tiễn, là chứng cứ quan trọng để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện
Tóm lại, các điều kiện để chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có thể
sử dụng biện pháp kiện đòi lại tài sản bao gồm các yếu tố sau:
- Thứ nhất là cách thức tài sản rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp: vật rời khỏi chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp là ngoài ý chí của họ
- Thứ hai là tính chất của việc chiếm hữu: Người thực tế đang chiếm hữu vật
là người chiếm hữu bất hợp pháp
- Đối tượng tranh chấp trong vụ kiện là vật đặc định hiện còn tồn tại trên thực
tế , đang còn nằm trong tay người chiếm hữu bất hợp pháp
Đây là những yếu tố để sử dụng biện pháp kiện dân sự mà kiện đòi lại động sản phải đăng kí quyền sở hữu là một phần trong kiện đòi lại tài sản
Do đó đây cũng là những yếu tố chung cần thiết để chủ sở hữu có thể kiện khi muốn đòi lại động sản phải đăng kí quyền sở hữu
Trang 72. Đặc điểm của kiện đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, khi dịch chuyển tài sản người mua buộc phải biết người bán có giấy chứng nhận quyền sở hữu Mặt khác sau khi mua buộc phải sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu người bán làm giấy tờ giả mạo thì người mua không thể sang tên để trở thành chủ sở hữu, do đó chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản từ người mua ngay tình Điều này tượng tự với bất động sản vì bất động sản thường thì cũng cần có giấy chứng nhận quyền sở dụng Có thể thấy rằng nếu người chuyển giao tài sản có hành vi lừa dối thì người ngay tình phải chịu rủi ro
khi chủ sở hữu đòi lại tài sản theo quy định tại Điều 258 BLDS 2005: “Chủ
sở hữu được đòi lại động sản pải đăng kí quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người thứ ba theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải chủ sở hữu của tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa” Theo quy định này, người có quyền khởi kiện đòi lại tài sản chỉ có thẻ
là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không có quyền năng này Chủ sở hữu là chủ thể có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt với tài sản, một khối tài sản được pháp luật thừa nhận Mỗi chủ thể với tư cách là là chủ sở hữu thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khác nhau; có thể trực tiếp thực hiện toàn bộ quyền năng của quyền sở hữu hoặc giao cho người khác thực hiện một số quyền năng nhất định của quyền sở hữu
Về người thứ ba chiếm hữu ngay tình động sản phải đăng kí quyền sở hữu theo quy định tại Điều 258 BLDS, trong mỗi trường hợp nếu người thiết lập giao dịch có đối tượng là động sản phải đăng kí quyền sở hữu nhưng không thể biết được nguồn gốc, tình trạng bất hợp pháp của tài sản thì họ được coi là người thứ ba chiếm hữu ngay tình Vì bản chất của người chiếm
Trang 8hữu ngay tình được được thể hiện bằng hành vi và ý chí của họ (không biết
và không thể biết người giao dịch với mình là người không có quyền định đoạt tài sản)
Về kiện đòi lại động sản phải đăng kí quyền sở hữu được quy định tại Điều 258 BLDS gồm hai vấn đề chính là:
Thứ nhất: nếu động sản phải đăng kí quyền sở hữu khi được chuyển
giao cho người thứ 3 ngay tình, về nguyên tắc chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản của mình trừ hai ngoại lệ khác Sở dĩ, chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản của mình từ người chiếm hữu ngay tình bởi theo khoản 2 Điều 138
BLDS có quy định “tài sản giao dịch là bất động sản hoặc động sản phải
đăng kí quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vô hiệu” khi giao dịch
đó vô hiệu thì chủ sở hữu có quyền lấy lại tài sản là động sản phải đăng kí
quyền sở hữu đó nên Điều 258 BLDS có quy định “chủ sở hữu được đòi lại
động sản phải đăng kí quyền sở hữu…” Hơn nữa đối với động sản phải đăng
kí quyền sở hữu thì các cá nhân tổ chức dễ dàng hơn trong việc chứng minh
là chủ sở hữu của tài sản so với chứng minh là chủ sở hữu của tài sản là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu Do đó người thực tế đang có vật phải trả lại vật cho chủ sở hữu và có quyền yêu cầu người chuyển giao vật cho mình hoàn trả tiền hoặc các lợi ích vật chất mà mình bị thiệt hại Có thể lấy ví dụ như sau: Anh Nguyễn Văn A là chủ sở hữu của chiếc xe gắn máy hiệu vespa, các giấy tờ đăng kí xe và bảo hiểm xe đều mang tên anh là chủ
sở hữu Một hôm anh A đi xe máy đi chơi và để xe trên vỉa hè trong cốp xe anh có để đầy đủ các loại giấy tờ xe theo thói quen Sau đó B đã lấy trộm được chiếc xe của anh A và sau khi mở cốp xe đó ra lại phát hiện đầy đủ các loại giấy tờ của chiếc xe đó Sau đó B đã bán chiếc xe máy hiệu vespa đó
Trang 9cho anh C, do B có đầy đủ các loại giấy tờ xe nên anh C nghĩ rằng B là chủ
sở hữu hợp pháp của chiếc xe đó nên đã thực hiện giao dịch mua bán chiếc
xe máy đó với B với giá 40 triệu đồng Sauk hi mua bán thành công với B, anh C sử dụng chiếc xe đó được 1 tháng thì A phát hiện ra chiếc xe anh C đang sử dụng chính là chiếc xe của mình và đã kiện để đòi lại chiếc xe đó Trong trường hợp này thì theo Điều 258 BLDS anh C sẽ phải trả lại chiếc xe
đó cho anh A, vì chiếc xe máy là một loại tài sản phải đăng kí quyền sở hữu, anh C có quyền yêu cầu anh B hoàn trả lại số tiền mu axe cho mình là 40 triệu đồng
Thứ hai: Những trường hợp ngoại lệ - chủ sở hữu không được đòi lại tài
sản từ người thứ ba chiếm hữu ngay tình
giá do trung tâm bán đấu giá tài sản, Tổ chức kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc hội đồng bán đấu giá (gọi chung là tổ chức bán đấu giá) thực hiện theo đúng trình tự thủ tục quy định tại Nghị định 17/2010/NĐ-CP về đấu giá tài sản được coi là đúng pháp luật Người thứ ba ngay tình phải nhận được tài sản từ tổ chức bán đấu giá đúng theo quy định của pháp luật thì mới được pháp luật bảo vệ trong trường hợp chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản là động sản phải đăng kí quyền sở hữu đối với người thứ ba ngay tình Động sản phải đăng kí quyền sở hữu nhưng tổ chức bán đấu giá cũng không xác định được chính xác hoàn toàn về nguồn gốc và tình trạng pháp lý do đó người mua được tài sản được coi là chiếm hữu ngay tình Do vậy chủ sở hữu không được kiện đòi tài sản của người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp này
Có thể lấy ví dụ trong trường hợp này như sau: A là chủ sở hữu của chiếc xe oto nhãn hiệu INOVA, sau đó B đã ăn cắp được chiếc xe oto này của A và trong xe có để sẵn đầy đủ các loại giấy tờ xe như giấy đăng kí xe, bảo hiểm…Tiếp theo sau đó chiếc xe do B ăn trộm được từ A đã được đem ra
Trang 10bán đấu giá theo đúng thủ tục và trình tự do pháp luật quy định Sau cuộc bán đấu giá thì C là người thắng cuộc và được sở hưu chiếc xe oto đó với giá
là 500 triệu đồng Sau một thời gian ngắn thì A phát hiện ra chiếc xe mình mất chính là chiếc xe mà C đang sử dụng Trong trường hợp này C không phải trả lại chiếc xe oto đó cho A
mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải chủ sở hữu tài sản do bản
án, quyết định bị hủy, sửa
Theo quy định của BLTTDS 2004, bản án, quyết định của tòa án bị hủy, sửa trong những trường hợp sau đây:
- HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp
sơ thẩm giải quyết lại trong hai trường hợp là: 1 Việc chứng minh thu thập chứng cứ không đúng theo quy định tại chương VII của BLTTDS hoặc chưa thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được; 2 Thành phần của HĐXX sơ thẩm không đúng theo quy định của BLTTDS hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng (Điều 277)
- HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 192 của BLTTDS (Điều 278)
- Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết đinh hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm lại trong các trường hợp: 1 Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không theo quy định tại chương VII của BLTTDS; 2 Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của
vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật; 3 Thành