đây là đề cương ôn tập môn logic học đại cương của trường mình, chúng mình đã trả lời hoàn thiện để học cho tiện, hi vọng chúng sẽ giúp cho các bạn có một đáp án chính xác để thi nhé :Dchúc các bạn ôn thi tốt
Trang 1Câu 1: Trình bày các nghĩa khác nhau của thuật ngữ logic? Logic học quan tâm đến nghĩa nào của thuật ngữ đó?
-Nghĩa thứ nhất: từ hay lời nói
- Nghĩa thứ hai: tính có quy luật (hay cái không thể khác), thường thể hiện thông qua từ "tất yếu"
Logic học quan tâm đến nghĩa thứ 2:
- Logic là logic khách quan : không chỉ là những quy luật trong tự nhiên vd nước chảy đá mòn, hết ngày đến đêm mà còn là những quy luật xã hội ( qhsx ptr phù hợp với sự ptr llsx, q.luật cung cầu, có áp bức có đấu tranh )
- Logic là logic chủ quan: tư duy, ý thức con ng cũng phải diễn ra 1 cách tất yêu
- Logic là logic học: logic học là 1 ngành KH nghiên cứu về tư duy đúng đắn
Câu 2: Tư duy và tư duy đúng đắn là gì? Thế nào là logic của tư duy, thế nào
là logic của tư duy hình thức?
Tư duy một cách chung nhất được hiểu là sự phản ánh hay nhận thức của con
người về đối tượng (sự vật, hiện tượng, quá trình)
-> Tư duy sai: nguyên nhân có thể do tư duy nhận thức luôn luôn đi sau đối tượng hiện thực (do svht luôn luôn vận động-ldo khách quan) hay do hoàn cảnh(ld chủ quan- trình
độ con ng chưa đủ để nhận thức được về đ.tg đó) -> lỗi: ngụy biện( biết là sai mà vẫn cố tình làm sai), ngộ biện (sai mà không biết m sai)
-> Tư duy đúng:
+ Tư duy phản ánh đứng 1 cách ngẫu nhiên là tư duy p.á phù hợp với hiện thực, chân thực hiện thực nhưng ko dựa trên 1 bằng chứng KH cụ thể nào cũng như ko tuân thủ các ng.tắc của nhận thức
+ Tư duy phản ánh đúng 1 cách tất yếu: là tư duy p.á phù hợp hiện thực, chân thực hiện
thực dựa trên các bằng chứng KH cụ thể hoặc tuân theo các ng tắc của nhận thức -> Tư duy đúng đắn
Tư duy logic là tư duy có hệ thống, tất yếu, chặt chẽ và chính xác.
Logic của tư duy hình thức là KH nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư
duy đúng đắn để phản ánh ề đối tượng ở mặt hình thức.hay nói cách khác là để phản ánh đối tượng ở trạng thái tĩnh, đứng im tương đối
Câu 3: Thế nào là nội dung và hình thức của tư duy?
Nội dung của tư duy là những tri thức khác nhau mà con người có được trong quá
trình phản ánh về đối tượng và nội dung tư duy thể hiện sự phong phú của hiện thực
Hình thức của tư duy là những cấu trúc logic hay những kết cấu logic cỉa tư tưởng
trong quá trình phản ánh về đối tượng Hình thức tư duy thể hiện thông qua các kí hiệu logic
Câu 4: Phát biểu định nghĩa, phân tích đặc điểm cơ bản của khái niệm?
Khái niệm là 1 hình thức tồn tại cơ bản của tư duy dùng để phản ánh về đối tượng
thông qua những dấu hiệu bản chất khác biệt (-> Dấu hiệu bản chất? Dấu hiệu bản chất khác biệt? )
Đặc trưng của KN:
Trang 2- KN là sự phản ánh tương đối toàn diện về đối tượng: Những dấu hiệu bản chất,
đặc trưng được phản ánh trong khái niệm chi phối toàn bộ các mặt, các mlh khác của đ.tg.Vì thế hiểu biết về đ.tg ở tình độ KN là sự hiểu biết tương đối toàn diện về nó VD?
- KN là sự phản ánh tương đối có hệ thống về đối tượng: các dấu hiệu được phản
ánh trong KN tuân theo trình tự nhất định, có quan hệ và quy định lẫn nhau một cách chặc chẽ,qua đó cho ta hình ảnh tương đối trọn vẹn về đối tượng Có thể nói tính hệ thống của KN do tính hệ thống của đối tượng p.á quy định Đúng như V.I.Lê nin đã từng nói sự vật bắt đầu từ đâu thì tư duy phải bắt đầu từ đó, cái logic chẳng qua là rút gọn cái lịch sử VD?
- KN là sự phản ánh tương đối chính xác về đối tượng: KN p.á sv, ht trong trạng
thái tương đối ổn dịnh Các dấu hiệu bản chất, đặc trưng được phản ánh trong KN là những dấu hiệu quyết định sự tồn tại của trạng thái tương đối ổn định đó Nêu đúng những dấu hiệu bản chất đặc trưng là làm rõ mối tương quan phù hợp giữa KN và đối tượng Đó là bảo đảm tính chính xác của KN
- KN là sản phẩm của tư duy và kết quả của sự nhận thức, là sự sáng tạo của cng:
KN là sự p.á đ.tg trong hiện thực nhưng góp phần chỉ đạo hoạt động thực tiễn của cng trong quan hệ với đ.tg Suy đến cùng, thực tiễn là cơ sở, mục đích và động lực của sự nhận thức Nếu không có nhu cầu thực tiễn, con ng không đặt các sv,ht của thế giới hiện thực thành đói tượng của sự nhận thức và cũng không khái quát thành KN Vì vậy, xuất phát từ nhu cầu hđ thực tiễn và hoạt động nhận thức mà hệ thống KN đc cng xây dựng
và sử dụng làm công cụ để tiếp tục quá trình nhận thức hệ thống KN ngày càng được
mở rộng cùng với hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của cng và xh
Câu 5: Thế nào là nội hàm và ngoại diên của khái niệm? Trình bày mối quan
hệ nội hàm và ngoại diên của khái niệm?
Nội hàm là tập hợp những dấu hiệu bản chất khác biệt có trong KN phản ánh về
đ.tượng VD: "Pháp luật": hệ thống các quy tắc xử sự, do NN ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện sm NN
Ngoại diên là tập hợp những đối tượng tỏng hiện thực thỏa mãn những dấu hiệu
bản chất khác biệt được nêu trong nội hàm của KN (KN có ng diên hữu hạn VD tập hợp những só chẵn có 1 chữ số , vô hạn VD tập hợp số chẵn )
Mqh giữa nội hàm và ng.diên NH và ND có qu và quy định lẫn nhau chặt chẽ NH
được xđ trên cơ sở lớp đối tượng là ng.diên của KN đó Sự thay đổi Nh dẫn đến thay đổi
ND và ngược lại NH và ND có mối quan hệ nghịch biến.Nếu nội hàm càng sâu (các dấu hiệu thuộc nội hàm ngày càng mang tính chất cụ thể) thì ngoại diên càng hẹp ( lớp đối tượng mà KN phản ánh ngày càng ít)
Câu 6: Trình bày các thao tác với khái niệm?
Mở rộng khái niệm là thao tác logic trong đó từ KN có ngoại diên nhỏ hởn (KN
chủng) chuyển snag KN có ng diên lớn hơn (KN loại), nói cách khác, mrkn là thao tác thu được KN mới = cách mở rộng ng.diên của KN cho trước, tức là tùm được Kn nằm trong quan hệ bao hàm với Kn cho trước VD: con ng -> ĐV -> SV Lưu ý: khi thực hiện thao tác này tư tưởng phải vận động từ KN chủng
Trang 3Thu hẹp KN là thao tác logic ngược lại với mrkn, trong đó từ Kn có ng diên lớn
hơn (KN loại ) ta thu được KN có ng diên nhỏ hơn (Kn chủng), nói cách khác, thu hẹp
KN chính là thao tác thu được KN mới bằng cách thu hẹp ng diên của Kn cho trước, tức
là tìm được KN bị bao hàm trong quan hệ với KN cho trước VD: tứ giacs -> hv -> hbh
Định nghĩa khái niệm :
- Bản chất phép định nghĩa là thực hiện nhiệm vụ chỉ ra nội dung cơ bản nhất của nội hàm Kn
- bản chất của đnghĩa Kn chính là việc gọi tên đối tượng
-> Cấu trúc: kN đc đn: Dfd là kn ta cần vạch ra nội hàm cơ bản của nó Dfn là Kn có những dấu hiệu chung, căn bản, cấu thành nên nội hàm của KN đc đn
-> Chức năng: vạch rõ nội hàm của Kn được định nghĩa, phân biệt được đối tượng cần định nghĩa với đ.tg khác
- Các kiểu đn: + căn cứ đối tượng được ddn: đn thực, đn duy danh
+ căn cứ vào tính chất của Kn dùng để đn: đn thông qua loại gần nhất khác biệt về chủng, đn dựa trên quan hệ, đn dựa trên nguồn gốc
+ các kiểu đn khác: đn môtả, đn so sánh
Câu 7: Thế nào là định nghĩa về khái niệm? Nêu cấu tạo và các quy tắc về định nghĩa khái niệm?
Bản chất, chức năng, cấu trúc, các kiểu đn: câu 6
Các quy tắc đối với phép đn:
- Đn phải cân đối Dfd = Dfn.
Vi phạm rơi vào 3 lỗi:
+ Đn quá rộng : Dfn > Dfd VD: SV nữ là Sv
+ Đn quá hẹp: Dfn < Dfd Vd: SV là những ng học tại ĐHKS
+ ĐN vừa rộng vừa hẹp: Dfn # Dfd VD: Sv là những ng đang học tại HN
- Không được đn vòng quanh: đây là kiểu đn trong nội hàm KN dùng để đn lại
được xđ thông qua Kn cần đn VD: pp tốt nhất trong t.y là ko có pp; đợi là chờ, chờ là đợi,
- Tránh dùng mệnh đề phủ định để đn: quy tắc này yêu cầu trong 1 đn KH nên
hạn chế việc dùng mệnh đề phủ định, vì việc này dễ dẫn đến ko làm rõ nội hàm của KN được đn VD: yêu là không ghét, giỏi là ko dốt
KN dùng để đn và Kn đc đn phải nằm trong q.hệ đối lập
Nội hàm của KN dùng để đn đã đc làm rõ
VD: bất động sản là những thứ ko tự di chuyển được động sản là những thứ ko phải bất động sản
- Đn phải tường minh: đn phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác Quy tắc này yêu cầu
thuật ngữ được sử dụng trong đn phải ngắn gọn, rõ ràng, đơn nghĩa, tránh s.dụng những
từ da nghĩa, mập mờ hoặc ví von so sánh, dễ tạo hiển lầm về đ.tg đc đn Vd: CNCS là thiên đường của nhân loại
Câu 8: Trình bày về các kiểu định nghĩa thường dùng?
Các kiểu đn:
Trang 4- căn cứ đối tượng được đn:
+đn thực: là đn về chính đ.tượng đó bằng cách chỉ ra những dấu hiệu cơ bản nhất
trong nội hàm của KN cần đn VD: vũ khí là những vật dụng có k.năng chiến đấu
đn duy danh là kiểu đn đã vạch ra nghĩa của từ biểu thị đ,tượng, đây chính là t.tác
đặt tên cho đối tượng Vd: hiến pháp là đạo luật gốc của 1 quốc gia
-căn cứ vào tính chất của Kn dùng để đn:
+đn thông qua loại gần nhất khác biệt về chủng là kiểu đn trong đó phải chỉ ra
loại gần nhất chứa KN cần đn rồi sau đó vạch ra những dấu hiệu khác biệt của KN cần
đn so với KN đó VD con ng là đv bậc cao,có tư duy
+ đn dựa trên quan hệ là kiểu đn trong đó ngta chỉ ra KN đối lập với KN cần đn
và nêu rõ mqh giữa các đ.tg mà 2 Kn đó p.á VD: h.tượng là bản chất được thể hiện ra bên ngoài B.chất là hiện tượng bên trong
+ đn dựa trên nguồn gốc là kiểu đn mà trong đó vạch ra nguồn gốc hoặc phương
thức tạo ra đối tượng mà KN cần đn p.á
- các kiểu đn khác:
+ đn môtả là kiểu đn = cách liệt kê các dấu hiệt khác biệt bên ngoài nhằm phân
biệt đối tượng này với đối tượng khác VD: nước là 1 kiểu v.chất ở thể lỏng, ko màu, ko mùi, ko vị
+ đn so sánh là kiểu đn trong đó dấu hiệu của Kn được nêu ra = cách so sánh với
dấu hiệu tương tự của Kn khác đã biết VD: tối như mực, đen như gỗ mun
Câu 9: Trình bày về các dạng quan hệ giữa các khái niệm? Cho ví dụ?
Quan hệ điều hòa là quan hệ giữa các KN có ít nhất 1 phần trùng nhau.
- QH đồng nhất là quan hệ giữa các KN mà ngoại diên của chúng hoàn toàn trùng
nhau VD: Nhà thơ Tố Hữu + tác giả tập thơ Từ ấy
- QH giao nhau là qh giữa các KN mà 1 phần ngoại diên của KN này là 1 phần
ngoại diên của KN kia và ngược lại VD: Sinh viên + Đảng viên; Bác sĩ + nữ giới
- QH bao hàm là qh giữa các Kn mà ngoại diên của KN này là toàn bộ ngoại diên
của KN kia nhưng ko ngược lại KN thứ nhất là KN bao hàm hay KN loại KN thứ hai là
KN bị bao hàm hay KN chủng VD: Sinh viên + SV đh KS
QH không điều hòa: là qh giữa các KN không có bất kì phần nào trùng nhau.
- QH ngang hàng là qh giữa các Kn mà ngoại diên của chúng tách rời nhau và
cùng lệ thuộc vào ngoại diên của KN loại VD: động vật + thực vật (cùng thuộc sinh vật); ô tô + xe máy (cùng thuộc p.tiện g.thông)
- QH đối lập là qh giữa các Kn mà nội hàm của chúng có các dấu hiệu trái ngược
nhau nhưng tổng ngoại diên của chúng bao giờ cũng nhỏ hơn ng.diên của KN loại chug VD: màu trắng + màu đen, nữ giới +nam giới
- QH mâu thuẫn là qh giữa các KN không chỉ có nội hàm trái ngược nhau mà còn
loại trừ nhau, tổng ngoại diên của chúng đúng bằng ng.diên kn loại chung VD: màu trắng + ko phải màu trắng
Câu 10: Trình bày định nghĩa và các đặc điểm của phán đoán đơn? Có mấy loại phán đoán đơn cơ bản? Cho ví dụ?
Trang 5PĐ cũng là 1 hình thức tồn tại cơ bản của tư duy, được hình thành bởi việc liên kết các KN với nhau, dùng để khẳng định hay phủ định mqh giữa các lớp đối tượng, sự tồn tại cũng như các thuộc tính của các lớp đối tượng.
PĐ đơn là sự liên kết của 2 khái niệm.
Đặc điểm: mang đ.đ của pđ nói chung:
Đặc trung 2 mqh: mqh với hiện thực mà nó p.á, mqh với phương tiên mà nó dùng
để p.a
- 1 pđ luôn luôn p có đ.tg và n.dung p.á là xác định:
+ Đ.tg p.á: có thể là sự vật sự việc hiện tượng hay quá trình trong hiện thực
+ Nội dung p.á của p,đ nhằm k.định hay p.định sự tồn tại của đối tượng của các thuộc tính hay mối quan hệ giữa các lớp đối tượng, hoặc mqh giữa đối tượng với thuộc tính của nó
- 1 p.đ phải luôn có cấu trúc logic xác định:
Mọi S là P Tồn tại S không là P
VD: Động cơ vĩnh cửu không tồn tại
- Phải có g.trị logic xác định:
+ G.trị logic: là sự phù hợp hay không phù hợp của nội dung p.á của p.đ đối với hiện thực
TH1: nội dung p.á của pđ phù hợp với hiện thực -> g,trị logic là chân thực KH = 1
TH2: nội dung p.á của pđ ko phù hợp với hiện thực -> g.trị logic là giả dối KH
=0
-> logic hình thức là logic lưỡng trị (chỉ chấp nhận 2 qh giá trị )
- P.đ luôn được thể hiện bằng câu hay mệnh đề trần thuật và chỉ có câu trần thuật mới là loại câu đưa ra thông tin mạng nội dung khảng định hay phủ định và đặc biệt là
nó phù hợp với yêu cầu của p.đ là có giá trị logic xác định
Câu 11: Thế nào là tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán đơn? Trình bày tính cho diên của các thuật ngữ trong từng phán đoán đơn? Cho ví dụ
Phán đoán đơn là phán đoán gồm hai khái niệm đc liên kết với nhau để phản ánh hiện thực
Tính chu diên của từng phán đoán đơn
Thể hiện sự hiểu biết của chúng ta về MQH giữa chủ từ và vị từ do phân tích hình thức của phán đoán
-việc xác định tính chu diên của thuật ngữ chỉ đc đặt ra và xem xét khi các thuật ngữ đó tồn tại trong MQH xác định tạo nên một phán đoán đơn bất kì
- Để Xđ 1 thuật ngữ nào đó (S,P) trong phán đoán đơn là chu diên hay ko chu diên phải xét nó trong mqh với thuật ngữ còn lại, dựa vào cơ sở MqH giữa các khái niệm
Thuật ngữ chu diên khi xuất phát từ sự phân tích hình thức của phán đoán, có thể
rút ra kết luận rằng ngoại diên của nó hoàn toàn nằm trong hoặc hoàn toàn nằm ngoài
Trang 6ngoại diên của thuật ngữ còn lại hay nói cách khác thuật ngữ đc xét đến toàn bộ lớp đối tượng thì Tn đó chu diên KH: S+, P+
Thuật ngữ ko chu diên nếu xuất phát từ sự phân ticah hình thức của pđ, có thể rút
ra k.luận rằng ngoại diên của nó có 1 phần nằm trong hoặc 1 phần nàm ngoài ngoại diên của Tn còn lại, hay nói cách khác, Tn nào chỉ đc xét đến 1 phần, 1 bộ phận của lớp đối tượng thì Tn đó không chu diên KH: S-, P-
Tính chu diên của các thuật ngữ trong từng phán đoán đơn A-E-I-O
Phán đoán toàn thể khẳng đinh “A”
Công thức: Mọi S là P
TH1: S,P nằm trong quan hệ bao hàm
VD: mọi thẩm phán đều hiểu biết pháp luật
S= thẩm phán
P= Người hiểu biết pháp luật
TH2: S,P nằm trong quan hệ đồng nhất
Vd: Mọi số chẵn đều chia hết cho 2
S= số chẵn
P= số chia hết cho 2
Phán đoán bộ phận khẳng định I
Công thức: Một số S là P
Sơ đồ biểu diễn:
TH1: S và P nằm tỏng quan hệ giao nhau
ví dụ: một số thanh niên vi phạm pháp luật
S= Một số thanh niên;
P= người vi phạm pháp luật
TH2: S và P năm trong quan hệ bao hàm
Một số ng hiểu biết pháp luật là luật sư
S= người hiểu biết pháp luật
P= luật sư
Phán đoán toàn thể phủ định E
Công thức :Mọi S ko là P
S và P nằm trong quan hệ ngang hàng
Vd : người buôn ma túy ko phải là người lương thiện
S= người buôn ma túy
P= người lương thiện
Phán đoán bộ phận phủ định O
Công thức :Một số S ko là P
Sơ dồ biểu diên:
P-S+
S+ trùng P+
S-
P- S-P+
Trang 7
S-TH1: S và P giao nhau
VD : một số thanh niên ko vi phạm pháp luật
S= thanh niên
P= người vi phạm pháp luật
TH2:
Vd: có người hiểu biết pháp luật ko là luật sư
S= người hiểu biết pháp luật
P= luật sư
Câu 12: Trình bày mối quan hệ giữa các phán đoán đơn về mặt giá trị logic dựa trên hình vuông logic?
A E
I O
Quan hệ mâu thuẫn :
Đn: là quan hệ giữa các phán đoán khác nhau về cả chất lẫn lượng MQH này thể hiện trên hai đường chéo của hình vuông, là Qh giữa các cặp đối lập
A O; E I
Các phán đoán nằm trong quan hệ này không thể cùng chân thực hoặc giả dối, nhất thiết
1 chân thực 1 giả dối
Vd: Mọi giảng viên đều là giáo sư A= 0 -> O =1: một số giảng viên không là giáo sư
Quan hệ lệ thuộc:
Đn: là quan hệ giữa các phán đoán giống nhau về chất nhưng khác nhau về lượng
MQh này thể hiện thông qua 2 cạnh bên của hình vuông logic, đó là Qh giữa các cặp phán đoán <E-O>, <A-I>
TH1: Nếu phán đoán bậc trên chân thực => phán đoán bậc dưới tất yếu chân thực,
vì phán đoán bậc dưới chỉ là một bộ phận của phán đoán bậc trên
Nếu phán đoán bậc dưới chân thực thì phán đoán bậc trên chưa chắc chân thực <
có thể chân thực hoặc giả dối>
TH2: nếu phán đoán bậc dưới là giả dối thì phán đoán bậc trên tất yếu giả dối vì
phán đoán bậc dưới là bộ phận của phán đoán bậc trên
Nếu phán đoán bậc trên giả dối thì phán đoán bậc dưới chưa chắc giả dối
Quan hệ đối lập
ĐN: quan hệ đối lập là quan hệ giữa các phán đoán giống nhau về lượng, khác nhau về chất
MQH này thể hiện giữa các cặp A-E; I-O
+Các phán đoán có lượng là toàn thể thì nằm trong quan hệ đối lập trên
Đặc trưng của quan hệ đối lập trên là: chúng không thể cùng chân thực, nhưng có thể cùng giả dối
Trang 8+ Các phán đoán có lượng là lượng bộ phận nằm trong QH đối lập dưới:
Đặc trưng về mặt logic nằm trong quan hệ đối lập dưới: chúng ko thể cùng giả dối nhưng có thể cùng chân thực
Câu 13: Thế nào là tính đẳng trị của các phán đoán phức? Hãy tự tìm 1 phán đoán mà phân biệt đẳng trị với phán đoán đó?
Phán đoán phức là phán đoán đc bởi các phán đoán đơn nhờ liên từ logic Các phán đoán đơn trong phán đoán phức là phán đoán thành phần
Tính đẳng trị cảu phán đoán phức là tính chất bình đẳng về mặt giá trị giữa các p.đ phức với cấu trúc logic hình thức khác nhau nhưng có cùng 1 giá trị logic Như vậy thao tác tìm đẳng trị của phán đoán phức chính là thao tác tìm một cách diễn đạt khác tương đương sao cho cấu trúc mệnh đề diễn đạt thay đổi nhưng ko làm cho nội dung mệnh đề thay đổi
Các đẳng trị: (tự xem vở hoặc sách nhé ^_^ )
Ví dụ: tìm phán đoán đẳng trị với phán đoán sau: “ bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”
Trong đó p= Bị cáo có quyền tự bào chữa; q= bị cáo có quyền nhờ người khác bào chữa
Công thức của phán đoán: ( )
Theo công thức đẳng trị: ( ) = ( ) = (q p) = (p )
Ta có các phán đoán đẳng trị
(p ) : không thể nói bị cáo không có quyền tự bào chữa cũng khôg có quyền nhờ người khác bào chữa
(q p): nếu bị cáo không nhờ người khác bào chưã thì bị cáo có quyền tự bào chữa ( ): nếu bị cáo không tự bào chữa bị cáo có quyền nhờ người khác bào chữa
Câu 14: Có mấy loại phán đoán phức cơ bản? Trình bày định nghĩa, cấu trúc
và quy tắc tính giá trị logic của chúng?
Phán đoán phức là phán đoán đc bởi các phán đoán đơn nhờ liên từ logic Các phán đoán đơn trong phán đoán phức là phán đoán thành phần
Có 5 loại phán đoán cơ bản:
+Phán đoán liên kết (phép hội)
+Phán đoán phân liệt< phép tuyển>
+Phán đoán điều kiện< phép kéo theo>
+Phán đoán tương đương
+Phán đoán phủ định
Phán đoán liên kết: a ٨b
ĐN: là phán đoán phản ánh MQh cùng tồn tại giữa các phán đoán thành phần trong đó mỗi p.đ p.á về 1 đối tượng hay 1 thuộc tính bất kì
Những từ mang ý nghĩa liên từ: và; không chỉ… Mà còn; vừa là….; cả… lẫn…., tuy… Nhưng ; vừa … Vừa ; chẳng những… Mà còn…………
Cách tính giá trị logic của phép hội :
Trang 9Phép hội chỉ đúng trong TH cả 2 phán đoán thành phần đều đúng, và sai khi có ít nhất một phán đoán thành phần là sai
Phán đoán phân liệt
ĐN : phán đoán phân biệt thể hiện mối quan hệ lựa chon tồn tại giữa các phán đoán thành phần trong đó nhất thiết phải có 1 phán đoán thành phần tồn tại
Phép tuyển mạnh : là phán đoán phức trong đó thể hiện mối quan hệ lựa chọn tòn
tại giữa các p.đ thành phần, trong đó chỉ có một phán đoán thành phần tồn tại và
sự tồn tại của nó loại trừ hoàn toàn sự tồn tại của phán đoán thành phần kia
Cách tính giá trị logic : Phép tuyển mạnh chỉ đúng khi và chỉ khi một trong hai phán đoán thành phân đúng và sai khi các phán đoán thành phần cùng đúng hoặc cùng sai
Phép tuyển yếu a ٧b là phán đoán phức mà trong đó thể hiện MQH lựa chọn tồn
tại giữa các phán đoán thành phần nhưng sự tồn tại của phán đoán thành phần này không loại trừ sự tồn tại cảu phán đoán thành phân kia, nói các khác, trong p tuyển yếu, mặc dù vẫn là sự lựa chọn tồn tại những có thể xảy ra khả năng các p.đ t.phần cùng tồn tại
Cách tính giá trị logic : phép tuyển yếu chỉ sai khi các p.đ t.phần cùng sai, đúng trong các TH còn lại
Phán đoán điều kiện< phép kéo theo>
Đn : phán đoán điều kiện phản anh mối quan hệ giữa các phán đoán thành phần, trong đó chỉ có 1 thành phần tồn tại với tư cách là điều kiện và t.phần còn lại tồn tại với
tư cách là hệ quả hay nói cách khác phán đoán điều kiện có cấu trúc như 1 mqh nhân quả KH a → b
Liên từ : nếu… thì ; vì……….nên ; do…… nên ;………
Cách tính giá trị logic : phép kéo theo chỉ sai khi và chỉ khi nguyên nhân đúng và kết qủa sai, và đúng trong các trường hợp còn lại
Phán đoán tương đương hay phép tương đương
ĐN : phán đoán tương đương là phán đoán phức thể hiện MQH 2 chiều giữa các phán đoán thành phần Kí hiệu A ↔B
Cách tính gía trị logic: phép tương đương đúng khi A và B cùng đúng hoặc cùng sai, sai khi các p.đ thành phần ko cùng giá trị
Phán đoán phủ định
Đn: phán đoán phủ định là phán đoán phức phản ánh sự không tồn tại của phán đoán thành phần ở phẩm chất xác định Nếu gọi p.đ thành phần là a thì p.định của
nó là ko a
Liên từ logic:
Đối với từng phán đoán đơn” không”
Đối với phán đoán phức” không có chuyện, làm j có chuyện……’’
Cách tính giá trị logic:
Trang 10Câu 15: Các đặc điểm chính của các quy luật logic cơ bản của tư duy hình thức?
ĐN: Quy luật logic hình thức là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại giữa các svhtuong của thế giới,nó phản ánh trạng thái tĩnh, trạng thái ổn định tương đối của sự vật
Các đặc trưng của logic hình thức:
Quy luật tư duy mang tính khách quan: cũng giống như các quy luật tự nhiên xã hội,
quy luật tư duy mang tinh khách quan Nghĩa là nó tồn tại khách quan ko phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người
Thừa nhận tính khách quan của các quy luât tư duy, cho phép nghiên cứu như hiện tượng tồn tại tương đối độc lập, thấy rõ đc vai trò cảu tư duy đúng đắn trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan Cũng từ đó tư duy con người phải
đc điều chỉnh, đc hoàn thiện ngày càng phát huy hơn nữa tính sang tạo và thông qua các hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của mình
Quy luật tư duy đc chấp nhận như các tiền đề
trong cuộc sống hàng ngày, các quy luật tư duy đc lặp đi lặp lại nhiều lần, qua kinh nghiệm cuộc sống của con người chấp nhận tính hiển nhiên, không phải chứng minh khi
đề cập nó Do vậy, các quy luật cảu tư duy đc quan niệm như một tiền đề
Quy luật của tư duy mang tính phổ biến
Quy luật của tư duy đc thể hiện trong quá trình tư duy của mọi chủ thể; tác động trong mọi lĩnh vực của sự nhận thức khoa học và thậm chí, trong bất kì trình độ nào của tư duy cũng bắt buộc phải tuân thủ Nếu không tuân thủ các quy luật thì kết cấu nội tại của tư duy sẽ bị phá vỡ, tính chân thực logic của tư duy sẽ bị vi phạm Do đó, tư duy sẽ ko làm đúng chức năng phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan cũng như khả năng sang tạo…
Quy luật tư duy mag tính tương đối và có giới hạn
Mặc dù tồn tại một cách phổ biến nhưng quy luật tư duy hình thức cũng chỉ mang tính chất tương đối và có giới hạn trong phạm vi nhất định Bởi bì các quy luật tư duy logic hình thức chỉ phản ánh trạng thái ổn định tương đối cảu các sự vật hiện tượng nên nó chỉ đúng trong giới hạn không gian và thời gian, trong hệ quy chiếu nhất định
Câu 16: Trình bày cơ sở khách quan nội dung và yêu cầu của các quy luật đó? Cho ví dụ về các trường hợp sai phạm khi tư duy vi phạm các yêu cầu này?
ĐN: Quy luật logic hình thức là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại giữa các svhtuong của thế giới,nó phản ánh trạng thái tĩnh, trạng thái ổn định tương đối của sự vật
Các quy luật cơ bản của tư duy hình thức: (tự VD nhé)
Quy
luật
Cơ sở khách
quan
thức
Yêu cầu