Thiết kế đập đất mới nhất

52 2.8K 0
Thiết kế đập đất mới nhất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TCVN : 2013 Xuất bản lần 1 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ĐẬP HỖN HỢP ĐẤT ĐÁ ĐẦM LĂN YÊU CẦU THIẾT KẾ Hydraulic structures Rolled earth-rock fill dams - Requirements for design HÀ NỘI - 2013 1 TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA DỰ THẢO 7 - 2013 2 Mục lục Trang Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 1 Phạm vi áp dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 2 Tài liệu viện dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 3 Thuật ngữ và định nghĩa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 4 Phân loại và phạm vi áp dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8 4.1 Phân loại theo cấp đập và theo chiều cao đập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8 4.2 Phân loại theo vật liệu làm đập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 4.3 Loại đập áp dụng trong tiêu chuẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 5 Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế đập hỗn hợp đất đá . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 5.1 Yêu cầu chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 5.2 Điều kiện làm việc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 5.3 Hệ số an toàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 5.4 Yêu cầu về tài liệu địa hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 5.5 Yêu cầu về tài liệu địa chất và địa chất thủy văn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 6 Lựa chọn vị trí đập và tim tuyến xây dựng đập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16 7 Yêu cầu về vật liệu đắp đập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16 7.1 Yêu cầu chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16 7.2 Vật liệu đắp là đất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17 7.3 Vật liệu đắp là đá . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18 7.4 Vật liệu đắp đập lấy từ đất thải hố móng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19 7.5 Vật liệu đắp đập là cát cuội sỏi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19 8 Thiết kế mặt cắt ngang của đập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 8.1 Cao trình đỉnh đập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 8.2 Lựa chọn hình dạng và kết cấu mặt cắt ngang đập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21 8.3 Chiều rộng đỉnh đập và cấu tạo đỉnh đập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21 8.4 Lựa chọn độ dốc của mái đập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22 8.5 Kết cấu bảo vệ mái đập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23 8.6 Chống thấm ở thân đập và nền đập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32 8.7 Kết cấu tiêu thoát nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37 9 Tính toán ổn định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41 9.1 Tính toán thấm qua thân đập và nền đập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41 9.2 Tính toán ổn định mái đập, tường nghiêng và lớp bảo vệ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42 9.3 Tính toán lún . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42 10 Yêu cầu về nền đập và thiết kế xử lý nền đập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44 10.1 Yêu cầu chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44 10.2 Khi nền đập là đá . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44 10.3 Khi nền đập không phải là đá . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45 11 Nối tiếp đập với nền, hai bờ vai đập và các công trình xây đúc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46 12 Yêu cầu thiết kế thi công xây dựng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47 13 Yêu cầu thiết kế lắp đặt hệ thống thiết bị quan trắc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48 Phụ lục A (Quy định) Xác định chiều cao sóng leo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50 3 Lời nói đầu TCVN : 2013 Công trình thủy lợi - Đập hỗn hợp đất đá đầm lăn - Yêu cầu thiết kế, được xây dựng mới trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn thiết kế đập đất đá của nước ngoài và một số tài liệu hướng dẫn khác có liên quan, theo quy định tại khoản 2 điều 13 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a, khoản 1 điều 5 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. TCVN : 2013 do Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi thuộc trường Đại học Thủy lợi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. 4 Công trình thủy lợi Đập hỗn hợp đất đá đầm lăn - Yêu cầu thiết kế Hydraulic structures Rolled earth-rock fill dams - Requirements for design 1 Phạm vi áp dụng 1.1 Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế đập hỗn hợp đất đá loại vừa và loại thấp thi công theo phương pháp đầm nén. Đập hỗn hợp đất đá loại cao thi công theo phương pháp đầm nén phải có tiêu chuẩn thiết kế riêng. 1.2 Có thể vận dụng quy định trong tiêu chuẩn này khi thiết kế xây dựng các công trình chắn nước khác có điều kiện làm việc tương tự. 2 Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có): TCVN 4054 : 2005 Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế; TCVN 4253 : 2012 Nền các công trình thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 8215 : 2009 Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế bố trí thiết bị quan trắc cụm công trình đầu mối; TCVN 8216 : 2009 Công trình thủy lợi - Thiết kế đập đất đầm nén; TCVN 8297 : 2009 Công trình thủy lợi - Đập đất - Yêu cầu kỹ thuật trong thi công bằng phương pháp đầm nén; TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 TCVN 8421 : 2010 Công trình thủy lợi - Tải trọng và lực tác dụng lên công trình do sóng và tàu; TCVN 8422 : 2010 Công trình thủy lợi - Thiết kế tầng lọc ngược công trình thủy công; TCVN 8477 : 2010 Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế; TCVN 8478 : 2010 Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế; TCVN 8479 : 2010 Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật khảo sát mối, một số ẩn hoạ và xử lý mối gây hại; TCVN 8644 : 2011 Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật khoan phụt vữa gia cố đê; TCVN 8645 : 2011 Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật khoan phụt xi măng vào nền đá; TCVN 9143 : 2012 Công trình thủy lợi - Tính toán đường viền thấm dưới đất của đập trên nền không phải là đá; TCVN 9157 : 2012 Công trình thủy lợi - Giếng giảm áp - Yêu cầu thi công, kiểm tra và nghiệm thu; TCVN 9901 : 2013 Công trình thủy lợi – Yêu cầu thiết kế đê biển; 3 Thuật ngữ và định nghĩa Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau: 3.1 Đập chắn nước (Dams) Công trình chắn ngang dòng chảy của sông suối hoặc ngăn những vùng thấp để giữ nước và nâng cao mực nước trước đập hình thành hồ chứa nước. 3.2 Đập đất (Earth dams) Đập chắn nước chủ yếu được làm bằng vật liệu đất hoặc các loại đá phong hóa mạnh, phong hóa hoàn toàn có tác dụng dâng nước và giữ nước nhưng không cho phép để nước tràn qua 3.3 Đập đá (Rock dams) Đập chắn nước chủ yếu được làm bằng vật liệu đá. 3.4 Đập đồng chất (Homogeneous dams) Đập chắn nước được làm chủ yếu bằng một loại vật liệu (đất hoặc đá) có cùng nguồn gốc có các đặc trưng cơ lý lực học gần giống nhau. 3.5 Đập nhiều khối (Multi-blocked dams) Đập chắn nước được làm bằng nhiều loại vật liệu không có cùng nguồn gốc, có đặc trưng cơ lý lực học không giống nhau, được sắp xếp thành nhiều khối trong thân đập. 3.6 Đập đất, đá đầm lăn (Rolled earth-rock fill dam) Đập chắn nước làm bằng vật liệu đất, đá hoặc hỗn hợp đất và đá, được thi công bằng phương pháp đầm nén. 3.7 Chiều cao đập (Dam body height) Khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt nền thấp nhất sau khi dọn móng (không kể phần chiều cao chân khay) đến đỉnh đập. 3.8 Vùng tuyến công trình (Region of construction alignment) Đoạn sông và khu vực xung quanh có thể bố trí được một số tuyến xây dựng công trình đầu mối như đập chắn nước, đập tràn, công trình lấy nước, v.v để hình thành hồ chứa nước. 3.9 Vị trí đập (Dam location) Vị trí có thể xây dựng được công trình đầu mối đập chắn nước. 3.10 Tim tuyến (Center line) Đường nối liền các điểm giữa của đỉnh đập và chạy dọc theo chiều dài đập. Tim tuyến có thể là đường thẳng, đường gẫy khúc hoặc đường cong trơn. 3.11 Tuyến áp lực (Pressure line) Tuyến bố trí các công trình ngăn dòng chảy để tạo thành hồ chứa hoặc tổ hợp các công trình chịu áp lực nước trực tiếp từ hồ chứa như đập chắn nước, công trình xả nước, công trình lấy nước, v.v 3.12 Mực nước thiết kế (Design water level) Mực nước dùng để xác định các thông số thiết kế công trình, bao gồm mực nước thấp nhất thiết kế, mực nước dâng bình thường, mực nước lớn nhất thiết kế và mực nước lớn nhất kiểm tra. Theo mục đích sử dụng, một số công trình đập chắn nước tạo hồ có thể có thêm mực nước đón lũ thiết kế. 3.13 Độ vượt cao của đỉnh đập (Freeboard) Khoảng cách nhỏ nhất giữa mực nước kiểm tra lớn nhất và cao trình đỉnh đập cần đạt được để đảm bảo mực nước trong hồ chứa không tràn qua đập trong mọi trường hợp thiết kế. 3.14 Mác bê tông (Concrete grade) Cường độ chịu nén của mẫu bê tông ở tuổi 28 ngày được đúc và bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn (mẫu bê tông hình khối lập phương có cạnh 150 mm hoặc hình trụ đường kính 150 mm và chiều cao không nhỏ hơn 50 mm tuỳ thuộc vào độ lớn nhất của hạt cốt liệu, được bảo dưỡng ở môi trường có nhiệt độ 27 o C ± 2 o C, độ ẩm không khí từ 95 % đến 100 %). Bê tông được phân thành các mác M10; M15; M20; M25, M30; M40, M45 và cao hơn. Đơn vị của mác bê tông là MPa. 3.15 Mác chống thấm của bê tông (Antiseepage grade of concrete) Khả năng chống chịu áp lực nước lớn nhất của mẫu bê tông thủy công ở tuổi 28 ngày được đúc và bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn. Với áp lực này mẫu bê tông vẫn không bị nước thấm qua. Khả năng chống thấm của bê tông thủy công được phân thành các mác W-2, W-4, W-6, W-8, W-10 và W-12, tương ứng với các cấp áp lực là 2, 4, 6, 8, 10, 12 (daN/cm 2 ) và thời gian thí nghiệm tiêu chuẩn. Đơn vị của mác chống thấm là MPa. 3.16 Hệ số an toàn (Safety coefficient) Tỷ số giữa sức chống chịu tính toán tổng quát, biến dạng hoặc thông số khác của đối tượng xem xét với tải trọng tính toán tổng quát tác động lên nó (lực, mô men, ứng suất), biến dạng hoặc thông số khác. Hệ số an toàn dùng để đánh giá mức độ ổn định, độ bền, ứng suất, biến dạng chung và cục bộ cho từng hạng mục công trình và nền của chúng. 4 Phân loại và phạm vi áp dụng 4.1 Phân loại theo cấp đập và theo chiều cao đập 4.1.1 Đập đất, đập đá và đập hỗn hợp đất đá được phân thành 5 cấp gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV. Cấp đập (hay cấp công trình đập) phụ thuộc vào chiều cao đập và loại đất nền, được quy định trong bảng 1. Cấp đập xác định theo bảng 1 được xem xét nâng lên một cấp (trừ đập cấp đặc biệt) nếu xảy ra sự cố đập có thể gây thiệt hại to lớn về kinh tế - xã hội và môi trường ở hạ lưu. Việc xác định cấp đập do tư vấn thiết kế đề xuất và được cấp có thẩm quyền chấp thuận. 4.1.2 Theo chiều cao của đập và cấp công trình đập quy định tại bảng 1, đập đất, đập đá và đập hỗn hợp đất đá được chia thành ba loại chính sau: a) Đập loại cao: các đập cấp đặc biệt, cấp I và cấp II; c) Đập loại vừa: đập cấp III; c) Đập loại thấp: đập từ cấp IV trở xuống. Bảng 1 - Phân cấp công trình đập hỗn hợp đất đá Cấp công trình đập Đặc biệt I II III IV Đập đắp trên loại đất nền có chiều cao, m: - Nền đá > 100 >70 ÷ 100 >25 ÷ 70 >10 ÷ 25 ≤ 10 - Nền đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng - > 35 ÷ 75 >15 ÷ 35 >8 ÷ 15 ≤ 8 - Nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo - - >15 ÷ 25 >5 ÷ 15 ≤ 5 CHÚ THÍCH: Chiều cao đập xác định theo 3.7. 4.2 Phân loại theo vật liệu làm đập 4.2.1 Đập đất 4.2.1.1 Theo cấu tạo mặt cắt ngang của đập, đập đất được phân thành các loại thông dụng như trong hình 1 (các dạng mặt cắt này đều chưa xét đến điều kiện thấm nước của nền đập và được áp dụng đối với trường hợp nền không thấm nước hoặc ít thấm nước): a) b) a) b) c) d) c) d) e) f) e) f) g) h) g) h) Hình 1 - Cấu tạo mặt cắt ngang các loại đập đất thông dụng a) Đập đồng chất: đập đắp bằng một loại đất có cùng nguồn gốc có các đặc trưng cơ lý lực học gần giống nhau (dạng mặt cắt a); b) Đập không đồng chất: đập đắp bằng nhiều loại đất có các tính chất khác nhau, mỗi loại được đưa vào một khối đắp riêng biệt và đặt ở vị trí thích hợp trong mặt cắt đập (dạng mặt cắt b và d); c) Đập có tường nghiêng: tường nghiêng là vật liệu chống thấm (mềm hoặc cứng) bố trí ở mặt ngoài mái thượng lưu (dạng mặt cắt c và e); d) Đập có tường lõi là vật liệu chống thấm: vật liệu chống thấm bố trí ở lõi đập (dạng mặt cắt f và g); e) Đập hỗn hợp: phần thân đập phía thượng lưu đắp bằng một loại đất hoặc nhiều loại đất, phần thân đập phía hạ lưu là khối đá đổ (dạng mặt cắt h). Thông thường với loại đập này phần đất chiếm quá nửa thể tích đập. 4.2.1.2 Theo cấu tạo bộ phận chống thấm ở nền và thân đập, đập đất được phân thành các loại thông dụng nêu trong hình 2 (đập đất đắp trên nền thấm nước có các dạng mặt cắt thông dụng như trong hình 1 nhưng phải bố trí thêm bộ phận chống thấm): a) Đập có tường răng (hoặc chân khay): tường răng sử dụng khi nền không phải là đá và tầng thấm nước không sâu. Tường răng có thể làm bằng chính loại đất đắp thân đập đồng chất (dạng mặt cắt a) hoặc loại đất có tính chống thấm tốt hơn (dạng mặt cắt b), hoặc cắm sâu tường nghiêng và lõi giữa xuống nền bằng chính loại đất làm tường nghiêng và lõi giữa (dạng mặt cắt c và d). Tuỳ thuộc vào độ sâu của tầng không thấm nước và kết quả tính toán độ bền thấm, tường răng có thể cắm sâu xuống tận tầng không thấm hoặc chỉ tới một độ sâu nhất định; b) Đập có bản cọc: áp dụng trong trường hợp nền thấm nước không phải là đá có bề dầy khá sâu. Tuỳ thuộc vào bề dầy của tầng thấm nước và kết quả tính toán độ bền thấm mà bản cọc có thể cắm sâu xuống tận tầng không thấm nước (dạng mặt cắt e) hoặc chỉ đóng sâu xuống một giới hạn nhất định (dạng mặt cắt f). Hình thức chống thấm này có thể áp dụng với các loại đập không đồng chất; c) Đập có sân trước: sân trước thích hợp với trường hợp bề dầy tầng thấm nước rất lớn hoặc vô hạn. Sân trước được làm bằng loại vật liệu có tính chống thấm cao, nối tiếp với tường nghiêng (dạng mặt cắt i) hoặc nối với đập đồng chất; d) Đập có màng chống thấm: màng chống thấm được tạo ra bằng phương pháp khoan phụt vữa xi măng, vữa xi măng - sét hoặc các loại vật liệu không thấm nước vào trong nền cát cuội sỏi. Màng chống thấm có thể cắm sâu xuống tận tầng đá rắn chắc (dạng mặt cắt g) hoặc chỉ cắm đến một độ sâu nhất định (dạng mặt cắt h). Với nền đá phong hoá thấm nước mạnh hoặc nền mềm yếu bở rời có thể áp dụng giải pháp tường chống thấm. 4.2.1.3 Phạm vi áp dụng của đập đất như sau: a) Chỉ được sử dụng làm đập không tràn nước trong tuyến áp lực; b) Thích hợp ở những vị trí xây dựng có sẵn vật liệu đất dễ đắp là sản phẩm bồi tích, tàn tích hoặc sườn tích tương đối đồng nhất như các loại đất á sét, á cát, đất dăm sạn, đá phong hóa hoàn toàn hoặc đá phong hoá mạnh. Đất đá thải từ hố móng các công trình, sau khi phân loại phần lớn có thể sử dụng để đắp đập; c) Không xây dựng trên nền thuộc loại đất khi tiếp xúc với nước sẽ phát sinh hiện tượng lún sụt, rửa trôi, chỉ tiêu kháng cắt bị giảm đột ngột hoặc khi chịu tác động của động đất sẽ phát sinh hiện tượng [...]... từ cấp III trở xuống) thi công theo phương pháp đầm nén có các dạng mặt cắt nêu tại 4.2.3 Yêu cầu kỹ thuật thiết kế các đập hỗn hợp đất đá loại cao được quy định trong tiêu chuẩn thiết kế riêng 5 Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế đập hỗn hợp đất đá 5.1 Yêu cầu chung 5.1.1 Thiết kế đập hỗn hợp đất đá loại vừa và loại thấp phải thoả mãn các yêu cầu cơ bản sau đây: a) Đảm bảo điều kiện an toàn và hệ số... - Các thiết bị tiêu nước trong thân đập bị hư hỏng một phần và vận hành không theo thiết kế khi ở mực nước dâng bình thường; - Xuất hiện động đất khi mực nước hồ ở mức dâng bình thường 5.3 Hệ số an toàn Phải đảm bảo điều kiện an toàn về độ bền và độ ổn định của mái đập, thân đập, nền đập và hai vai đập trong các trường hợp thiết kế và kiểm tra Kết quả tính toán hệ số an toàn của đập hỗn hợp đất đá... giới hạn dưới của lớp gia cố chính để tạo thành gối đỡ cần thiết, hoặc lợi dụng đỉnh đê quai mái thượng lưu nằm trong thân đập để làm cơ 8.5 Kết cấu bảo vệ mái đập 8.5.1 Quy định chung Mái đập, thân đập và chân đập được bảo vệ bằng các loại kết cấu và vật liệu phù hợp để bảo đảm an toàn trong mọi trường hợp thiết kế Thiết kế kết cấu bảo vệ mái đập phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây: a) Đảm bảo bền... trọng lượng; b) Đất cát mịn, đất bụi nặng, đất sét nặng, đất bùn, đất than bùn, đất hữu cơ chưa phân giải; c) Đất có chứa các chất có hại hòa tan trong nước vượt quá quy định bảo vệ nguồn nước; d) Đất trương nở có độ trương nở δtn ≥ 0,08; e) Đất sét ở trạng thái khô cứng; g) Đất có tính phân tán, tan rã; h) Đất có chỉ số dẻo Wd > 20 và giới hạn chảy Wc > 40; i) Đất cát hạt nhỏ 7.2.2 Vật liệu đất đắp phải... liệu nổ; c) Địa hình tuyến đập là lũng sông hẹp, dẫn dòng thi công không thuận lợi 4.2.3 Đập hỗn hợp đất đá Không kể bộ phận chống thấm, đập hỗn hợp đất đá được đắp bằng hai loại vật liệu chính là đất và đá Theo cách bố trí vật liệu trong thân đập, đập hỗn hợp đất đá được phân thành ba loại chính sau đây: a) Đập là một khối đồng nhất: đập chỉ đắp bằng một loại vật liệu hỗn hợp đất lẫn đá không phân chia... tại 7.3 để đắp trong đập hỗn hợp đất đá Độ chặt tương đối D của khối đập đắp bằng cuội sỏi không nhỏ hơn 75 % (D ≥ 0,75) Khi đập xây dựng ở vùng có động đất từ cấp VII trở lên độ chặt tương đối D không nhỏ hơn 85 % (D ≥ 0,85) 8 Thiết kế mặt cắt ngang của đập 8.1 Cao trình đỉnh đập 8.1.1 Cao trình đỉnh đập là cao trình lớn nhất xác định trên cơ sở tính toán độ vượt cao của đỉnh đập trên các mực nước... trong thân đập bắt buộc phải nghiên cứu thí nghiệm xác định tính chất cơ lý, đặc trưng trương nở - co ngót của đất đắp, sơ đồ bố trí khối đất trong mặt cắt đập và giải pháp xử lý phù hợp đảm bảo công trình làm việc an toàn, ổn định trong các trường hợp thiết kế 7.2.4 Có thể sử dụng đất bazan để đắp đập nhưng chỉ được dùng đất ở đới 1 và đới 2; không dùng đất bazan có chứa trên 45 % khối lượng hạt kết von... 0,0 8.1.2 Đập có xây tường chắn sóng thì cao trình đỉnh tường được tính toán như cao trình đỉnh đập hỗn hợp đất đá, xem 8.1.1 Cao trình đỉnh đập ở phía sau lưng tường phải cao hơn cao trình mực nước tĩnh thiết kế không nhỏ hơn giá trị δ sau đây: a) Ở mực nước dâng bình thường và mực nước lớn nhất thiết kế: δ ≥ 0,50 m; b) Ở mực nước lớn nhất kiểm tra: δ ≥ 0,20 m 8.2 8.2.1 Lựa chọn hình dạng và kết cấu... các lớp đất có tác dụng chống thấm nằm phía trên tầng cát cuội sỏi và hang động ở vùng lòng hồ tích nước Không lấy đất ở các đồi núi nằm ở vùng thượng lưu đập có tác dụng chắn sóng bảo vệ bờ hồ và bảo vệ đập để đắp đập Chỉ được khai thác các mỏ đất nằm cách chân đập về phía thượng lưu, về phía hạ lưu và hai vai đập không ngắn hơn 10 lần chiều cao lớn nhất của đập 7.2.8 Độ chặt K của hỗn hợp đất đắp... học không giống nhau Mỗi loại đất, đá được sắp xếp thành từng khối riêng biệt và đặt ở vị trí thích hợp trong thân đập (xem dạng mặt cắt b và d của hình 1) Tính chất cơ lý, lực học của từng khối đắp trong thân đập phải tuơng đối đồng nhất 4.3 Loại đập áp dụng trong tiêu chuẩn Tiêu chuẩn này quy định phương pháp tính toán thiết kế đập hỗn hợp đất đá loại vừa và loại thấp (đập từ cấp III trở xuống) thi

Ngày đăng: 19/07/2014, 09:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đặc biệt

  • c) Đập có sân trước: sân trước thích hợp với trường hợp bề dầy tầng thấm nước rất lớn hoặc vô hạn. Sân trước được làm bằng loại vật liệu có tính chống thấm cao, nối tiếp với tường nghiêng (dạng mặt cắt i) hoặc nối với đập đồng chất;

  • 4.2.1.3 Phạm vi áp dụng của đập đất như sau:

  • 8.2 Lựa chọn hình dạng và kết cấu mặt cắt ngang đập

  • 8.3 Chiều rộng đỉnh đập và cấu tạo đỉnh đập

  • 8.4 Lựa chọn độ dốc của mái đập

    • 8.5.3 Bảo vệ mái hạ lưu

    • 8.6 Chống thấm ở thân đập và nền đập

      • 8.6.1 Yêu cầu chung

      • 8.6.2 Chống thấm thân đập

      • 8.7 Kết cấu tiêu thoát nước

        • 8.7.1 Yêu cầu chung

        • 8.7.3 Tiêu thoát nước kiểu áp mái

        • 8.7.4 Tiêu thoát nước kiểu gối phẳng

        • 8.7.5 Tiêu thoát nước kiểu ống

        • 8.7.6 Tiêu thoát nước kiểu giếng

        • 9 Tính toán ổn định

          • 9.1 Tính toán thấm qua thân đập và nền đập

          • 9.2 Tính toán ổn định mái đập, tường nghiêng và lớp bảo vệ

          • 9.3 Tính toán lún

          • A.1 Trường hợp mái đập chỉ có một độ dốc và không có cơ

          • A.2 Trường hợp mái đập có cơ và có nhiều độ dốc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan