1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nghia cua cau( Rat hay)

15 382 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 205 KB

Nội dung

NGHĨA CỦA CÂU Tiết 74 – Tiếng Việt A/ HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU  I. Tìm hiểu ngữ liệu :  a.Cặp câu “a” và “á” :  -Gíông nhau : Cả 2 câu đều đề cập đến cùng một sự việc : Chí Phèo từng có thời “ao ước có một gia đình nho nhỏ”.  - Khác nhau :  + Câu “a” kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc ( bởi từ “hình như”).  + Câu” á” đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra.  b.Cặp câu “b” và “b1”:  - Gíông nhau :  + Cùng đề cập đến sự việc “ người ta cũng bằng lòng”.  - Khác nhau :  + Câu “b” : thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói về kết quả sự việc.  + Câu “b1” : chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc.  II.Nhận xét:  - Nghĩa của phát ngôn chính là nội dung mà phát ngôn biểu thị.  - Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa :  + Nghĩa sự việc ( nghĩa biểu thị thông tin) : là nghĩa đề cập đến một sự việc ( hay nhiều sự việc).  + Nghĩa tình thái ( nghĩa biểu thị tình cảm) : là sự bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó. * Từ hai ví dụ trên, em hãy cho biết : Nghiã của câu là gì? * Thông thường trong một phát ngôn (hay một câu) có mấy thành phần nghĩa? 1.Nghĩa sự việc: a. Tìm hiểu ngữ liệu: - Sự việc là những hiện tượng, sự kiện, những hoạt động (ở trạng thái động hoặc tĩnh) có diễn biến trong thời gian, không gian hay những quan hệ giữa các sự vật… - Một số loại sự việc phổ biến tạo nên nghĩa của câu: + Sự việc biểu hiện hành động. + Sự việc biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm,tư thế, tồn tại… + Sự việc biểu hiện quan hệ. • Sự việc là gì? • Trong thực tế khách quan, có những loại sự việc phổ biến nào tác động và tạo nên nghĩa sự việc của câu?  * Lưu ý :  - Ở sự việc tồn tại, có thể câu chỉ có 2 bộ phận :  + Động từ tồn tại ( có, còn , mất, hết ).  + Sự vật tồn tại ( khách, tiền, gạo, đệ tử, ông , tôi…)  + Có thể thêm bộ phận thứ 3 : nơi chốn hay thời gian tồn tại ( Trong nhà có khách).  + Ởvị trí động từ tồn tại, có thể là động từ hay tính từ miêu tả cách thức tồn tại (Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng)  - Ở sự việc quan hệ thì có nhiều loại quan hệ như đồng nhất, sở hữu, so sánh ( tương đồng hay tương phản), nguyên nhân, mục đích…  b.Khái niệm :  - Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu.  - Nghĩa sự việc thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. • Qua phân tích ngữ liệu, em hãy cho biết : Thế nào là nghĩa sự sự việc? • Nghĩa sự việc thường được biểu hiện trong câu như thế nào?  2. Nghĩa tình thái :  a.Tìm hiểu ngữ liệu: ( SGK).  - Tình thái là các trạng thái cảm xúc hay tình cảm của con người trước sự việc, hiện tượng.  -Các phương diện tình thái phổ biến tạo nên nghĩa tình thái của câu :  + Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập.  + Tình cảm, thái độ của người nói với người nghe. ( thể hiện qua các từ xưng hô, các từ gọi đáp, các từ tình thái cuối câu)  * Tình thái là gì? * Những tình thái phổ biến nhất tạo nên nghĩa tình thái của câu? B/ LUYỆN TẬP  I/Thực hành về nghĩa sự việc:  - Các tổ làm bài theo nhóm:  + Bài 1 : Tổ 1  + Bài 2 : Tổ 2.  + Bài 3 : Tổ 3  1/ Bài 1 : Phân tích nghĩa sự việc ở từng câu trong bài thơ.  -Câu 1: diễn tả 2 sự việc ( ao thu lạnh, nước trong) sự việc trạng thái.  - Câu 2: một sự việc ( thuyền bé)  đặc điểm.  -Câu 3: một sự việc (sóng gợn) quá trình.  - Câu 4: một sự việc( lá đưa nhanh)  quá trình.  - Câu5 : hai sự việc ( tầng mây lơ lửng)  trạng thái; (trời xanh ngắt) đặc điểm.  -Câu 6 :hai sự việc ( ngõ trúc quanh co)  đặc điểm; (khách vắng) trạng thái.  -Câu 7: Hai sự việc( tựa gối, buông cần)  tư thế.  - Câu 8 : Một sự việc ( cá đớp)  hành động.

Ngày đăng: 19/07/2014, 04:00

w