N I DUNG ỘMột số khái niệm Đặc điểm ngữ âm tiếng Huế Biến thể phát âm ở các tiểu thổ ngữ Thừa Thiên Huế Kết luận... NHÓM THỪA THIÊN HUẾ I 3 BÀI THỰC HÀNH TÌM HIỂU PHƯƠNG NGỮ TRUNG B
Trang 1NHÓM TH A THIÊN HU I Ừ Ế 1
BÀI THỰC HÀNH TÌM HIỂU PHƯƠNG NGỮ TRUNG BỘ
Trang 2N I DUNG Ộ
Một số khái niệm
Đặc điểm ngữ âm tiếng Huế
Biến thể phát âm ở các tiểu thổ ngữ Thừa Thiên Huế
Kết luận
Trang 3NHÓM THỪA THIÊN HUẾ I
3
BÀI THỰC HÀNH TÌM HIỂU PHƯƠNG NGỮ TRUNG BỘ
Phương ngữ (hay phương ngôn): là hệ thống ngôn ngữ được dùng cho một tập hợp người nhất định trong xã hội, thường là phân chia theo lãnh thổ
Ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa
phương khác nhau về kinh tế, văn hóa sẽ khác nhau Ở Việt Nam chủ yếu có
ba vùng phương ngữ chính: phương ngữ bắc (Bắc Bộ), phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ), phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ).
Phương ngữ được chia thành phương ngữ lãnh thổ và phương ngữ xã hội.
Thổ ngữ: là hệ thống ngôn ngữ mang đặc điểm của lãnh thổ và còn có những điểm khác biệt riêng Thổ ngữ Thừa Thiên Huế thuộc phương ngữ vùng Bình Trị Thiên Do sự pha trộn phương ngữ Trung và phương ngữ Nam nên nó không tiêu biểu cho cả vùng
Trang 4 Toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế có 8 huyện là A Lưới, Hương Thuỷ, Hương Trà,
Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, và Thành phố Huế Là một địa phương nằm ở vị trí trung tâm của cả nước, nơi được coi là địa bàn có tầm chiến lược quan trọng Chính vì thế mà người ta đã ví Huế là “chiếc đòn gánh gánh hai đầu đất nước
Thói quen nói chậm, nói nhỏ, và có xu hướng kéo dài về cuối câu, nhất là những câu có biểu lộ sắc thái tình cảm.Trong một câu nói, có thói quen
nhấn nhá ở một số điểm trong khi nói Do đó, người nghe có cảm giác rằng người Huế nói năng nhỏ nhẹ, mềm mại, dịu dàng, và đôi lúc có vẻ đài các Thế nhưng đôi lúc cảm thấy khó nghe, nhất là những lúc nói nhanh
Hiện tượng nối âm, nuốt âm trong khi nói ở một số địa bàn như làng Mỹ Xá, làng Đông Xuyên (Quảng Lộc - Quảng Điền),,thường ở đại bộ phận lớp người lớn tuổi
Ví dụ: “Eng chía không có nhà” có nghĩa là “Anh chị nớ (ấy) không có nhà” Hoặc “Múa không có con” tức là “Mụ nớ (ấy) không có con”.
Trang 5NHÓM THỪA THIÊN HUẾ I
5
BÀI THỰC HÀNH TÌM HIỂU PHƯƠNG NGỮ TRUNG BỘ
Hiện tượng không phân biệt được thanh nặng với thanh huyền (bụi/bùi,
đạn/đàn, mụ/mù, nhạn/nhàn, phụ/phù, ) do đó, rất khó phân biệt
Hiện tượng phát âm không phân biệt một số phụ âm đầu, phụ âm cuối hay một số vần cũng tạo nên một đặc trưng lớn cho tiếng Huế
Một thói quen hết sức phổ biến trong khi nói đó là phát âm hai nguyên âm -O- và -Ô- trong một số âm tiết nhất định thành -OO- và –ÔÔ Ở một số
vùng, nhất là những vùng làng mạc xa thành phố; hoặc ở một số cá nhân, chủ yếu tập trung ở lớp người lớn tuổi không trực tiếp chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hoá, ngôn ngữ mới còn tồn tại một số hiện tượng phát âm không phân biệt
Trang 6các ti u th ng T-T-Hu ể ổ ữ ế
B ng ả minh h a ọ
Trang 7NHÓM THỪA THIÊN HUẾ I
7
BÀI THỰC HÀNH TÌM HIỂU PHƯƠNG NGỮ TRUNG BỘ
K t lu n ế ậ
Tiếng Huế có một vai trò hết sức đặc biệt trong hệ thống ngôn ngữ và tiếng nói của nước ta
Nó vừa đa dạng vừa phong phú và cũng không kém phần tinh tế
Có tính chuyển tiếp giữa vùng phương ngữ Nam và phương ngữ Trung Nó vừa có tính giao thoa vừa có tính ổn định trong hệ thống tiếng nói toàn quốc
Tiếng Huế luôn là nơi chứa đựng, tồn tại và phát sinh nhiều vấn đề hết sức lí thú về đặc điểm ngữ âm cũng như từ vựng
Việc nghiên cứu tiếng Huế một cách đầy đủ, có hệ thống sẽ là điều kiện
rất tốt cho công tác nghiên cứu của một số ngành như lịch sử, văn hoá,
xã hội học, dân tộc học, lịch sử tiếng Việt, ngữ âm lịch sử tiếng Việt, và
đặc biệt là ngành phương ngữ học.
Tìm ra những giải pháp tối ưu cho việc tìm tòi, phát hiện, bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể của nền văn hoá Huế nói chung và tiếng Huế nói riêng
Việc nghiên cứu các đặc điểm ngữ âm, tiếng nói, đặc trưng từ vựng của tiếng Huế cũng giúp ích rất lớn cho việc hoạch định một kế hoạch chuẩn hoá chính tả