Nước thải sản xuất tinh bột sắn tại các làng nghề có pH rất thấp 2,6 – 4,6, chỉ có 2 mẫu có pH trên 5,5. Hàm lượng chất rắn lơ lửng và COD cao gấp hàng chục lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Giá trị hàm lượng chất rắn lơ lửng SS cao gấp 12 83 lần, hàm lượng COD vượt quá từ 20 – 67 lần; tổng nitơ và tổng photpho vượt lần lượt 2,5 – 7,5 lần và 2 – 7,6 lần so với QCVN 40:2011BTNMT (cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. Các kết quả thu được cũng khá phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây về đặc tính nước thải sản xuất tinh bột sắn như nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Phương Mai (2006), Nguyễn Thị Sơn và cộng sự (2006)…Các loại nước thải phát sinh trong khu vực làng nghề:•Rửa, bóc vỏ, tách bã,: chứa một hàm lượng lớn cyanua, alkaloid, antoxian, xenluloza. Đây là nguồn thải lớn, thường dao động trong khoảng 4,5 5 m3tấn nguyên liệu, có chứa COD dao động từ 3 – 10glít.•Rửa bột, lắng tách bột: nước thải chứa tinh bột, xenluloza, protein thực vật, khoảng 2m3tấn nguyên liệu có COD rất cao, trung bình 40gl, pH dao động 3,0 5,5.•Rửa máy móc, thiết bị, vệ sinh nhà xưởng: có chứa dầu máy, SS, BOD.•Nước thải sinh hoạt (bao gồm nước thải từ nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh) chứa các chất cặn bã, SS, BOD, COD, các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật. Nước thải sinh hoạt hầu hết đều được thải tập trung với nước thải sản xuất.•Nước mưa chảy tràn qua khu vực sản xuất cuốn theo các chất cặn bã, rác, bụi.Toàn bộ lượng nước thải đều chưa qua xử lý, được xả thải vào hệ thống kênh tiêu T2, T5, T3A, T3B, T26 rồi đổ vào sông Đáy, sông Nhuệ. Mặc dù được bố trí khá hợp lý về mật độ và vị trí nhưng không được tu bổ, nạo vét thường xuyên nên nhiều đoạn kênh tiêu nước bị lấp đầy rác, gây ứ tắc trầm trọng. Đặc biệt là vào vụ sản xuất chính (cuối tháng 8 năm trước đến tháng đầu tháng 4 năm sau), lượng nước thải lên đến khoảng 6000 8000 m3ngày đêm. Các cống thoát nước quanh khu vực dân cư, khu vực sản xuất thì nhỏ, nông, không có nắp đậy, không đủ sức chứa nước thải, chảy tràn ra cả đường đi, ứ đọng bốc mùi hôi thối, khó chịu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Mô hình lên men mêtan xử lý nước thải tinh bột sắn được đặt tại công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương, xã Cát Quế, Hoài Đức, Hà Nội. Đây là mô hình được hợp tác nghiên cứu giữa phòng Công Nghệ Khai Thác Chế Biến Tài Nguyên Thiên Nhiên, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên và công ty Kansai – Nhật Bản.Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đưa ra được dựa theo dự án nghiên cứu xử lý nước thải phù hợp với quy mô làng nghề vừa và nhỏ của Phòng Công nghệ khai thác chế biến tài nguyên thiên nhiên Viện Hóa Học các hợp chất thiên nhiênQuá trình xử lý nước thải được chia làm 3 giai đoạn:•Giai đoạn 1: Nước thải được đưa vào bể mêtan thể tích 12m3, bể được khuấy trộn liên tục. Tại bể này diễn ra quá trình lên men sinh khí mêtan, khí sinh ra được qua tháp hấp phụ khí H2S bằng phoi sắt và dẫn tới bể chứa khí để làm nguyên liệu cho phát điện.•Giai đoạn 2: Xử lý bùn thải. Bùn thải ra khỏi bể mêtan được tách nước và ép khô làm phân bón cho nông nghiệp.•Giai đoạn 3: Nước thải sau khi ép bùn được đưa vào hệ thống xử lý nước thải (hệ này còn được gọi là Johkasou) để xử lý tiếp. Nước thải sau khi ra khỏi hệ Johkasou đạt tiêu chuẩn xả thải và được thải ra môi trường.Kết quả nghiên cứu lựa chọn chế độ khởi động cho thiết bị lên men mêtan cho thấy việc sử dụng phân bò sữa làm mầm kị khí phù hợp với quá trình lên men mêtan nước thải tinh bột sắn.Sau quá trình khởi động với mầm kị khí là phân bò sữa đã cho kết quả tốt, chúng tôi tiếp tục vận hành hệ với nước thải tinh bột sắn có với các tải lượng 1,3 – 2,8 kgCODm3ngày. Nước thải được bơm từ bể chứa vào hệ kị khí có hàm lượng COD 42,308 gl, lưu lượng nước thải đầu vàora: 0,4 – 0,8m3ngày.Trong suốt quá trình nghiên cứu hàm lượng VFA dao động trong khoảng 220 – 350, trung bình là 307 mgl cao nhất là tới 380 mgl của tải lượng 1,3 ; 2,1 kg CODm3ngày. Với khoảng này của axit béo dễ bay hơi (VFA) thì trong hệ mà không có khả năng đệm tốt thì pH sẽ bị giảm nhanh sau vài ngày. Tuy nhiên độ kiềm tổng của hai tải lượng trên dao động chủ yếu trong khoảng từ 7500 9500 mg CaCO3l nên đã trung hòa bớt được lượng axit yếu sinh ra trong quá trình thủy phân. Do đó pH của tải lượng 1,3 và 2,1 kgCODm3ngày chỉ luôn dao động xung quanh 7,4 7,5. Với khoảng pH như thế này là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật sinh mêtan hoạt động, % CH4 của tải lượng 2,1 kg CODm3ngày đã đạt tới 61,25%. Tại tải lượng 2,8 kg CODm3ngày, VFA dao động tăng dần, cao nhất gần 600mgl, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thủy phân trong hệ khí đạt cao nhất, có khả năng gây mất tính đệm. Và pH tại đây giảm xuống từ 7,5 xuống tới 6,9 và dao động từ 6,9 – 6,7. Do đó lượng biogas sinh ra ít dần, trung bình đạt gần 4m3ngày.Khả năng hoạt động tốt nhất của hệ vi sinh kị khí trong bể đối với tải lượng 2,1 kgCODm3ngày với lượng khí trung bình hàng ngày đạt được 16,4 m3ngày, gấp 1,15 lần so với tải lượng 1,3 kg CODm3ngày, gấp 4,2 lần so với tải lượng 2,8 kg CODm3ngày. Nồng độ % CH4 trung bình đạt 61,25% , 55,78%; 40,04 % tương ứng với tải lượng 2,1; 1,3 và 2,8 kg CODm3ngày.
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 – TỔNG QUAN 1.1 Khái quát về làng nghề và hiện trạng môi trường làng nghề 1.1.1 Khái niệm làng nghề 1.1.2 Phân loại làng nghề 1.1.3 Hiện trạng môi trường làng nghề 1.2 Vai trò của làng nghề đối với kinh tế nông thôn 1.3 Làng nghề chế biến tinh bột sắn 1.4 Công nghệ xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ cao 12 1.4.1 Cơ chế của quá trình phân hủy hiếu khí 12 1.4.2 Cơ chế của quá trình phân hủy kỵ khí 13 1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy sinh học 19 1.5 Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lên men mêtan nước thải tinh bột sắn trên thế giới và Việt Nam: 23 1.5.1 Các nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lên men mêtan nước thải tinh bột sắn trên thế giới: 23 1.5.2 Các nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lên men mêtan nước thải tinh bột sắn ở Việt Nam: 28 2 Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 30 2.1.1 Vị trí địa lý: 30 2.1.2 Địa hình, khí hậu: 31 2.1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội: 32 2.1.4 Hiện trạng sản xuất 34 2.2 Phương pháp nghiên cứu 35 2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu 35 2.2.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế 35 2.2.3 Phương pháp thực nghiệm 36 2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 36 3 Chương 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37 3.1 Kết quả khảo sát hiện trạng nước thải và quản lý nước thải tại làng nghề Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế- Hoài Đức- Hà Nội 37 3.1.1 Kết quả khảo sát hiện trạng nước thải 37 3.1.2 Tình hình quản lý nước thải tại khu vực làng nghề 39 3.2 Kết quả theo dõi mô hình ứng dụng công nghệ mêtan để xử lý nước thải tinh bột sắn 41 3.2.1 Mô hình công nghệ xử lý nước thải tinh bột sắn tại Cát Quế 41 3.2.2 Nghiên cứu lựa chọn chế độ khởi động thiết bị lên men 42 3.2.3 Nghiên cứu chế độ vận hành thiết bị lên men 45 3.2.4 Kết quả xử lý sau quá trình thực nghiệm 50 3.3 Đề xuất các giải pháp phù hợp để áp dụng công nghệ lên men mêtan xử lý nước thải hộ sản xuất của làng nghề 52 4 Kết luận và kiến nghị 55 Kết luận 55 Kiến nghị 56 5 Tài liệu tham khảo 57 6 Phụ lục 63 Danh mục bảng Bảng 1.1. Chất lượng nước thải từ sản xuất tinh bột sắn 10 Bảng 1.2. Nồng độ các chất dinh dưỡng cần thiết 20 Bảng 1.3 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lên men mêtan với một số loại nước thải chế biến thực phẩm 26 Bảng 1.4 So sánh hiệu quả xử lý nước thải của các hệ thống thiết bị kị khí được vận hành ở Thái Lan 28 Bảng 3.1 Kết quả phân tích nước thải sản xuất tinh bột sắn của 3 làng nghề Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Hà Nội 37 Bảng 3.2 Thông số trong quá trình làm thực nghiệm 45 Bảng 3.3. Thể tích khí biogas sinh ra hàng ngày và hiệu suất sinh khí mêtan qua các giai đoạn thí nghiệm 49 Bảng 3.4. Kết quả xử lý sau quá trình thực nghiệm 51 Danh mục đồ thị Đồ thị 3.1. Ảnh hưởng giữa pH và lượng biogas sinh ra với mầm bùn kị khí nhà máy bia 43 Đồ thị 3.2. Mối liên hệ giữa pH và hàm lượng biogas với mầm là phân bò sữa 44 Đồ thị 3.3. Mối liên hệ độ kiềm và VFA 44 Đồ thị 3.4. Mối liên hệ giữa pH và VFA 46 Đồ thị 3.5. Mối liên hệ giữa độ kiềm tổng và VFA 47 Đồ thị 3.6. Hiệu suất xử lý COD sau hệ kị khí 48 Đồ thị 3.7. Thể tích biogas sinh ra với nồng độ % CH 4 50 Đồ thị 3.8. Thể tích khí sinh ra hàng ngày 50 Danh mục hình vẽ Hình 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất tinh bột sắn Hình 1.2 Mối quan hệ cộng sinh giữa tảo và vi sinh vật trong hồ hiếu khí 13 Hình 1.3 Quy trình phân hủy kỵ khí các hợp chất hữu cơ 14 Hình 1.4. Bể UASB 18 Hình 1.5. Bể CIGAR 19 Hình 1.6 Các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ kị khí xử lý nước thải và các thiết bị được sử dụng 24 Hình 2.1. Sơ đồ vị trí 3 xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội 30 Hình 3.1. Toàn cảnh hệ thống xử lý nước thải làng nghề qui mô vừa và nhỏ đặt tại Cát Quế 41 Danh mục từ viết tắt AF Lọc sinh học kị khí BOD Nhu cầu oxy sinh hóa CBNSTP Chế biến nông sản thực phẩm COD Nhu cầu oxy hóa học CSTR Hệ khuấy trộn liên tục EGSB Bể phân hủy kị khí dạng bùn hạt tăng cường QCVN Quy chuẩn Việt Nam SS Chất rắn lơ lửng trong nước TCCP Tiêu chuẩn cho phép UBND Ủy ban nhân dân VSV Vi sinh vật VFA Axit béo dễ bay hơi MỞ ĐẦU Làng nghề ở nước ta đã ra đời từ rất lâu và cho đến nay làng nghề ngày càng phát triển góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự phát triển của làng nghề đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cho người dân địa phương. Theo “Báo cáo thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề” của Sở Công thương, tại Hà Nội các làng nghề đã giải quyết việc làm cho gần 630.000 lao động bao gồm cả lao động địa phương và lao động du nhập. Tính đến nay, Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 281 làng nghề đã được UBND thành phố công nhận theo tiêu chí mới. Năm 2012, giá trị sản xuất của làng nghề đạt khoảng 10.582 tỷ đồng, chiếm 8,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố. Ba xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội là ba làng nghề nằm trong trọng điểm chế biến nông sản thực phẩm của Hà Nội. Trong những năm vừa qua, quy mô và sản lượng sản xuất của các làng nghề không ngừng tăng, tạo ra khối lượng sản phẩm và lượng doanh thu lớn tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, không những tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương mà còn cho lao động từ các tỉnh như Phú Thọ, Vĩnh Phúc…; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày một đổi mới. Ở xã Minh Khai, số hộ giàu, hộ khá có thu nhập hàng trăm triệu đồng 1 năm chiếm đến 50%, hộ nghèo (theo tiêu chí mới) còn 46 hộ chiếm 4,71% tổng số hộ, không có hộ đói. Tuy nhiên, do đặc trưng loại hình sản xuất chính là chế biến tinh bột sắn, miến, bún, với hàng trăm nghìn tấn chất thải rắn và đặc biệt là hàng triệu mét khối nước thải lớn, ba làng nghề đang là “thủ phạm” chính cho vấn đề ô nhiễm môi trường của huyện Hoài Đức, gây nên các bức xúc không chỉ đối các dân cư trong vùng mà cả trong toàn huyện Hoài Đức. Ngành sản xuất tinh bột sắn là một trong những ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều nước và năng lượng. Vì vậy, hàng năm lượng nước xả thải ra môi trường của ngành này khá lớn, nước thải chứa nhiều các chất hữu cơ như tinh bột, protein, xenluloza, pectin, đường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả. Tuy nhiên trong thành phần nước thải tổng hợp có chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng N, P và các chất hữu cơ có thể được tận dụng và thu hồi thông qua quá trình xử lý bằng chuyển hóa sinh học nguồn thải hữu cơ và tận dụng sinh khối thải chuyển thành khí nhiên liệu biogas cung cấp năng lượng cho nhu cầu tiêu thụ năng lượng của các hộ gia đình, nước thải sau xử lý các mức có thể tận thu như nguồn dưỡng chất để bón ruộng, hoặc xử lý các mức tiếp theo đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN40-2011 khi xả trực tiếp vào nguồn nước tiếp nhận. Khí sinh học thu được góp phần giảm thiểu ô nhiễm nước, hạn chế khai thác nhiên liệu không tái tạo, và giảm phát thải các khí, chủ động trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu trong xu thế chung của thế giới hiện nay. Ở Việt nam bước đầu đã có một số nghiên cứu khả quan về xử lý nước thải ngành tinh bột sắn theo xu thế trên nhưng nhìn chung mới là bước đầu và chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, học viên đã chọn đề tài : “Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm và công nghệ lên men mêtan nước thải chế biến tinh bột sắn của một số làng nghề thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội” với nội dung gồm: - Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải làng nghề Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế. - Nghiên cứu một số thông số ảnh hưởng đến quá trình sinh khí trong bể mêtan, bước đầu tính toán kiểm tra các thông số thiết kế, vận hành. - Bước đầu đề xuất mô hình ứng dụng công nghệ mêtan vào xử lí nước thải làng nghề. • • Chương 1 – TỔNG QUAN • Khái quát về làng nghề và hiện trạng môi trường làng nghề • Khái niệm làng nghề Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian nông nhàn để sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu đời sống như: các công cụ lao động nông nghiệp, giấy, lụa, vải, thực phẩm qua chế biến… Các nghề này được lưu truyền và mở rộng qua nhiều thế hệ, dẫn đến nhiều hộ dân có thể cùng sản xuất một loại sản phẩm. Bên cạnh những người chuyên làm nghề, đa phần lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề, hoặc làm thuê (nghề phụ). Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề mang tính chất chuyên môn sâu hơn, được cải tiến kỹ thuật hơn và thường được giới hạn trong quy mô nhỏ (làng), dần dần tách hẳn nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công. Như vậy, làng nghề đã xuất hiện. Có thể hiểu làng nghề “là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với nghề nông”[6]. • Phân loại làng nghề Làng nghề với những hoạt động và phát triển đã có những tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế, đời sống xã hội và môi trường với những nét đặc thù rất đa dạng. Vấn đề phát triển và môi trường của các làng nghề hiện nay đang có nhiều bất cập và đang được chú ý nghiên cứu. Muốn có được những kết quả nghiên cứu xác thực, đúng đắn và có thể quản lý tốt các làng nghề thì cần có sự nhìn nhận theo nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau đối với làng nghề. Bởi vậy, hệ thống phân loại các làng nghề dựa trên các số liệu thông tin điều tra, khảo sát là cơ sở khoa học cho nghiên cứu, quản lý hoạt động sản xuất cũng như việc quản lý, bảo vệ môi trường làng nghề. Cách phân loại làng nghề phổ biến nhất là phân theo loại hình sản xuất, loại hình sản phẩm. Theo cách này có thể phân thành 6 nhóm ngành sản xuất gồm: + Ươm tơ, dệt vải và may đồ da. + Chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu. + Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…). + Thủ công mỹ nghệ, thêu ren. + Vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá. + Nghề khác (mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, đóng thuyền, quạt giấy, đan vó, lưới ). Ngoài ra còn có thể phân loại theo quy mô sản xuất (lớn, nhỏ, trung bình); phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm; theo lịch sử phát triển; theo mức độ sử dụng nguyên liệu, theo thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc theo tiềm năng tồn tại và phát triển… • Hiện trạng môi trường làng nghề Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận. Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề "Môi trường làng nghề Việt Nam", hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm môi trường (trừ các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liệu không gây ô nhiễm như thêu, may ). Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ”[5]. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề xảy ra ở mấy loại phổ biến sau đây: - Ô nhiễm nước: ở Việt Nam, các làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc ra sông. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là quá trình xử lý công nghiệp như: chế biến lương thực thực phẩm, mây tre, dệt, in, nung nấu kim loại, tẩy giấy và nhuộm… Thường thì nước thải ra bị nhiễm màu nặng và gây ra hiện tượng đổi màu đối với dòng sông nhận nước thải, có mùi rất khó chịu. Hơn nữa là sự vượt quá TCCP đối với các hàm lượng BOD, COD, SS, và coliform, các kim loại nặng… ở cả nước mặt và nước ngầm, làm chết các sinh vật thủy sinh và chứa các mầm bệnh nguy hại cho con người. - Ô nhiễm không khí gây bụi, ồn và nóng do sử dụng than và củi chủ yếu trong sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất gốm sứ. - Ô nhiễm chất thải rắn do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại…) hoặc do bã thải của các loại thực phẩm (sắn, dong), các loại rác thải thông thường: nhựa, túi nilon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác thường được đổ ra bất kỳ dòng nước hoặc khu đất trống nào. Làm cho nước ngầm và đất bị ô nhiễm các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Trong Báo Nhân dân ngày 23/6/2005, GS.TS. Đặng Kim Chi đã cảnh báo "100% mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép. Môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than củi. Tỉ lệ người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường gặp ở các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da. Nhiều dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng; nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ô nhiễm không khí từ làng nghề". Hà Nội là một trong những thành phố có nhiều làng nghề nhất cả nước. Sau khi mở rộng (2008), Hà Nội có tổng cộng 1.275 làng nghề, trong đó có 226 làng nghề được UBND thành phố công nhận theo các tiêu chí làng nghề, với nhiều loại hình sản xuất khác nhau, từ chế biến lương thực, thực phẩm; chăn nuôi, giết mổ; dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da đến sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá; tái chế phế liệu; thủ công mỹ nghệ Trong số này, làng nghề thủ công mỹ nghệ chiếm 53% với 135 làng nghề, tiếp đó là làng nghề dệt nhuộm đồ da chiếm 23% với 59 làng nghề, làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm chiếm 16,9% với 43 làng nghề Hiện nay, phần lớn lượng nước thải từ các làng nghề này được xả thẳng ra sông Nhuệ, sông Đáy mà chưa [...]... trạng ô nhiễm môi trường, nâng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững • Làng nghề chế biến tinh bột sắn Việt Nam là nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ 3 trên thế giới, sau Indonesia và Thái Lan Cả nước có trên 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn ở qui mô lớn, công suất 50 - 200 tấn tinh bột sắn/ ngày và trên 4.000 cơ sở chế biến thủ công Tổng công suất của các... nước và đem bột ra phơi hoặc sấy khô [1,5,16] Nước thải ngành chế biến tinh bột sắn Lượng nước thải sinh ra từ trong quá trình chế biến tinh bột sắn là rất lớn, trung bình 10 -13 m3/tấn sản phẩm Căn cứ vào quy trình chế biến bột sắn, có thể chia nước thải thành 2 dòng: - Dòng thải 1: là nước thải ra sau khi phun vào guồng rửa sắn củ để loại bỏ các chất bẩn và vỏ ngoài củ sắn Loại nước thải này có lưu... thiết bị phản ứng [22] • Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lên men mêtan nước thải tinh bột sắn trên thế giới và Việt Nam: • Các nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lên men mêtan nước thải tinh bột sắn trên thế giới: Theo thống kê của IEA năm 2006, 88% nhu cầu năng lượng nhiệt và điện cho kinh tế thế giới được đáp ứng bởi các nguồn năng lượng không tái tạo được, chủ yếu là dầu mỏ và khí ga tự nhiên Quá trình... Các nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lên men mêtan nước thải tinh bột sắn ở Việt Nam: Trong vòng hơn hai thập kỉ qua đã có nhiều nghiên cứu về xử lý nước thải tinh bột sắn ở Việt Nam Tuy nhiên các nghiên cứu hầu hết chỉ mới tập trung ở khía cạnh hiệu quả xử lý nước thải chứ chưa quan tâm nhiều đến khả năng thu hồi khí mêtan sinh học từ quá trình vận hành Trước đây các nhà máy sản xuất tinh bột sắn. .. nhói vùng tim, tim ngừng đập và tử vong Do đó,nếu nước thải không được xử lý triệt để, không đạt tiêu chuẩn môi trường thì sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước, đất và không khí • Công nghệ xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ cao Đối với nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao như nước thải chế biến tinh bột sắn, việc áp dụng phương pháp xử lý sinh học là rất phù hợp Bản chất của phương pháp này là phân... [5] Nếu lấy nước thải sinh hoạt làm cơ sở để so sánh mức độ ô nhiễm của nước thải chế biến tinh bột sắn thì tải lượng ô nhiễm hữu cơ của ngành chế biến tinh bột sắn sinh ra cũng gấp ít nhất 4 lần tải lượng hữu cơ của tổng lượng nước thải sinh hoạt trên toàn quốc Với lượng nước thải sinh hoạt sinh ra hàng ngày trên cả nước là khoảng 2.010.000 m3/ngày, chiếm 64% trong tổng lượng các loại nước thải [1,6,15]... chất ô nhiễm trong nước thải tinh bột sắn gây ra nhiều tác động tiêu cực: ● BOD liên quan tới việc xác định mức độ ô nhiễm của nước cấp, nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt Khi xảy ra hiện tượng phân hủy yếm khí với hàm lượng BOD quá cao sẽ gây thối nguồn nước và làm chết hệ thủy sinh, gây ô nhiễm không khí xung quanh và phát tán trên phạm vi rộng theo chiều gió ● COD cho biết mức độ ô nhiễm. .. chế biến tinh bột sắn, các nghiên cứu ứng dụng công nghệ lên men mêtan đã được tiến hành nhiều năm qua ở các quốc gia có sản lượng tinh bột sắn lớn như Thái Lan, Inđônêsia, Brazin… dưới nhiều quy mô, thử nghiệm với các thiết bị, điều kiện khác nhau Nghiên cứu phòng thí nghiệm của Walairat và cộng sự thực hiện với các bình huyết thanh 110 ml ở nhiệt độ phòng (30ºC), nước thải tinh bột sắn đầu vào 3g COD/l... thủ công Tổng công suất của các nhà máy chế biến sắn quy mô công nghiệp đã và đang xây dựng có khả năng chế biến được 40% sản lượng sắn cả nước Quá trình chế biến tinh bột sắn cần sử dụng một lượng lớn nước chủ yếu cho quá trình rửa và lọc Lượng nước thải ra trung bình 15 m 3 khi sản xuất 1 tấn sắn tươi Sau khi lọc bột sắn được sấy khô bằng không khí nóng để giảm lượng nước từ 35 - 40% xuống 11 - 13%... lượng của bột thành phẩm Để thu được tinh bột có chất lượng cao, tinh bột sắn thô được tinh chế một lần nữa theo quy trình sau: Bột thô có độ ẩm từ 55 ÷ 60% cho vào bể, bơm nước vào với tỉ lệ bột và nước là 1/6 Dùng máy khuấy cho đồng nhất, để bột lắng lại sau 8 ÷ 15h tháo nước trong và hớt lớp bột đen nổi lên trên Có thể rửa 3 đến 4 lần để loại bỏ hết tạp chất, sau khi rửa xong dùng tro thấm nước và . hiện trạng ô nhiễm và công nghệ lên men mêtan nước thải chế biến tinh bột sắn của một số làng nghề thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội với nội dung gồm: - Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải làng nghề. 19 1.5 Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lên men mêtan nước thải tinh bột sắn trên thế giới và Việt Nam: 23 1.5.1 Các nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lên men mêtan nước thải tinh bột sắn trên thế. sau Indonesia và Thái Lan. Cả nước có trên 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn ở qui mô lớn, công suất 50 - 200 tấn tinh bột sắn/ ngày và trên 4.000 cơ sở chế biến thủ công. Tổng công suất của các nhà máy chế