THÔNG TIN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ CAO SU THIÊN NHIÊN 24 KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP Yếu tố hạn chế và biện pháp khắc phục trong canh tác cao su vùng bất thuận Lê Mậu Tuý ặc dù là loại cây nhiệt đới, cao su đã chứng tỏ có hiệu quả kinh tế trong điều kiện cận nhiệt đới ở Đông Bắc Ấn Độ, Trung Quốc. Tại Việt Nam, cao su cũng đang được mở rộng ở những vùng bất thuận với các yếu tố hạn chế như cao trình, vĩ độ cao. Tuy điều kiện tự nhiên khác hẳn ở vùng cao su truyền thống nhưng so với các vùng trồng cao su các nước, điều kiện ở Việt Nam cũng tỏ ra thuận lợi hơn. Nhiệt độ và ẩm độ Nhiệt độ trung bình ở vùng Đông Bắc Ấn Độ dưới 10 ° C vào mùa đông. Sinh trưởng trong nửa năm có mùa đông chỉ chiếm 20% sinh trưởng toàn năm (Vinod và cộng sự, 1996). Độ ẩm xuống thấp kèm theo nhiệt độ cao vào những tháng cuối mùa khô làm tăng sự khắc nghiệt. Trong mùa khô, vanh thân không tăng, cây cứ ra lá và lại rụng đi. Thời gian kiến thiết cơ bản (KTCB) có thể kéo dài đến hơn 10 năm và tỷ lệ cây mất đi cao trong điều kiện không được tưới nước. Việc tưới với lượng nước bằng 50% lượng bốc thoát hơi (ETc) có thể giảm thời gian KTCB xuống còn 6 năm và giảm hẳn số cây bị chết đồng thời làm vườn cây có sinh trưởng đồng đều hơn (Vijayakumar và cộng sự, 1998). Tính toán lượng nước cần thiết sau khi cây giao tán là khoảng 33.500 lít/cây cho một mùa khô. Nhiệt độ thấp tác động bất lợi đến quá trình sinh tổng hợp mủ. Thường thì giai đoạn này trùng với sự thiếu hụt nước là nguyên nhân làm cho dòng mủ ngưng sớm ở vùng nhiệt đới truyền thống. Nhiệt độ đất có lẽ còn quan trọng hơn nhiệt độ không khí trong mùa đông đối với sự tăng trưởng của cây. Nơi đồi dốc ở vùng Đông Bắc, nhiệt độ đất ở sườn phía Nam cao hơn sườn phía Bắc do sự khác nhau bởi khả năng hấp thụ tia sáng mặt trời do góc độ tiếp nhận; kết quả là cây ở sườn phía Nam sinh trưởng tốt hơn (Saseendran và cộng sự, 1993). Các vùng trồng cao su ở lục địa Trung Quốc chắc chắn nhiệt độ thấp hơn hẳn ở miền Bắc Việt Nam. Nhiệt độ cực tiểu dưới 0 ° C và làm chết cây cao su. Các vùng trồng cao su ở Bắc Trung Bộ nhiệt độ thấp vào mùa đông nhưng không có sự khủng hoảng về độ ẩm. Cao trình và vĩ độ Vùng bất thuận đang trồng cao su ở Ấn Độ ở Tây Bengal nằm giữa vĩ độ 22 ° và 29,5 ° B; vùng Konkan trải dài từ vĩ độ 15 ° - 25 ° . Vùng Vân Nam, Trung Quốc cũng có vĩ độ trên 23 ° B trong khi ở Thanh Hóa vĩ độ chỉ trong khoảng 20 ° B. Về cao trình, ở vùng cận nhiệt đới núi cao Tây Garo, Meghalaya đang có thử nghiệm trồng cao su đến độ cao từ 1.000 - 1.100 m. Cao su ở Tây nguyên phần lớn ở độ cao dưới 700 m và vĩ độ 14 ° B chưa là quá trở ngại. M Trồng cao su ở vùng bất thuận
THÔNG TIN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ CAO SU THIÊN NHIÊN 25 Bão và mƣa đá Bão xãy ra thường xuyên ở Đông Bắc Ấn Độ, đai chắn gió phải được thiết lập quanh lô, nhất là những vùng phơi gió. Tương tự vùng Hải Nam, Trung Quốc hứng chịu bão mạnh hàng năm. Ở duyên hải miền Trung Việt Nam, bão cũng đã tác hại đến cao su nhưng có tầng suất thấp và vườn cây cũng có thể phục hồi sau bão. Đã có báo cáo về mưa đá gây hại cho cao su ở Ấn Độ. Tán và thân cây bị tổn hại nặng. Ở Tripula, 4 năm sau khi có mưa đá tác hại, vỏ bị thương tổn đến tượng tầng và hệ thống ống mủ phát triển không hoàn chỉnh. Sản lượng trên mặt cạo bị tác hại giảm đến 60% so phía không bị tác hại (Meenattoor và cộng sự, 1995). Từ kinh nghiệm trồng cao su vùng tới hạn trong và ngoài nước, ngoài việc chọn dòng vô tính cao su thích hợp theo điều kiện từng vùng, một số biện pháp kỹ thuật lưu ý ngoài quy trình kỹ thuật thông thường giúp canh tác cao su có hiệu quả: - Thận trọng trong việc chọn đất: tầng đất sâu, khả năng giữ nước ở tầng dưới trong mùa khô. - Trồng bầu là phương pháp hiệu quả nhất. Bầu cây con phải có ít nhất 3 tầng lá, trồng trước khi mùa khô đến ít nhất 3 tháng. - Biện pháp tủ gốc rất quan trọng, cần tủ càng rộng càng tốt. - Biện pháp tủ gốc rất quan trọng, cần tủ càng rộng càng tốt. - Vùng có độ ẩm tương đối giảm thấp hẳn vào ban ngày (như các vùng có gió Lào) nên cạo từ sau nửa đêm. Ngưng cạo khi nhiệt độ xuống dưới 10 ° C. - Ngưng cạo trong những tháng thiếu hụt nước, không có hiệu quả kinh tế. Máng chắn mưa mang lại hiệu quả cao vào những tháng mưa nhiều. - Giữ nước không tuột đi ở đất dốc, tận dụng tối đa lượng nước mưa. Tuy nhiên lưu ý không thiết lập đường bậc thang ở vùng có hiện tượng đất chuồi thường xảy ra; đối với những vùng như vậy, chỉ tạo hố giữ mùn để chứa nước và giữ đất lại. Canh tác không cày – Một biện pháp quản lý và bảo vệ đất dốc hiệu quả Lê Gia Trung Phúc ảo vệ đất tự bản thân nó đã đề cập đến vấn đề cải thiện độ phì và chống xói mòn đất. Mục tiêu là giữ đất, giữ nước và kết quả là thiết lập được các hệ canh tác giữa đất và cây, nhằm duy trì một cân bằng động bền vững. Xói mòn và rữa trôi là mối đe dọa, gây nên sự mất dinh dưỡng đất nghiêm trọng. Nguyên nhân do dòng chảy bề mặt, xâm kích của hạt mưa và sự can thiệp của con người. Theo một số chuyên gia, điều kiện lý tưởng hình thành 2,5 cm lớp đất mặt mất 30 năm. Hiện nay, đất dốc là một phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, chiếm 74% đất tự nhiên. Ở một số địa phương, đặt biệt là người dân sống ở vùng B Trồng cao su theo đường đồng mức vùng đồi Bắc Trung Bộ Bảng 1. Lượng chất dinh dưỡng trong đất bị mất trung bình hàng năm Chỉ tiêu đánh giá Lƣợng dinh dƣỡng bị mất Lƣợng phân tƣơng đƣơng Carbon hữu cơ 200 kg 1.000 kg phân chuồng N 18 kg 20 kg urê P 2 O 5 8 kg 44 kg super lân đơn K 2 O 5 kg 10 kg K 2 SO 4 Nguồn: Thái Phiên, Viện Thổ Nhưỡng
THÔNG TIN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ CAO SU THIÊN NHIÊN 26 cao, canh tác trên đất dốc là phương thức phổ biến. Một trong những tiến bộ kỹ thuật canh tác trên đất dốc hiệu quả là canh tác không cày. Vậy kỹ thuật canh tác không cày đất là gì? Vì sao phải áp dụng kỹ thuật canh tác không cày trên đất dốc? Kỹ thuật canh tác không cày có nguyên tắc cơ bản là luôn duy trì một lớp thực vật trên mặt đất và canh tác trực tiếp lên đó. Có thể duy trì lớp thảm thực vật theo nhiều cách khác nhau, cụ thể: i) Che phủ đất bằng vật liệu từ nơi khác; ii) Gieo cây bơm sinh học trước cây trồng chính; iii) Xen canh, luân canh cây phủ đất với cây trồng chính. Theo Bligh, 1995 kỹ thuật làm đất không cày mất đất 0,1 tấn/ha/năm so với cày đất là 3,5 tấn/ha/năm. Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy dinh dưỡng của cặn đất bị xói mòn là C: 2%, N: 0,18%, P 2 O 5 : 18%, K 2 O: 0,05% và đất bị trôi đi 10 tấn đất/ha/năm. Lượng dinh dưỡng mất trung bình hàng năm trên một ha đất dốc toàn quốc rất lớn (Bảng 1). Làm đất không cày với việc tạo thảm thực vật phủ đất sẽ giảm đáng kể hiện tượng xói mòn. Ngoài ra, phủ đất còn tác dụng tích cực tới lý hoá tính đất. Đất được phủ thường xuyên hạn chế được cỏ dại, giữ độ ẩm, tăng hữu cơ đất, tạo cho hệ vi sinh vật đất hoạt động và giảm phân bón. Vì vậy, áp dụng kỹ thuật làm đất không cày cho năng suất cao và ổn định. Mặc dù có nhiều ưu điểm của kỹ thuật làm đất không cày, nhưng nó vẫn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục: i) thường xuyên che phủ đất là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh phát triển; ii) duy trì độ ẩm đất cao, đất lạnh làm giảm quá trình hoạt động của vi sinh vật đất và quá trình khoáng hóa chất hữu cơ; iii) tăng số lượng sinh vật yếm khí, dẫn tới l{m tăng qu| trình nitrat hóa và bay hơi dưới tác dụng của enzym ureaza được tìm thấy trong lớp thực vật. Nhìn chung canh tác trên các vùng đất dốc thì hiện tượng xói mòn đất và rữa trôi dinh dưỡng đất là đáng kể. Do đó, các biện pháp bảo vệ đất và ngăn chặn xói mòn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các hệ canh tác bền vững. Một trong các biện pháp hiệu quả là canh tác không cày đất. Cách nhận biết các triệu chứng thiếu dinh dưỡng của cây cao su Dương Thị Thanh Trà hiếu hụt dinh dưỡng sẽ dẫn đến toàn bộ quá trình sinh lý mất cân bằng và cuối cùng là thiếu sự trao đổi chất cần thiết cho sự đáp ứng sinh trưởng hoặc sự tích lũy các sản phẩm trung gian có thể gây độc khi với số lượng lớn. Trong thực tế, việc xác định được triệu chứng thiếu dinh dưỡng của cây qua lá rất khó bởi chỉ khi nào cây thật sự thiếu trầm trọng mới thể hiện ra ngoài. Nitơ (N): là thành phần chính của diệp lục tố, cần thiết cho sinh trưởng của cây trồng, là một trong những thành phần chính của prôtêin, chất nguyên sinh. Dấu hiệu thiếu N là toàn bộ lá có màu xanh vàng tái và sau đó chuyển thành màu vàng, và gây rụng lá. - Trên cây chưa phân cành: triệu chứng thiếu xuất hiện đầu tiên ở tầng thấp, chỉ khi nào thiếu nghiêm trọng mới thấy ở lá non. - Trên cây phân cành: triệu chứng thiếu rõ rệt đối với lá ngoài sáng hơn lá trong bóng rợp. Photpho (P): là thành phần chính của axit nuclêic nằm trong nhân của các tế bào sống. Photpho giữ một vai trò quan trọng trong các hệ thống enzyme trong tế bào, cung cấp năng lượng cho các phản ứng sinh hóa trong trao đổi chất của carbonhydrat đặc biệt trong hô hấp. Triệu chứng thiếu P là màu đồng thiếc ở phần mặt dưới của lá không rõ so với mặt trên của lá và bắt đầu từ ngọn, đầu lá thường bị chết và rơi rụng. T Bảng 2. Ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất tới dinh dưỡng đất sau 5 năm canh tác Chỉ tiêu Trƣớc thí nghiệm Làm đất không cày Cày xới đất Hữu cơ (%) 5,90 7,28 5,01 Pdt(mg/100gđất) 5,96 21,04 5,62 Kdt(lđl/100gđất) 0,06 0,22 0,06 Ca ++ (ldl/100gđất) 0,07 1,41 0,77 Mg ++ (ldl/100gđất) 0,17 1,54 0,37 Nguồn: Khảo sát đất tại thí nghiệm ở Chưprông, Gia Lai, 2005
THÔNG TIN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ CAO SU THIÊN NHIÊN 27 - Trên cây chưa phân cành: triệu chứng đầu tiên trên lá ở tầng giữa và tầng trên. - Trên cây phân cành: triệu chứng thiếu xuất hiện ở lá phơi ra ngoài sáng và không thể hiện ở lá trong bóng. Kali (K): hiện nay chưa có tài liệu nào khẳng định được vai trò của K đối với cây trồng. Tuy nhiên, theo RRIM (1956) việc giảm bổ sung K có thể dẫn đến sự tích lũy hợp chất chứa Nitơ chuyển hóa không đầy đủ. Thiếu K lá cao su bị vàng ở vùng bìa lá và ngọn lá, sau đó rìa lá khô và rụng đi. Trên cao su chưa phân cành, những đốm vàng đầu tiên xuất hiện ở bìa lá, chúng tạo thành một dãi băng màu vàng dọc theo bìa lá, sau đó khô và rụng đi. Trên những cây phân cành, màu vàng thường bắt đầu ở ngọn lá và dọc theo bìa lá. Cây CSKT có hàm lượng K cao qua đông sớm hơn cây có K thấp. Magiê (Mg): giữ vai trò quan trọng trong quang hợp, là thành phần của diệp lục tố và của nhiều hệ thống enzyme trong trao đổi chất và hô hấp. Đặc biệt có ý nghĩa trong mủ, một vài dòng vô tính có hàm lượng Mg cao làm mất tính ổn định của mủ. Thiếu Mg biểu hiện là sự phát triển của màu vàng úa ở phần phiến lá giữa các gân lá, hình dạng giống chữ chi. Trường hợp thiếu Mg nghiêm trọng, màu thường xuất hiện là màu vàng đậm, kéo theo phiến lá bị khô, gây rụng lá. Cây có Mg thấp qua đông sớm hơn cây có Mg cao. - Trên cây chưa phân cành: triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở tầng già hoặc lá dưới thấp. - Trên cây phân cành: ở những lá phơi ra ngoài sáng, hoặc những lá ờ tầng cuối cùng, trên cùng của tán cây. Canxi (Ca): là một trong những thành phần của vách tế bào và mô phân sinh và đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của rễ. Triệu chứng đầu tiên là phần cháy sém ở ngọn và bìa lá từ màu trắng đến màu nâu nhạt. - Trên cây chưa phân cành: triệu chứng xuất hiện ở tầng non của cây, trường hợp nặng đỉnh sinh trưởng có thể chết. - Trên cây phân cành: triệu chứng cháy sém màu trắng, mỏng, xuất hiện ở những lá dưới thấp che trong tán. (Lược dịch từ “Mineral deficiencies in Hevea and Associated cover plants” by Victor M. Shorrocks. RRIM, 1964) Một trong các dấu hiệu thiếu Canxi Dấu hiệu thiếu Magiê ở cây KTCB Dấu hiệu thiếu Nitơ ở cây trưởng thành
123doc.vn