Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
389,5 KB
Nội dung
BÀI TẬP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC Tên bài tập: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, nền giáo dục của Việt Nam có những bước tiến đáng kể, chú trọng bồi dưỡng về mặt kiến thức, nâng cao kỹ năng ứng dụng kiến thức vào thực tế. Chính vì vậy, các cấp học, ngành học trong hệ thống giáo dục nước Việt Nam đã có những thay đổi phù hợp, thống nhất theo chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo. Hóa học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu, tìm hiểu về tính chất, đặc trưng và ứng dụng của các chất trong tự nhiên. Thời gian qua, môn Hóa học trong chương trình giáo dục đã được đổi mới cùng các bộ môn khác. Ngoài những về nội dung lý thuyết, sự thay đổi còn tập trung nâng cao kỹ năng của người học trong quá trình học tập môn Hóa học như tăng khối lượng kiến thức, hướng dẫn chuyên sâu, định hướng kỹ năng tổng hợp hóa học,… Về hình thức thực hiện, Bộ giáo dục đã thực hiện chương trình sách thí điểm, sau đó chuyển hẳn sang chương trình Sách giáo khoa mới hiện nay. Vì thế, nhiệm vụ của giáo viên là phải có những phương pháp dạy học tích cực, hướng dẫn học sinh học tập, rèn luyện khả năng tự chiếm lĩnh tri thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ học của mình. Trong các phương pháp dạy hóa tích cực, thí nghiệm thực hành hóa học là một kỹ năng không thể thiếu ở giáo viên trong giảng dạy. Thí nghiệm thực hành hóa học từng bước hình thành kỹ năng cho học sinh, giúp việc hình thành khái niệm tổng hợp hóa học một cách rõ ràng hơn khi chỉ dùng lý thuyết suông. Là sinh viên năm 3 ngành sư phạm Hóa học, với hy vọng hiểu rõ tình hình thí nghiệm thực hành hóa học ở trường phổ thông trong thời gian đi thực tập giáo dục. Nay tôi chọn đề tài nghiên cứu: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng công tác thí nghiệm thực hành hóa học ở trường phổ thông ở trường trung học phổ thông Thị xã Cao Lãnh. Trang 1 Sv: Nguyễn Minh Thảo
3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đến trường trung học phổ thông Thị xã Cao Lãnh (trong chuyến đi thực tập giáo dục). - Liên hệ giáo viên giảng dạy, cán bộ quản lý, học sinh và những người có liên quan để tìm hiểu thông tin. - Đến phòng thí nghiệm để tìm hiểu, ghi nhận những thông tin cần thiết. - Ghi nhận thực trạng để rút ra kinh nghiệm và đề xuất giải pháp. 4. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lấy ý kiến. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sổ ghi của lớp, phòng thí nghiệm. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: thực trạng thí nghiệm ở trường phổ thông. - Đối tượng nghiên cứu: phòng thí nghiệm, người làm thí nghiệm (giáo viên, học sinh…). 6. Giả thuyết khoa học Khi biết được thức trạng thí nghiệm thực hành hóa học ở trường phổ thông, biết được khả năng vận dụng thí nghiệm thực hành hóa học trong giảng dạy và tình hình thực hiện công tác này, ta có thể nghiên cứu, tìm ra giải pháp và khả năng ứng dụng thí nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học. 7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Các công trình đã được nghiên cứu: chưa có (do năm 2009 trường Đại học Đồng Tháp mới đưa ra bài tập thực tiễn giáo dục cho sinh viên thực hiện lần đầu tiên). 8. Kế hoạch thời gian nghiên cứu 4 tuần (tháng 3/2009) Trang 2 Sv: Nguyễn Minh Thảo
Phần nội dung Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ 1.1. Xu hướng áp dụng thí nghiệm thực hành trong dạy học hóa học Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ như vũ bão hiện nay đòi hỏi phải có những vật liệu mới đáp ứng cho sự phát triển của nó. Khoa học kỹ thuật phát triển nâng cao tri thức và khả năng tư duy của con người, khi đó con người có nhu cầu ngày càng cao trong việc nghiên cứu, tìm ra cái mới, cái hay qua thực hành. Tổng hợp hóa học là một ngành học có vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu, tìm ra những chất, những vật liệu, thực phẩm…phục vụ cho đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống. Muốn thực hiện được điều này, con người cần được cung cấp kiến thức thích hợp và điều kiện để rèn luyện kiến thức của mình, điều kiện để tìm tòi nắm vững kiến thức và sau đó là bước vào quá trình nghiên cứu, phát minh, sáng chế,… Việc rèn luyện này phải được thực hiện sớm ở học sinh ở lứa tuổi, trình độ thích hợp. Ở nước ta, môn hóa học được giảng dạy từ lớp 8 của chương trình trung học cơ sở, tạo những mầm giống từ sớm với những thí nghiệm đơn giản. Sau đó được nâng dần mức độ lên theo kiến thức học lý thuyết của khoa học… Trên thế giới hiện nay, nhiều nước đã nâng cao tỉ trọng giữa lý thuyết và thực hành lên cao trong nhiều lĩnh vực. Các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế và khu vực đã đưa thực hành làm một môn thi song song với việc thi lý thuyết. Khi tham gia các kỳ thi này, học sinh, sinh viên nước ta có đạt giải, nhưng kết quả không cao và số lượng giải cũng không nhiều do còn nhiều hạn chế ở môn thí nghiệm thực hành. Nâng cao chất lượng công tác thí nghiệm thực hành là giải pháp tốt để nước ta phát triển, bắt kịp với khu vực và quốc tế, làm cho nước ta nhanh chóng thực hiện con đường Chủ nghĩa xã hội. Giáo dục là hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia. Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ta cần tạo điều kiện cho người học tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại, có điều kiện thực hành nhiều hơn theo phương châm “Học đi đôi với hành” mà ta đã học từ nhỏ. Do vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng thí nghiệm thực hành trong dạy học hóa học là một xu hướng tất yếu cho sự phát triển của nguồn nhân lực cho các ngành, các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. 1.2. Nhu cầu thiết yếu của việc áp dụng thí nghiệm thực hành hóa học trong dạy học Hiện nay, công tác thí nghiệm thực hành Hóa học ở Việt Nam còn yếu. Tình trạng này có thể do các giáo viên giỏi hiện còn ít, một số đã đến tuổi về hưu. Lực lượng giáo viên đang tham gia dạy khối thường và luôn cả khối chuyên còn trẻ và kinh nghiệm còn hạn chế nên các trường phải gấp rút có chính sách tuyển dụng và đầu tư cơ sở vật chất. Trang 3 Sv: Nguyễn Minh Thảo
Trình độ thực hành thí nghiệm của học sinh kém là do các học sinh không được làm thường xuyên, vừa học môn chuyên vừa phải lo học tất cả các môn để phục vụ mục tiêu toàn diện, lo ôn thi Đại học do không được ưu tiên như trước kia là khi đạt giải học sinh giỏi quốc gia thì được tuyển thẳng vào đại học, nay thì không được tuyển thẳng dù có đậu cao. Thời gian dành cho thực hành hạn chế từ khâu kế hoạch nhà trường đến chương trình học những năm đầu. Chỉ khi học sinh vào đội tuyển rồi mới có chương trình thực hành riêng giúp các học sinh cập nhật với trình độ thí nghiệm của thế giới. Như vậy thời gian dành cho thực hành quá ngắn, phần đông học sinh chỉ được tham gia thí nghiệm thực hành rất ít. Có nhiều học sinh ở nhiều trường không có điều kiện cơ sở vật chất để tiếp cận thí nghiệm. Chúng ta cần kết hợp giữa lý thuyết và thực hành đáp ứng yêu cầu vừa là bồi dưỡng năng lực chuyên môn vừa bồi dưỡng năng lực toàn diện. Học sinh làm thí nghiệm sẽ tư duy tốt hơn các hiện tượng hóa học trong lý thuyết, giải đáp được những thắc mắc khi học lý thuyết, gợi nên những ý tưởng mới và có thể nảy sinh sự tò mò, lòng ham học hỏi… để tự nâng cao kiến thức và phục vụ cho nghiên cứu sau này. 1.3. Khả năng thực hiện Việc đi thực tập giáo dục cũng là một hình thức thực hành tốt, luyện tập kỹ năng, củng cố, kiểm tra, vận dụng kiến thức đã học thông qua giảng dạy. Ở trường phổ thông, ta có cơ hội tiếp xúc với học sinh, với chương trình học cũng như các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học hóa học của giáo viên và học sinh. Trường trung học phổ thông Thị xã Cao Lãnh là một trường lớn của tỉnh Đồng Tháp, có điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thí nghiệm cao. Qua đánh giá, so sánh với tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng học bộ môn trường trung học đạt chuẩn quốc gia, có thể thấy được mức độ đạt được của phòng bộ môn Hóa học của Trường trung học phổ thông Thị xã Cao Lãnh. Thông qua chuyến đi, ta có thể tự rút ra những nhận định đúng đắn, thực trạng về tình hình công tác thí nghiệm ở trường phổ thông Thị xã Cao Lãnh. Dựa vào những sự kiện tìm hiểu được, ta có thể biết được một số đặc điểm chung của thực trạng thí nghiệm ở trường phổ thông, tâm lý của học sinh và người giáo viên khi thực hiện thí nghiệm thực hành. Qua đó, ta có thể nhận định, đề xuất một số giải pháp để thay đổi, cải tiến, nâng cao chất lượng công tác thí nghiệm thực hành trong dạy học hóa học, góp phần nâng cao kỹ năng dạy học cho giáo viên và tạo điều kiện cho học sinh nắm vững lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thí nghiệm thực hành. Trang 4 Sv: Nguyễn Minh Thảo
Chương II THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1. Cơ sở vật chất của trường 2.1.1. Phòng thí nghiệm hóa học Trường trung học phổ thông Thị Xã Cao Lãnh được thành lập từ năm 1956, là trường công lập duy nhất của tỉnh Kiến Phong cũ. Nhiệm vụ trọng tâm của trường là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và cung cấp lực lượng học sinh giỏi chủ yếu thuộc khu vực phía Bắc sông Tiền. Trường THPT TX Cao Lãnh có 1 phòng thí nghiệm hóa học. Trang 5 Sv: Nguyễn Minh Thảo
Phòng thí nghiệm Hóa học Dãy hành chính DÃY PHÒNG THÍ NGHỆM - NGHE NHÌN P h ò n g h ọ c Nhà xe Học sinh Dãy phòng học Dãy Phòng học Nhà xe Học sinh Dãy phòng học VP Đoàn Dãy Phòng học Dãy Phòng học Đường Nguyễn Huệ Đường Nguyễn Huệ Trang 6 Sv: Nguyễn Minh Thảo
Sơ đồ trường trung học phổ thông Thị xã Cao Lãnh Sơ đồ phòng thí nghiệm hóa học Mô tả: - Phòng thí nghiệm có kích thước: 9,92 m x 6,72 m. = 66,66 m 2 - Trong phòng thí nghiệm có : + 1 bàn giáo viên có kích thước: 2,83 m x 0,825 m x 0,87 m. Bàn giáo viên có 1 bồn nước với 1 vòi nước. 428 672 992 Nhà xe học sinh Các tủ hóa chất – Dụng cụ BÀN GIÁO VIÊN Hóa chất – Dụng cụ Hóa chất Dụng cụ Cửa Cửa Bồn nước 118 120 Đơn vị tính: cm Tủ Y tế Trang 7 Sv: Nguyễn Minh Thảo
+ 3 dãy bàn dành cho học sinh thí nghiệm (có ngăn để cặp học sinh) có kích thước: 583 cm x 120 cm x 76 cm. Mỗi dãy bàn học sinh có 3 bồn nước, mỗi bồn có 2 vòi nước. Trong số đó chỉ sử dụng được 7 vòi nước của 5 bồn, nhưng lại có 2 bồn chảy nước ra sàn. + 2 bên vách có 4 cái quạt thông gió. + có 5 bóng đèn dài 1m 20 và 2 quạt lớn trên trần nhà. + Cửa sổ nhỏ thông gió hai bên vách là 50 cánh (có 2 cánh không mở được). + 1 tủ chứa phương tiện nghe nhìn như ti vi, đầu đĩa… + 1 tủ y tế được đặt gần cửa vào phòng hóa chất gồm có: Cồn 70 0 , Cồn Iot. + Cuối phòng là 3 tủ: * 2 tủ đựng dụng cụ * 1 tủ đựng hóa chất - Phòng chuẩn bị đựng hóa chất – dụng cụ - thiết bị dạy học. Phòng có kích thước: 4,28 cm x 6,72 cm = 28,76 m 2 2.1.2. Thiết bị, hóa chất trong phòng thí nghiệm hóa học của trường THPT TX Cao Lãnh * Hóa chất: (tính đến ngày 18/3/2009) STT Tên hóa chất Khối lượng hộp (g) Số lượng Tổng cộng (g) 1 AgNO 3 100 3 300 2 Al (lá) 200 2 400 30 4 120 3 Al (bột) 30 2 60 4 AlCl 3 100 4 400 5 Al 2 (SO 4 ) 3 100 7 700 6 Anilin 1 x 500 ml 500 ml 7 BaCl 2 .2H 2 O 500 2 1000 8 Benzen 1 x 500 ml 500 ml 9 Br 2 2 x 500 ml 1000 ml 10 C hoạt tính 100 5 500 11 CaO 200 3 600 12 CaCl 2 .2H 2 O 100 4 400 13 CaCO 3 250 4 1000 14 C 2 H 5 OH 15 CH 3 CHO 16 CH 3 COONa 250 3 750 17 Cr 2 O 3 100 4 400 18 Cu(NO 3 ) 2 .3H 2 O 100 6 600 19 CuSO 4 .5H 2 O 500 3 1500 20 CuO 100 1 100 21 Cu (phôi bào) 100 4 400 22 Cu 2 (OH) 2 CO 3 200 2 400 Trang 8 Sv: Nguyễn Minh Thảo
23 Fe (bột) 100 2 200 24 Fe (phôi bào) 100 3 300 25 FeCl 3 250 2 500 26 FeCl 2 250 3 750 27 Fe 2 O 3 100 1 100 28 FeS 100 4 400 29 FeSO 4 200 4 800 30 Glucozơ 100 9 900 31 Glyxerol 2 x 500 ml 1000 ml 32 H 2 SO 4 3 x 500 ml 1000 ml 33 HCHO (dd formalin 37%) 3 x 500 ml 1500 ml 34 HCOOH 1 x 500 ml 500 ml 35 HCl 2 x 500 ml 1000 ml 36 H 3 PO 4 1 x 500 ml 500 ml 37 HNO 3 2 x 500 ml 1000 ml 38 KBr 100 2 200 39 KCl 100 3 300 40 KI 100 4 400 41 KClO 3 250 2 500 42 KMnO 4 500 3 1500 43 KOH 250 3 750 44 KNO 3 100 5 500 45 KSCN 50 2 100 46 Mg (bột) 100 2 47 Mg (dây) 100 1 48 MgCl 2 200 3 600 49 Mg(OH) 2 100 5 500 50 MnO 2 200 1 200 51 Na 4 hộp 4 hộp 52 NaBrO 3 100 3 300 53 NaCl 200 5 1000 54 NaI 100 2 200 55 Na 2 CO 3 250 4 1000 56 NaHCO 3 500 3 1500 57 Na 2 HPO 4 50 3 150 58 Na 2 SO 4 100 7 700 59 Na 2 SO 3 150 3 450 Trang 9 Sv: Nguyễn Minh Thảo
60 Na 2 S 2 O 3 .5H 2 O 200 2 400 61 Na 2 S 100 3 300 62 NaOH 200 4 800 63 NaNO 3 200 7 1400 64 NH 3 3 x 500 ml 1500 ml 65 NH 4 H 2 PO 4 200 3 600 66 (NH 4 ) 2 CO 3 100 4 400 67 NH 4 Cl 200 3 600 68 NH 4 NO 3 500 1 500 69 (NH 4 ) 2 SO 4 1000 1 1000 70 P đỏ 50 9 hộp 450 71 Pb(NO 3 ) 2 100 2 200 72 Phenol 2 x 500 ml 1000 ml 73 Tinh bột 20 8 1660 100 5 500 2 74 S 100 6 600 75 Supephotphat kép 250 4 1000 76 Zn (viên) 400 3 1200 77 Zn (bột) 300 1 300 78 Zn(NO 3 ) 2 100 3 300 79 ZnSO 4 1000 1 1000 - Các hóa chất chỉ ghi thể tích như axit H 2 SO 4 , HNO 3 ,…trong bảng là các hóa chất đặc. - Kim loại Natri ngâm trong dầu hỏa, 4 hộp với khối lượng khoảng 700 – 800 g. - Khối lượng P đỏ là ước lượng (không có ghi). Trong số hóa chất trên, một số loại được sử dụng một phần. Để dễ thống kê, tôi xem các lọ này như hóa chất mới, chưa sử dụng. Hóa chất của nhà trường nhập về, một phần do Sở giáo dục cấp theo quy định, một phần nhập theo đề nghị của giáo viên bộ môn khi cần thiết. Thông thường, lượng hóa chất đưa về là trong khoảng thời gian chuẩn bị tổ chức kỳ thi “Học sinh giỏi thí nghiệm thực hành”. Danh mục hóa chất, số lượng như trên đáp ứng đủ nhu cầu thí nghiệm của trường. Khi cần thêm hóa chất nào thì có thể nhập về trong thời gian ngắn nên đảm bảo lượng hóa chất cần thiết phục vụ cho công tác thí nghiệm thực hành. Trang 10 Sv: Nguyễn Minh Thảo
123doc.vn