kinh nghiệm nuôi trồng phong lan

25 5.5K 11
kinh nghiệm nuôi trồng phong lan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay, do nhiều yếu tố thuận lợi về kinh tế và xã hội mà phong trào trồng lan đang phát triển, không chỉ ở các thành phố, thị xã mà ngay cả ở một số vùng nông thôn, các bản làng, người dân cũng trồng ít giò lan chơi. Câu nói “vua chơi lan, quan chơi trà” không còn phù hợp nữa. Chính vì lẽ đó mà việc kinh doanh lan cũng rất phát triển. Thú chơi tao nhã này không phải không tốn kém và vì vậy người kinh doanh lan cũng khá thành đạt. Không chỉ có các cá nhân chơi lan dạng nhỏ, lẻ mà ngay cả một số công ty lớn, một số trung tâm nghiên cứu cũng đã và đang hình thành việc nuôi trồng và kinh doanh lan. Tuy nhiên, những cơ sở lớn thường nuôi Lan Công Nghiệp (là các loài lan được tạo ra bởi công nghệ sinh học, biến đổi gien, lai tạo… từ các loài lan có trong tự nhiên) với mục đích kinh doanh cả trong và ngoài nước. Những cơ sở này hàng năm hốt bạc tỷ. So với các cơ sở nuôi trồng lan công nghiệp thì các cơ sở nuôi trồng Lan Rừng còn rất khiêm tốn, chủ yếu là ở quy mô gia đình. Lan Rừng trước dây thường chỉ khai thác tại tại rừng Việt Nam, ngày nay đã khai thác từ rừng của Lào, Campuchia và còn nhập từ nước ngoài về. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, phong trào chơi lan ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển, người ta không chỉ trồng chơi mà đã trồng để kinh doanh và đã xuất khẩu. Nhưng lan được trồng chủ yếu là các giống Lan Công Nghiệp đa số nhập từ Thái Lan và có cả của Đài Loan và một số nước khác. Các loài lan này thường ra hoa nhiều lần trong năm, phụ thuộc vào cách chăm bón và khí hậu trong năm. Lan công nghiệp thường có hoa to, màu sặc sỡ và khá bền, nhưng rất ít loài lan trong số này có mùi thơm như Lan Rừng. Khái niệm Lan Rừng dùng trong bài viết này được chỉ các loài lan có sẵn trong tự nhiên trên khắp thế giới. Đa số các loài Lan Rừng chỉ ra hoa một lần trong năm. Ở nước ta, phần lớn Lan Rừng ra hoa khoảng từ tháng 2 đến tháng 5 nhất là ở Miền Bắc. Số ít ra hoa vào các tháng khác trong năm. Do vậy, nếu trồng nhiều loài thì trong vườn của ta lúc nào cũng có hoa, tuy nhiên, nhiều nhất vẫn là vào Tháng 2 đến Tháng 5. Lan Rừng có ưu điểm: khoẻ, nhiều loài dễ sống, dễ nhân giống, chống sâu, bệnh tốt, ra hoa đều theo mùa vụ, màu sắc hài hoà, duyên dáng, đặc biệt nhiều loài hoa có hương thơm rất đặc trưng. Nhưng có nhược điểm là hoa nhỏ, ít bền hơn Lan Công nghiệp. Lan Rừng cho hoa theo mùa nên trong vườn sẽ không có nhiều giò ra hoa cùng lúc nhưng quanh năm trong vườn lúc nào cũng có hoa. Theo các nhà nghiên cứu, ở nước ta có khoảng 900 loài lan tự nhiên. Do phong trào chơi lan phát triển nên tốc độ khai thác cũng trở nên ồ ạt và hậu quả là nguồn lan ngày càng cạn kiệt. Nguồn Lan Rừng bán ở nhiều chợ hiện nay phần lớn được khai thác từ Lào và Campuchia đưa về. Cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu cho xuất bản nhiều ấn phẩm về kỹ thuật trồng phong lan. Các tác phẩm này hướng dẫn khá tỷ mỷ về kỹ thuật trồng, nhân giống và thậm chí cả phương pháp kinh doanh lan. Tuy nhiên, đa số kiến thức trong các ấn phẩm này thiên về kỹ thuật trồng Lan Công Nghiệp và ở quy mô công nghiệp. Trong khi nhu cầu nuôi Lan Rừng với quy mô gia đình ngày càng phát triển, việc khai thác Lan Rừng cũng gia tăng. Do việc khai thác Lan Rừng bừa bãi, người nuôi lan ít kinh nghiệm, việc di chuyển lan khỏi môi trường tự nhiên, thời gian từ khi khai thác đến khi tới tay ngưồi trồng có khi cả tháng là những yếu tố quan trọng làm cho hiệu qủa của việc nuôi Lan bị hạn chế. Ước tính số Lan đưa từ rừng về trồng chỉ có thể tồn tại được vài chục phần trăm. Như vậy, khả năng Lan Rừng ở nước ta bị cạn kiệt dẫn tới tuyệt chủng là một nguy cơ không xa. Ý thức được hậu quả của nguy cơ này, Tác giả muốn trao đổi một số kinh nghiệm của một người làm vườn thu được trong nhiều năm nuôi trồng Lan Rừng nhằm mục đích góp phần vào việc nâng cao hiệu quả nuôi Lan Rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này của đất nước và bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRỒNG, NUÔI PHONG LAN RỪNG Mở đầu Hiện nay, do nhiều yếu tố thuận lợi về kinh tế và xã hội mà phong trào trồng lan đang phát triển, không chỉ ở các thành phố, thị xã mà ngay cả ở một số vùng nông thôn, các bản làng, người dân cũng trồng ít giò lan chơi. Câu nói “vua chơi lan, quan chơi trà” không còn phù hợp nữa. Chính vì lẽ đó mà việc kinh doanh lan cũng rất phát triển. Thú chơi tao nhã này không phải không tốn kém và vì vậy người kinh doanh lan cũng khá thành đạt. Không chỉ có các cá nhân chơi lan dạng nhỏ, lẻ mà ngay cả một số công ty lớn, một số trung tâm nghiên cứu cũng đã và đang hình thành việc nuôi trồng và kinh doanh lan. Tuy nhiên, những cơ sở lớn thường nuôi Lan Công Nghiệp (là các loài lan được tạo ra bởi công nghệ sinh học, biến đổi gien, lai tạo… từ các loài lan có trong tự nhiên) với mục đích kinh doanh cả trong và ngoài nước. Những cơ sở này hàng năm hốt bạc tỷ. So với các cơ sở nuôi trồng lan công nghiệp thì các cơ sở nuôi trồng Lan Rừng còn rất khiêm tốn, chủ yếu là ở quy mô gia đình. Lan Rừng trước dây thường chỉ khai thác tại tại rừng Việt Nam, ngày nay đã khai thác từ rừng của Lào, Campuchia và còn nhập từ nước ngoài về. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, phong trào chơi lan ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển, người ta không chỉ trồng chơi mà đã trồng để kinh doanh và đã xuất khẩu. Nhưng lan được trồng chủ yếu là các giống Lan Công Nghiệp đa số nhập từ Thái Lan và có cả của Đài Loan và một số nước khác. Các loài lan này thường ra hoa nhiều lần trong năm, phụ thuộc vào cách chăm bón và khí hậu trong năm. Lan công nghiệp thường có hoa to, màu sặc sỡ và khá bền, nhưng rất ít loài lan trong số này có mùi thơm như Lan Rừng. Khái niệm Lan Rừng dùng trong bài viết này được chỉ các loài lan có sẵn trong tự nhiên trên khắp thế giới. Đa số các loài Lan Rừng chỉ ra hoa một lần trong năm. Ở nước ta, phần lớn Lan Rừng ra hoa khoảng từ tháng 2 đến tháng 5 nhất là ở Miền Bắc. Số ít ra hoa vào các tháng khác trong năm. Do vậy, nếu trồng nhiều loài thì trong vườn của ta lúc nào cũng có hoa, tuy nhiên, nhiều nhất vẫn là vào Tháng 2 đến Tháng 5. Lan Rừng có ưu điểm: khoẻ, nhiều loài dễ sống, dễ nhân giống, chống sâu, bệnh tốt, ra hoa đều theo mùa vụ, màu sắc hài hoà, duyên dáng, đặc biệt nhiều loài hoa có hương thơm rất đặc trưng. Nhưng có nhược điểm là hoa nhỏ, ít bền hơn Lan Công nghiệp. Lan Rừng cho hoa theo mùa nên trong vườn sẽ không có nhiều giò ra hoa cùng lúc nhưng quanh năm trong vườn lúc nào cũng có hoa. Theo các nhà nghiên cứu, ở nước ta có khoảng 900 loài lan tự nhiên. Do phong trào chơi lan phát triển nên tốc độ khai thác cũng trở nên ồ ạt và hậu quả là nguồn lan ngày càng cạn kiệt. Nguồn Lan Rừng bán ở nhiều chợ hiện nay phần lớn được khai thác từ Lào và Campuchia đưa về. Cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu cho xuất bản nhiều ấn phẩm về kỹ thuật trồng phong lan. Các tác phẩm này hướng dẫn khá tỷ mỷ về kỹ thuật trồng, nhân giống và thậm chí cả phương pháp kinh doanh lan. Tuy nhiên, đa số kiến thức trong các ấn phẩm này thiên về kỹ thuật trồng Lan Công Nghiệp và ở quy mô công nghiệp. Trong khi nhu cầu nuôi Lan Rừng với quy mô gia đình ngày càng phát triển, việc khai thác Lan Rừng cũng gia tăng. Do việc khai thác Lan Rừng bừa bãi, người nuôi lan ít kinh nghiệm, việc di chuyển lan khỏi môi trường tự nhiên, thời gian từ khi khai thác đến khi tới tay ngưồi trồng có khi cả tháng là những yếu tố quan trọng làm cho hiệu qủa của việc nuôi Lan bị hạn chế. Ước tính số Lan đưa từ rừng về trồng chỉ có thể tồn tại được vài chục phần trăm. Như vậy, khả năng Lan Rừng ở nước ta bị cạn kiệt dẫn tới tuyệt chủng là một nguy cơ không xa. Ý thức được hậu quả của nguy cơ này, Tác giả muốn trao đổi một số kinh nghiệm của một người làm vườn thu được trong nhiều năm nuôi trồng Lan Rừng nhằm mục đích góp phần vào việc nâng cao hiệu quả nuôi Lan Rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này của đất nước và bảo vệ môi trường sống của chúng ta. I. Một số khái niệm chung Lan: Nhiều chỗ trong bài viết này để ngắn gọn chỉ dùng từ “Lan” để chỉ Lan Rừng. Trường hợp từ “lan” (không viết hoa) là để chỉ Phong Lan nói chung, bao gồm cả Lan Rừng và Lan Công nghiệp. Giả hành: Chỉ thân cây lan của những loài lan đa thân như Hoàng Yến, các loài Hoàng Thảo, Lan Kiếm Giả hành có nhiều hình dáng và cấu trúc khác nhau. Có loài phình to và trên đó mọc lá như Hoàng Yến, Vảy Rồng. Có loài gốc phình to, trên đó là đoạn thân mọc thẳng có nhiều đốt và lá mọc ra từ các đốt đó như Bạch Câu, Mai Trúc Lan Có loài thân đốt dài tới cả mét như các loài Phy Điệp. Có loài có hình thù đặc biệt như Hoàng Thảo Đùi Gà: các đốt lan phình ra và thắt nhỏ lại như đùi gà, hoặc Hoàng Thảo Trúc Lồi/ U Lồi: thân mập, đốt dày, các mắt phình to giống như Trúc Phật Tử. Các loài Lan đa thân, chồi non được mọc ra chủ yếu từ căn hành (phần thân cây cho ra rễ), và đôi khi mọc ra từ các mắt của các đốt và phát triển rễ tại các gốc chồi non, các chồi này gọi là keiki. Các loài Lan đơn thân như Phượng Vỹ, Đai Châu có thân mọc thẳng. Lá so le theo hai hướng trên cùng mặt phẳng. Các loài Lan này có chồi non mọc ra từ các mắt tại các đốt của thân cây Rễ gió: Là loại rễ to, khoẻ (Phượng Vỹ , Đai Châu ). Không được phủ kín rễ khi trồng Lan. Rễ gió là loại rễ đặc trưng của lan đơn thân được mọc ra từ thân cây Lan, có hướng vuông góc với mặt phẳng mọc lá. Nhìn chung, các loài lan rễ gió, khi trồng nên ghép vào gỗ chắc, riêng một số loài có bộ rễ phát triển nhanh như Quế Lan Hương, Van Đa, Hồng Quế ta có thể ghép vào gỗ xốp, sau ba bốn năm, gỗ mục rũa, rơi mất để lại bộ rễ dày đặc, chính bộ rễ này là giá thể tự nhiên rất đẹp và giò lan sẽ nhẹ nhàng hơn. 2 Bán rễ gió: Rễ nhỏ hơn, là loại rễ của lan đa thân (như Phi Điệp, Hoàng Thảo Đùi gà ) có thể che một lớp xơ mỏng trên rễ khi Lan mới được trồng, trong trường hợp mảnh Lan ít rễ. Theo một số chuyên gia, việc phân biệt các loại rễ như trên để chỉ ra Lan Rừng có bộ rễ khác nhau sẽ có sinh thái khác nhau. Hiểu được đặc điểm sinh thái đó ta sẽ có cách trồng và nuôi lan phù hợp. Giò lan: Là một hoặc nhiều khóm lan được trồng trên một giá thể. Giò lan có thể gồm nhiều loài lan tuỳ thuộc người trồng lan. Giá thể: Là vật ghép cây lan vào để tạo thành giò lan. Giá thể chỉ để rễ lan bám chắc vào đó giữ cho cây lan vững vàng chứ không phải là nơi cây lan hút dinh dưỡng để sống. Do vậy, giá thể có thể là chậu gốm, chậu nhựa, rễ, cành, thân cây hoặc làm hộp, cũi bằng gỗ, tre Để tạo một giò lan đẹp nên chọn giá thể hài hoà với dáng cây lan. Ta chọn cành, gốc, rễ cây có hình dáng đẹp để ghép lan. Cành, gốc, rễ cây có thể là loại khô, tươi hoặc đã chớm mục của tất cả các loại gỗ đều có thể trồng lan được, chỉ trừ gỗ lim, xà cừ do có độc tố chứa trong gỗ. Gỗ của những cây sống trong vùng nước mặn cũng không thể trồng lan được. Các loại gỗ này nếu muốn trồng lan phải đốt sâu vào thân khoảng một vài milimét hoặc ngâm trong nước trong nhiều năm. Gốc tre già cắt cụt bộ rễ cũng là giá thể trồng lan tốt, đẹp. Muốn có giá thể đẹp có thể chọn rễ cây, cành cây có hình dạng ưng ý hoặc ghép chúng lại bằng nhiều mẩu cành hoặc rễ cây. Chọn và tạo giá thể đẹp tuỳ thuộc vào thẩm mỹ, sự sáng tạo và sự khéo léo của người trồng lan. Lan Rừng hoặc Lan Công nghiệp đều có thể trồng trong các giá thể nêu trên. Vật liệu trồng lan: Trường hợp trồng lan trong chậu cần phải có vật liệu trồng lan. Vật liệu trồng lan rất đa dạng, có thể là than củi, các mẩu gỗ chắc, xỉ than loại đã cháy hết tạo thành loại gần như sành, cứng, xốp, các mảnh xốp chèn hàng, xơ dừa, rong biển, vỏ lạc, vỏ hạt cà phê Có thể dùng một trong số các vật liệu trên nhưng tốt nhất là nên dùng hỗn hợp các loại trên. Ví dụ, phía đáy chậu lan có thể là xốp được bẻ nhỏ, bên trên và xung quanh gốc lan nên là than củi, cây lan mới (loài bán rễ gió) được đặt vào đó, có thể phủ một ít xơ dừa hoặc rong biển để giữ ẩm thời gian đầu, sau phải bỏ đi. Ở phần sau, khi nói tới kinh nghiệm trồng từng loài Lan cụ thể chỉ nói tới loại gỗ chắc hoặc xốp để ghép lan. Với những trường hợp đó ta nên hiểu là nếu trồng Lan trong chậu thì cũng nên chọn vật liệu tương tự. Với Lan rễ gió, nếu trồng trong chậu cần chọn vật liệu thô, to và phải xếp rất thoáng mới phù hợp. Thời gian: Thời gian dùng trong bài viết này tính theo Âm lịch. 3 Ánh sáng trực tiếp: Chỉ mức độ ánh sáng bức xạ 100%. Giá trị tuyệt đối trước đó (ví dụ 50% ) chỉ là giá trị tương đối để chỉ mức độ chịu ánh sáng trực tiếp của một loài Lan và để so sánh mức độ chịu nắng giữa các loài Lan. Từ trong ngoặc đơn sau tên Lan: Chỉ nơi sưu tầm Lan của tác giả. Ví dụ: Phi Công Thiên (Cao Bằng) là Lan Phi Công Thiên, Tác giả sưu tầm ở Cao Bằng. Trường hợp không có từ trong ngoặc đơn sau tên Lan là Loài mà Tác giả sưu tầm tại Hà Nội (chủ yếu tại Chợ Hoàng Hoa Thám). II. Gọi tên Phong Lan ở nước ta Phong trào chơi lan hiện nay rất phát triển. Hầu hết các tỉnh đều có Hội Sinh - Vật - Cảnh trong đó có Chi Hội Lan. Có nơi Hội những người chơi lan là hội độc lập. Đã xuất hiện nhiều người chơi lan có tính chuyên nghiệp, đồng thời xuất hiện nhiều vườn lan nổi tiếng. Các nhà khoa học khi tìm hoặc tạo ra một loài lan mới thường đặt tên theo quy chế chặt chẽ của khoa học thực vật, tạm gọi là tên khoa học. Những loài Lan được nuôi trồng lâu đời đã có tên từ xa xưa. Ngày nay, hầu như tất cả các loài Lan có trong rừng đều được nuôi trồng nên những loài mới được trồng sẽ được người trồng hoặc người khai thác Lan từ rừng về đặt tên để phân biệt các loài khác nhau. Tập hợp nhiều loài Lan tại các địa phương khác nhau ta có thể hiểu được một số nguyên tắc gọi tên Lan (tên dân dã). Cách gọi này xuất phát từ một đặc tính nổi bật hoặc kết hợp các đặc tính đó của cây Lan với nhau, được thể hiện bằng ngôn ngữ đẹp, giàu hình tượng: - Gọi tên theo mùa ra hoa như Nghinh Xuân, Báo Hỉ…; - Gọi tên theo hình dáng của giả hành như Hoàng Thảo Đùi gà, Hạt Cườm ; - Gọi tên theo đặc điểm hình dáng của hoa như Hoàng Thảo Xoắn, Môi Tơ ; - Gọi tên theo màu sắc của hoa như Cẩm Nhung, Hoa Đào ; - Gọi tên theo trang trí của hoa như Nhất Điểm Hồng, Hoàng Thảo Mặt Mèo ; - Gọi tên theo hương thơm của hoa như Quế Lan Hương, Hương Vany ; - Kết hợp những đặc tính trên để gọi tên lan như Hoàng Trúc Hương, Bạch Câu ; Ngoài ra, ngay cả với các loài Lan Công nghiệp được nhập về cũng được người ta dịch hoặc đặt cho những tên rất đẹp theo phương pháp trên như Hồ Điệp, Nữ Hoàng, Vữ Nữ Cách gọi tên dân giã như trên thể hiện tư duy phong phú, thâm thúy, giàu óc tưởng tượng. Một nét đẹp văn hoá của dân tộc ta nói chung và của người chơi lan nói riêng. 4 Trong tác phẩm này, tác giả chỉ nêu tên gọi dân giã các loài lan đã được nuôi trồng trong vườn Lan để tham khảo. Kèm theo là ảnh chụp cây, hoa để dễ nhận dạng và phân biệt. III. Kinh nghiệm trồng và nuôi Lan Rừng Chọn vị trí trồng, nuôi Lan Rừng Rất nhiều người thích trồng, nuôi lan nói chung và Lan Rừng nói riêng. Nhưng đa số cho rằng Phong Lan rất khó nuôi và không có chỗ trồng nhất là ở thành phố. Thực tế Phong Lan sống rất kham khổ nhưng đòi hỏi điều kiện khá khắt khe và rất nhạy cảm với môi trường. Ba yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển của cây lan là ánh sáng, độ ẩm và thoáng khí đồng thời tác động vào đời sống cây lan. Phải tạo được môi trường đảm bảo cả ba yếu tố này thì việc trồng và nuôi lan mới thành công. Nếu hiểu và nắm bắt được các đặc điểm này thì việc nuôi lan lại trở nên dễ dàng. Những nơi có đất có vườn, gần cánh đồng, gần nơi có sông, hồ, ao là môi trường trồng lan lý tưởng. Tuy nhiên, ở thành phố có ban công hoặc sân thượng cũng nuôi được lan nói chung và Lan Rừng nói riêng. Tác giả bài viết này đã có trên chục năm thành công trong việc nuôi trồng Lan Rừng trên sân thượng nhà ở mặt phố với những Giò Lan sống và phát triển từ ngày đầu tới nay. Với kinh nghiệm nuôi trồng Lan của mình, có tham khảo, học hỏi qua các bạn chơi, có thể kết luận được rằng Lan Rừng có thể nuôi trồng được ở các vị trí khác nhau: dưới bóng cây, nuôi thành vườn, dưới mái hiên, sân thượng khi ta đảm bảo chế độ ánh sáng, độ ẩm và thoáng gió phù hợp với mỗi loài Lan. Lan Rừng thường được ghép thành giò và treo tại nơi nuôi Lan, hoặc ghép thẳng vào thân cây lâu năm 5 Tạo giàn trồng Lan Muốn trồng nhiều Lan phải tạo giàn trồng Lan, gọi tắt là giàn lan. Do nhiều loài Lan Rừng có bộ rễ rất đẹp như Quế Lan Hương, Đai Châu, Đuôi Sóc hoặc giả hành dài rủ xuống như Phy Điệp, Hương Vany nên phải tạo giàn lan. Giàn lan cần có mái che để điều chỉnh chế độ ánh sáng như đã miêu tả ở trên, phải có chỗ để treo các giò lan. Mái che cần cách giò lan ít nhất 1m nếu mái làm bằng tấm nhựa. Có thể tạo ô vuông 40cm X 40cm bằng giây thép. Góc của các ô này chính là chỗ treo giò lan. Để tạo các ô này có thể dùng giây thép mạ kẽm hoặc thép không gỉ căng vào những vị trí cố định như vít đinh vào tường, làm khung thép, khung bêtông Tuỳ thuộc kích cỡ của giàn, chất lượng thép mà ta chọn đường kính giây thép cho phù hợp. Ví dụ: với giàn có kích thước 3m X 5m, ta chọn thép không gỉ đường kính 2mm cho chiều rộng giàn và đường kính 3mm cho chiều dài giàn. Nên chọn thép không gỉ để làm giàn, tuy gía vật liệu đắt gấp khoảng 3 lần nhưng ta sẽ có giàn vĩnh cửu, chắc khỏe lại không bị giãn khi treo nặng và không có gỉ sắt rơi xuống Lan. Cần lưu ý là nước của gỉ sắt rơi xuống sẽ làm chết Lan. Giàn lan phải thoáng gió, mát vào mùa hè và tránh Gió Bắc vào mùa đông, nhất là đối với các giàn lan trên sân thượng. Chọn giống lan Người ta thường khai thác Lan Rừng về bán tại các chợ lớn của các tỉnh miền núi, đặc biệt là tại các thành phố, thị xã. Riêng tại Hà Nội nhiều nhất tại “Chợ Hoàng Hoa Thám” (dọc đường Hoàng Hoa Thám kéo dài khoảng 500m kể từ nơi giao nhau giữa Phố Hoàng Hoa Thám – Phố Lạc Long Quân và Đường Bưởi). Tại đây, Lan đựơc bày bán ở ven đường, các quầy hàng trong tất cả các ngày trong tháng, đặc biệt là các ngày Mồng Bốn, Mồng Chín, Mười Bồn, Mười Chín, Hai Bốn và Hai Chín hàng tháng, là các Phiên của Chợ Bưởi, ở gần đó. Đôi khi người ta chở đi bán trên xe đạp dọc một số tuyến phố. Chọn các ngọn Lan to, khoẻ, nhiều lá, lá còn tươi, không có biểu hiện bệnh, về ghép vào các giá thể tuỳ chọn. Tốt nhất là chọn các cây lan còn bám vào cành cây được mang từ nguồn về. Tại các chợ, thị xã, thành phố các tỉnh miền núi, đồng bào dân tộc thường bán lan tại các điiểm nhất định vào buổi sáng theo thói quen. Có nơi bán vào 5 - 6 giờ sáng trong khi đó có nơi lại bắt đầu lúc 8 – 9 giờ sáng (như ở Huế). Gần đây, do nhu cầu chơi Lan tăng lên, nên dọc theo các đường giao thông đặc biệt là tại các tỉnh miền núi, người ta cũng có bán Lan. Ngoài ra, tại các khu du lịch ở các tỉnh miền núi cũng có những điểm bán Lan. Thời điểm trồng Lan Với Lan Rừng, chọn thời điểm trồng thích hợp sẽ quyết định sự phát triển của cây Lan. Muốn xác định được thời điểm này cần phải biết đặc điểm, chu kỳ phát triển của từng giống Lan. Tất cả các loài Lan Rừng đều có chu kỳ phát triển gồm 3 giai đoạn: Phong Lan đặc biệt là Lan Rừng có chu kỳ sinh trưởng rất rõ. Một chu kỳ sinh trưởng bắt đầu từ khi chồi non ra đời (đối với loại đẻ giả hành hàng năm như 6 các loài Hoàng Thảo), hoặc sau khi hoa tàn (đối với loài Lan đẻ nhánh Như Quế Lan Hương, Đai Châu ), thời kỳ sau đó là Thời kỳ trưởng thành và cuối cùng là Thời kỳ ra hoa. Có một số loài Lan như các loài Hoàng Thảo kết thúc Thời kỳ phát triển (rụng hết lá) là Thời kỳ nghỉ ngơi, rễ, lá không phát triển, thậm chí rễ khô đi. Thời điểm trồng Lan tốt nhất đối với các loài này là trồng trước mùa ra hoa, khi chồi non mới chưa xuất hiện, rễ mới chưa phát triển. Với các loài sau khi ra hoa mới phát triển bộ rễ và ra lá mới, đôi khi nảy chồi mới như Đai Châu, Quế Lan Hương thì thời điểm trồng tốt nhất là sau khi ra hoa hoặc vào Tháng 2 - Tháng 3 ở Miền Bắc và Tháng 4 - Tháng 5 ở Miền Nam là thời gian ấm áp, độ ẩm cao trong năm thích hợp cho thực vật nói chung phát triển. Tuy nhiên, vào các thời điểm khác cũng có thể trồng lan được nhưng hiệu quả sẽ kém hơn. Ghép lan vào giá thể Trước khi ghép Lan vào giá thể cần cắt tỉa hết những phần đã chết (rễ, thân, lá) trên cây Lan. Để cho cây phát triển nhanh nên ngâm Lan vào một số dung dịch thường là phân bón tổng hợp khoảng 20-30 phút, tốt nhất là Bimix. Lựa thế đẹp, phù hợp với dáng vẻ của giá thể và cây Lan để ghép. Nên ướm thử trước khi ghép sao cho tạo được Giò Lan đẹp, ưng ý. Cố định Lan vào giá thể (trường hợp ghép vào gỗ) có nhiều cách và nhiều vật liệu khác nhau. Có thể dùng đinh không gỉ; dùng các loại giây buộc (trừ giây thép bị gỉ) để cố định cây Lan vào giá thể. Khi cố định Lan vào giá thể nếu dùng giây buộc phải buộc chặt vừa phải, không làm thắt nghẹn cây Lan nhưng cũng không để gió lay làm rễ Lan mới nhú không bám vào giá thể được, thậm chí làm thui rễ và tránh để giây buộc đè vào các mắt Lan sẽ nảy mầm trong tương lai. Nếu dùng đinh để cố định cây Lan vào giá thể phải tránh đóng đinh vào phần thân Lan còn tươi. Với loại giá thể gỗ, chủ yếu là gỗ khô, có thể để cả vỏ hoặc lột vỏ. Nếu để cả vỏ, giá thể sẽ có dáng vẻ tự nhiên, đẹp hơn là lột bỏ vỏ. Những loài Lan rễ gió, giá thể nên để cả vỏ, vì khi vỏ mục, rễ Lan đã bám chắc vào phần gỗ ở bên trong, do các loài Lan này rễ ít nhưng khoẻ và bám chắc hơn. Để cả vỏ, giữ ẩm tốt nhưng sẽ làm giá thể nhanh mục hơn. Ngược lại, đối với những loài Lan bán rễ gío thì nên bóc vỏ. Các Loài Lan này lúc mới ghép, có thể dùng vật liệu xốp như xơ dừa, rong biển phủ một lớp mỏng, thoáng lên trên để giữ ẩm tốt hơn. Khi bộ rễ đã phát triển cũng là lúc các vật liệu này đã mục và tự rơi đi mất. Cần lưu ý chỉ áp dụng cách này khi cây giống có ít rễ. Nếu cây giống là một mảnh có lớp rễ dày thì không được phủ bất cứ vật gì lên trên rễ Lan. Một Giò Lan được trồng đã nhiều năm, nhiều lớp rễ chết tạo thành một giá thể tự nhiên. Giá thể gỗ nếu bị mục rỗng có thể rơi hết phần gỗ mục, trường hợp này không cần thay giá thể. Như vậy, cây Lan vẫn phát triển tốt, không bị chột do phải thay giá thể. Chăm sóc Lan Phong Lan rất nhạy cảm với môi trường sống nên Lan Rừng được đưa về trồng trong nhà (vườn, sân thượng ) phải có thời gian thích nghi với môi trường sống 7 mới, thường phải mất 1 đến 2 năm. Điều kiện thích hợp để Lan nói chung và Lan Rừng nói riêng sống và phát triển gồm 3 yếu tố: Ánh sáng, độ ẩm và thoáng gió. Cả 3 yếu tố này song song quyết định đời sống của cây lan. Ngoài ra, đối với Lan Rừng, việc chăm bón và chữa bệnh cũng là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới đời sống cây Lan và đặc biệt là chất lượng hoa Lan. Ánh sáng: Các loài Lan Rừng khác nhau có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Người trồng Lan phải biết được nhu cầu này của cây Lan để chọn vị trí treo giò lan phù hợp nếu muốn trồng nhiều loài Lan tại cùng một giàn. Ví dụ: những loài Lan ưa ánh sáng nhiều hơn thì treo giò lan ở tầng cao hoặc ở ngoài cùng của giàn; tầng thấp và khu vực giữa giàn ta treo loại lan ít ánh sáng hơn. Chỉ có một vài loài Lan Rừng như Phượng Vỹ, Hồ Điệp Cành Dao ưa ánh sáng bức xạ. Số còn lại ưa ánh sáng tán xạ (bóng râm) nhưng mức độ khác nhau. Do vậy, để bảo đảm ánh sáng phù hợp nên làm giàn có mái che bằng lưới hoặc tốt nhất là bằng tấm nhựa màu xanh, loại giảm cường độ ánh sáng 40% - 50%. Che bằng lưới có nhược điểm là lưới giữ bụi trong Mùa Thu - Đông ở Miền Bắc, Mùa Khô ở Miền Nam (nhất là ở thành phố). Bụi theo nước mưa rơi và đọng lại tại nụ hoa và kẽ lá non của chồi cây trong mùa xuân ở Miền Bắc, đầu mùa mưa ở Miền Nam – mùa nhiều Lan Rừng ra hoa, sẽ làm thui cây và nụ hoa. Mái bằng tấm nhựa sẽ làm cho cây ít được tiếp xúc với nước mưa, nhưng nó lại giúp ta khắc phục được nhược điểm của lưới và đặc biệt giúp ta chủ động điều chỉnh chế độ tưới nước thích hợp. Đây cũng là một kinh nghiệm được Hội Lan Hà Nội phổ biến. Lưới che ánh sáng thường được dùng ở các trại, vườn lan lớn, xa nơi có nhiều bụi. Độ ẩm: Để tạo độ ẩm cho Lan trồng trên sân thượng hoặc sân đã lát bằng gạch, beton nên đặt trên sân ít chậu cây được tưới nước thường xuyên hoặc bể nước Chú ý chọn các loại cây ưa nước, chịu cớm nắng. Ngoài ra, những ngày nắng nóng phải tăng số lần tưới nước thậm chí phải phun nước ướt sân nhiều giờ. Tưới nước: Người nuôi Lan phải biết rằng lan chỉ chết khi bị “úng nước” chứ không bị chết vì khô hạn. Khái niệm úng nước ở đây được hiểu là đọng nước, giữ nước ở nơi có rễ cây. Tất nhiên, nếu cây lan thiếu nước sẽ không phát triển được. Nếu nuôi Lan Công nghiệp hoặc Lan Rừng được nhân giống theo phương pháp cấy mô thì có thể làm giàn tưới, còn với Lan Rừng được khai thác từ rừng về là không nên. Vì khi khai thác về chúng có độ dày bộ rễ khác nhau, ta lại ghép vào giá thể có độ giữ nước khác nhau. Vì vậy, khi tưới nước phải chú ý điều chỉnh lượng nước tưới hợp với mỗi loài Lan và mỗi giò lan. Tưới nước cho Lan tốt nhất là vào khoảng 8 - 9 giờ sáng hoặc 4 - 5 giờ chiều. Khi tưới nước nên tưới ướt cả lá, thân và rễ. Nên dùng vòi phun phun mạnh vào mặt trên của lá để rửa sạch bụi, tan các loại phân bón còn dư do cây chưa hút hết, tất nhiên không làm giập lá. Không nên tưới nước cho Lan vào buổi tối và những ngày ẩm ướt, vì nước bám vào vào lá lâu sẽ tạo môi trường cho các loài nấm, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Đồng thời cũng tránh làm ướt hoa khi tưới vì sẽ làm hoa nhanh tàn và không đậu quả. 8 Vào Mùa Khô ở Miền Nam và Thu - Đông ở Miền Bắc với các loài Lan rụng lá, rễ không phát triển nữa, ta có thể giảm nước tưới và phân bón để Lan nghỉ, chuẩn bị cho mùa phát triển mới. Để tránh nước đọng tại Giò Lan cần chú ý: treo giá thể sao cho dễ thoát nước nhất; với giá thể là gốc, rễ cây ta phải đục thủng các hốc để không có chỗ cho nước đọng; với giá thể là chậu, vài tháng ta phải nghiêng chậu và phun nước vào đáy chậu để rửa sạch vùng đáy chậu. Khi chọn chậu trồng Lan cũng cần chọn chậu có nhiều lỗ ở đáy hoặc chậu dễ thoát nước và phải thoát hết nước. Nước tưới đọng lại ở đáy chậu đồng thời cũng đọng lại bụi bẩn là nơi sẽ gây mầm bệnh cho cây trồng trong chậu. Nước tưới: Phong Lan nói chung và Lan Rừng nói riêng có nhu cầu khá khắt khe về nước tưới. Nước tưới đòi hỏi phải trong, sạch. Tốt nhất là nước mưa, nước ao, hồ tự nhiên, tất nhiên là nước không bị ô nhiễm. Nếu là nước máy tuyệt đối không được dùng trực tiếp từ vòi nước. Nước máy phải để trong thùng hoặc bể vài ba ngày cho bay hơi hết các loại hóa chất mới được dùng để tưới lan. Thoáng gió: Phong Lan cần sống nơi thoáng gió, không khí trong lành. Không khí lưu thông sẽ tạo cho môi trường không khí mát mẻ và chính không khí sẽ mang dinh dưỡng tới để cây Lan hấp thụ, nuôi cơ thể. Tuy nhiên, do nhiều loài Lan có khả năng chịu rét kém nên vào mùa rét (ở Miền Bắc) ta phải che kín hướng Gió Bắc. Không được nuôi Phong Lan gần nơi đun nấu. Muối, mỡ, gia vị, khí độc từ bếp nhất là bếp than, bếp dầu bay lên làm ô nhiễm không khí hoặc bám vào Lan sẽ làm Lan không sống được. Bón phân: Thông thường ta dùng hai loại phân bón vô cơ và hữu cơ để bón cho Lan Phân vô cơ: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phân bón vô cơ tổng hợp có đủ thành phần Đạm (N), Lân (P 2 O 5 ), Kali (K 2 O) được ký hiệu trên bao bì là N, P, K, và các vi nguyên tố, vitamin để ta lựa chọn bón cho cây Lan. Ví dụ nếu trên bao bì ghi 20.20.20 ta hiểu là tỷ lệ N = 20%, P 2 O 5 = 20% và K 2 O = 20%. Các loại phân bón này thường là phân bón qua lá. Khi bón phân cần pha theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì. Kinh nghiệm cho hay pha theo nồng độ thấp hơn (bằng 50% nồng độ hướng dẫn ghi trên bao bì) và tăng mật độ bón gấp đôi sẽ cho hiệu quả cao hơn. Ví dụ: theo hướng dẫn nồng độ phân là 1g/1lit nước và bón 1lần/1tuần, ta bón theo nồng độ 0,5g/lít và bón 2 lần/1tuần. Ngoài ra, 1 tháng 1 lần nên pha thêm Vitamin B1 (khoảng 10 viên 0.1/1lit nước) hoặc Vitamin tổng hợp 2 viên/1 lít nước pha lẫn với phân bón. Ở Miền Bắc vào các tháng 5, 6, 7 và Miền Bam vào các tháng 6, 7 8, 9 hàng năm có thể bón phân với nồng độ cao hơn tới 1,5 lần. Trước khi bón phân 15 phút nên phun nước tưới cho ướt cả lá thân và rễ cây. Khi bón phân cũng phun như vậy để cho cả lá, thân và rễ cây đều hấp thụ phân bón. Tốt nhất nên bón phân vào khoảng 8 - 9 giờ sáng hoặc 3 - 4 giờ chiều. Tránh bón phân vào lúc còn nắng nóng, hoặc ngày có mưa, hiệu quả hấp thụ sẽ kém. 9 Hiện nay, trên thị trường ta thường gặp nhiều loại phân bón vô cơ có công thức khác nhau ghi trên bao bì. Tuy nhiên, về cơ bản các loại phân có công thức sau: - Loại 30.10.10: Là loại phân bón có tỷ lệ đạm cao, thúc đẩy sự phát triển của thân, lá rễ. - Loại 10.55.10: Là loại phân bón có tỷ lệ lân cao, có tác dụng kích thích ra rễ, ra hoa, giúp cây đề kháng bệnh tật (có thể dùng làm dung dịch ngâm lan trước khi ghép vào giá thể). - Loại 12.10.40: Là loại phân có tỷ lệ kali cao, có tác dụng làm cây lan khoẻ mạnh, chịu khô hạn tốt, làm cho hoa có màu sắc rực rỡ hơn và bền hơn. - Loại 20.20.20: là Loại phân bón có tỷ lệ Đạm, Lân, Kali ngang nhau. Cần chú ý là các công thức trên đây chỉ là một số ví dụ thường gặp. Công thức này có thể thay đổi hoặc viết theo dạng khác, ví dụ 10.10.10 cũng là dạng phân bón có tỷ lệ Đạm, Lân, Kali ngang nhau. Nồng độ của các loại phân bón tuỳ thuộc vào nhà sản xuất, nên khi bón phân phải tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Phân hữu cơ: Có thể tạo phân hữu cơ bằng cách ngâm cua, ốc hoặc các phần bỏ đi của động vật sau khi giết mổ sau 5 – 6 tháng cho hết mùi hôi, lấy nước trong phun vào rễ cây. Tuy nhiên, bón phân hữu cơ rất dễ gây bệnh cho cây. Do vậy, sau khi bón một vài ngày phải phun thuốc phòng bệnh cho cây. Phân hữu cơ chỉ nên bón vào thời kỳ phát triển của Lan. Để khử mùi hôi ta nên dùng dung dịch EM pha vào phân trước khi bón khoảng vài giờ sẽ có hiệu quả. Điều quan trọng là chọn loại phân nào bón cho cây? Ta bón phân theo nguyên tắc sau: - Khi cây phát triển và hồi phục sau ra hoa, bón loại phân có Tỷ lệ Đạm cao; - Khi cây trưởng thành chuẩn bị ra hoa, bón loại phân có Tỷ lệ Lân cao; - Khi nụ hoa bắt đầu nhú, bón loại phân có Tỷ lệ Kali cao. - Lan mới được mang về trồng nên bón loại phân có tỷ lệ Lân cao nhưng với nồng độ thấp. Có thể ngâm cả cây vào trong dung dịch phân này khoảng 20 – 30 phút trước khi ghép lan vào giá thể. Khi Lan nhú rễ ta sẽ bón loại phân có Tỷ lệ Đạm cao Đối với Lan Rừng rụng lá vào cuối năm để nghỉ ngơi và chờ đầu năm sau ra hoa như Hoàng Thảo Đùi Gà, Phy Điệp thì khi Lan bắt đầu phát triển chậm lại vào giữa Mùa Thu ta có thể bón phân có Tỷ lệ Lân cao trong khoảng 1 tháng. Sau đó chỉ tưới nước vừa phải cho tới khi cây bắt dầu nhú chồi mới ta mới bón phân trở lại. Những loài Lan vừa đâm chồi mới vừa nhú nụ hoa như các loài Hoàng Thảo, Phy Điệp lúc này tốt nhất là dùng phân bón có công thức cân bằng. Nhu cầu bón phân như trên sẽ rất phức tạp khi trong vườn ta có hàng chục loài Lan khác nhau, do chúng có chu kỳ sinh trưởng khác nhau theo thời gian, do vậy, 10 [...]... công việc khó khăn nhất trong quá trình nuôi Phong Lan nói chung và Lan rừng nói riêng Phong Lan rất dễ bị bệnh Việc phòng và chữa bệnh là một yếu tố quan trọng quyết định việc nuôi Lan thành công Có hai nguyên nhân trực tiếp chính gây bệnh cho Lan Bệnh do nấm như phồng rộp lá, thối lá non và cây non, khô vằn, đốm gỉ sắt và bệnh do rệp và vi khuẩn Sau đây là kinh nghiệm chữa một số bệnh thường gặp: Bệnh... Người nuôi Lan cần quan sát để kịp thời phát hiện các biểu hiện sức khỏe của Lan, trên cơ sở đó có giải pháp xử lý để hồi phục sức khoẻ cây Sau đây là một số trường hợp thường gặp: - Thừa đạm: Rất hay gặp Người nuôi Lan thiếu kinh nghiệm và thiếu kiên trì với sự phát triển chậm chạp của Lan thường chọn loại phân có hàm lượng đạm cao và tăng nồng độ phân bón Những người nuôi Lan với mục đích kinh doanh... kỵ (những yếu tố làm chết Lan) đối với việc nuôi Phong Lan nói chung và Lan Rừng nói riêng - Đun nấu gần Giàn Lan, nhất là bếp than; - Tưới Lan bằng nước bẩn; nước giếng có màu (vàng, đen, nước hến ) hoặc có mùi không bình thường; nước máy lấy trực tiếp từ vòi ra còn mùi hoá chất - Để giò lan ẩm ướt, không thoát nước; - Dao, kéo cắt lan không sạch; 14 - Thiếu kiên trì: Phong Lan phát triển rất chậm,... mắt ở sát gốc giả hành; Lời khuyên của tác giả Muốn nuôi Phong Lan thành công, nhất là Lan Rừng, người nuôi phải: đam mê; kiên trì; chịu khó quan sát; phân tích hiện tượng; tìm nguyên nhân; rút kinh nghiệm và tìm giải pháp xử lý kịp thời Thế nào là giò lan đẹp? Tuỳ thuộc quan niệm của người chơi Lan Có người chỉ quan tâm tới hoa lan, Ngay cả với hoa lan mỗi người có một sở thích tùy thuộc gu thẩm mỹ... Nhân giống Lan Là việc nên làm để tăng kích cỡ của giò lan nhất là Lan Rừng và có thể kinh doanh nếu muốn Sau đây là một số kinh nghiệm nhân giống: Nhân giống hữu tính: Sau khi ra hoa, Lan sẽ đậu quả Nuôi quả đến khi quả chín, bình thường vỏ quả sẽ khô và tách ra hạt lan nhỏ li ti được bọc bởi các tơ xốp như bông bay trong gió và bám vào những vị trí khác nhau Gặp điều kiện thuận lợi, hạt Lan sẽ nảy... ánh sáng, thậm chí chỉ cần xoay giò Lan ngay tại cùng một vị trí treo giò Lan cũng làm ảnh hưởng cây Lan Lan đơn thân, rễ gió, phát triển mạnh, đẻ nhánh ở phần thân cây đã già, rụng hết lá Lan có bộ rễ đẹp Những ngọn Lan ghép vào giá thể sau 4 năm bộ rễ có thể bọc kín giá thể và rủ dài tới cả mét Trồng gỗ xốp hoặc gỗ chắc Tuy nhiên, nên trồng gỗ xốp Với những giò 16 lan to, lâu năm, nếu giá thể bị mục,... sau: - Phủ kín rễ ngay cả khi mới ghép Lan vào giá thể nhất là Lan rễ gió; - Tưới quá nhiều nước; - Bón phân quá nồng độ cho phép, nhất là giai đoạn đầu; - Nuôi Lan ở những nơi không phù hợp như gần bếp, không thoáng gió, quá râm quá ẩm - Dùng đinh dễ bị han gỉ để cố định lan vào giá thể - Đóng đinh vào thân cây lan còn tươi - Khi ghép Lan vào giá thể để giây buộc Lan ép vào nơi có thể nảy chồi mới,... như vậy Và muốn mua được nhũng ngọn Lan này chỉ có đợi đến Tết Bình thường không ai phân biệt được ngọn nào ra hoa sớm, ngọn nào ra hoa muộn 15 Người chơi Lan cũng có thể ghép nhiều giống Lan khác nhau trên một giò để tạo sự đa dạng Tuy nhiên, rất ít người chơi Lan theo kiểu “lẩu thập cẩm” thế này Tạo giò lan có bộ rễ đẹp Muốn giò lan của bạn có bộ rễ đẹp, ta treo giò lan nơi có độ ẩm cao ở phía dưới... ánh sáng hơn Cần lưu ý chỉ được chuyển dần, nếu chuyển đột ngột lá Lan sẽ bị cháy nắng - Thừa nước: Như trên đã nêu Phong Lan chỉ bị chết vì “úng nước” Tuy nhiên, hiện tượng thừa nước mà Lan còn sống được là chưa tới mức bị “úng nước” Lan sẽ yếu, hoa nhỏ, nhanh tàn, khả năng chịu bệnh kém Cần hạn chế cung cấp nước cho Lan Ví dụ: Giò lan treo trên bể nước hoặc cạnh bờ ao thì không cần tưới hàng ngày... buộc để ghép Giò Lan mới hoặc tháo bỏ mối buộc để Giò Lan có thêm một ngọn mới, khi ngọn Lan mới có rễ, ta tách ra để ghép vào giá thể mới Trường hợp với các thân Lan có Keiki: sau khi hết hoa, tại các mắt Lan không ra hoa sẽ xuất hiện các keiki Chờ cho rễ của chúng phát triển, ta ghép gốc keiki vào giá thể theo ý muốn Ta có thể treo một giá thể mới ở bên cạnh giò lan để ghép thành Giò Lan mới hoặc ghép . niệm chung Lan: Nhiều chỗ trong bài viết này để ngắn gọn chỉ dùng từ Lan để chỉ Lan Rừng. Trường hợp từ lan (không viết hoa) là để chỉ Phong Lan nói chung, bao gồm cả Lan Rừng và Lan Công nghiệp. . trồng lan. Lan Rừng hoặc Lan Công nghiệp đều có thể trồng trong các giá thể nêu trên. Vật liệu trồng lan: Trường hợp trồng lan trong chậu cần phải có vật liệu trồng lan. Vật liệu trồng lan rất. rất ít loài lan trong số này có mùi thơm như Lan Rừng. Khái niệm Lan Rừng dùng trong bài viết này được chỉ các loài lan có sẵn trong tự nhiên trên khắp thế giới. Đa số các loài Lan Rừng chỉ

Ngày đăng: 17/07/2014, 14:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mở đầu

    • I. Một số khái niệm chung

    • II. Gọi tên Phong Lan ở nước ta

      • Tạo giàn trồng Lan

      • Muốn trồng nhiều Lan phải tạo giàn trồng Lan, gọi tắt là giàn lan. Do nhiều loài Lan Rừng có bộ rễ rất đẹp như Quế Lan Hương, Đai Châu, Đuôi Sóc... hoặc giả hành dài rủ xuống như Phy Điệp, Hương Vany... nên phải tạo giàn lan. Giàn lan cần có mái che để điều chỉnh chế độ ánh sáng như đã miêu tả ở trên, phải có chỗ để treo các giò lan. Mái che cần cách giò lan ít nhất 1m nếu mái làm bằng tấm nhựa. Có thể tạo ô vuông 40cm X 40cm bằng giây thép. Góc của các ô này chính là chỗ treo giò lan. Để tạo các ô này có thể dùng giây thép mạ kẽm hoặc thép không gỉ căng vào những vị trí cố định như vít đinh vào tường, làm khung thép, khung bêtông...Tuỳ thuộc kích cỡ của giàn, chất lượng thép mà ta chọn đường kính giây thép cho phù hợp. Ví dụ: với giàn có kích thước 3m X 5m, ta chọn thép không gỉ đường kính 2mm cho chiều rộng giàn và đường kính 3mm cho chiều dài giàn. Nên chọn thép không gỉ để làm giàn, tuy gía vật liệu đắt gấp khoảng 3 lần nhưng ta sẽ có giàn vĩnh cửu, chắc khỏe lại không bị giãn khi treo nặng và không có gỉ sắt rơi xuống Lan. Cần lưu ý là nước của gỉ sắt rơi xuống sẽ làm chết Lan.

        • Giàn lan phải thoáng gió, mát vào mùa hè và tránh Gió Bắc vào mùa đông, nhất là đối với các giàn lan trên sân thượng.

          • Chăm sóc Lan

          • Phòng và chữa bệnh

          • Nhân giống Lan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan