Ngay từ sáng tinh mơ ngày 12-1-1950, rất nhiều học sinh, sinh viên tập trung tại sân Trường Pétrus Ký nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, dự tang lễ anh Trần Văn Ơn... Báo chí ước l
Trang 1- Bộ ảnh gồm 74 bức, tái hiện gần như đầy đủ diễn biến của đám tang lịch sử Trần Văn Ơn ngày 12-1-1950 đã “im lặng” trong suốt hai cuộc kháng chiến
dưới mặt nệm ghế sofa Mãi đến năm 1976, bộ ảnh này mới có cơ hội lên
tiếng về sự hiện diện của mình
Số phận 74 bức ảnh qua 2 cuộc kháng chiến
Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống HS-SV
Nguy n Di m Myễn Diễm My ễn Diễm My (sưu tầm) (tang lễ anh Trần Văn Ơn)
Trang 2
Thầy Nguyễn Văn Thiện xem lại quyển album hình tư liệu - Ảnh: M.L
Trang 3
Ngay từ sáng tinh mơ ngày 12-1-1950, rất nhiều học sinh, sinh viên tập trung tại sân Trường Pétrus Ký (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong), dự tang lễ anh Trần Văn Ơn
Trang 4
Dòng người tiễn đưa anh Trần Văn Ơn chật kín những ngả đường đám tang đi qua Báo chí ước lượng lúc bấy giờ có đến 300.000 người xuống đường dự đám tang anh Trần Văn Ơn (trong khi đó, dân số Sài Gòn - Chợ Lớn chưa đến 2 triệu người, tức hơn 1/6 dân số xuống đường)
Trang 5
Đại diện giới trí thức đến dự đám tang có luật sư Nguyễn Hữu Thọ, kỹ sư Lưu Văn Lang, giáo sư Võ Thành Cứ, đốc phủ Thái Minh Phát và một số người Pháp, trong
đó có hai phụ nữ Pháp là vợ bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và vợ ông Hoàng Quốc Tân (đại diện của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Sài Gòn) Hai người phụ nữ Pháp ấy
cũng đeo băng tang đen trên ngực áo
Trang 6
Tấm bảng ghi dòng chữ của ban trật tự “Thái độ của anh em toàn thể sinh viên và học sinh: kỷ luật, ôn hòa, bình tĩnh, nghiêm trang, im lặng” Tất cả yêu cầu ấy được mọi tầng lớp trong xã hội tham dự lễ tang ôn hòa thực hiện Những người lớn tuổi
và các em học sinh 10-11 tuổi tự động xếp thành hàng ngay ngắn chật kín dọc hai bên đường dẫn vào Trường Pétrus Ký
Trang 7
Băngrôn ghi dòng chữ: “Bạn dầu thác tên bạn muôn đời còn sống” và câu đối điếu “Chết
vì nghĩa tinh thần còn đó - Sống vô nhân hồn xác mất đi” của nữ sinh một trường học Sài Gòn - Gia Định tại đám tang anh Trần Văn Ơn năm 1950
Trang 8
Người thanh niên đi hàng đầu bên phải sau này chính là thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn Ông là một trong hai người cầm băngrôn “Toàn thể học sinh Nam Việt” (tức miền Nam) dẫn đầu dòng người tiễn đưa anh Trần Văn Ơn Trong cuốn Ngòi pháo 9-1, ông Phạm Xuân Ẩn viết: “Tấm ảnh ấy, may mà dưới thời Mỹ, cơ quan an ninh tình báo địch không biết được Nếu không họ đã tóm tôi chớ đâu để yên cho tôi hoạt động trong lòng địch lâu đến thế”
Trang 9
Hình ảnh hiếm hoi về quang cảnh trong nhà vĩnh biệt Bệnh viện Chợ Rẫy Trong ảnh là bà Huỳnh Thị Tữu, mẹ của anh Trần Văn Ơn, bên quan tài con trai vào lúc 9g, bắt đầu lễ động quan
Trang 10
Bà Huỳnh Thị Tữu bên cạnh chiếc xích lô chở vòng hoa và di ảnh con trai
Trang 11
Đoàn đại diện của công nhân thợ Hãng Autobus tập trung tại khu vực gần nhà xác của Bệnh viện Chợ Rẫy Theo ước tính của ông Lê Trung Nghĩa - một trong những nhân chứng của đám tang lịch sử 12-1-1950, có hơn 2.000 anh em xích lô đã dành hẳn một ngày không mưu sinh và sẵn sàng chở miễn phí khách từ tỉnh lên dự đám tang Một số khác tự nguyện nhận trách nhiệm chở vòng hoa, di ảnh và những người già đi dự lễ tang anh Trần Văn Ơn mà kiên quyết không lấy một xu
Trang 12
Biểu ngữ của giới tiểu thương “Thành thật chia buồn du học sanh - Anh chị em buôn bán lề đường Bonnad” Báo Sài Gòn Mới số 324 ngày 14-1-1950 viết: “Rạp hát, các tiệm buôn, tiệm may, tiệm uốn tóc, các học đường công và tư đều đóng cửa Một số công chức nghỉ việc Các chợ không có người mua bán ”
Trang 13Thầy Nguyễn Văn Thiện (78 tuổi), nguyên hiệu trưởng đầu tiên của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM, xúc động nói: “Năm 1976, tôi vận động anh em cựu học sinh Trường Pétrus Ký (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) tập hợp những tư liệu, hình ảnh để làm sách lịch sử về trường Một hôm, có một người
đàn ông mang đến một cuộn phim và 74 bức ảnh gốc ”
Thầy Thiện quá bất ngờ và xúc động ngay khi bắt đầu xem những tấm hình đầu tiên Đó là những hình ảnh chụp lại gần như tất cả diễn biến của đám tang anh Trần Văn Ơn Quá khứ của một thời học sinh hiện về Năm đó, 18 tuổi, Nguyễn Văn Thiện đang là học sinh Trường trung học Mỹ Tho, một mình bắt xe lửa lên Sài Gòn dự đám tang anh Trần Văn Ơn cùng với học sinh ở khắp mọi nơi Hình cũ, trắng đen nhưng chất lượng màu rất tốt Có một số tấm bị rung, nhòe nét Có lẽ
người chụp bị người khác chạm vào khi đang chụp
Người đàn ông ấy kể với thầy Thiện rằng ông không phải là thợ chụp hình, chỉ là một người dân bình thường muốn chụp lại đám tang lớn chưa từng thấy trong đời mình Sau đám tang anh Trần Văn Ơn, chính quyền lùng bắt những người đi đầu trong tang lễ rất gắt gao Người đàn ông ấy sợ liên lụy đến gia đình và để tránh rắc rối đã im lặng tuyệt đối về sự hiện diện của cuộn phim lịch sử kia Ông lặng lẽ rửa phim rồi bí mật cất giấu ở giữa lòng ghế sofa
Trang 14Hai cuộc kháng chiến trường kỳ qua đi, biết bao vật đổi sao dời, người đàn ông ấy vẫn quyết giữ bộ ảnh và cuộn phim quý giá đó Khi đất nước được thống nhất, ông vẫn giữ im lặng về số phận của 74 bức ảnh kia Mãi đến khi nghe tin có cuộc vận động tư liệu, hình ảnh về phong trào đấu tranh của học sinh Trường Pétrus Ký, ông mới dám làm “sống
dậy” bí mật suốt bao năm trời đằng đẵng
“Có lẽ do quá xúc động, tôi đã quên mất không hỏi rõ họ tên người đàn ông có tấm lòng đáng quý ấy Tôi chỉ nhớ người đó hơn tôi chừng 5-6 tuổi và tên Mai Trước và sau ngày miền Nam được giải phóng, anh ấy dạy ở Trường cấp II Kiến Thiết (Q.3)” - thầy Thiện nhớ lại Chỉ có manh mối duy nhất rất mỏng manh in nổi trên một tấm ảnh mà qua thời gian, nét còn nét mất: “Duyen (hoặc Luyen) Photo” kèm dòng địa chỉ (số không rõ): “ 00e Dakao SaiGon” Tác giả của 74 bức ảnh lịch sử chưa từng được công bố rộng rãi này hiện ở đâu? Còn sống hay đã mất? Những câu hỏi ray rứt vẫn đặt ra khi số phận của bộ ảnh lịch sử chưa
có một kết thúc trọn vẹn
Sưu tầm