1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CO SO TU NHIEN CUA TAM LI

50 2K 50

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

1.Não và tâm lý.Xung quanh vấn đề này có rất nhiều quan niệm khác nhau - Quan điểm tâm lí- vật lí song song: Coi quá trình tâm lí và sinh lí song song diễn ra trong não người không phụ t

Trang 1

CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ CƠ SỞ XÃ

HỘI CỦA TÂM LÝ NGƯỜI

NỘI DUNG

I Cơ sở tự nhiên của tâm lý người

1.Não và tâm lý

2.vấn đề định khu chức năng tâm lý trong não.

3.Phản xạ có điều kiện và tâm lý.

4.Qui luật họat động thần kinh cấp cao và tâm lý

5.Hệ thống tín hiệu thứ hai và tâm lý

II.Cơ sở xã hội và tâm lý

1.Quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội và tâm lý

2.Họat động và tâm lý

3 Giao tiếp và tâm lý

Trang 3

1.Não và tâm lý.

Xung quanh vấn đề này có rất nhiều quan niệm khác nhau

- Quan điểm tâm lí- vật lí song song:

Coi quá trình tâm lí và sinh lí song song diễn ra trong não người không phụ thuộc vào nhau trong đó tâm lí được coi là hiện tượng phụ

- Quan điểm đồng nhất tâm lí với sinh lí:

Đại diện tiêu biểu: Búcsơne, phôtxtơ, Mêlôsốt cho rằng: tư tưởng do não tiết ra giống như gan tiết mật

Trang 4

Quan điểm duy vật.

Coi tâm lí và sinh lí có quan hệ chặt chẽ với

nhau, tâm lí cơ sở vật chất là hoạt động của não

bộ, nhưng tâm lí không song song hay đồng nhất với sinh lí,võ não cùng với các bộ phận dưới võ

não là cơ sở vật chất là nơi tồn tại của các hiện

tượng tâm lý

Phơbách(1804- 1872): tinh thần, ý thức không

thể tách rời khỏi não người, nó là sản vật của vật chất đã được phát triển tới mức độ cao nhất là não bộ

Trang 5

Cấu tạo của não bộ

• Não bộ gồm

1.Phần dưới vỏ gồm – Hành tủy.

Trang 6

•Chức năng chung phần dưới vỏ: Dẫn truyền hưng phấn từ dưới lên, từ bộ phận

nọ sang bộ phận kia và từ trên xuống, điều khiển các vận động, sự thăng bằng khi vận động, hoạt động của các tuyến nội tiết, các

cơ quan nội tạng và một phần hoạt động định hướng.

•Vùng não trung gian, đảm bảo thực hiện các phản xạ không điều kiện phức tạp

Trang 7

• Nhiệm vụ chung của võ não là điều hòa, phối hợp các họat động của cơ quan nội tạng và đảm bảo sự cân bằng của cơ thể với môi trường

Trang 8

Cấu tạo của não

Trang 9

Cấu tạo của não bộ

1 Phần dưới vỏ

-Hành tủy: là đọan nối tủy sống với não bộ, có một bộ phận gọi là cầu não (ở giữa não giữa và hành tủy) là trung khu điều khiển hô hấp,

nhai, nuốt, tim mạch, trung khu điều khiển việc chuyển hóa các chất và các phản

xạ tự vệ như ho, hắt hơi,

chớp mắt, co giãn đồng tử.

Trang 10

Cấu tạo của não bộ

- Não giữa : gồm củ

não sinh tư và cuống não là trung bảo đảm

sự phân phối đồng đều trương lực cơ

và tham gia thực hiện

phản xạ thăng bằng, vận động và định hướng đối với kích thích thị giác và thính giác

Trang 11

Não trung gian:

-Gồm hai đồi thị, những nhân lớn và vùng dưới đồi Đồi thị tổn thương sẽ gây ra rối lọan hay mất hẳn cảm giác, vùng dưới thị xử lý các trạng thái bên trong của cơ thể

Trang 12

Cấu tạo của não bộ

- Tiểu não: có những đường dẫn truyền nối các phần khác của hệ thần kinh, là trung khu phối hợp các cử động và duy trì trương lực bình thường của cơ

Trang 13

Cấu tạo của não bộ

- Bán cầu đại não :

Gồm võ não và các hạch dưới vỏ Nhiệm

vụ chung của võ não

là điều hòa, phối hợp các họat động của cơ quan nội tạng và đảm bảo sự cân bằng của

cơ thể với môi trường

Trang 14

2.Vấn đề định khu chức năng ở trong não

Đây là vấn đề hết sức phức tạp, có nhiều quan điểm khác nhau

Đêcác cho rằng: Tư duy ở tuyến tùng

Sắccô (Pháp) và Cơlâyit (Đức) cho rằng mỗi chức năng tâm lý có một vùng cố định trong não điều khiển: có nơi điều khiển tưởng tượng, tư duy,

Họ còn cho rằng trong não có mấu “tư tưởng”, mấu “yêu đương”…

Đó là những quan điểm duy vật máy móc

Trang 15

Một số quan niệm về định khu chức năng

• Thế kỷ thứ V(TrCN) các nhà bác học đã

nêu lên các ý kiến cho rằng lý trí ở trong đầu (não bộ), tình cảm ở ngực (tim), lòng đam mê ở bụng (gan)

• Ta hay nói một cái đầu sáng suốt,một trái

tim nhiệt tình,một tấm lòng gan dạ

Trang 16

Trên não có 4 thùy lớn(4 miền) do 3 rãnh tạo ra

- Thùy trán (ranh giới nằm giữa rãnh Rolando và rãnh Sylvius còn gọi là miền vận động

- Thùy đỉnh (ranh giới nằm giữa rãnh thẳng góc và rãnh Rolando) gọi là miền xúc giác

- Thùy chẩm (Kể từ rãnh thẳng góc đến hết vỏ não tiếp giáp với tiểu não) gọi là miền thị giác

- Thùy thái dương (kể từ rãnh Sylvius đến hết vỏ não về phía trước còn gọi là miền thính giác

Ngoài ra có các miền trung gian, chiếm khoảng ½ diện tích vỏ bán cầu đại não Miền này nằm giữa thùy đỉnh,

chẩm và thái dương có nhiệm vụ điều khiển vận động và thụ cảm

Nằm ở các thùy trên của vỏ não có khỏng 50 vùng Mỗi vùng có nhiệm vụ nhận kích thíc và điều khiển từng bộ

phận của cơ thể

Trang 17

•Theo quan điểm duy vật biện chứng

•Khẳng định trên não có nhiều miền (vùng, thùy) mỗi miền này là cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý tương ứng

•Tuy nhiên mỗi quá trình tâm lý xảy ra đều do

sự phối hợp cơ động của nhiều miền trên bán cầu đại não, mỗi hiện tượng tâm lý xảy ra nhất là hiện tượng tâm lý phức tạp bao giờ cũng có nhiều trung khu,nhiều miền tham gia tạo thành hiện tượng đó

•Ví dụ: để có tri giác nhìn, ít nhất có miền thị

giác, miền vận động, miền ngôn ngữ tham gia, trong đó miền thị giác giữ vai trò chủ yếu.

Trang 18

1.Vùng thị giác 2.Vùng thính giác

3.Vùng vị giác

4.Vùng cảm giác

Cơ thể

6.Vùng viết ngôn ngữ

8.Vùng nghe Hiểu tiếng nói

Trang 19

3 Phản xạ có điều kiện và tâm lý

Tòan bộ họat động của não là họat động ph xạ

Đêcác là người đầu tiên tìm ra khái niệm phản

xạ và dùng khái niệm phản xạ để giải thích hiện tượng tâm lý nhưng Đêcác mới nói họat động vô thức với phản xạ

I.M.Xetrenov nhà sinh lý học người Nga đã mở rộng nguyên tắc phản xạ đến tòan bộ họat động của não Tất cả các họat động tâm lý có ý thức lẫn không có ý thức đều băt nguốn từ phản xạ

Trang 20

3 Phản xạ có điều kiện và tâm lý

3.1 Phản xạ và cung phản xạ

Phản xạ:

Là phản ứng tất yếu, hợp qui luật của cơ thể đối với kích thích bên ngòai, phản ứng thực hiện nhờ họat động của hệ thống thần kinh

Trang 21

-Phần dẫn vào: Nhận kích thích từ bên ngòai vào, biến kích thích thành xung động thần kinh vào

hệ thống thần kinh trung ương

-Phần trung tâm Đó là não, tiếp nhận những xung động thần kinh từ ngòai vào qua phần dưới vỏ

và quá trình hưng phấn, ức chế xẩy ra trong vỏ não

để xử lý thông tin trên cơ sở đó xuất hiện các hiện tương tâm lý cảm giác, tri giác, tư duy,tình cảm

-Phần dẫn ra nhận xung động thần kinh từ trung tâm truyền đến các cơ, các tuyến, phần này cấu tạo bởi các tế bào thần kinh vận động, bó dây thần kinh vận động (ly tâm)

-Hiện tượng tâm lý xuất hiện ở phần trung

Trang 22

3.2 Hoạt động phản xạ

Toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh trung ương

là hoạt động phản xạ.Phản xạ có hai lọai:

Phản xạ không điều kiện:

Là phản xạ bẩm sinh được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác

Phản xạ không điều kiện giúp đảm bảo mối liên

hệ thường xuyên giữa cơ thể với môi trường

Những phản xạ không điều kiện có trung khu thần kinh ở trong các phần dưới vỏ có đại diện ở trên võ não

Trang 23

Phản xạ có điều kiện: là phản xạ tự tạo trong đời sống của từng cá thể để đáp ứng với môi trường luôn thay đổi, là cơ sở của hoạt động tâm lý.

Phản xạ có điều kiện có một số đặc điểm

-Là phản xạ tự tạo trong đời sống cá thể

-Phản xạ có điều kiện được thực hiện trên vỏ não-Phản xạ có điều kiện được thành lập với kíchh thích bất kỳ

-Phản xạ có điều kiện báo hiệu gián tiếp kích thích không điều kiện sẽ tác động vào cơ thể

-Không phải lúc nào phản xạ cò điều kiện cũng xuất hiện mà có lúc tạm thời ngừng trệ hoặc bị kìm hãm (ức chế)

Tất cả hiện tượng tâm lý cấp cao ở người đều

Trang 24

4.Qui luật họat động thần kinh

cấp cao và tâm lý

4.1.Qui luật hệ thống và động hình

+ Qui luật họat động theo hệ thống

Trong điều kiện tự nhiên của đời sống, các kích thích không tác động một cách riêng lẻ, chúng thường tạo thành một tổ hợp các kích thích đồng thời hoặc nối tiếp Mặt khác cơ thể cũng không phản ứng riêng lẻ mà phản ứng một cách tổ hợp các kích thích đó

Hoạt động của cho phép hợp nhất những kích thích riêng lẻ hay không riêng lẻ thành một hệ thống Đó là quy luật hoạt động theo hệ thống của

Trang 25

+ Động hình

Động hình là một chuỗi phản xạ có điều kiện

kế tiếp nhau theo một thứ tự nhất định đã được lặp đi lặp lại nhiều lần Khi có một phản xạ có điều kiện trong chuỗi đó xẩy ra thì phản xạ này kéo theo phản xạ khác trong chuỗi cùng xẩy ra

Động hình là cơ sở sinh lý của các thói quen, kỹ xảo Động hình có thể bị xóa bỏ đi hoặc được xây dựng mới

Trang 26

4.2 Qui luật lan tỏa và tập trung

+ Lan tỏa: Khi vỏ não có một điểm (vùng) hưng phấn hoặc bị ưc chế thì quá trình hưng phấn hoặc

ức chế không dừng lại tại điểm đó mà nó sẽ lan tỏa ra chung quanh, phạm vi lan tỏa rộng hay hẹp phụ thuộc vào cường độ kích thích

+ Tập trung: sau khi lan tỏa ra chung quanh, trong những điều kiện bình thuờng chúng lại tập trung vào điểm ban đầu

Qui luật này là cơ sở sinh lý của trí nhớ, liên tưởng, chú ý, trạng thái ngủ, thôi miên

Trang 27

4.3 Qui luật cảm ứng qua lại.

Cảm ứng là quá trình gây ra sự đối lập của hai quá trình thần kinh Có 4 lọai cảm ứng

Cảm ứng qua lại đồng thời

(xẩy ra ở nhiều trung khu) Là hưng phấn điểm này gây ra ức chế ở điểm khác và ngược lại

Ví dụ: Khi tập trung đọc sách thì không nghe thấy tiếng ồn xung quanh

Hoặc lúc ngồi học thì ức chế ở vùng vận động, vùng nói, vùng thị giác và thính giác hưng phấn

Trang 28

-Cảm ứng qua lại kế tiếp

(Xẩy ra ở một trung khu) là trường hợp một điểm hưng phấn chuyển sang ức chế ở chính điểm ấy hay ngược lại.

Ví dụ:Trong phòng tối khi nhắm mắt lại độ dăm phút thì hưng phấn ở trung khu thị giác tăng lên rõ rệt

Khi ngồi học các trtung khu vận động ít nhiểu giảm bớt hoạt động khi giải lao thì thích hoạt động chân tay

Trang 29

-Cảm ứng dương tính

Đó là hiện tượng hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn, hay ngược lại ức chế làm cho hưng phấn mạnh hơn.

Ví dụ: Khi cấm đoán một cách vô lý (ức chế) con người dễ phát cáu có thể có những phản ứng quyết liệt.

Hoặc nhắm mắt, nín thở để nghe rõ hơn

Trang 30

đó ăn chuối, cam đều cảm thấy nhạt phèo

Sợ hãi làm làm cho ta lĩu lưỡi không nói được

Trang 31

•4.4.Qui luật phụ thuộc vào cường độ

kích thích.

•Trong trạng thái tỉnh táo khỏe mạnh, bình thường của võ não nói chung thì độ lớn của phản ứng tỷ lệ thuận với cường độ kích thích(qui luật này chỉ đúng khi cường độ kích thích đủ để gây ra phản ứng)

•Tuy nhiên ở con người có ngôn ngữ nên qui luật này mang tính chất tương đối

Trang 32

5.Hệ thống tín hiệu thứ hai và tâm lý

5.1 Hệ thống tín hiệu thứ nhất

Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan và các thuộc tính của chúng là những tín hiệu, được phản ánh trực tiếp vào não để lại dấu vết trong não, gọi là hệ thống tín hiệu thứ nhất

Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở sinh lý của họat động nhận thức cảm tính, trực quan, tư duy

cụ thể và xúc cảm cơ thể của người và động vật

Trang 35

1.Quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội với tâm lý người

1.1Quan hệ xã hội và tâm lý

Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất con người

Các quan hệ xã hội trước hết là quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế, chế độ chính trị, quan hệ con người- con người, quan hệ đạo đức pháp Hoạt động tâm lý của con người chịu sự tác động của quan hệ xã hội,

Trang 36

- Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lý của con người là cơ chế lĩnh hội nền văn hoá xã hội.

Đặc điểm cơ bản của qúa trình lĩnh hội là nó tạo ra ở con người những chức năng tâm lý mới, những năng lực mới

Qúa trình lĩnh hội là quá trình tái những thuộc tính, những năng lực của loài người thành những thuộc tính, năng lực của cá thể mỗi người,

Hay nói cách khác đi, thông qua cơ chế lĩnh hội mà con người tổng hoà các mối quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội thành bản chất con người,

Trang 37

2 Họat động và tâm lý2.1 Khái niệm hoạt động

Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả

về phía thế giới cả về phía con người

Trong mối quan hệ đó hai quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau

-Quá trình đối tượng hóa (xuất tâm) trong đó chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm của họat động, tâm lý của con người được bộc lộ được khách quan hóa trong họat động

Trang 38

-Quá trình chủ thể hóa ( nhập tâm)

Trong đó con người chuyển nội dung khách thể (những qui luật, bản chất, đặc điểm…của khách thể) vào bản thân mình tạo nên tâm lý ý thức, nhân cách của bản thân Đây chính là quá trình lĩnh hội thế giới.

Như vậy trong họat động, con người vừa tạo ra sản phẩm về thế giới, vừa tạo ra tâm

lý ý thức cuả mình, hay nói khác đi, tâm lý, ý thức nhân cách được bộc lộ, được hình thành trong họat động

Trang 39

• 2.2 Đặc điểm của hoạt động

- Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng

- Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể

- Hoạt động bao giờ cũng có mục đích

- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp

Trang 40

2.3.Các loại hoạt động

Có nhiều cách phân loại hoạt động

* Xét về phương diện cá thể ta thấy con người

có 4 loại hoạt động cơ bản :

Vui chơi, học tập, lao động và hoạt động xã hội

* Xét về phương diện sản phẩm ( vật chất hay tinh thần) ta có hai loại hoạt động lớn

- Hoạt động thực tiễn: Hướng vào vật thể hay quan hệ tạo ra sản phẩm vật chất là chủ yếu

- Hoạt động lý luận: diễn ra vơí hình ảnh biểu tượng khái niệm…tạo ra sản phẩm tinh thần

Trang 41

Xét về phương diện đối tượng hoạt động người

ta có thể chia hoạt động thành 4 loại

- Họat động biến đổi: Là họat động hướng tới làm thay đổi hiện thực Đó là họat động lao động, chính trị xã hội, giáo dục

- Họat động nhận thức: Họat động học tập, họat động nghiên cứu khoa học

- Họat động định hướng giá trị: là họat động tinh thần xác định ý nghĩa thực tại với bản thân chủ thể, tạo ra phương hướng của hoạt động, Ví

dụ họat động xây dựng thang giá trị, hoạt động đánh giá và lựa chọn giá trị

- Họat động giao tiếp

Trang 42

2.4 Cấu trúc của hoạt động Chủ nghĩa hành vi cho rằng hoạt động của con người và động vật có cấu trúc chung là: kích thích - phản ứng (S-R)

Trong tâm lý học có lúc người ta chỉ xét cấu trúc hoạt động bao gồm các thành

tố diễn ra ở phía con người :

Hoạt động – hành động - thao tác.

Trang 43

•Quan điểm của A.N Lêônchiev về cấu trúc vĩ

mô của hoạt động bao gồm 6 thành tố và mối quan hệ giữa 6 thành tố này

•Khi tiến hành hoạt động về phía chủ thể bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ giữa 3 thành tố này là Hoạt động- hành động- thao tác Ba thành

tố này thuộc các đơn vị thao tác ( mặt kỹ thuật ) của hoạt động

•Còn về phía khách thể (Về phía đối tượng của hoạt động) cũng bao gồm 3 thành tố và mối quan

hệ của chúng là Động cơ- mục đích- phương tiện

Ba thành tố này tạo nên “nội dung đối tượng” của hoạt động ( mặt tâm lý)

Trang 44

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC HỌAT ĐỘNG

Trang 45

3 Giao tiếp và tâm lý

3.1.Giao tiếp là gì ?

Giao tiếp là mối quan hệ qua lại giữa con người vớí con người, thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó mà con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau

Hay nói cách khác giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác

Ngày đăng: 17/07/2014, 10:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC HỌAT ĐỘNG - CO SO TU NHIEN CUA TAM LI
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC HỌAT ĐỘNG (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w