1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề lịch sử 4-5

19 652 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 181,5 KB

Nội dung

- Ở lớp 1,2,3 học sinh chỉ được tìm hiểu mang tính tích hợp trong môn TNXH và các môn học khác, lên lớp 4,5 mới được học riêng như một phân môn chính trong chương trình... C/ Phương pháp

Trang 2

A/ Vai trò, vị trí môn Lịch sử lớp 4-5 trong

chương trình tiểu học :

- Lịch sử là môn học rất cần trong giáo dục

truyền thống cho học sinh.

- Là một trong những môn học được đánh giá định lượng.

- Ở lớp 1,2,3 học sinh chỉ được tìm hiểu mang tính tích hợp trong môn TNXH và các môn học khác, lên lớp 4,5 mới được học riêng như một phân môn chính trong chương trình.

Trang 3

- Lịch sử lớp 4,5 được học về 2 giai đoạn lịch sử của dân tộc :

nước và giữ nước từ trước công nguyên đến thời

kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh ?

thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược và thời

kỳ xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa sau khi thống nhất đất nước.

Trang 4

B/ Mục tiêu môn Lịch sử lớp 4-5:

Các sự kiện hiện tượng,nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam

2/ Hình thành và rèn luyện kĩ năng:

- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập

- Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử

- Trình bày kết quả nhận thức

- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiển

Trang 5

3/ Bồi dưỡng và phát triển thái độ, thói quen:

- Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử dân tộc

- Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước

- Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hóa

Trang 6

C/ Phương pháp dạy học lịch sử lớp 4-5:

Do đặc điểm lứa tuổi tiểu học nên việc trình bày, giảng dạy kiến thức phải hết sức đơn giản, nhẹ nhàng,

cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, tránh tham lam, nặng nề Cần tạo biểu tượng LS cụ thể

Cần đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính tư

tưởng chính trị, tính vừa sức, tính thực tiễn

Một số phương pháp cơ bản :

- Miêu tả, tường thuật

- Kể chuyện

- Vấn đáp tìm tòi

- Thảo luận nhóm

Trang 7

Cần có quan niệm đúng về đổi mới PPDH,

không phải đổi mới là bỏ các PP truyền thống tốt

như kể chuyện, thuyết trình, tường thuật…mà cần

vận dụng hợp lý theo từng bài dạy, kết hợp với các

PP hiện đại như nêu vấn đề, gợi mở, hỏi và đáp, thảo luận nhóm, đóng vai …với các thiết bị dạy học hiện đại

GV cần phát huy tính tích cực trong hoạt động

nhận thức của HS để đem lại hiệu quả bài học cao Phát huy nhuần nhuyễn các PPDH phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm từng loại bài phát huy tư

duy học tập của học sinh

Trang 8

Như vậy, cốt lõi của đổi mới PPDH là : GV

chuyển từ cách dạy truyền thụ kiến thức một chiều sang cách dạy giúp HS tự phát hiện , tự khám phá,

tìm kiếm kiến thức một cách tích cực, chủ động,

sáng tạo, hình thành năng lực tự học GV không chỉ

là người cung cấp, truyền thụ KTLS cho HS mà chủ yếu là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, giúp đỡ

HS tiếp nhận và xử lý các nguồn sử liệu viết trong

SGK để tự các em thấy được những hình ảnh cụ thể

về LS, rút ra những những kết luận về sự kiện, hiện tượng LS

Trang 9

D/ Mô hình bài học :

1/ Định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học

tập:

Khởi động bộ máy tư duy của HS bằng các câu

hỏi như : Các em biết vì sao Đạo phật lại trở nên rất thịnh đạt vào thời Lý ? Muốn trả lời câu hỏi này,

chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay ( bài chùa thời Lý

- lớp 4 ), hay chiến dịch Việt Bắc 1947 và chiến dịch Biên giới 1950 có những điểm gì khác nhau ( Lớp 5)

…Có thể kể một đoạn truyện nhỏ có liên quan hoặc tóm tắt một giai đoạn LS để dẫn đến bài học Lời dẫn phải súc tích,giàu tính khái quát, giàu hình ảnh, đề

cập đến cốt lõi của bài học

Trang 10

2.Tổ chức cho HS tiếp cận các nguồn sử liệu:

Thâm nhập kênh chữ, Quan sát kênh hình bằng các

biện pháp sau :

GV trình bày các sự việc, sự kiện, hiện tượng bằng

PP tường thuật, miêu tả, kể chuyện, kết hợp trực quan

để HS thấy rõ hình ảnh của quá khứ hoặc cho HS làm việc với K.thức SGK, GV hướng dẫn thêm bằng gợi ý

để HS tìm nguyên nhân dẫn đến một sự kiện hoặc theo bản đồ, lược đồ, hình ảnh minh họa để kể lại diễn biến một trận đánh…

Trang 11

3.Tổ chức cho HS làm việc:

Tự giải quyết các nhiệm vụ học tập mà GV nêu

ra ở đầu giờ học hoặc đầu mỗi phần

Ở phần này HS có thể nói hoặc viết những ý kiến

cá nhân của mình về vấn đề mà các em đang tìm

hiểu Cũng có thể tự do trao đổi, thảo luận trong

nhóm để rút ý kiến chung

GV bổ sung và kết luận cho bài hoặc một phần nội dung

Trang 12

GV cho HS nhận xét, đánh giá những ý kiến của

cá nhân hoặc nhóm xem các bạn nói đúng hay sai, cần bổ sung thêm gì không, sau đó GV kết luận

- Khẳng định những kết quả học tập của học sinh

- Chốt lại những vấn đề cần nắm vững

- Nói thêm một số nội dung cần minh họa hoặc

khắc sâu cho học sinh

Trang 13

E/Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng SGK:

SGK viết cho HS là tài liệu học tập của HS, GV dựa vào đó để chuẩn bị bài giảng GV có quyền bổ sung, làm cho kiến thức trong SGK thêm sinh động, hấp

dẫn và đầy đủ Thậm chí có quyền chỉnh sửa những điều bất hợp lý, thiếu sót nhưng phải đúng s liệu

Khi sử dụng SGK phải khai thác cả kênh chữ và

kênh hình vì kênh hình không chỉ minh họa mà còn là nguồn sử liệu quan trọng giúp HS tìm nội dung kiến thức Chú ý tính tích hợp liên môn Sử - Địa để khai thác sắp xếp các bài dạy cho phù hợp, ví dụ : bài

Kinh thành Huế có thể dạy cùng bài Thành phố Huế

ở bài Địa lý Hay bài nước Văn Lang dạy cùng bài

Trung du Bắc bộ

Trang 14

G/ Soạn giáo án môn Lịch sử theo hướng tinh

giản, đủ thông tin :

Giáo án phải được thiết kế một cách cô đọng, thể hiện rõ các hoạt động của thầy và trò, không nên

soạn những nội dung có yếu tố dẫn dắt gợi ý học

sinh làm cho bài soạn dài dòng mà không trọng tâm Chỉ cần thiết kế các hoạt động, các câu lệnh và

những kết luận trọng tâm cho mỗi hoạt động

Mỗi hoạt động cần thể hiện tên hoạt động, mục

tiêu hoạt động nhằm giải quyết 1 vấn đề gì của bài học, thời gian cho hoạt động và các câu lệnh trọng yếu

Trang 15

H/ Hướng dẫn sử dụng thiết bị:

1/ Các loại thiết bị dạy học:

- Các loại tư liệu tham khảo

- Các phiên bản mẫu vật Lịch sử

- Các di tích lịch sử văn hóa

- Các loại tranh ảnh lịch sử

- Các loại sơ đồ, biểu đồ, bản đồ LS

Sử dụng TB là yêu cầu bắt buộc trong đổi mới

PPDH vì đồ dùng trực quan là một trong các nguồn kiến thức quan trọng

Trang 16

2/ Yêu cầu và nguyên tắc khi sử dụng:

Phải xác định rõ mục đích sử dụng cho từng loại bài cụ thể, phải chuẩn bị trước Tránh

tham lam làm cho tiết học như 1 giờ xem

băng hình, tranh ảnh.

Trang 17

I/ Đổi mới trong kiểm tra đánh giá:

- Không phải học thuộc kiến thức đơn thuần mà phải khuyến khích trí thông minh sáng tạo của HS

- Phải đánh giá được năng lực tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát một cách đơn giản, rút ra được bài học và biết liên hệ với cuộc sống

Trang 18

- Về nội dung kiến thức đánh giá gồm :

Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Ngoài kiểm tra miệng bằng câu hỏi tự luận cần

áp dụng PP trắc nghiệm khách quan ( tìm câu đúng, sai, câu có nhiều lựa chọn, câu ghép đôi, câu điền

khuyết,câu trả lời ngắn…) Ngoài phần GV kiểm tra nên cho HS tự kiểm tra với nhau

Việc KT trắc nghiệm dễ chấm nhưng đòi hỏi GV phải có sự chuẩn bị chu đáo tốn thời gian và kinh phí hơn.Cần có câu tự luận để rèn kỹ năng viết, nói, tư duy cho HS

Ngày đăng: 16/07/2014, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w