1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH

89 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Đối với người quản lý nhà trường chẳng hạn Hiệu trưởng, rõràng toàn bộ hoạt động của trường đều xoay xung quanh 2 đối tượng chính là “Họcsinh” và “Giáo viên”, và động tác chính của các đ

Trang 1

KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

THỰC TẬP CUỐI KHÓA CỬ NHÂN TIN HỌC

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM

(ỨNG DỤNG DESKTOP)

Đơn vị thực tập: Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

ThS Nguyễn Thái Dư Trần Minh Trí – DTH051110

Trang 3

KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

THỰC TẬP CUỐI KHÓA CỬ NHÂN TIN HỌC

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM

(ỨNG DỤNG DESKTOP)

Đơn vị thực tập: Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

ThS Nguyễn Thái Dư Trần Minh Trí – DTH051110

Trang 5

Họ và tên sinh viên: Trần Minh Trí

Cơ quan thực tập: Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường

Họ và tên giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thái Dư

Thời gian thực tập, từ ngày 02 tháng 02 năm 2009 đến ngày 06 tháng 04 năm 2009

Tuần Nội dung công việc được giao

Tự nhận xét

về mức độ hoàn thành

Nhận xét của GV hướng dẫn

Chữ ký của GVHD

 Tiến hành khảo sát, lấy

dữ liệu, biểu mẫu thực tế tạitrường PT

Trang 6

 Kết thúc thực tập Hoàn thành

Trang 7

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và Ban giám hiệu trường Phổ thông Thực hành Sư phạm, Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô tổ bộ môn Tin học, Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường, trường Đại học An Giang đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong suốt những năm học vừa qua.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Thái Dư đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện dề tài.

Con xin nói lên lòng biết ơn sâu sắc đối với ông bà, cha mẹ đã chăm sóc, nuôi dạy con nên người.

Xin chân thành cảm ơn các anh chị và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ

và động viên em trong thời gian học tập và nghiên cứu.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.

Em kính mong nhận được sự cảm thông và góp ý của quý thầy cô

và các bạn.

An Giang, tháng 04 năm 2009

Sinh viên thực hiện Trần Minh Trí

Trang 8

Phần A TỔNG QUAN 1

I Giới thiệu cơ quan thực tập 1

1 Chức năng và nhiệm vụ 1

2 Cơ cấu tổ chức 1

II Yêu cầu thực tế và lý do chọn đề tài 1

III Tổng quan về trường Phổ thông Thực hành sư phạm 2

1 Lịch sử thành lập 2

2 Mục tiêu, nhiệm vụ 3

3 Cơ cấu, tổ chức và cơ sở vật chất 4

Phần B CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

I Nghiên cứu mô hình học và dạy trong nhà trường PT 6

1 Tổng quan về mô hình quản lý học và dạy 6

2 Các đối tượng quản lý cơ bản 7

3 Các mô hình quản lý điểm học sinh 8

3.1 Điểm tĩnh 8

3.2 Điểm động 9

4 Những khái niệm cơ bản của mô hình quản lý học và dạy 9

4.1 Hệ đào tạo 9

4.2 Chương trình môn học 11

4.3 Lớp học và môn học 11

4.4 Tiêu chuẩn phân loại học lực và danh hiệu thi đua 11

II Đánh giá, xếp loại học sinh 12

1 Tiểu học 12

1.1 Mục đích đánh giá, xếp loại 12

1.2 Nguyên tắc đánh giá, xếp loại 12

1.3 Đánh giá và xếp loại hạnh kiểm 13

1.4 Đánh giá và xếp loại học lực 13

1.5 Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại 15

2 Trung học cơ sở và Trung học phổ thông 16

2.1 Mục đích, căn cứ và nguyên tắc đánh giá, xếp loại 16

2.2 Đánh giá và xếp loại loại hạnh kiểm 16

2.3 Đánh giá và xếp loại học lực 17

2.4 Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại 21

Trang 9

I Khảo sát hiện trạng 22

1 Mô tả hiện trạng 22

2 Mô tả các công việc chính trong năm học 22

II Phân tích yêu cầu 22

1 Yêu cầu chức năng 22

2 Yêu cầu phi chức năng 23

III Mô hình hóa 24

1 Mô hình Use-Case 24

1.1 Xác định Actor và Use-Case 24

1.2 Mô hình Use-Case 25

1.3 Đặc tả Use-Case 28

2 Sơ đồ tuần tự 43

2.1 Sơ đồ tuần tự Đăng nhập 43

2.2 Sơ đồ tuần tự Quản lý người dùng 44

2.3 Sơ đồ tuần tự Quản lý học sinh 46

2.4 Sơ đồ tuần tự Nhập điểm 48

3 Sơ đồ lớp 49

Phần D THIẾT KẾ 50

I Thiết kế dữ liệu 50

II.Thiết kế giao diện 60

Phần E TỔNG KẾT 73

I Kết quả đạt được 73

II Hướng phát triển 73

PHỤ LỤC 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 10

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Trường PT THSP 5

Hình 2: Mô hình lõi của dạy và học 6

Hình 3: Các đối tượng quản lý cơ bản trong nhà trường 7

Hình 4: Mô hình điểm “tĩnh” 8

Hình 5: Mô hình điểm “động” 9

Hình 6: Sơ đồ quan hệ giữa hệ đào tạo và các đối tượng khác trong nhà trường PT .10 Hình 7: Sơ đồ Use-Case Tổng quát 25

Hình 8: Sơ đồ Use-Case Quản lý niên học 26

Hình 9: Sơ đồ Use-Case Quản lý quy định 26

Hình 10: Sơ đồ Use-Case Quản lý giáo viên 27

Hình 11: Sơ đồ Use-Case Quản lý học sinh 27

Hình 12: Sơ đồ Use-Case Quản lý lớp-môn 28

Hình 13: Sơ đồ tuần tự đăng nhập 43

Hình 14: Sơ đồ tuần tự quản lý người dùng 44

Hình 15: Sơ đồ tuần tự Thêm người dùng 44

Hình 16: Sơ đồ tuần tự Xóa người dùng 45

Hình 17: Sơ đồ tuần tự Cập nhật người dùng 45

Hình 18: Sơ đồ tuần tự quản lý học sinh 46

Hình 19: Sơ đồ tuần tự thêm học sinh 46

Hình 20: Sơ đồ tuần tự xóa học sinh 47

Hình 21: Sơ đồ tuần tự cập nhật học sinh 47

Hình 22: Sơ đồ tuần tự nhập điểm học sinh 48

Hình 23: Sơ đồ lớp 49

Hình 24: Giao diện khởi tạo kết nối 60

Hình 25: Giao diện đăng nhập 60

Hình 26: Giao duện chính 61

Hình 27: Giao diện quản lý niên học 62

Hình 28: Giao diện quản lý thời gian từng học kỳ 63

Hình 29: Giao diện quản lý học sinh 64

Hình 30: Giao diện thông tin học sinh 65

Hình 31: Giao diện quản lý tổ chuyên môn 66

Trang 11

Hình 33: Giao diện thông tin giáo viên 68

Hình 34: Giao diện quản lý lớp học 69

Hình 35: Giao diện thông tin lớp học 70

Hình 36: Giao diện nhập hạnh kiểm học sinh 71

Hình 37: Giao diện nhập điểm học sinh 72

Trang 12

Phần A TỔNG QUAN

 

I. Giới thiệu cơ quan thực tập:

 Tên cơ quan: Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường

 Địa chỉ: 25, Võ Thị Sáu, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang

 Ngày thành lập: ngày 14 tháng 5 năm 2001

 Trưởng khoa: ThS Trương Đăng Quang

 Phó trưởng khoa: ThS Đoàn Thanh Nghị, ThS Nguyễn Trần Nhẫn Tánh

1 Chức năng và nhiệm vụ:

 Đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các ngành Công nghệ thông tin

và Kỹ thuật môi trường nhằm ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong các lĩnhvực có liên quan, qua đó đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh AnGiang nói riêng và khu vựa đồng bằng sông Cửu Long nói chung

 Ngoài công tác giảng dạy, các cán bộ của Khoa còn tập trung vào côngtác nghiên cứu khoa học (ưu tiên nghiên cứu các lĩnh vực mang tính ứng dụng caovào đời sống của người dân tỉnh và đồng bằng sông Cửu Long) Hiện nay Khoađang có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về việc ứng dụng tin học, công nghệthông tin trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ … vàxây dựng các mô hình quản lý áp dụng công nghệ mới trong xử lý môi trường

2 Cơ cấu tổ chức:

 Hiện nay Khoa được phân chia thành 3 bộ môn: Bộ môn Tin học, Bộ môn Kỹ thuật

và Bộ môn Môi trường & Phát triển bền vững; với 2 ngành đào tạo là Tin học và Kỹthuật môi trường

 Về mặt nhân sự: tính đến tháng 1 năm 2009, Khoa có 43 giảng viên, nhân viên;trong đó có: 1 chuyên viên chính, 35 giảng viên, 2 chuyên viên, 1 kỹ thuật viên, 1nhân viên

 Về trình độ: Khoa hiện có 20 giảng viên có trình độ thạc sĩ, 2 giảng viên đang nghiên cứu sinh, 7 giảng viên đang học cao học và 14 giảng viên có trình độ kỹ sư

và cử nhân

II Yêu cầu thực tế và lý do chọn đề tài:

Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) đã và đanglàm thay đổi toàn bộ thế giới Mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ, y tế…dần dần được tin học hóa và làm cho công việc trở nên dễ dàng, nhanh chóng, chính xác hơn.Đặc biệt trong công tác giáo dục, việc tin học hóa góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mớiquản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục Phát triển nguồn nhânlực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyếtđịnh sự phát triển CNTT của đất nước

Ngày 30/09/2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục

Trang 13

giai đoạn 2008-2012 Theo đó, năm học 2008-2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng

dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Trên tinh thần đó, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ

thị và chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc địa phương triển khai thực hiện chủ đề “Năm

học đẩy mạnh ứng dụng CNTT” Các đơn vị, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch triển khai

thực hiện nhiệm vụ CNTT theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm đẩy mạnh việcđổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách thiết thực và hiệu quảtrong công tác quản lý của nhà trường

Ngày 06 tháng 06 năm 2008, UBND tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 134/QĐ-UBND về việc thành lập Trường Phổ thông Thực hành sư phạm trực thuộc Trường Đạihọc An Giang - trường Phổ thông đa cấp đầu tiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước.Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm có 3 cấp học từ tiểu học, trung học cơ sở đến trunghọc phổ thông Ngoài các hoạt động giáo dục phổ thông thường xuyên, trường còn tổ chứccác hoạt động kiến tập, thực tập cho sinh viên của Trường Đại học An Giang theo yêu cầu đàotạo giáo viên phổ thông và yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa họcgiáo dục

Trong bối cảnh đó, yêu cầu được đặt ra là xây dựng một phần mềm quản lý dạy và họcsao cho phù hợp với đặc thù của nhà trường Khác với những phần mềm trước đây, phần mềmQuản lý học sinh Trường Phổ thông THSP phải quản lý quá trình học và dạy của học sinh vàgiáo viên một cách toàn diện nhất trên cả 3 cấp học dựa trên các mô hình của hệ thống giáodục Việt Nam hiện nay Ngoài ra, phần mềm cũng phải cập nhật những quy chế mới nhấttrong việc đánh giá, xếp loại học sinh theo Quyết định Số 51/2008/QĐ-BGDĐT cũng như cótính linh hoạt, mềm dẻo và tiến hóa để thích nghi với những thay đổi trong việc đánh giá, tínhđiểm học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong thời gian sắp tới

III Tổng quan về Trường Phổ thông Thực hành sư phạm:

1 Lịch sử thành lập:

Trường Thực hành Sư phạm tiền thân là Cơ sở Thực hành Sư phạm (chỉ có cấp Tiểuhọc) thuộc Trung học Sư phạm Trường được thành lập vào năm 1989 theo ý tưởng củathầy Nguyễn Trường Cửu, Hiệu trưởng Trường Trung học Sư phạm Khi mới thành lậpthầy Nguyễn Trường Cửu và cô Nguyễn Thị Thức trực tiếp chỉ đạo và quản lý

1 Năm học đầu tiên: 1989-1990 trường có 5 lớp với 130 học sinh

2 Năm học 1990-1991: 7 lớp - 157 học sinh

3 Năm học 1991-1992: 9 lớp - 185 học sinh

4 Từ năm học 1992 đến 1995 Số lượng học sinh từ 185 em tăng lên 227 em

Đến năm 1996, Trường Trung học Sư phạm sát nhập với Trường CĐSP An Giang.Trường thuộc khoa Mầm non do Cô Nguyễn Thị Thức chủ nhiệm khoa quản lý dưới sựchỉ đạo sâu sát của Ban Giám hiệu Trường CĐSP An Giang gồm có thầy Hà Duy Long -Hiệu trưởng, thầy Hoàng Xuân Quảng - Phó Hiệu trưởng, thầy Hồ Văn Các - Phó Hiệutrưởng Kể từ lúc này nhà trường đi vào một chu kì phát triển mới tăng về cả số lượng lẫnchất lượng, từ 9 lớp tăng lên 10 lớp và số lượng học sinh toàn trường tăng lên từ 227 emtăng lên 350 em Đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy, có nhiều kinh nghiệm và tâmhuyết với nghề

Đầu năm 2000, Trường ĐHAG An Giang được thành lập Do thay đổi về mặt tổ chức,ngày 17 tháng 7 năm 2000 cơ sở được bàn giao về Phòng Giáo dục TP Long Xuyên quản

Trang 14

lý Trường mang tên Trường Thực hành Sư Phạm do thầy Nguyễn Bá Khỏa làm Hiệutrưởng, cô Nguyễn Thị Ngọc Xuyến, Phó Hiệu trưởng.

Học sinh Trường Thực hành Sư phạm là hình ảnh thu nhỏ của truyền thống hiếu học,vinh dự, tự hào thay các thế hệ học sinh trưởng thành từ mái trường này Nhiều học sinh

đã thành đạt và có việc làm ổn định Và các thế hệ học sinh nối tiếp nhau làm rạng rỡ têntrường trên lĩnh vực “học sinh giỏi” cấp Thành phố, cấp Tỉnh, cấp Quốc gia Dạy các em

là những người thầy, người cô mẫu mực như cô Trương Thị Thu Minh, cô Trương KimBé…và rất nhiều thế hệ thầy cô có công xây dựng truyền thống “dạy tốt, học tốt“ củatrường Nhiều thầy cô đều đạt giáo viên dạy giỏi cấp TP, cấp tỉnh như: thầy Võ HữuPhước, cô Huỳnh Xuân Loan, cô Huỳnh Hải Yến, cô Lã Thị Lan, cô Trần Thị Lệ Tuyền,

cô Lê Thị Yến Ngọc

Năm 2003, do nhu cầu về cơ sở vật chất của Trường Đại học nên nhà trường bàn giaotoàn bộ cơ sở cho Đại học An Giang theo Quyết định số 202/QĐUB ngày 17 tháng 6 năm

2003 của UBND TP Long Xuyên Giáo viên và học sinh của nhà trường được điều động

về các trường tiểu học TP Long Xuyên Nhiều thầy cô giáo của trường giữ cương vị Hiệutrưởng, Phó Hiệu trưởng ở các trường Tiểu học trong TP Long Xuyên như: Thầy Nguyễn

Bá Khỏa, thầy Nguyễn Thanh Tùng, thầy Lê Văn Điền, cô Nguyễn Thị Ngọc Xuyến

Hiện nay trước nhu cầu cấp bách trong việc đào tạo và đổi mới phương thức đào tạo,

để đạt được các tiêu chí giáo dục của Unessco: “Học để biết, học để làm, học để hoà nhậpvới cộng đồng và học để tự khẳng định mình” Vì vậy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh An Giang đã

ra quyết định số 1134/QĐ-UBND ngày 6 tháng 6 năm 2008 thành lập Trường Phổ thôngThực hành sư phạm có nhiều cấp họctheo đề nghị của Trường Đại học An Giang

Sự ra đời của Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm phù hợp với xu hướng của nềngiáo dục hiện đại trong thời kì hội nhập

sư phạm cho trường Đại học An Giang

 Tổ chức các hoạt động kiến tập, thực tập theo yêu cầu về đào tạo giáo viên phổthông về đổi mới phương pháp dạy học

 Tổ chức các hoạt động chuyển giao và nghiên cứu khoa học giáo dục

Trang 15

3 Cơ cấu, tổ chức và cơ sở vật chất:

 Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm thuộc trường đại học An Giang là trường Phổthông đa cấp đầu tiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước Trường được thànhlập theo Quyết định, số 1134/QĐ-UBND vào ngày 06 tháng 06 năm 2008 của UBNDTỉnh An Giang

 Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm thuộc Trường Đại học An Giang là cơ sở giáo dụccông lập, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập và hoạt động theo quy định củapháp luật Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm là đơn vị sự nghiệp có thu, có quyền tự chủ

và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật Trường chịu sự lãnh đạo trực tiếp củatrường Đại học An Giang về mặt hành chính và tài chính, chịu sự lãnh đạo của Sở Giáo dục

và Đào tạo về mặt chuyên môn

 Trường có cơ sở vật chất hiện đại, sẽ là nơi ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mớimột cách mạnh mẽ phương pháp giáo dục, các phương pháp dạy học và luôn cập nhậtnhững tri thức mới của thời đại

 Trường có đội ngũ cán bộ quản lý, thầy cô giáo năng động, sáng tạo, có trình độ, taynghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục và giảng dạy Ngoài nhữnggiáo viên cơ hữu, trường còn mời các giảng viên từ Trường Đại học An Giang vànhững giáo viên giỏi từ các trường phổ thông trong tỉnh và khu vực, cùng tham giagiảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đổi mới các phương pháp dạy

và học

 Trường sẽ được xây dựng theo mô hình của trường học chất lượng cao:

 Cơ sở vật chất hiện đại, môi trường thân thiện và đa chiều

 Đội ngũ học sinh năng động, có năng lực tự giải quyết vấn đềtrong học tập và các lĩnh vực của cuộc sống

 Đội ngũ giáo viên có trình độ cao, có năng lực sư phạm, có khảnăng đổi mới, đáp ứng được các nhu cầu học tập của học sinh

 Môi trường giáo dục mở nhằm huy động được nhiều sự cộngtác của cộng đồng đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường

 Ngoài các hoạt động giáo dục phổ thông thường xuyên, trường còn tổ chức các hoạtđộng kiến tập, thực tập cho sinh viên của Trường Đại học An Giang theo yêu cầu đàotạo giáo viên phổ thông và yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoahọc giáo dục

 Trường sẽ áp dụng bộ tiêu chí quản lý chất lượng giáo dục gồm 4 lĩnh vực do Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành

 Trường là nơi đầu tiên ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục vào quátrình giáo dục dạy và học phù hợp với thực tiễn của nhà trường, đồng thời nhà trường

tổ chức các hoạt động nghiên cứu về khoa học giáo dục Các kết quả nghiên cứu đãđược áp dụng có hiệu quả sẽ được chưyển giao cho các cơ sở giáo dục khác có quantâm

 Năm học 2009 – 2010: Trường có 51 cán bộ, giáo viên, nhân viên Trong đó 100%giáo viên đạt chuẩn trở lên, 85% trên chuẩn, 100% giáo viên có chứng chỉ Tin học,85% giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ Trình độ học vấn: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học,Cao đẳng, và Trung học

Trang 16

 Địa chỉ trụ sở chính: 25 Võ Thị Sáu, Phường Đông Xuyên, Thành Phố Long Xuyên,Tỉnh An Giang.

CHI ỦY

BAN GIÁM HIỆU

Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm

HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

BAN ĐẠI DIỆN PHỤ HUYNH HS

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Trường PT THSP

Phần tiếp theo sẽ trình bày những lý thuyết cơ bản để xây dựng chương trình

*

Trang 17

Phần B CƠ SỞ LÝ THUYẾT

 

III.Nghiên cứu mô hình quản lý học và dạy trong nhà trường PT:

1 Tổng quan về mô hình quản lý học và dạy:

Trong một nhà trường, việc “học” của học sinh không thể tách rời việc “dạy” củagiáo viên “Học” và “dạy” là hai công việc được tiến hành thường xuyên và đều đặnnhất trong suốt quá trình “sống” của một nhà trường Không nên và không thể tách rờicác công việc trên Không nên tách làm các chương trình nhỏ riêng biệt, ví dụ quản lýĐiểm Học sinh, quản lý nhân sự Giáo viên, quản lý nhân sự Học sinh, Nhữngchương trình nhỏ như vậy có thể dễ dàng thiết kế và cài đặt, tuy nhiên chúng có thểtạo ra các rào cản cho việc tạo ra một mô hình quản lý thống nhất “học” và “dạy”trong một nhà trường Đối với người quản lý nhà trường (chẳng hạn Hiệu trưởng), rõràng toàn bộ hoạt động của trường đều xoay xung quanh 2 đối tượng chính là “Họcsinh” và “Giáo viên”, và động tác chính của các đối tượng này là “học” và “dạy”.Như vậy ngay từ đầu chúng ta có thể thấy mô hình bắt buộc và tối thiểu phải quản

lý của một nhà trường được mô tả trong sơ đồ sau đây:

Chương trình môn học

Dạy Học

Học Sinh

Giáo Viên Nhà Trường

Hình 2: Mô hình lõi của dạy và học

Tất cả chúng ta đều phải thống nhất với quan điểm là để quản lý việc “học” và

“dạy” trong nhà trường, đơn vị quản lý trực tiếp, quan trọng nhất phải là “nhà trường”.Không có một cấp quản lý nào khác có thể trực tiếp, sâu sát, thực tế với từng học sinh,từng giáo viên, từng tiết học như nhà trường Hay nói một cách khác mô hình quản lýviệc “học” và “dạy” phải nhằm vào đối tượng chính nhất là Nhà trường, hay cụ thểhơn là Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu nhà trường Như vậy đầu tiên và trước hết, môhình quản lý “học” và “dạy” trong nhà trường phải được thiết kế dành cho Hiệutrưởng và Ban giám hiệu, những người đang trực tiếp quản lý hàng ngàn học sinh,hàng trăm giáo viên trong phạm vi trường của mình

Trang 18

2 Các đối tượng quản lý cơ bản:

Từ hình 1 với mô hình lõi, chúng ta đã thấy 2 đối tượng chính cần phải quản lý là

Học sinh và Giáo viên Quan hệ trực tiếp giữa Học sinh và Giáo viên thông qua các Môn học mà học sinh phải “học” và giáo viên phải “dạy” Việc phân công việc cụ thể

được thể hiện bằng Thời khóa biểu mô tả rằng giáo viên sẽ dạy môn học gì tại Lớp

học cụ thể nào Kết quả việc học tập của học sinh và dạy của giáo viên thể hiện bởi

các giá trị Điểm Như vậy, Điểm là một trong các yếu tố quan trọng nhất của mô hình

quản lý của chúng ta Hiện tại chúng ta chưa có một phương thức đánh giá nào khác

ngoài Điểm, do vậy trong một thời gian khá dài trước mắt, Điểm vẫn là một đại lượng

quản lý quan trọng Mô hình các đối tượng quản lý cơ bản của phần mềm được mô tảtrong hình sau:

Hình 3: Các đối tượng quản lý cơ bản trong nhà trường

Trang 19

3 Các mô hình quản lý điểm học sinh:

3.1 Điểm “tĩnh”:

Như đã trình bày ở trên, trong mô hình quản lý học và dạy trong nhà trường,

điểm vẫn là đối tượng quan trọng nhất cần lưu trữ và quản lý Khi nhắc đến bài

toán quản lý điểm, chắc hẳn tất cả chúng ta đều có một suy nghĩ nhanh rằng công

việc “quản lý” này thật là đơn giản: chỉ là việc nhập một số điểm bằng giá trị số,sau đó thực hiện một số tính toán (bằng các phép cộng, nhân và chia), sau đó in rakết quả Suy nghĩ này hoàn toàn không sai và được hầu hết các mô hình quản lýđiểm hiện nay áp dụng, các giá trị điểm của học sinh được lưu trữ cùng với 3 thuộctính quan trọng khác là Môn học, Loại điểm (hệ số điểm) và Tên học sinh Mô

hình quản lý điểm như vậy gọi là mô hình điểm “tĩnh”.

Loại điểm

Môn học

Học sinhĐiểm

Hóa Lý Toán

Thi HK

7.3 8.8 8.6 Trung bình Bảng điểm học sinh A

Hình 4: Mô hình điểm “tĩnh”

Những đặc thù và hạn chế của mô hình điểm “tĩnh”:

 Các điểm “tĩnh” chỉ mang thông tin một chiều, đó là vế “học” của học sinh

mà không có (hoặc rất ít) thông tin về phía “dạy” của giáo viên, hay nóicách khác, các điểm này chỉ mang một nửa thông tin của quá trình “học”

và dạy” Các giá trị điểm thiếu các thông tin quan trọng của việc “dạy”như: điểm của giáo viên nào, điểm được cho trong hoàn cảnh nào, bài họcnào, nhận xét trực tiếp của giáo viên đối với điểm này ra sao, Các thôngtin này góp phần quan trọng vào việc đánh giá chất lượng học của học sinh

Trang 20

 Các giá trị điểm này hoàn toàn không mang các thông tin về thời gian xuấthiện điểm, do đó không phản ánh được tính liên tục hay quá trình học tậpcủa học sinh Đặc thù này làm cho các điểm chỉ có ý nghĩa thuần tuý vềmặt “trị số”, “điểm tĩnh” và nó mang lại không nhiều thông tin cho ngườiquản lý Đối với hệ thống các giá trị điểm này, ý nghĩa của phần mềm chỉnổi bật ở khía cạnh tính toán nhanh mà thôi.

 Với mô hình các điểm “tĩnh” như vậy, việc quản lý “học” chỉ là công việc

“đã rồi” Công việc kiểm soát, nhận xét, tính toán sau khi điểm đã có và chỉmang ý nghĩa thống kê

3.2 Điểm “động”:

Điểm “động” là điểm học sinh được nhập với các thông tin của điểm “tĩnh”

cùng với các thông tin như thời gian nhập điểm, giáo viên, nhận xét điểm, Kháiniệm điểm “động” xuất hiện nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình điểm

“tĩnh” trên đây Các điểm này luôn được cập nhật và mang đầy đủ các thông tinliên quan đến quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên

Loại điểm (miệng, 15', 1 tiết)

Trang 21

Phân loại môn học

Hình 6: Sơ đồ quan hệ giữa hệ đào tạo và các đối tượng khác trong nhà

trường phổ thông Một số hệ đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:

1 TCVN Mô hình các trường THPT cũ với mô hình điểm TB theo

kiểu cũ

2 TIEUHOC Mô hình các trường Tiểu học theo mô hình mới, hiện đang

áp dụng tại tất cả các trường Tiểu học trên toàn quốc

3 THCS Mô hình áp dụng cho tất cả các trường THCS trên toàn

quốc

4 THPT-A Mô hình các nhà trường và lớp học theo chương trình thí

điểm phân ban A theo mô hình cũ

5 THPT-C Mô hình các nhà trường và lớp học theo chương trình thí

điểm phân ban C theo mô hình cũ

6 THPT-KT Mô hình các nhà trường và lớp học theo chương trình thí

điểm THPT Kỹ thuật

7 THPT Mô hình các trường THPT phân ban mới, áp dụng đại trà

cho tất cả các trường THPT trên toàn quốc

Theo quy định mới nhất do Bộ GD và ĐT ban hành: từ năm học 2008-2009,trên toàn quốc chỉ còn lại 4 hệ đào tạo sau: TIEUHOC, THCS, THPT và THPT-KT

4.2 Chương trình môn học:

Trang 22

Chương trình môn học là bộ khung xương chính của mọi chương trình giảngdạy cụ thể trong nhà trường phổ thông Mỗi chương trình môn học cụ thể sẽ gắnliền với 3 thông tin chính: Môn học, Khối lớp và Hệ đào tạo Với mỗi mônhọc/khối lớp có thể tồn tại nhiều Chương trình môn học khác nhau, ví dụ Chươngtrình Cơ bản, Chương trình nâng cao.

Mỗi chương trình môn học sẽ bao gồm một dãy các bài học (tiết học) có thứ tựvới tổng thời gian giảng dạy đúng bằng số tiết đã được quy định cho chương trình.Thông tin mỗi bài học bao gồm Tên bài học, số tiết dạy được phân bổ, hình thứcdạy (lý thuyết, bài tập, thực hành, ), thông tin nội dung chi tiết của bài học và cáctài liệu giảng dạy liên quan khác

4.3 Lớp học và Môn học:

Lớp học là một trong những đơn vị quản lý cơ bản nhất của một trường học.Mỗi học sinh sẽ được học trong một lớp học nhất định và kế thừa hoàn toàn nhữngthuộc tính của lớp học Một lớp học thuộc một khối lớp duy nhất và một hệ đào tạonhất định (Tiểu học, THCS hay THPT phân ban mới…) Ngoài ra, một lớp họccòn có các thông tin quan trọng khác như giáo viên chủ nhiệm, ca học (sáng,chiều, cả ngày), tiêu chuẩn phân loại học lực, tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua, …Mỗi lớp học trong một năm học xác định sẽ phải học một số môn nào đó Theoquyết định 51/2008 của Bộ GD và ĐT thì có 2 cách đánh giá môn học: bằng điểmhoặc bằng nhận xét kết quả học tập

Lớp học và môn học có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau Các thuộctính quan trọng của môn học như hệ số môn, thời gian học (1 học kỳ hay cả năm),cách tính TB môn theo từng học kỳ, cách tính TB môn cả năm, … đều phụ thuộcvào việc môn học đó được dạy cho lớp học nào

4.4 Tiêu chuẩn phân loại học lực và Danh hiệu thi đua:

Tiêu chuẩn phân loại học lực:

Tiêu chuẩn phân loại học lực (TCPLHL) là một tập hợp những quy tắc quiđịnh cách tính và xét phân loại học lực cho từng học sinh trong nhà trường.Khái niệm TCPLHL có mối quan hệ logic chặt chẽ với 2 khái niệm Lớp học và

Hệ đào tạo Như đã đề cập ở trên, mỗi Lớp học phải thuộc về một Hệ đào tạonhất định Nhưng mỗi Hệ đào tạo lại có một hay nhiều TCPLHL khác nhau

Do đó, việc xét phân loại học lực phải được tiến hành theo từng lớp học Nghĩa

là, mỗi Lớp học chỉ được áp dụng bởi một TCPLHL duy nhất và tất cả họcsinh thuộc lớp đó sẽ được xét phân loại học lực theo các thuộc tính củaTCPLHL tương ứng

Một số quy định phân loại học lực của Bộ Giáo Dục và Đào tạo:

 Việc phân loại học lực học sinh sẽ dựa trên các điểm TB môn học củahọc sinh và phân thành 5 mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu và Kém, kýhiệu lần lượt là G, Kh, TB, Y, K Các mức này được đánh dấu từ mức 0đến 4 Giỏi tương ứng với mức 0, Kém tương ứng với mức 4

 Việc phân loại sẽ dựa trên một số tiêu chí, điều kiện Các điều kiện nàyđược mô tả riêng cho từng mức phân loại Quy định việc xét phân loại họclực theo quy tắc như sau: nếu học sinh không đạt được các tiêu chí mức Kthì sẽ xét tiếp các tiêu chí mức K+1

Trang 23

 Các tiêu chí phân loại học lực của mỗi mức được chia làm 2 loại:

+ Loại I (các tiêu chí bắt buộc): Đây là những tiêu chí mà học sinh bắt

buộc đạt được ở mỗi mức phân loại Theo quy định hiện thời thì các tiêuchí bắt buộc này bao gồm: yêu cầu điểm TB các môn và yêu cầu điểm TBmôn của một số môn quan trọng đặc biệt, ví dụ môn Toán, Ngữ Văn

+ Loại II (các tiêu chí có thể xét khả năng nâng bậc): Đây là những tiêu

chí dùng để xét bình thường nhưng nếu việc phân loại lệch so với các tiêuchí loại I quá 2 bậc thì được phép xét nâng bậc Ví dụ một HS với các tiêuchí loại I được xếp loại Khá, nhưng theo tiêu chí loại II sẽ bị phân mứcYếu Khi đó có thể xét nâng phân loại học lực cho học sinh này là Trungbình Theo quy định hiện hành thì các tiêu chí loại này bao gồm điểm TBmôn của tất cả các môn học của HS không được phép nhỏ hơn một giá trịđiểm nào đó (điểm khống)

Tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua:

Tiêu chuẩn xét Danh hiệu thi đua (TCDHTD) đóng vai trò tương tự nhưTCPLHL, là những quy tắc được dùng để xét danh hiệu thi đua cho học sinhtrong nhà trường Mỗi lớp học sẽ được áp dụng bởi một TCDHTD duy nhấtdùng để xét danh hiệu thi đua cho các học sinh trong lớp học này MỗiTCDHTD sẽ bao gồm một hay nhiều Danh hiệu thi đua (Giỏi, Tiên tiến), mỗidanh hiệu thi đua sẽ gắn liền với các tiêu chí tương ứng

II Đánh giá, xếp loại học sinh:

1.2 Nguyên tắc đánh giá, xếp loại:

 Kết hợp đánh giá định tính và định lượng trong đánh giá và xếp loại

 Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện

 Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh

 Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh;xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam

1.3 Đánh giá và xếp loại hạnh kiểm:

Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả thực hiện bốn nhiệm vụ củahọc sinh tiểu học được quy định cụ thể như sau:

1 Biết vâng lời thầy giáo, cô giáo; lễ phép trong giao tiếp hằng ngày;đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè

Trang 24

2 Thực hiện nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; tích cực thamgia các hoạt động học tập; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.

3 Giữ gìn vệ sinh cá nhân; đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ; ăn uốnghợp vệ sinh

4 Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp của trường,lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường, lớp và nơi công cộng; bước đầu biết giữgìn và bảo vệ môi trường; thực hiện các quy tắc về an toàn giao thông và trật

Học sinh được đánh giá hạnh kiểm vào cuối học kỳ I và cuối năm học Đánhgiá là hoạt động thường xuyên của giáo viên, giáo viên cần chú ý đến quá trình tiến

bộ của học sinh (đánh giá cuối năm là quan trọng nhất)

1.4 Đánh giá và xếp loại học lực:

Các môn học đánh giá bằng điểm số gồm có: Toán, Tiếng Việt, Khoa học,Lịch sử và Địa lí, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học và các nội dung tự chọn.Các môn học này cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở cáclần kiểm tra

 Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm: Đạo đức, Thể dục, Tự nhiên và

Xã Hội, Nghệ thuật (các lớp 1, 2, 3); Đạo đức, Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật,

Kĩ thuật (các lớp 4, 5)

 Các môn học đánh giá bằng nhận xét theo 2 mức:

- Loại Hoàn thành (A): đạt được những yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năngcủa môn học, đạt được từ 50% số nhận xét trở lên trong từng học kì hay cả nămhọc Những học sinh đạt loại Hoàn thành nhưng có biểu hiện rõ về năng lực họctập môn học, đạt 100% số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học được giáoviên đánh giá là Hoàn thành tốt (A+)

- Loại Chưa hoàn thành (B): chưa đạt được những yêu cầu theo quy định, đạtdưới 50% số nhận xét trong từng học kì (hay cả năm học)

Đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới hình thức kiểm tra thường xuyên(KTTX) gồm: kiểm tra miệng, quan sát học sinh học tập hoặc hoạt động, bài tậpthực hành, kiểm tra viết (dưới 20 phút)

Số lần KTTX tối thiểu của các môn học trong một tháng như sau:

Trang 25

- Tiếng Việt: 4 lần

- Toán: 2 lần

- Khoa học, các môn học và nội dung tự chọn khác: 1 lần

- Môn Lịch sử và Địa lí: 1 lần cho mỗi phân môn

Kết quả KTTX của các môn học đánh giá bằng điểm số không tham gia vàoquá trình tính toán để thành điểm học lực môn

Đánh giá định kì được tiến hành dưới hình thức kiểm tra định kì (KTĐK) gồm:

- Kiểm tra viết bằng hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận trong thời gian 1 tiếtđối với các môn đánh giá bằng điểm số

- Kiểm tra miệng, quan sát học sinh học tập hoặc hoạt động, bài tập thực hànhđối với các môn đánh giá bằng nhận xét

Số lần KTĐK của các môn học như sau:

- Môn Tiếng Việt, Toán mỗi năm có 4 lần KTĐK: giữa học kỳ I, cuối học kỳ I,giữa học kỳ II và cuối học kỳ II

- Môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, các môn học và nội dung tự chọn khác mỗinăm có 2 lần KTĐK vào cuối HK I và cuối HK II

Học sinh được xếp loại học lực từng môn mỗi năm học 3 lần: học lực môn họchọc kỳ I (HLM.KI), học lực môn học học kỳ II (HLM.KII) và học lực môn học cảnăm (HLM.N)

 Các môn học đánh giá bằng điểm số:

+ Điểm HLM.KI là trung bình cộng của điểm kiểm tra định kì giữa học kì I(KTĐK.GKI) và điểm kiểm tra định kì cuối học kì I (KTĐK.CKI)

+ Điểm HLM.KII là trung bình cộng của điểm kiểm tra định kì giữa học kì II(KTĐK.GKII) và điểm kiểm tra định kì cuối học kì II (KTĐK.CKII)

+ Điểm HLM.N là trung bình cộng của điểm HLM.KI và điểm HLM.KII

+ Điểm HLM.N là trung bình cộng của điểm HLM.KI và điểm HLM.KII

- Môn Khoa học, các môn học và nội dung tự chọn khác:

+ Điểm HLM.KI chính là điểm KTĐK.CKI

+ Điểm HLM.KII chính là điểm KTĐK.CKII

Trang 26

+ Điểm HLM.N là trung bình cộng của điểm HLM.KI và điểm HLM.KII.

 Các môn học đánh giá bằng nhận xét:

- HLM.KI chính là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong học kì I

- HLM.KII chính là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong cả năm

- HLM.N chính là HLM.KII

- Loại Giỏi: điểm học lực môn đạt từ 9 đến 10

- Loại Khá: điểm học lực môn đạt từ 7 đến 9

- Loại Trung bình: điểm học lực môn đạt từ 5 đến 7

- Loại Yếu: điểm học lực môn đạt dưới 5

1.5 Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại:

Học sinh được lên lớp thẳng khi có đủ 2 điều kiện:

 Có điểm KTĐK.CKII các môn học (được đánh giá bằng điểm số) đạt

từ 5 trở lên

 HLM.N các môn học (được đánh giá bằng nhận xét) đạt loại hoànthành (A) trở lên

 Học sinh phải thi lại các môn có điểm KTĐK.CKII dưới 5; nếu điểmtrung bình cộng các môn thi lại đạt 5 trở lên (làm tròn 0,5 thành 1), trong đókhông có môn dưới điểm 4 thì được lên lớp

 Mỗi học sinh có quyền được ôn tập và kiểm tra lại nhiều nhất là 3lần/1 môn học (được đánh giá bằng điểm số) vào thời điểm cuối năm học hoặcsau hè

 Điểm HLM.N của các môn học Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tinhọc và các nội dung tự chọn khác được dùng để khen thưởng, động viên họcsinh, không tham gia xét lên lớp

Xét khen thưởng cho những học sinh được lên lớp thẳng theo các mức sau:

 Học sinh Giỏi: cho những học sinh được nhận xét thực hiện đầy đủbốn nhiệm vụ của học sinh và điểm HLM.N của các môn học: Toán, TiếngViệt (ở lớp 1, 2, 3); Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, 5)đạt loại Giỏi, điểm HLM.N của các môn (phân môn) đánh giá bằng nhận xétđạt loại Hoàn thành (A)

 Học sinh Tiên tiến: cho những học sinh được nhận xét thực hiện đầy

đủ bốn nhiệm vụ của học sinh và điểm HLM.N của một trong các môn họcđánh giá bằng điểm số đạt loại Giỏi, các môn còn lại đạt loại Khá trở lên, cácmôn (phân môn) đánh giá bằng nhận xét đạt HLM.N loại Hoàn thành (A)

2 Trung học cơ sở và trung học phổ thông:

Trang 27

2.1 Mục đích, căn cứ và nguyên tắc đánh giá, xếp loại:

 Đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗinăm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập để không ngừng tiến bộ

 Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh được dựa trên

cơ sở sau đây:

 Mục tiêu giáo dục của cấp học;

 Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học;

 Điều lệ nhà trường;

 Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh

 Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực bảo đảm nguyên tắc khách quan,chính xác, công bằng, công khai, đúng chất lượng; tuy không căn cứ kết quảxếp loại học lực để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm hoặc ngược lại nhưng cần chú

ý đến tác động qua lại giữa hạnh kiểm và học lực

2.2 Đánh giá và xếp loại hạnh kiểm:

 Đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ

và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn

bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gialao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động xã hội; rèn luyệnthân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường

 Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: tốt (viết tắt: T), khá (viết tắt: K), trung bình(viết tắt: Tb), yếu (viết tắt: Y) sau khi kết thúc học kỳ, năm học Việc xếp loạihạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ 2

Loại tốt (*):

a) Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường;thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết vớicác bạn, được các bạn tin yêu;

b) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản

dị, khiêm tốn;

c) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập;

d) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định vềtrật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh, phòngchống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử;

đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong Kế hoạch giáo dục, cáchoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt độngcủa Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh; chăm lo giúp đỡ gia đình

Loại khá: thực hiện được những quy định (*) trên đây nhưng chưa đạt đến

mức của loại tốt; đôi khi có thiếu sót nhưng sửa chữa ngay khi thầy giáo, cô

Trang 28

giáo và các bạn góp ý.

Loại trung bình: có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định (*)nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thusửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm

Loại yếu: nếu có một trong những khuyết điểm sau đây:

a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thựchiện quy định (*), được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;

b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhânviên nhà trường;

c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử;

d) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác; đánh nhau, gâyrối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội;

đ) Đánh bạc; vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất độc hại;lưu hành văn hoá phẩm độc hại, đồi trụy hoặc tham gia tệ nạn xã hội

2.3 Đánh giá và xếp loại học lực:

 Căn cứ đánh giá học lực của học sinh:

a) Hoàn thành chương trình các môn học trong Kế hoạch giáo dục của cấp THCS,cấp THPT;

b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra;

 Học lực được xếp thành 5 loại: loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loạitrung bình (viết tắt: Tb), loại yếu (viết tắt: Y), loại kém (viết là: Kém)

 Hình thức đánh giá, các loại điểm trung bình, nhận xét kết quả học tập:

a) Kiểm tra và cho điểm các bài kiểm tra; nhận xét kết quả học tập:

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn quyết định áp dụng một trong haihình thức đánh giá: bằng điểm hoặc bằng nhận xét kết quả học tập đối với các mônhọc Âm nhạc, Mỹ thuật cấp THCS, môn Thể dục cấp THCS và cấp THPT; nếuđánh giá bằng nhận xét kết quả học tập thì vẫn xếp thành 5 loại như xếp loại họclực

b) Tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học; nhận xétkết quả học tập sau một học kỳ, một năm học:

- Đối với các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật cấp THCS và Thể dục cả cấp THCS vàcấp THPT, trong trường hợp đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập thì vẫn xếploại trung bình môn học và xếp thành 5 loại như xếp loại học lực; kết quả xếp loạitrung bình môn học được lấy để tham gia xếp loại học lực mỗi học kỳ và cả nămhọc;

- Các môn học còn lại được đánh giá bằng điểm, tính điểm trung bình môn học vàtham gia tính điểm trung bình các môn học sau một học kỳ, một năm học

Trang 29

 Cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, nếu sử dụng thang điểmkhác thì phải quy đổi về thang điểm này khi ghi kết quả đánh giá, xếp loại.

 Hình thức kiểm tra: kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi đáp), kiểm tra viết vàkiểm tra thực hành

 Các loại bài kiểm tra:

a) Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết;kiểm tra thực hành dưới 1 tiết;

b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành

từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk)

 Hệ số điểm kiểm tra:

a) Hệ số 1: điểm kiểm tra thường xuyên;

b) Hệ số 2: điểm kiểm tra viết, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên;

c) Hệ số 3: điểm kiểm tra học kỳ

 Số lần KTđk được quy định trong phân phối chương trình từng môn học, baogồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn

 Số lần KTtx: trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KTtx của từng mônhọc, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn, như sau:

a) Môn học có từ 1 tiết trở xuống trong 1 tuần: ít nhất 2 lần;

b) Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết trong 1 tuần: ít nhất 3 lần;

c) Môn học có từ 3 tiết trở lên trong 1 tuần: ít nhất 4 lần

 Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: ngoài số lần kiểm tra quy định như trên,hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm một số bài kiểm tracho môn chuyên

 Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận cho điểm số nguyên; điểm KTtx theohình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KTđk được lấy đếnmột chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số

cả năm học:

Đối với THCS:

a) Hệ số 2: môn Toán, môn Ngữ văn;

b) Hệ số 1: các môn còn lại, trừ các môn đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập

Đối với THPT:

a) Ban Khoa học tự nhiên (KHTN):

- Hệ số 2: các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học;

- Hệ số 1: các môn còn lại, trừ môn Thể dục nếu đánh giá bằng nhận xét kết quảhọc tập

Trang 30

b) Ban Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH-NV):

- Hệ số 2: các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ thứ nhất;

- Hệ số 1: các môn còn lại, trừ môn Thể dục nếu đánh giá bằng nhận xét kết quảhọc tập

c) Ban Cơ bản:

- Hệ số 2 tính theo quy định dưới đây:

Nếu học 3 hoặc 2 môn học nâng cao (học theo sách giáo khoa nâng cao hoặctheo sách giáo khoa biên soạn theo chương trình chuẩn cùng với chủ đề tự chọnnâng cao của môn học đó) thì tính cho cả 3 hoặc 2 môn học nâng cao đó;

Nếu chỉ học 1 môn nâng cao là Toán hoặc Ngữ văn thì tính thêm cho môn cònlại trong 2 môn Toán, Ngữ văn; nếu học 1 môn nâng cao mà môn đó không phải

là Toán hoặc Ngữ văn thì tính thêm cho 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn;

Nếu không học môn nâng cao nào thì tính cho 2 môn Toán và Ngữ văn

- Hệ số 1: các môn còn lại, trừ môn Thể dục nếu đánh giá bằng nhận xét kết quảhọc tập

Đối với học sinh THPT chuyên:

a) Hệ số 3: môn chuyên;

b) Hệ số 2: nếu học ban KHTN và ban KHXH-NV thì tính cho các môn họcnâng cao, trừ môn chuyên; nếu học ban Cơ bản thì thực hiện theo ban Cơ bản trừmôn chuyên;

c) Hệ số 1: các môn còn lại, trừ môn Thể dục nếu đánh giá bằng nhận xét kết quảhọc tập

4 Đối với học sinh THPT kỹ thuật, điểm hệ số 2: các môn Toán, Kỹ thuật nghề;điểm hệ số 1: các môn còn lại, trừ môn Thể dục nếu đánh giá bằng nhận xét kếtquả học tập

 Điểm trung bình môn của học kỳ, cả năm học đối với các môn học đánh giá bằng điểm:

Điểm trung bình môn của học kỳ (ĐTBmhk):

Trang 31

tập, mức đánh giá chung được xác định từ kết quả nhận xét các bài KTtx,KTđk, KThk và xem xét mức độ tiến bộ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái

độ học tập của học sinh trong cả học kỳ hoặc cả năm học

 Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trungbình môn học kỳ của tất cả các môn với hệ số (a, b ) của từng môn học:

 Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:

a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPTchuyên thì điểm môn chuyên từ 8,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPTkhông chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên;

b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5 hoặc nhận xét dưới loại K

 Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:

a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 6,5 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên;

b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0 hoặc nhận xét dưới loại Tb

 Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:

a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPTchuyên thì điểm môn chuyên từ 5,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPTkhông chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên;

b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5 hoặc nhận xét loại Y

 Loại kém: các trường hợp còn lại

 Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức quy định cho từng loại nói trên, nhưng do ĐTB hoặc nhận xét của 1 môn học thấp hơn mức quy định cho loại đó cho nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh lên 1 nâng bậc

2.4 Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại:

Trang 32

Xét cho lên lớp hoặc không được lên lớp:

 Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:

a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;

b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc khôngphép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại)

 Học sinh thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:

a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liêntục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);

b) Học lực cả năm loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;

c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 hoặcnhận xét loại dưới trung bình để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạtloại trung bình

d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyệntrong kỳ nghỉ hè nên vẫn không được xếp loại lại về hạnh kiểm

Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực cảnăm học xếp loại loại yếu, được chọn một số trong các môn học có điểm trung bình

cả năm học dưới 5,0 hoặc nhận xét dưới trung bình để kiểm tra lại Điểm kiểm tra lạihoặc nhận xét kết quả kiểm tra lại được lấy thay thế cho điểm trung bình cả năm họchoặc nhận xét kết quả cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình cácmôn cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp

 Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnhkiểm loại tốt và học lực loại giỏi

 Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạthạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên

Phần tiếp theo sẽ trình bày nội dung phân tích thiết kế hệ thống

*

Trang 33

và ứng dụng Web vào cơ sở dữ liệu chung của trường để đảm bảo tính nhất quán vàtính cập nhật thông tin đối với quá trình học tập của học sinh.

2 Mô tả các công việc chính trong năm học:

Các công việc chính trong một năm học:

 Khoảng thời gian đầu năm trước khi bắt đầu học kỳ I, đây là giai đoạn nhàtrường phải thực hiện các công việc chuẩn bị cho năm học mới như nhập dữ liệuhọc sinh mới (đầu cấp), phân lớp cho học sinh đầu năm học, phân công giáo viêngiảng dạy, phân phối môn – lớp học, …

 Sau khi khai giảng đến hết học kỳ II, đây là giai đoạn vất vả nhất và quan trọngnhất trong quá trình quản lý học sinh, các công việc chính trong giai đoạn nàynhư theo dõi quá trình học tập của học sinh, nhập đánh giá học sinh (điểm số,hạnh kiểm), tính toán điểm trung bình, xét danh hiệu thi đua, in ấn các báo cáothống kê trong học kỳ I, học kỳ II và cả năm

 Giai đoạn cuối năm, nhà trường phải thực hiện các công việc như xét thi lại, tổchức thi lại, nhập điểm thi lại, xét lên lớp, lưu ban cuối năm học; thực hiện cácbáo cáo thống kê tổng hợp; chuẩn bị cho công tác tuyển sinh trong năm họcsau…

V Phân tích yêu cầu:

1 Yêu cầu chức năng:

Xây dựng phần mềm quản lý học sinh phải hỗ trợ các chức năng sau đây:

 Quản lý hồ sơ học sinh, bảng điểm và học bạ của học sinh trong quá trình theohọc tại trường

 Quản lý danh sách giáo viên, tổ chuyên môn, lớp học, khối lớp, bộ môn

Trang 34

 Thực hiện các chức năng: nhập học sinh mới đầu năm, phân lớp cho học sinhtheo các tiêu chí xác định, quản lý học sinh chuyển lớp, chuyển trường, thôi học,nhập điểm và hạnh kiểm học sinh theo từng giai đoạn trong năm học, điểm danhhọc sinh,…

 Tổng kết, tính điểm cho học sinh qua từng học kỳ, năm học theo lớp, khối lớp

 Tổng kết, đánh giá học lực và hạnh kiểm học sinh theo các tiêu chuẩn của BộGiáo dục và Đào tạo

 Tra cứu dữ liệu của năm học hiện tại và các năm học trước

 Kết xuất báo cáo, thống kê quá trình học tập của học sinh và giảng dạy củagiáo viên

2 Yêu cầu phi chức năng:

 Môi trường hoạt động: cấu hình máy ở mức độ khá, chạy trên

hệ điều hành Windows từ 2000 trở lên, sử dụng hệ quản trị CSDL MySQLServer 5.0

 Phân quyền: hệ thống phải phân chia người dùng thành các cấp

độ khác nhau Mỗi người dùng truy cập vào hệ thống phải được xác định rõquyền khai thác thông tin và xử lý thông tin tùy thuộc vào cấp độ của họ Vàquyền truy cập này có thể được tạo lập, ấn định và sửa đổi bởi người quản trị

Có thể phân chia các cấp độ truy cập hệ thống như sau:

- Nhóm quản trị (Hiệu trưởng, Giáo vụ): có quyền tối cao và chịu mọi tráchnhiệm về hệ thống

- Nhóm giáo viên: có quyền truy cập hệ thống để thực hiện nhập điểm vàquản lý quá trình học tập của học sinh

 Cơ chế bảo mật: thông tin về account truy cập của người dùngphải được mã hóa và lưu trữ trong CSDL

 Sao lưu – Phục hồi: hệ thống phải tự động sao lưu dữ liệu khigặp sự cố hoặc do nhầm lẫn từ người dùng và có khả năng phục hồi lại dữ liệu

 Yêu cầu chất lượng:

 Tính tiến hóa: có cơ sở dữ liệu linh động, tùy biến, dễ dàng đáp ứng đượcnhững thay đổi về quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 Tính tiện dụng: phần mềm phải gọn nhẹ, thao tác đơn giản thuận tiện vớingười sử dụng, nhất là những người sử dụng không có nhiều kiến thức về tinhọc Phải cải tiến phương pháp nhập điểm học sinh sao cho nhanh chóng vàchính xác cho giáo viên Ngoài ra, phần mềm còn phải hỗ trợ import/exportsang Microsoft Office Excel trong quá trình giáo viên nhập điểm, nhập đánhgiá học sinh

Trang 35

VI Mô hình hóa:

 User Admin có quyền khởi tạo và phân quyền cho cácUser khác trong hệ thống

 Tính toán kết quả học tập, rèn luyện

 In ấn các báo cáo, thống kê

Danh sách các Use-Case của mô hình:

1 Đăng nhập  Mô tả cách đăng nhập vào hệ thống.Nếu đăng nhập thành công, tác nhân có thể sử dụng

hệ thống với quyền tương ứng

 Cho phép thêm, xóa, cập nhật thông tin niên học

 Cho phép cập nhật thông tin từng học kỳ đối với từng niên học

 Hiển thị biểu đồ thời gian trong từng học kỳ và cảniên học

 Phân công giảng dạy theo giáo viên, theo lớp

 Quản lý lớp học thuộc khối lớp

7 Quản lý tổ chuyên môn  Thêm, xóa, cập nhật thông tin tổ chuyển môn.Quản lý giáo viên thuộc tổ chuyên môn.

Trang 36

8 Quản lý môn học  Thêm, xóa, cập nhật thông tin môn học được dạy ở

trường

 Phân quyền cụ thể cho người dùng

 Cập nhật thông tin liên quan đến nhà trường

 Phân loại vùng điểm, điểm

 Tạo mới, xóa, cập nhật tiêu chuẩn phân loại học lực

và tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua

 Quy định mẫu nhận xét hạnh kiểm (đối với học sinh tiểu học), xét lên lớp, xét danh hiệu thi đua

11 Báo cáo-Thống kê  Tìm kiếm học sinh, giáo viên.In báo cáo bảng điểm tổng hợp, chi tiết theo học

sinh, theo lớp, theo khối lớp…

1.2 Mô hình Use-Case:

Hình 7: Sơ đồ Use-Case Tổng quát

Trang 37

Sơ đồ Use-Case Quản lý niên học:

Hình 8: Sơ đồ Use-Case Quản lý niên học

Hình 9: Sơ đồ Use-Case Quản lý quy định

Trang 38

Sơ đồ Use-Case Quản lý giáo viên:

Hình 10: Sơ đồ Use-Case Quản lý giáo viên

Hình 11: Sơ đồ Use-Case Quản lý học sinh

Trang 39

Sơ đồ Use-Case Quản lý lớp-môn:

Hình 12: Sơ đồ Use-Case Quản lý lớp-môn 1.3 Đặc tả Use-Case:

ID: UC1

Description: Người dùng đăng nhập vào hệ thống.

Pre-conditions: Hệ thống đã khởi động và kết nối với CSDL.

Basic Course:

1. Từ giao diện chính, người dùng chọn đăng nhập vào

hệ thống

3. Hệ thống yêu cầu người dùng cung cấp thông tin đăng nhập

5 Người dùng nhấn nút Đăng Nhập [Alternate Course

A]

6 Hệ thống kiểm tra thông tin đăng nhập [Alternate

Trang 40

Course B]

7. Hệ thống thông báo đăng nhập thành công

8. Đóng giao diện đăng nhập, Use-Case Đăng nhập kết thúc

Alternate Course A: Người dùng nhấn nút Đóng

A.5 Người dùng không muốn đăng nhập vào hệ thống

A.6 Đóng giao diện đăng nhập, Use-Case kết thúc

Alternate Course B: Thông tin đăng nhập không hợp lệ.

B.6 Thông báo cho người dùng

B.7 Trở lại bước 3

Post Conditions: Đăng nhập thành công và người dùng có thể sử dụng hệ thống

với quyền tương ứng

Actors: Người dùng

Extended Use Case: Không

Included Use Case: Không

ID: UC2

Description: Cho phép Admin thêm, xóa, cập nhật thông tin người dùng.

Pre-conditions: Đã đăng nhập hệ thống với quyền Admin.

Basic Course:

1. Từ giao diện chính, người dùng chọn Quản lý người dùng

2. Hiển thị giao diện quản lý người dùng

A Thêm người dùng mới

A.3 Admin chọn Thêm.

A.4 Hệ thống yêu cầu nhập thông tin người dùng cần thêm.

A.5 Admin nhập thông tin người dùng mới.

A.6 Admin nhấn nút Cập Nhật [Alternate Course D]

A.7 Hệ thống kiểm tra thông tin người dùng mới [Alternate Course E]

A.8 Thông báo thêm thành công, Use-Case Thêm người dùng kết thúc.

Alternate Course D: Admin không muốn thêm người dùng

D.6 Admin chọn Bỏ qua.

D.7 Người dùng không được thêm, Use-Case Thêm người dùng kết thúc.

Ngày đăng: 15/07/2014, 23:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Trường PT THSP - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 1 Cơ cấu tổ chức của Trường PT THSP (Trang 14)
Hỡnh 2: Mụ hỡnh lừi của dạy và học - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
nh 2: Mụ hỡnh lừi của dạy và học (Trang 15)
Hình 3: Các đối tượng quản lý cơ bản trong nhà trường - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 3 Các đối tượng quản lý cơ bản trong nhà trường (Trang 16)
Hình 4: Mô hình điểm “tĩnh” - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 4 Mô hình điểm “tĩnh” (Trang 17)
Hình 5: Mô hình điểm “động” - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 5 Mô hình điểm “động” (Trang 18)
Hình 6: Sơ đồ quan hệ giữa hệ đào tạo và các đối tượng khác trong nhà trường phổ thông - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 6 Sơ đồ quan hệ giữa hệ đào tạo và các đối tượng khác trong nhà trường phổ thông (Trang 19)
Hình 7: Sơ đồ Use-Case Tổng quát - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 7 Sơ đồ Use-Case Tổng quát (Trang 34)
Hình 8: Sơ đồ Use-Case Quản lý niên học - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 8 Sơ đồ Use-Case Quản lý niên học (Trang 35)
Hình 9: Sơ đồ Use-Case Quản lý quy định - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 9 Sơ đồ Use-Case Quản lý quy định (Trang 35)
Hình 11: Sơ đồ Use-Case Quản lý học sinh - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 11 Sơ đồ Use-Case Quản lý học sinh (Trang 36)
2. Sơ đồ tuần tự: - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
2. Sơ đồ tuần tự: (Trang 53)
Hình 14: Sơ đồ tuần tự quản lý người dùng - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 14 Sơ đồ tuần tự quản lý người dùng (Trang 54)
Hình 15: Sơ đồ tuần tự Thêm người dùng - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 15 Sơ đồ tuần tự Thêm người dùng (Trang 54)
Hình 16: Sơ đồ tuần tự Xóa người dùng - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 16 Sơ đồ tuần tự Xóa người dùng (Trang 55)
Hình 18: Sơ đồ tuần tự quản lý học sinh - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 18 Sơ đồ tuần tự quản lý học sinh (Trang 56)
Hình 19: Sơ đồ tuần tự thêm học sinh - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 19 Sơ đồ tuần tự thêm học sinh (Trang 56)
7. Bảng THAN_NHAN (Thân nhân): - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
7. Bảng THAN_NHAN (Thân nhân): (Trang 61)
16. Bảng KHOI_LOP (Khối lớp): - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
16. Bảng KHOI_LOP (Khối lớp): (Trang 64)
19. Bảng PHAN_LOAI_HOC_LUC (Phân loại học lực): - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
19. Bảng PHAN_LOAI_HOC_LUC (Phân loại học lực): (Trang 65)
25. Bảng PHAN_CONG_GIANG_DAY (Phân công giảng dạy): - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
25. Bảng PHAN_CONG_GIANG_DAY (Phân công giảng dạy): (Trang 67)
Hình 24: Giao diện khởi tạo kết nối - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 24 Giao diện khởi tạo kết nối (Trang 70)
Hình 28: Giao diện quản lý thời gian từng học kỳ - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 28 Giao diện quản lý thời gian từng học kỳ (Trang 73)
Hình 29: Giao diện quản lý học sinh - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 29 Giao diện quản lý học sinh (Trang 74)
Hình 30: Giao diện thông tin học sinh - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 30 Giao diện thông tin học sinh (Trang 75)
Hình 31: Giao diện quản lý tổ chuyên môn - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 31 Giao diện quản lý tổ chuyên môn (Trang 76)
Hình 32: Giao diện quàn lý giáo viên - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 32 Giao diện quàn lý giáo viên (Trang 77)
Hình 33: Giao diện thông tin giáo viên - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 33 Giao diện thông tin giáo viên (Trang 78)
Hình 34: Giao diện quản lý lớp học - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 34 Giao diện quản lý lớp học (Trang 79)
Hình 35: Giao diện thông tin lớp học - ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
Hình 35 Giao diện thông tin lớp học (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w