- Đó là quá trình nhà trường tự xem xét, nghiên cứu các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục để mô tả hiện trạng, chứng minh nhà trường đạt hoặc không đạt.. Viết báo cáo tự đánh giá B
Trang 1HƯỚNG DẪN TỰ ĐÁNH GIÁ
Trang 2HƯỚNG DẪN TỰ ĐÁNH GIÁ
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỰ ĐÁNH GIÁ
- Quy trình kiểm định: tự đánh giá; đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục; đánh giá ngoài và đánh giá lại; công nhận và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
- Như vậy, tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục
- Đó là quá trình nhà trường tự xem xét, nghiên cứu các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục để mô
tả hiện trạng, chứng minh nhà trường đạt hoặc
không đạt Trên cơ sở đó, nhà trường chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và xây dựng kế hoạch cải
Trang 3II QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ
1 Thành lập Hội đồng tự đánh giá
2 Xác định mục đích, phạm vi TĐG
3 Xây dựng kế hoạch tự đánh giá
4 Thu thập thông tin, minh chứng
5 Xử lý, phân tích thông tin, minh chứng thu được
6 Đánh giá mức độ đạt được tiêu chí
7 Viết phiếu mô tả
8 Viết báo cáo tự đánh giá
Trang 43 Xây dựng kế hoạch tự đánh giá
Hội đồng tự đánh giá và trách nhiệm cụ thể từng thành viên;
Công cụ đánh giá;
Dự kiến các thông tin và minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí;
Trang 54 Thu thập thông tin, minh chứng
Thông tin là những tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minh hoạ cho các phân tích, giải thích,
nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá Minh chứng là những thông tin gắn với các tiêu chí để xác định từng tiêu chí đạt hay không đạt Các minh chứng được sử dụng làm căn cứ để đưa ra các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá
Căn cứ vào các tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường phổ thông, nhà trường tiến
Trang 65 Xử lý, phân tích thông tin, minh chứng
thu được
Mỗi cá nhân hoặc nhóm công tác khi thu được các thông tin và minh chứng cần được xử lý,
phân tích với mục đích kiểm tra tính chính xác
và tính phù hợp Các thông tin, minh chứng
được sử dụng trong báo cáo tự đánh giá phải trung thực và chính xác dùng làm căn cứ, minh hoạ trong Phiếu mô tả tiêu chí
làm việc của cá nhân hoặc nhóm công tác theo từng tiêu chí và là cơ sở để tổng hợp thành báo cáo tự đánh giá
Trang 76 Đánh giá mức độ trường phổ thông đạt
được tiêu chí
Tiêu chí được xác định là đạt khi tất cả các chỉ số đều đạt
Trang 87 Viết báo cáo tự đánh giá
Báo cáo mô tả ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và đầy đủ các hoạt động giáo dục liên quan đến toàn bộ các tiêu chí, trong đó chỉ
ra những điểm mạnh, điểm yếu và các
biện pháp cải tiến chất lượng giáo dục, kế hoạch thực hiện, thời hạn hoàn thành
Cuối bản báo cáo có phần kế hoạch cải
tiến chất lượng giáo dục của trường và
tập trung vào những vấn đề cần ưu tiên
Trang 97 Viết báo cáo tự đánh giá
Kết quả tự đánh giá được trình bày lần lượt theo các tiêu chuẩn Đối với mỗi tiêu chí viết đầy đủ các phần: mô tả hiện trạng; điểm mạnh; điểm
yếu, giải thích nguyên nhân; kế hoạch cải tiến;
tự đánh giá theo từng tiêu chí (đạt hoặc không đạt) dựa trên kết quả đạt được của từng Phiếu
Kết quả đánh giá từng tiêu chí được tổng hợp
Trang 107 Viết báo cáo tự đánh giá
Tuỳ theo kế hoạch phát triển và chiến
lược ưu tiên của mỗi trường mà xác định trọng tâm cải tiến, nâng cao chất lượng
giáo dục của trường cho từng giai đoạn
Về tổng thể, trường phải có kế hoạch phát huy những điểm mạnh và khắc phục tất cả những tồn tại của trường.
Trang 11III CẤU TRÚC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
Trang bìa chính và bìa phụ;
Danh sách và chữ ký thành viên Hội đồng tự đánh giá;
Mục lục;
Danh mục các chữ viết tắt (nếu có);
Bản tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng giáo dục trường phổ thông theo từng tiêu
chí.
Trang 12III CẤU TRÚC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
Nội dung chính của báo cáo tự đánh giá gồm:
Phần I Cơ sở dữ liệu của nhà trường
Thông tin chung của nhà trường;
Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính.
Trang 13III CẤU TRÚC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
Phần 2 Tự đánh giá
Phần này nhằm mô tả hiện trạng, so sánh, đánh giá, phân tích các mặt hoạt động giáo dục của nhà trường theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục Nội dung được trình bày theo cấu trúc sau:
Trang 14III CẤU TRÚC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mô tả văn tắt mục đích, lý do tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường theo các tiêu chuẩn của từng cấp học; quy trình
tự đánh giá, phương pháp và công cụ
đánh giá để cung cấp thông tin về bối
cảnh của tự đánh giá, nhằm giúp người
đọc hiểu rõ nội dung của bản báo cáo.
Trang 15III CẤU TRÚC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
TỔNG QUAN CHUNG
Đây là phần tóm tắt giúp người đọc có cái nhìn tổng thể về trường trước khi đọc báo cáo chi tiết Phần tổng quan cần thể hiện rõ:
- Mô tả sự tham gia của các thành viên trong trường, cách thức tổ chức tự đánh giá, mục đích tự đánh giá, những lợi ích mà nhà trường sẽ thu được;
- Bối cảnh chung của trường như thông tin về cơ sở vật
chất, vấn đề quản lý chất lượng giáo dục, tài chính, ảnh
hưởng đến tình hình chung của toàn trường;
- Những phát hiện chính trong quá trình triển khai tự đánh giá Phần này không cần đề cập lần lượt và cụ thể đến từng tiêu chí, nhưng phải chỉ ra những phát hiện đó liên quan đến tiêu chí nào;
Trang 16TỰ ĐÁNH GIÁ
TỰ ĐÁNH GIÁ
Đây là phần chính của bản báo cáo Phần này mô tả chi tiết kết quả tự đánh giá của nhà trường, lần lượt xem xét tất cả các
tiêu chí Cần dựa vào các chỉ số để mô tả
và đánh giá các tiêu chí.
Việc đánh giá các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường phổ thông của từng cấp học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, gồm các mục sau đây:
Trang 17Mô tả hiện trạng
Trong mục mô tả hiện trạng, nhà trường cần mô tả,
phân tích, đánh giá hiện trạng của nhà trường theo
những nội hàm của tiêu chí; so sánh đối chiếu với mặt bằng chung của huyện, tỉnh (hoặc với các tỉnh khác), hoặc với chính nhà trường trong các năm trước và với các quy định hiện hành
Trong quá trình tự đánh giá, nhà trường cần bám sát vào các nội dung của tiêu chí trên cơ sở các thông tin, minh chứng; đồng thời cần trả lời các câu hỏi theo các
Hướng dẫn sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất
Trang 18Điểm mạnh
Nêu nên những điểm mạnh nổi bật của
trường trong việc đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của tiêu chí.
Trang 19Điểm yếu
Nêu nên điểm yếu nổi bật của trường trong việc đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của tiêu chí Đồng thời giải thích rõ nguyên nhân của những điểm yếu đó.
Trang 20Kế hoạch hành động
Kế hoạch cải tiến chất lượng phải thể hiện rõ
việc phát huy những điểm mạnh, khắc phục
điểm yếu Kế hoạch phải cụ thể và thực tế có
tính khả thi, tránh chung chung (có các giải pháp khắc phục, cải tiến, thời gian phải hoàn thành và các biện pháp giám sát)
Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục phải thể hiện quyết tâm cải tiến, nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường
Trang 21Tự đánh giá: Đạt hoặc không đạt
Tiêu chí được xác định là đạt khi tất cả các chỉ số đều đạt.
Trang 22Viết báo cáo tự đánh giá luu y
Kết quả tự đánh giá được trình bày dưới dạng một bản báo cáo
Trình bày lần lượt theo 10 tiêu chuẩn kiểm
định chất lượng trường cao đẳng.
Báo cáo tự đánh giá mô tả một cách ngắn gọn,
rõ ràng, chính xác và đầy đủ các hoạt động của trường
Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại, khó khăn và kiến nghị các giải pháp cải
tiến chất lượng, kế hoạch thực hiện
Trang 23Lưu ý khi Viết báo cáo tự đánh giá tiêu chí:
+ Khi viết phải đảm bảo đúng form, đúng kiểu chữ:
+ Phải đúng cách mã hoá minh chứng.
Nếu không đúng font chữ, cách mã hoá minh chứng thì sau khi hoàn thiện báo cáo sẽ mất thời gian chỉnh sửa.
+ Văn phong: lối văn riêng cho kiểm định ít lời nhiều ý, mô tả,
Trang 24Lắp ráp báo cáo các tiêu chí thành báo cáo tổng thể thống nhất một mạch văn
Hoàn chỉnh những phần còn thiếu của báo cáo (đặt vấn đề, tổng quan chung, kết luận)
Bổ sung các biểu bảng thống kê
Ghép toàn bộ báo cáo
Đóng quyển
Trang 25Phần 3 Phụ lục
Phụ lục 1 Mẫu quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá
Phụ lục 2 Kế hoạch tự đánh giá
Phụ lục 3 Phiếu mô tả tiêu chí
Phụ lục 4 Mẫu bìa chính và phụ của báo cáo tự đánh giá
Phụ lục 5 Danh sách thành viên Hội đồng tự đánh giá
Trang 27Xin trân trọng cảm ơn quý vị !