1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xử lý nước thải SINH HOAT

46 172 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 1 GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội, loài người đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế xã hội với một trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Nước là nguồn tài nguyên quý báu và hết sức thiết yếu đối với sự sống trên trái đất. Cùng với việc bảo vệ và cung cấp nguồn nước sạch, việc thải và xử lý nước bị ô nhiễm trước khi đổ vào nguồn là một vấn đề bức xúc đối với toàn thể loài người. Nó không giới hạn trong một quốc gia, một khu vực mà còn là một vấn đề nóng bỏng của toàn nhân loại. Ở Việt Nam hàng ngày có hàng triệu m 3 nước thải được đưa vào môi trường do sự phát triển của đô thị hoá, dân số ngày càng gia tăng, lượng nước thải sinh hoạt ngày càng nhiều. Theo dự báo, trong vòng ít nhất là 10-15 năm nữa Việt Nam sẽ phải hứng chịu các tác động nặng nề do nước thải sinh hoạt không được xử lý. Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố hồi đầu năm 2010 cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng. Mặc dù đã có nhiều biện pháp, nhiều chương trình hành động nhưng thực sự vẫn chưa đạt được nhiều kết quả do hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Việt Nam vô cùng thô sơ. Vì vậy, để góp phần làm giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường sống nói chung và ô nhiễm môi trường nước nói riêng chúng tôi xin chọn đề tài “Xử lý nước thải sinh hoạt”. Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 2 GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG NỘI DUNG 1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI (NT) SINH HOẠT 1.1. Nguồn gốc của NT sinh hoạt Nước thái sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải sinh hoạt tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm. Lượng nước thải sinh hoạtđược ước tính khoảng 60% - 80% nước cấp. Tùy theo từng nước, từng vùng, điều kiện phát triển của từng khu vực mà lượng nước thải khác nhau. + Đối với nước phát triển: 150 – 500 l/người/ngày đêm + Đối với nước đang phát triển: 100 – 250 l/người/ngày đêm + Đối với nông thôn: khoảng 50 l/người/ngày đêm Bên cạnh đó lượng nước thải còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết, tập quán, độ hoàn thiện của công trình vệ sinh… 1.2. Thành phần, đặc tính chủ yếu của NT sinh hoạt 1.2.1. Thành phần của nước thải sinh hoạt Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 3 GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm… 1.2.1.1. Thành phần hữu cơ Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất hữu cơ (hchc) chứa C, N, S…trong các loại thực phẩm, phụ gia, chất thải của người và động vât như protein (40-50%), hydrat cacbon (40-50%). Chúng có thể tồn tại ở các dạng: hòa tan, không tan, keo, có thể bay hơi không bay hơi…phần lớn hchc trong nước thải là cơ chất để vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150-450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học. Để đánh giá, xác định các hchc trong nước thải người ta dựa vào các chỉ số: TOC (tổng hàm lượng chất hữu cơ), COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD (nhu cầu oxy sinh hóa), DOC (hàm lượng C hòa tan và hchc trong nuocs thải chứa H, C, N, O, S, P). Việc đánh giá này là khó do đó nên xác định từ thấp đến cao TOC => COD => BOD => DOC 1.2.1.2. Các thành phần khác Bên cạnh các hợp chất hữu cơ còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm… Thành phần vô cơ chủ yếu là đất, cát, muối và các kim loại chúng chiếm khoảng 30% - 50% các chất rắn Các vi sinh vật hoạt động trong nước thải chủ yếu là phân hủy các hợp chất hữu cơ thanh những chát khí dơn giản và chúng sử dụng hchc để phát triển sinh khối. Có nhiều loại vi sinh vật gây hại đặt biệt là trúng giun sán… Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 4 GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG Để đánh giá độ bẩn sinh học của nước thải người ta dựa vào một loại vi khuẩn dặt biệt: trực khuẩn coli. Với hai chỉ tiêu chủ yếu: - Chuẩn số Coli: thể tích NT ít nhất (ml) có 1 Coli. Đối với NTSH chỉ số này là 1.10 -7 - Tổng số Coloform: Số lượng vi khuẩn dạng Coli trong 100ml nước thải. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 1.3. Ảnh hưởng của NT sinh hoạt đến môi trường Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong nước thải gây ra. • COD, BOD: Sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H 2 S, NH 3 , CH 4 , làm cho nước có mùi hôi thúi và làm giảm pH của môi trường. • SS: Lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí. • Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật nước. • Vi trùng gây bệnh: Gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,… • Ammonia, P: Đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá ( sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 5 GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra ). • Màu: Mất mỹ quan. • Dầu mỡ: Gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NT SINH HOẠT Nước thải nói chung có chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau, đòi hỏi phải xử lý bằng những phương pháp thích hợp khác nhau. Một cách tổng quát, các phương pháp xử lý nước thải được chia thành các loại sau: − Phương pháp xử lý lý học − Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý − Phương pháp xử lý sinh học. 2.1. Phương pháp cơ học Xử lý cơ học là nhằm loại bỏ các tạp chất không hòa tan chứa trong nước thải, phương pháp này thường đơn giản, rẻ tiền, có hiệu quả xử lý chất lơ lửng cao và được thực hiện ở các công trình xử lý: song chắn rác, thiết bị nghiền rác, bể điều hòa, khuấy trộn, lắng, tuyển nổi, lọc,… Công trình Áp dụng Lưới chắn rác Tách các chất rắn thô Nghiền rác Nghền các chất rắn đến kích thước nhỏ đồng nhất Bể điều hòa Điều hòa tải trọng và lưu lượng BOD và SS Khuấy trộn Khuấy trộn hóa chất và chất khí với nước thải và giưa cặn ở trạng thái lơ lửng Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 6 GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG Tạo bông Giúp cho việc tập hợp các hạt cặn nhỏ thành các hạt cặn lớn hơn để có thể tách ra bằng lắng trọng lực Lắng Tách các cặn lắng và nén bùn Tuyển nổi Tách các hạt cặn lơ lửng nhỏ và các hạt cặn có tỷ trọng xấp xỉ tỷ trọng của nước, hoặc sử dụng để nén bùn sinh học Lọc Tách các cặn lơ lửng còn lại sau xử lý sinh học hoặc hóa học Màng lọc Tách tảo từ nước thải Vận chuyển khí Bổ sung và tách khí Bay hơi và bay khí Bay hơi các HCHC từ nước thải 2.1.1. Song chắn rác Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 7 GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG Song chắn rác Nước thải dẫn vào hệ thống xử lý trước hết phải qua song chắn rác. Tại đây các thành phần có kích thước lớn (rác) như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, rác cây, bao nilon… được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệ thống xử lý nước thải. Tùy theo kích thước khe hở, song chắn rác được phân thành loại thô, trung bình và mịn. Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 – 100 mm và song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 – 25 mm. Theo hình dạng có thể phân thành song chắn rác và lưới chắn rác. Song chắn rác cũng có thể đặt cố định hoặc di động. Song chắn rác được làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào kênh dẫn, nghiêng một góc 45 – 60 0 nếu làm sạch thủ công hoặc nghiêng một góc 75 – 85 0 nếu làm sạch bằng máy. Tiết diện của song chắn có thể tròn, vuông hoặc hỗn hợp. Song chắn tiết diện tròn có trở lực nhỏ nhất nhưng nhanh bị tắc bởi các vật giữ lại. Do đó, thông dụng hơn cả là thanh có tiết diện hỗn hợp, cạnh vuông góc phía sau và cạnh tròn phía trước hướng đối diện với dòng chảy. Vận tốc nước chảy qua song chắn giới hạn trong khoảng từ 0,6 -1m/s. Vận tốc cực đại giao động trong khoảng 0,75 -1m/s nhằm tránh đẩy rác qua khe của song. Vận tốc cực tiểu là 0,4m/s nhằm tránh phân hủy các chất thải rắn. 2.1.2. Lắng cát Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 8 GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG Bể lắng cát có sục khí Bể lắng cát được thiết kế để tách các tạp chất vô cơ không tan có kích thước từ 0,2mm đến 2mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi bị cát, sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến các công trình sinh học phía sau. Bể lắng cát có thể phân thành 2 loại: bể lắng ngang và bể lắng đứng. Ngoài ra để tăng hiệu quả lắng cát, bể lắng cát thổi khí cũng được sử dụng rộng rãi. Vận tốc dòng chảy trong bể lắng ngang không được vượt qua 0,3 m/s. Vận tốc này cho phép các hạt cát, các hạt sỏ và các hạt vô cơ khác lắng xuống đáy, còn hầu hết các hạt hữu cơ khác không lắng và được xử lý ở các công trình tiếp theo. 2.1.2. Lắng Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải (bể lắng đợt 1) hoặc cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá trình xử lý sinh học (bể lắng đợt 2). Theo dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng ngang và bể lắng đứng. Trong bể lắng ngang, dòng nước chảy theo phương ngang qua bể với vận tốc không lớn hơn 0,01 m/s và thời gian lưu nước thừ 1,5 – 2,5 h. Các bể lắng ngang thường được sử dụng khi lưu lượng nước thải lớn hơn 15000 m 3 /ngày. Đối với bể lắng đứng, nóc thải chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên đến vách tràn với vận tốc từ 0,5 – 0,6 m/s và thời gian lưu nước trong bể dao động khoảng 45 – 120 phút. Hiệu suất lắng của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10 – 20 %. Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 9 GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG Sơ đồ quá trình lắng 2.1.3. Tuyển nổi Sơ đồ quá trình tuyển nổi khí hòa tan Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém khỏi pha lỏng. Trong một số trường hợp, quá trình này còn được dùng để tách các chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt. Trong xử lý nước thải, quá trình tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lửng, làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là có thể khử hoàn toàn các hạt nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn. Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 10GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng. Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập hợp bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt nổi lên bề mặt. Hiệu suất quá trình tuyển nổi phụ thuộc vào số lượng, kích thước bọt khí, hàm lượng chất rắn. Kích thước tối ưu của bọt khí nằm trong khoảng 15 – 30 µm (bình thường từ 50 – 120 µm). Khi hàm lượng hạt rắn cao, xác xuất va chạm và kết dính giữa các hạt sẽ tăng lên, do đó, lượng khí tiêu tốn sẽ giảm. Trong quá trình tuyển nổi, việc ổn định kích thước bọt khí có ý nghĩa quan trọng. 2.1.4. Lọc Lọc được úng dụng để tách các tạp chất có kích thước nhỏ khi không thể loại bằng phương pháp lắng. Lọc thường được sử dụng trong trường nước sau khi xử lý đòi hoie có chất lượng cao. Để lọc nước thải, người ta sử dụng nhiều loại bể lọc khác nhau. Thiết bị có thể phân loại bằng nhiều cách: theo đặc tính như lạo liên tục và lọc gián đoạn, theo dạng của quá trình như làm đặc và lọc trong, theo áp suất như lọc chân không và lọc có áp lực hay lọc dưới áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng. Vật liệu lọc có thể sử dụng là cát thạch anh, than cốc, sỏi nghiền, hay thậm chí cả than nâu hoặc than gỗ. Quá trình lọc xảy ra những cơ chế sau: • Sàng lọc để tách các hạt rắn hoàn toàn bằng nguyên lý cơ học • Lắng trọng lực • Giữ hạt rắn theo quán tính • Hấp phụ hóa học • Hấp phụ vật lý • Quá trình dính bám • Quá trình lắng tạo bông Nhóm 2 7/15/2014 [...]... xử lý sau mỗi 6 (hay 12 tháng) 9 Cơng trình xử lý nước thải sinh hoạt SƠ ĐỒ CƠNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 35GVHD: ThS NGUYỄN THỊ HƯỜNG 10 Tổ hợp cơng trình xử lý nước thải Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 36GVHD: ThS NGUYỄN THỊ HƯỜNG 11 Sơ đồ phân khối xử lý nước thải Sơ đồ phân khối xử lý nước thải Nhóm 2 7/15/2014 ... hợp hồ sinh vật 4 Dạng bể tự hoại kết hợp lọc sinh học Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 31GVHD: ThS NGUYỄN THỊ HƯỜNG 5 Dạng yếm – hiếu khí kết hợp 6 Cơng nghệ XLNT sinh hoạt > 500 m3/ngày Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 32GVHD: ThS NGUYỄN THỊ HƯỜNG 7 Cơng nghệ XLNT sinh hoạt > 1000 m3/ngày Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 33GVHD: ThS NGUYỄN THỊ HƯỜNG 8 Xử lý nước thải theo... vi sinh vật yếm khí (vi khuẩn khử nitrat) và oxy được tách ra sử dụng để oxy hố các chất hữu cơ Q trình khử các nitric N2O3 giải phóng được 1, 71 mg O2 Q trình khử nitrat N2O5 giải phóng được 2, 85 mg O2 3.2 Đối với nước thải sinh hoạt Để xử lý nước thải sinh hoạt, thường áp dụng các q trình và phương pháp sau đây: - Xử lý bậc 1: Xử lý cơ học - vật lý - Xử lý bậc 2 : Xử lý sinh học - Xử lý bậc cao: Xử. .. tầng (cấp điện, cấp nước, giao thơng, ) - Điều kiện vận hành và quản lý hệ thơng xử lý nước thải - Cơng nghệ xử lý nước thải sinh hoạt nói chung thường phụ thuộc vào quy mơ dân số (tực phụ thuộc vào lưu lượng nước chảy) 5 MỘT SỐ CƠNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ÁP DỤNG HIỆN NAY 5.1 Một số dạng bể được áp dụng để XLNT sinh hoạt 1.Dạng bể tự hoại truyền thống Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 30GVHD:... 2 là q trình xử lý sinh học (q trình khống hóa các chất hữu cơ dưới tác dụng của vi sinh vật) Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 28GVHD: ThS NGUYỄN THỊ HƯỜNG Tùy thuộc vào điều kiện làm thống q trình xử lý sinh học được chia làm 2 dạng: 1 Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên - Cánh đồng tưới - Cánh đồng lọc - Hồ sinh vật 2 Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo - Q trình vi sinh lơ lửng...XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 2.2 11GVHD: ThS NGUYỄN THỊ HƯỜNG Phương pháp hóa học và hóa lý 2.2.2 Trung hòa Nước thải chứa acid vơ cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoảng 6,5 – 8,5 trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho cơng nghệ xử lý tiếp theo Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách: − Trộn lẫn nước thải acid và nước thải kiềm; − Bổ sung các tác nhân hóa học; − Lọc nước. .. Process), q trình xử lý bằng lớp bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (UASB); − Qúa trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như q trình lọc kỵ khí (Anaerobic Filter Process) 2.3.2 Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí Q trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn: − Oxy hóa các chất hữu cơ; − Tổng hợp tế bào mới; − Phân hủy nội bào Các q trình xử lý sinh học bằng phương... trình oxy hóa sinh hóa gọi là bùn hoạt tính tuần hồn (thường chiếm 40-50% thể tích bùn) phần còn lại là bùn hoạt tính dư và được dẫn đến các cơng trình xử lý cặn bùn Xử lý bậc cao nhằm loại bỏ các chất dinh dưỡng (N, P) trong nước thải để tránh xảy ra hiện tượng phú dưỡng hóa các nguồn tiếp nhận nước thải Khi có u cầu xử lý cao để tái sử dụng nước thải Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 29GVHD:... lợi cho việc vận chuyển và sử dụng, thải bỏ cặn 4 NGUN TẮC LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ XỬ LÝ NT SINH HOẠT Việc lựa chọn cơng nghệ XLNT sinh hoạt phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Thành phần và tính chất nước thải - Mức độ cần thiết xử lý nước thải - Lưu lượng và chế độ xả thải - Đặc điểm nguồn tiếp nhận - Điều kiện mặt bằng và địa hình khu vực dự kiến xây dựng trạm xử lý nước thải - Điều kiện địa chất thuỷ văn,... XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 34GVHD: ThS NGUYỄN THỊ HƯỜNG Cơng đoạn xử lý cuối cùng là xử lý và thải bỏ bùn từ bể lắng Bùn từ bể lắng được bơm vào Bể phân hủy bùn hiếu khí nơi phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong bùn trong mơi trường hiếu khí Sau xử lý, bùn chỉ còn chứa chất vơ cơ và các chất rắn vi sinh Bùn tại đáy bể của bể phân hủy bùn được bơm đến nơi xử lý sau mỗi 6 (hay 12 tháng) 9 Cơng trình xử . trường nước nói riêng chúng tôi xin chọn đề tài Xử lý nước thải sinh hoạt”. Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 2 GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG NỘI DUNG 1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI (NT) SINH. đồ xử lý nước bằng oxy hóa khử Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 13GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG Nhóm 2 7/15/2014 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 14GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG Để làm sạch nước. Phương pháp xử lý lý học − Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý − Phương pháp xử lý sinh học. 2.1. Phương pháp cơ học Xử lý cơ học là nhằm loại bỏ các tạp chất không hòa tan chứa trong nước thải, phương

Ngày đăng: 15/07/2014, 10:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ quá trình lắng - xử lý nước thải  SINH HOAT
Sơ đồ qu á trình lắng (Trang 9)
Hình 1.1: Bể Aerotank thông thường b. Aerotank mở rộng: - xử lý nước thải  SINH HOAT
Hình 1.1 Bể Aerotank thông thường b. Aerotank mở rộng: (Trang 20)
Hình 1.2: Bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn - xử lý nước thải  SINH HOAT
Hình 1.2 Bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn (Trang 21)
Sơ đồ xử lý sinh học hiếu khí - xử lý nước thải  SINH HOAT
Sơ đồ x ử lý sinh học hiếu khí (Trang 22)
Hình 1.3: Mối quan hệ cộng sinh giữa tảo và vi sinh vật hiếu khí 2.4.2. Hồ hiếu khí tùy tiện - xử lý nước thải  SINH HOAT
Hình 1.3 Mối quan hệ cộng sinh giữa tảo và vi sinh vật hiếu khí 2.4.2. Hồ hiếu khí tùy tiện (Trang 24)
Hình 1.4: Sơ đồ hồ hiếu khí tùy nghi 2.4.3. Hồ kỵ khí - xử lý nước thải  SINH HOAT
Hình 1.4 Sơ đồ hồ hiếu khí tùy nghi 2.4.3. Hồ kỵ khí (Trang 25)
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT - xử lý nước thải  SINH HOAT
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT (Trang 34)
11. Sơ đồ phân khối xử lý nước thải - xử lý nước thải  SINH HOAT
11. Sơ đồ phân khối xử lý nước thải (Trang 36)
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý - xử lý nước thải  SINH HOAT
Sơ đồ c ông nghệ hệ thống xử lý (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w