Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
27,18 KB
Nội dung
Kế hoạch hoạt động khuyến nông tại xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015-2016 Mục lục: I. Đặt vấn đề I.1. Sự cần thiết của kế hoạch I.2. Các căn cứ để lập kế hoạch II. Nội dung kế hoạch II.1. Mục đích II.2. Mục tiêu II.3. Đối tượng hưởng lợi II.4. Thời gian, địa điểm, kinh phí II.5. Các hoạt động, kết quả mong đợi và dự trù kinh phí III. Tổ chức thực hiện III.1. Trách nhiệm của cơ quan tài trợ III.2. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện III.3. Trách nhiệm của đối tượng hưởng lợi IV. Kết luận V. Phụ lục Nhóm thực hiện: nhóm 4 Trần Quý Nhân Nguyễn Thị Thanh Duyên Trần Thị Thùy Dương Thị Huyền Trang Trần Thị Thúy Hằng Hồ Thị Mão I. Đặt vấn đề 1.1. Sự cần thiết của kế hoạch Trường Xuân là một xã miền núi thuộc huyện Quảng Ninh của tỉnh Quảng Bình, đất tự nhiên ở đây khá rộng với hơn 1.5000 ha và chủ yếu là đồi núi, và xen giữa các khu đồi là các vùng đất màu dành cho sản xuất nông nghiệp. Dân cư ở đây còn khá thưa và phân bố không đồng đều, dân tộc kinh chiếm đa số và phân bố ở khu vực trung tâm, còn dân tộc Vân Kiều thì tập trung ở vùng đồi núi. Qua hơn 30 năm kể từ khi thành lập, mặc dù đã có nhiều thay đổi về cơ sở hạ tầng, tuy nhiên Trường Xuân vẫn còn đang là một xã nghèo, với gần 20% hộ nghèo theo chuẩn cũ, gần 45% hộ nghèo theo chuẩn mới. Hoạt động sản xuất của người dân tại địa phương chủ yếu là trồng rừng và sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có hoạt động chăn nuôi một số loại vật nuôi như: lợn, gà… Có nhiều tiềm năng phát triển như vậy nhưng Trường Xuân vẫn đang là một xã nghèo, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tiềm năng lớn nhất của địa phương là kinh tế rừng, đa số các hộ dân ở đây đều có rừng và các loại cây rừng được trồng chủ yếu là: thông, keo, bạch đàn…đây là những loại cây dễ trồng tuy nhiên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Về sản xuất nông nghiệp: là xã miền núi nên đất nông nghiệp ở đây khá manh mún và nhỏ lẻ, nông nghiệp ít được đầu tư và sản xuất chủ yếu vẫn theo các phương thức truyền thống. Mặc dù hoạt động khuyến nông tại địa phương vẫn được tổ chức và diễn ra hàng năm, nhiều mô hình sản xuất được đưa về địa phương để áp dụng, tuy nhiên hiều quả từ các mô hình này mang lại chưa cao và thiếu tính bền vững. Về trồng rừng: các mô hình chủ yếu về tập huấn kĩ thuật trồng một số loại cây lâm nghiệp: như keo, thông và hỗ trợ nguồn giống và phân bón cho các hộ tham gia. Các mô hình chưa mang lại hiệu quả vì, hoạt động khuyến nông chưa thay đổi được thói quen canh tác của người dân, mới chỉ hỗ trợ về đầu vào chưa tìm được đầu ra/ nguồn tiêu thụ cho sản phẩm gỗ. Khi dự án rút khỏi thì người dân lại quay về phương thức sản xuất cũ. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: nhiều giống mới, giống chất lượng cao được đưa vào áp dụng, tuy nhiên vì đây là khu vực miền núi, điều kiện tự nhiên và đất đai có sự khác biệt nên không mang lại hiệu quả như mong muốn, hơn nữa các loại giống này chưa được phổ biến rộng rãi nên người dân khó tìm để mua được. Vì vậy kế hoạch khuyến nông triển khai lần này sẽ tập trung vào xây dựng mô hình kinh tế vườn rừng, liên kết sản xuất giữa người dân và các doanh nghiệp để tạo kênh phân phối mới cho các hộ trồng rừng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và sự ổn định. Thứ hai, trong lĩnh vực trồng trọt: lựa chọn cây lạc để phát triển, cây lạc là loại cây dễ trồng, thích nghi tốt với điều kiện đất và khí hậu vùng miền, hoạt động này sẽ gải quyết được thực trạng cây trồng không thích ứng với điều kiện tự nhiên, cùng với việc áp dụng khoa học kĩ thuật sẽ nâng cao được năng suất cho cây lạc. Hơn nữa cây lạc không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn có tác dụng cải tạo đất tốt. 1.2. Các căn cứ để lập kế hoạch Các văn bản làm căn cứ cho việc lập kế hoạch: - Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về Khuyến nông; Căn cứ Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC- BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông. - Căn cứ định hướng phát triển kinh tế, xã hội của xã Trường Xuân giai đoạn 2015-2020. - Căn cứ báo cáo công tác khuyến nông năm 2014 của huyện Quảng Ninh. - Căn cứ Thông tư liên tịch số 50/2007/TTLT-BTC-BNN-BTS ngày 21/5/2007 của Bộ tài chính – Bộ nông nghiệp – Bộ thủy sản về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 30/2006/TTLT-BTC-BNN-BTS ngày 06/4/2006 về hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư. - Căn cứ quyết định số 30/2007 ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn. - Căn cứ Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước. - Căn cứ quyết định số 162/2008 ngày 04/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn. - Căn cứ quyết định số 526/QĐ/BNN-TC ngày 03/3/2009 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc quy định tạm thời nội dung và mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông, khuyến ngư. - Căn cứ Quyết định số 406/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh đến năm 2020. - Căn cứ Kế hoạch số 968/KH-UBND về triển khai Chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo năm 2014. II. Nội dung kế hoạch 2.1. Mục đích Phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân xã Trường Xuân 2.2. Mục tiêu - Sau 6 tháng thực hiện kế hoạch, số hộ tham gia vào mô hình trồng lạc nâng cao được năng suất lạc từ 1,8 tạ/ sào lên 2,5 tạ/ sào - Đến tháng 12 năm 2015 hơn 50 hộ có rừng tham gia thực hiện liên kết với doanh nghiệp trong hoạt động trồng rừng. - Đến cuối năm 2016 100% hộ có rừng có thể tự liên kết, hợp đồng với doanh nghiệp trong hoạt động trồng rừng. 2.3. Đối tượng hưởng lợi - Đối tượng hưởng lợi trực tiếp: Đối tượng hưởng lợi trực tiếp là các hộ tham gia vào mô hình: 30 hộ tham gia vào mô hình trồng lạc mới, 50 hộ tham gia vào mô hình trồng rừng liên kết với doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên kết sản xuất, các bộ thực hiện dự án, cán bộ khuyến nông cơ sở. - Đối trượng hưởng lợi gián tiếp: các hộ có đất rừng, đất màu trồng lạc, các hộ kinh doanh vật tư trên địa bàn. 2.4. Thời gian, địa điểm, kinh phí - Thời gian thực hiện kế hoạch: từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016 Thời gian thực hiện mô hình trồng lạc: từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016. Thời gian thực hiện mô hình trồng rừng: từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016. - Địa điểm thực hiện kế hoạch: tại xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. - Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch: 157 triệu đồng. Ngân sách: 61,5 triệu đồng Dân đóng góp: 95,5 triệu đồng 2.5. Các hoạt động, kết quả mong đợi và dự trù kinh phí TT Các hoạt động Sự cần thiết Phương thức tiến hành Kết quả mong đợi Chỉ số giám sát/ đánh giá Nguồn kinh phí (nghìn đồng) Ngân sách Hộ đóng góp Trong lĩnh vực trồng rừng 1 Tập huấn kĩ thuật trồng cây keo theo hướng sản xuất hàng hóa Thay đổi phương thức sản xuất sang hướng mới cho người dân, để mang lại hiệu quả cao hơn Mở lớp tập huấn cho 50 hộ có rừng ở địa phương Hơn 70% hộ nắm bắt được kĩ thuật trồng rừng theo phương thức mới. Số hộ tham gia. Số hộ áp dụng được kĩ thuật mới. 5000 2 Thành lập tổ sản xuất Liên kết sản xuất để tạo ra khối lượng gỗ nhiều hơn, để có thể hợp đồng được với doanh nghiệp và các hộ dân hỗ trợ được nhau trong sản xuất. 50 hộ tham gia tập huấn được thành lập thành một tổ sản xuất, bầu ra tổ trưởng, thư kí và có nội quy hoạt động. Cả 50 hộ đều tham gia vào tổ sản xuất, các hộ hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất. Số hộ tham gia vào tổ sản xuất. 1000 500 3 Thúc đẩy doanh nghiệp kí hợp đồng sản xuất với tổ sản xuất Tìm đầu ra cho sản phẩm gỗ của người dân để họ có thể yên tâm sản xuất, kí hợp đồng còn là để tạo sự ràng buộc và đảm bảo lợi ích cả 2 bên. Tìm công ty tiêu thụ sản phẩm gỗ, và kí hợp đồng thu mua. Tìm được công ty có thể hỗ trợ được người dân từ khâu sản xuất, và thu mua dài hạn sản phẩm gỗ Thời hạn hợp đồng được kí 500 4 Cung cấp giống và phân bón cho các hộ dân Hỗ trợ 1 phần vốn và giúp đỡ người dân mua đúng loại giống và phân đúng tiêu chuẩn. Tạo điều kiện cho người dân có thể sản xuất đúng yêu cầu kĩ thuật. 100% hộ tham gia đều có khả năng và sản xuất đúng quy trình kĩ thuật Số cây giống, số kg phân bón. 40.000 35.000 5 Triển khai trồng rừng Dễ dàng kiểm soát, đáng giá. Thu hoạch đồng bộ, khối lượng sản phẩm lớn mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đưa ra lịch vụ trồng rừng 100% hộ trong tổ sản xuất trồng cây đúng lịch thời vụ. Diện tích trồng rừng của mỗi hộ, số hộ trồng đúng lịch. 50.000 6 Kiểm tra tình hình hoạt động của tổ sản xuất Đảm bảo cây được trồng và chăm sóc đúng kĩ thuật. Kịp thời phát hiện các sự cố (sâu, bệnh…) để kịp thời xử lí. Kiểm tra theo định kì, 6 tháng 1 lần và kiểm tra đột xuất khi có thông báo của khuyến nông cơ sở Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, kiểm soát được các rủi ro. 1000 Trong lĩnh vực trồng trọt 1 Tập huấn kĩ thuật trồng lạc theo giống mới Nâng cao kĩ thuật trồng lạc cho người dân, đảm bảo áp dụng hiệu quả giống mới Tập huấn cho 30 hộ dân có đất màu và sử dụng để trồng lạc. 90% hộ tham gia nắm bắt được các kĩ thuật trồng giống lạc mới. Số hộ tham gia tập huấn 3.000 Xây Để người dân Xây dựng Mô hình Diện 5.000 2 dựng mô hình trình diễn được học thực tế và tin tưởng vào giống mới áp dụng mô hình trình diễn giống lạc mới tại địa phương ngay sau khóa tập huấn xây dựng thành công, người dân tin tưởng và sử dụng giống lạc mới tích xây dựng mô hình, số người tham gia vào ngày trình diễn 3 Cung cấp giống cho hộ tham gia mô hình. Giúp đỡ người dân bước đầu sử dụng giống mới có hiệu quả. Liên hệ và tìm nguồn cung cấp giống cho người dân 100% hộ tham gia có đủ lạc giống để trồng. Số kg giống được cung cấp 5.000 10.000 4 Nghiệ m thu kết quả Khẳng định giống lạc mới có hiệu quả hơn để áp dụng nhân rộng mô hình Tổng hợp kết quả (năng suất, thu nhập…) của các hộ tham gia mô hình và báo cáo. Giống lạc mới mang lại hiệu quả vượt trội về năng suất lẫn hiệu quả kinh tế. Năng suất lạc, thu nhập từ cây lạc/ sào 1.000 III. Tổ chức thực hiện 3.1. Trách nhiệm của cơ quan tài trợ Phòng Nông nghiệp huyện Quảng Ninh cung cấp đầy đủ kinh phí cho các hoạt động của khuyến nông. Công ty giống cây trồng vật nuôi Miền Trung cung cấp giống lạc đầy đủ và kịp thời cho người dân. 3.2. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện Nhóm cán bộ khuyến nông thực hiện theo đúng kế hoạch, báo cáo định kì kết quả của quá trình thực hiện và báo cáo khẩn cấp các trường hợp có rủi ro xảy ra. Cán bộ khuyến nông cơ sở: theo dõi, giám sát các mô hình và báo cáo kịp thời với nhóm cán bộ khuyến nông. 3.3. Trách nhiệm của đối tượng hưởng lợi - Người dân tham gia mô hình: sử dụng giống cây trồng, nguồn vật tư được cung cấp đúng mục đích. - Đảm bảo trồng cây đúng quy trình kĩ thuật như hướng dẫn. - Sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm sản xuất với các hộ khác. - Công ty chế biến lâm sản Quảng Ninh đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nguồn vật tư cho người dân sản xuất, cam kết thực hiện đúng các nội dung trong hợp đồng. IV. Kết luận Vốn là một xã miền núi có tiềm năng, lợi thế về rừng vì vậy phát triển kinh tế vườn rừng là một thế mạnh. Ngày nay với xu hướng phát triển kinh tế theo hướng thị trường, sản xuất theo lối hàng hóa nên việc hỗ trợ cho các hộ trồng rừng liên kết lại với nhau sẽ tạo ra một khối lượn sản phẩm lớn và có sự kí kết hợp đồng giữa doanh nghiệp không những tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm gỗ sau này, nâng cao hiệu quả của cây keo mà chính doanh nghiệp còn giúp người dân trong việc đầu tư để sản xuất, vì ở địa phương điều kiện kinh tế còn khó khăn và thiếu vốn là một trong những vấn đề đang gặp phải của người dân. Bên cạnh phát triển kinh tế rừng, nông nghiệp cũng mang lại nguồn sinh kế quan trọng cho người dân địa phương. Tuy nhiên hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp lại không cao. Vì vậy việc áp dụng giống lạc mới là giống dễ thích nghi và có năng suất cao sẽ giúp người dân nâng cao được thu nhập, cải thiện được cuộc sống của mình. Kế hoạch khuyến nông tại xã Trường Xuân giai đoạn 2015-2016 sẽ được bắt đầu thực hiện từ tháng 1 năm 2015. Tháng 1 năm 2015 sẽ tiến hành tập huấn trồng lạc và sau khi tập huấn sẽ triển khai xây dựng mô hình trình diễn cho kịp thời vụ lạc vụ xuân. Tháng 4 năm 2015 sẽ tiến hành tập huấn về kĩ thuật trồng rừng. Tháng 6 năm 2015 sẽ tổ chức trình diễn mô hình trồng lạc mới và đến cuối năm 2015 sẽ cung cấp giống và vật tư cho người dân để họ áp dụng sản xuất vào vụ xuân năm sau. Với mô hình này sẽ được các cán bộ khuyến nông của phòng nông nghiệp thực hiện, và giống sẽ do công ty giống cây trồng vật nuôi Miền Trung cung cấp. Với mô hình trồng rừng sau khi được tập huấn sẽ tiến hành lập tổ sản xuất, việc thành lập tổ này sẽ giúp người dân liên kết lại với nhau và có thể hợp tác với doanh nghiệp thuận lợi hơn. Doanh nghiệp sẽ hỗ trợ cho người dân từ giống, vật tư đầu vào cho trồng rừng đến việc thu mua sản phẩm, tất cả được thực hiện theo đúng nội dung trong hợp đồng. Công ty chế biến lâm sản Quảng Ninh sẽ thực hiện đầu tư và hợp đồng với tổ sản xuất. Cả 2 mô hình đều được giao cho cans bộ khuyến nông cơ sở giám sát. Với 2 hoạt động khuyến nông chủ yếu trong gia đoạn 2015-2016 sẽ góp phần giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, 2 thế mạnh của địa phương là lâm nghiệp và trồng trọt được chú trọng phát triển. Đây là những mô hình có tính thực tiễn cao và dễ áp dụng. Mô hình không những mang lại lợi ích cho các hộ tham gia tập huấn và các hỗ khác cũng dễ dàng và có điều kiện áp dụng theo. Vì vậy kê hoạch khuyến nông lần này sẽ tạo được nguồn sinh kế ổn định và có tính bền vững cao hơn. V. Phụ lục Phụ lục 1: kế hoạch đánh giá nhu cầu ở địa phương Thời gian Địa điểm Nội dung Người thực hiện 05/01/2015 Phòng Nông nghiệp huyện Lập kế hoạch khảo sát Nhóm khảo sát 10/01/2015 Xã Trường Xuân Làm việc với ủy ban xã, thu thập thông tin thứ cấp Trần Quý Nhân. Nguyễn Thị Thanh Duyên 20/01/2015 Xã Trường Xuân Phỏng vấn người am hiều (chủ tịch xã, cán bộ khuyến nông cơ sở) Trần Thị Thùy. Hồ Thị Mão 20/01/2015 Xã Trường Xuân Phỏng vấn 5 hộ làm ăn kinh tế giỏi của địa phương. Dương Thị Huyền Trang. Trần Thị Thúy Hằng 21- 25/01/2015 Xã Trường Xuân Khảo sát 50 hộ dân Nhóm khảo sát 26- 28/01/2015 Phòng Nông nghiệp huyện Tổng hợp kết quả khảo sát, xác định nhu cầu của địa phương. Nhóm khảo sát Phụ lục 2: Danh mục thu thập thông tin Điều kiện tự nhiên • Diện tích: Tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp, diện tích rừng sản xuất. • Các nguồn tài nguyên • Sông ngòi Thực trạng kinh tế-xã hội • Kinh tế: cơ cấu ngành, tiềm năng của địa phương • Các hoạt động sinh kế: hiện trạng hoạt động, quy mô, thu nhập trung bình từ hoạt động đó. • Văn hóa-xã hội: phong tục tập quán, trình độ dân trí, tín ngưỡng… • Tỉ lệ hộ nghèo Về con người • Dân số: Tổng dân số, tỉ lệ nam /nữ, cơ cấu theo độ tuổi, cơ cấu theo lao động. • Lao đông: số người trong độ tuổi lao động, cơ cấu lao theo ngành nghề. [...]...Trình độ lao động, số lao động qua đào tạo Cơ sở vật chất • Đường giao thông, trường học, trạm y tế… Về chính sách • Các chính sách, chương trình dự án ở xã Thế mạnh của địa phương Vấn đề khó khăn địa phương đang gặp phải • Phục lục 3: diễn giải kinh phí cho một số hoạt động TT Hoạt động Số lượng Tập huấn kĩ ngày 3 thuật trồng cây keo Thành lập tổ... 1.500.000đ 1.000.000đ 500.000đ 20.000.000 đ 10.000.000 đ 10.000.000đ 55.000.000 đ 3.000.000đ 30.000.000 đ 3.000.000đ 25.000.000đ 5.000.000đ 5.000.000đ 15.000.000 đ 5.000.000đ Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch: 157 triệu đồng Ngân sách: 61,5 triệu đồng Dân đóng góp: 95,5 triệu đồng Địa phương 10.000.000đ . Kế hoạch hoạt động khuyến nông tại xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015-2016 Mục lục: I. Đặt vấn đề I.1. Sự cần thiết của kế hoạch I.2. Các căn cứ để lập kế hoạch II hiện kế hoạch: tại xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. - Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch: 157 triệu đồng. Ngân sách: 61,5 triệu đồng Dân đóng góp: 95,5 triệu đồng 2.5. Các hoạt động, . trợ cho hoạt động khuyến nông, khuyến ngư. - Căn cứ Quyết định số 406/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh đến năm 2020. - Căn cứ Kế hoạch