Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
638,2 KB
Nội dung
Mục lục: I. Đặt vấn đề II. Phương pháp thu thập và xử lí thông tin III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận III.1 Giá và tính thời vụ của giá III.2 Giá và xu thế giá III.3 Chuỗi cung ứng thị trường rau má IV. Kết luận V. Tài liệu tham khảo Danh sách nhóm 7: Trần Quý Nhân Dương Thị Huyền Trang Trần Thị Thúy Hằng Lương Dũng Quyết Hồ Thị Mão Nguyễn Thị Thanh Duyên Nguyễn Văn Ý I. Đặt vấn đề Từ năm 2000, một số nông hộ ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau má. Đến nay, diện tích đã mở rộng hơn 40 ha. Hiện tại, sản xuất rau má thương phẩm đã trở thành hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân địa phương. Không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn xuất ra các tỉnh khác và ra nước ngoài. Hiện tại, sản phẩm rau má mà địa phương cung cấp ra thị trường mới chỉ ở dạng tươi, chưa qua chế biến, do đó hiệu quả kinh tế chưa thực sự như mong đợi của người dân. Hợp tác xã Quảng Thọ 2 đang đầu tư máy móc, thiết bị để sản xuất trà rau má tuy nhiên chưa đi vào hoạt động. Năm 2013 30 ha rau má đã được cấp giấy chứng nhận VietGap, đây là một thuận lợi lớn cho địa phương trong quá trình cạnh tranh với các mặt hàng khác trên thị trường nhất là trong quá trình hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố và quy luật cung cầu giá rau má trong một năm có nhiều biến động, ảnh hưởng đến thu nhập chủa người dân. Vì vậy nghiên cứu thị trường rau má để tìm hiều về thực trạng phát triển rau má của địa phương và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp để ổn định thị trường giúp người dân yên tâm sản xuất, đưa cây rau má Quảng Thọ vươn ra thị trường lớn hơn. II. Phương pháp thu thập và xử lí thông tin 2.1 Thu thập thông tin sơ cấp - Phỏng vấn người am hiểu: Trưởng trạm khuyến nông huyện Quảng Điền, chủ nhiệm HTX Quảng Thọ 2. - Phỏng vấn hộ: phỏng vấn 10 hộ trồng rau má, 3 thu gom, người bán hàng ở chợ. 2.2 Thu thập thông tin thứ cấp Từ các báo cáo của HTX Quảng Thọ 2 và internet. 2.3 Phương pháp xử lí thông tin Xử lí số liệu: Dùng phần mềm Excel. III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1 Giá và tính thời vụ của giá Cũng như nhiều loại nông sản khác, rau má là một loại rau má giá có có sự biến động. Mặc dù rau má có thể trong quanh năm nhưng do quy luật cung cầu trên thị trường, yếu tố như thời tiết và một số yếu tố khác đã làm cho giá rau má biến động qua các tháng và sự biến động này theo một quy luật nên giá rau má mang tính chất mùa vụ. Nghìn đồng/ kg Bảng 1: Biểu đồ giá bán rau má của các hộ sản xuất ở Quảng Thọ 2 giai đoạn 2011-2014 Qua biểu đồ cho thấy, giá rau má có sự dao động từ 2.000 đồng- 12.000 đồng/kg qua các tháng và các năm. Trong một năm, giá rau má thường thấp vào các tháng tháng 1 đến tháng 3, tháng 7 và tháng 12, đặc biệt giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 giá rau mà chỉ giao động từ 2.000-4000 đồng/ kg. Có sự chênh lệch và biến động giá như thế là vì: Vào giai đoạn tháng 1 đến tháng 3 thời tiết thuận lợi cho các loại rau phát triển: cải, xà lách, cà, dưa chuột nên việc cung các loại rau trên thị trường vượt qua lượng cầu của người tiêu dùng, người tiêu dùng co nhiều sự lựa chọn hơn do đó mà giá của rau má giảm mạnh. Hơn nữa thời gian này là dịp lễ tết nên nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm khác như: thịt, cá, gà và các loại rau khác nhiều hơn Vào tháng 7 mặc dù đây là gia đoạn thời tiết nóng thích hợp cho việc tiêu thụ rau mà, vì rau mà có thể sử dụng để nấu nước uống rất tốt, tuy nhiên đây là giai đoạn nghỉ hè của sinh viên-1 bộ phận tiêu dùng rau trên thị trường từ thông qua các cơ sở tiêu thụ rau như: các nhà hàng, quán cơm và chợ…vì lượng cầu rau giảm nên vào tháng 7 này giá rau má có xu hướng giảm. Còn vào tháng 12 giá rau má bắt đầu giảm đi là do thời điểm này thời tiết tương đối lạnh, không thích hợp cho việc tiêu thu rau má và đây là thời điểm bắt đầu phát triển của các loại rau khác. Bắt đầu từ tháng 8 trở đi, đặc biệt là các tháng 9 và 10, đây là thời điểm giá rau cao nhất trong năm với khoảng 7.000-12.000 đồng/kg. Có sự tang vọt về giá như vậy là vì: Từ tháng 8 sinh viên bắt đầu trở lại trường học, cầu thị trường lại tăng. Còn qua các tháng 9, 10 giá rau má tăng cao vì một phần diện tích rau má bị ngập lụt không thể cho thu hoạch cho nên lượng cung rau má trên thị trường giảm mạnh. Hơn nữa thời tiết không thuận lợi cho các loại rau củ phát triển, trong khi đó khả năng chống chịu của rau má tốt hơn và có rất ít sản phẩm có thể làm sản phẩm thay thế cho rau má, nhất là trong nhu cầu về giải khát. Rau má là loại nông sản có tính mùa vụ giá, giá rau cao nhất vào từ tháng 8 đến tháng 10 và giá thấp từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mặc dù trong năm giá rau má biến động như vậy nhưng sự biến động qua các năm giá rau má vẫn ổn định với giá rau má trung bình trong năm từ 6 đến 7 nghìn đồng/ kg. Nhìn chung lại thì với sự biến động giá như thế này vẫn có thể đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế cho người sản xuất, đặc biệt là những hộ biết vận dụng hợp lí quy luật biến động để sản xuất. 3.2 Giá và xu thế giá Rau má là một loại thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa cơm của gia đình người Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Trong khi đó khu vực sản xuất rau má chỉ tập trung ở một số vùng, Quảng Thọ là một “vựa” rau má ở Thừa Thiên Huế. Hoạt động sản xuất rau má thương phẩm đã diễn ra gần 15 năm nên do đó có mối liên hệ chặt chẽ với các thương lái trên địa bàn và các khu vực khác, Quảng Thọ đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường. Hiệu quả kinh tế cao Trong những năm gần đây, giá rau má tương đối ổn định, trung bình dao động trong khoảng 6.000-7.000đồng/kg. Bảng 2: Biểu đồ giá rau má trung bình qua các năm giai đoạn 2011-2013 Qua biểu đồ trên ta thấy mặc dù có sự biến động qua các năm nhưng giá rau má vẫn ổn định, sự giao động này không vượt quá 500 đồng/ kg. Năm 2012 là năm giá rau má có tăng hơn lên 7000 đồng/ kg nhưng cũng không vượt quá so với năm trước đó là năm 2011 với giá là 6.5oo đồng/ kg. Sau một năm tăng giá không đáng kể giá rau má vẫn quay ổn định trở lại với mức giá 6.400 đồng/ kg. Với quy luật biến động giá như vậy, cùng với quá trình tìm hiểu về thị trường nhóm nghiên cứu đưa ra dự đoán về xu thế giá trong thời gian tới Dự đoán trong thời gian gần: Qua quá trình phân tích và tìm hiểu, nhóm đề ra nhận định về xu thế giá trong thời gian gần (trong năm 2014) sẽ giảm nhẹ so với các năm trước. Nguyên nhân do diện tích sản xuất rau ngày càng tăng, cung có thể vượt cầu. Nhà máy sản xuất trà rau má của HTX Quảng Thọ 2 mới bước vào quá trình hoạt động còn nhiều vướng mắc về khúc thị trường và máy móc. Hiện tại mỗi ngày nhà máy chỉ mới thu mua cho người dân khoảng 6 tạ/ ngày. Dự đoán trong tương lai: Có thể thấy rằng, trong tương lai sẽ có một số xu hướng về cung cầu: Nghìn đồng/kg Xu hướng về cầu: cuộc sống ngày càng hiện đại con người càng có xu hướng: - Xu thế làm đẹp từ thiên nhiên và thảo dược. - Xu thế bảo vệ sức khỏe. - Xu thế sử dụng rau an toàn. - Công nghiệp chế biến nông sản (trà rau má và nước giải khát chiết xuất từ rau má) phát triển. Một số sản phẩm từ rau má được ưa chuộng trên thị trường: Rau má là một loại thảo dược từ thiên nhiên, có nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, giải khát…có thể đáp ứng được các nhu cầu trên. Hiện tài cũng đã có nhiều sản phẩm thuốc, nước chiết rau từ rau má được người tiêu dùng ưa chuộng. - Do quá trình hội nhập Quá trình hội nhập cùng với sự phát triển của rau an toàn và các sản phẩm làm từ rau má sẽ là cơ hội để mở rộng thị trường cho rau má, đưa cây rau má ra các ngoài thị trường lớn hội nhập với quốc tế. Cùng với xu thế tăng của cầu cung rau má cũng có xu thế tăng nhẹ: Có một số nguyên nhân dẫn tới cung tăng như: Thứ nhất là về quy hoạch: Xã Quảng Thọ quy hoạch tăng diện tích trồng rau má để cung cấp cho nhà máy chế biến trà rau má của HTX. Các chính sách, dự án hỗ trợ: chương trình VietGap và trường Đại học Nông lâm hỗ trợ về kĩ thuật…tạo điều kiện cho phát triển cây rau má. Cây rau má là cây có hiệu quả kinh tế hơn so với sản xuất lúa, có thể cho thu hoạch quanh năm trong khi kĩ thuật sản xuất không quá phức tạp và khả năng chống chịu tốt vì vậy xu thế trong tương lai diện tích rau má sẽ tăng. Trong tương lai thì cả cung và cầu về rau má đều tăng nhưng qua quá trình tìm hiểu nhóm nhận định: hiện tại cung rau má chưa đáp ứng được về nhu cầu sử dụng rau má, thị trường rau má chưa bão hòa. Vì vậy trong tương lai giá nhau và sẽ tăng nhẹ và giá cả sẽ ổn định hơn. 3.3 Chuỗi cung ứng thị trường rau má 3.3.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng rau má Thu gom lớn Các nước/ tỉnh khác Chợ đầu mối Thu gom nhỏ Bán lẻ Hộ sản xuất Người tiêu dùng Doanh nghiệp Cửa hàng, siêu thị… 3.3.2 Vai trò các tác nhân trong chuỗi thị trường - Thu gom nhỏ: Thường là những người dân trong địa phương khoảng 8-10 người, mỗi ngày thu mua khoảng 2-3 tạ rau. Từ thu gom nhỏ sẽ được bán cho thu gom lớn và chợ đầu mối. Các chợ đầu mối như chợ bãi Dâu Từ đây sẽ được phân phối cho các cửa hàng bán lẻ ở chợ hoặc các nhà hàng và các quán ăn. Những người thu gom nhỏ này thường kết hợp vừa sản xuất vừa thu gom. Bộ phận thu gom nhỏ này có vai trò tập trung lại rau để dễ đưa đi tiêu thụ. - Thu gom lớn: Thường có 3 người trong tỉnh và nhiều thương lái ở các tỉnh khác như Đà Nẵng, Sài Gòn, Quảng Nam, Quảng Ngãi, nước Lào mỗi Hợp tác xã Chợ ngày thu mua khoảng 1-2 tấn. Những người thu gom này thu mua chủ yếu từ các thu gom nhỏ ở trong thôn, xã và một ít từ những hộ sản xuất quy mô lớn. Những người này có vai trò đưa sản phẩm rau má ra các tỉnh và nước khác góp phần mở rộng thị trường cho sản phẩm rau má. - Hợp tác xã Quảng Thọ 2 cũng đóng góp trong việc thu mua rau má của bà con ở đây để cung cấp cho nhà máy sản xuất trà rau má, tuy nhiên sản lượng thu mua không lớn do hợp tác xã mới đi vào hoạt động và máy móc chưa trang bị đủ và chưa tìm kiếm được thị trường trà ổn định, mỗi ngày hợp tác xã thu mua trung bình khoảng 6 tạ/ ngày. Mặc dù hiện tại hợp tác xã chưa đi vào khuôn khổ hoạt động trong việc sản xuất trà rau má, tuy nhiên trong thời gian tới khi nhà máy đi vào hoạt động thì hợp tác xã sẽ là một nhân tố quan trọng trong việc tiêu thụ rau cho người dân. Ở đây, việc sản xuất rau má của bà con còn được thu mua bởi doanh nghiệp tư nhân Hóa Châu để cung cấp cho các siêu thị như siêu thị Coopmart, tuy nhiên thu mua với lượng không nhiều. Hóa Châu là doanh nghiệp chuyên cung câp rau an toàn cho các cửa hàng, siêu thị, vì vậy doanh nghiệp chỉ thu mua những rau đạt tiêu chuẩn như VietGap và rau má chỉ là một trong số những loại rau mà họ thu mua. Ngoài ra, người sản xuất với sản lượng ít thì trực tiếp bán lẻ ra chợ, hoặc với số lượng lớn thì không bán cho thu gom nhỏ và trục tiếp bán cho thu gom lớn, với các hộ sản xuất từ 50kg trở lên. Qua chuỗi cung ứng thị trường rau má, có thể thấy rau má là sản phẩm có nhiều nguồn tiêu thụ khác nhau: trong tỉnh, ngoài tỉnh và ra cả nước ngoài đều có cả, tuy nhiên vấn đề thị trường cho rau má vẫn đang là vấn đề khó khăn gặp phải của người dân. Mặc dù có nhiều nguồn tiêu thụ nhưng lượng tiêu thụ từ các nguồn này còn ít và nhỏ lẻ, chưa có nguồn tiêu thụ rau [...]...lớn và cố định nên thị trường rau má vẫn còn bấp bênh và biến động vì vậy tìm đầu ra ổn định cho thị trường rau má ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của rau má ở Quảng Thọ và nhà máy chế biến trà rau mà là hi vọng lớn sẽ mở ra hướng phát triển mới cho cây rau má IV Kết luận Rau má là loại cây chủ lực phát triển ở Quảng Thọ, là loại cây phát triển quanh năm nhưng giá rau má có tính mùa vụ rõ rệt... gây ảnh hưởng Tuy vậy giá rau má giữa các năm vẫn ổn định Là địa phương nổi tiếng về trồng rau má, rau má Quảng Thọ không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh mà còn vươn xa ra các tỉnh khác và sang cả nước ngoài Với xu thế phát triển như hiện nay, trong thời gian tới giá rau má sẽ tăng, đặc biệt là về chế biến sản phẩm trà rau má thì cây rau má sẽ có điều kiện phát triển hơn Rau má sẽ không chỉ là cây... http://www.quangdien.thuathienhue.gov.vn/Portal/ http://www.cpv.org.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx? co_id=30701&cn_id=503063 3 http://trt.com.vn/tabid/58/ctl/PrintNewsArticle/mid/443/itemid/1201 3/categoryId/5/type/1/Default.aspx 4 Bài giảng Hợp tác xã và dịch vụ nông thôn của ThS Lê Văn Nam . rau má. - Hợp tác xã Quảng Thọ 2 cũng đóng góp trong việc thu mua rau má của bà con ở đây để cung cấp cho nhà máy sản xuất trà rau má, tuy nhiên sản lượng thu mua không lớn do hợp tác xã mới đi. đủ và chưa tìm kiếm được thị trường trà ổn định, mỗi ngày hợp tác xã thu mua trung bình khoảng 6 tạ/ ngày. Mặc dù hiện tại hợp tác xã chưa đi vào khuôn khổ hoạt động trong việc sản xuất trà. Quảng Nam, Quảng Ngãi, nước Lào mỗi Hợp tác xã Chợ ngày thu mua khoảng 1-2 tấn. Những người thu gom này thu mua chủ yếu từ các thu gom nhỏ ở trong thôn, xã và một ít từ những hộ sản xuất quy