Cây thuốc vị thuốc Đông y - Chua ngút & Cỏ mần trầu docx

6 666 2
Cây thuốc vị thuốc Đông y - Chua ngút & Cỏ mần trầu docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cây thuốc vị thuốc Đông y - Chua ng út & Cỏ mần trầu CHUA NGÚT Cây Chua ngút CHUA NGÚT Fructus, Radix et Folium Embeliae. Tên khác: Cây chua meo, Cây thùn mũn, Cây phi tử. Tên khoa học: Embelia ribes Burn, họ Đơn nem (Myrsinaceae). Mô tả: Cây bụi leo cao 1-2m, có thể đến 7m, hay hơn. Trục cụm hoa, cuống hoa, lá bắc và lá đều có lông, màu hơi trắng. Thân màu nâu đỏ hay nâu sẫm, hơi có khía dọc. Lá mọc so le, thuôn, gốc tròn hoặc có góc, có mũi nhọn ngắn hay tự ? đầu, nguyên, nhẵn, cuống lá lõm ở mặt trên. Hoa nhiều nhỏ, màu vàng lục, xếp thành chùm ở ngọn. Quả hạch hình cầu, màu đỏ sẫm, lẫn những điểm màu lơ, dài và rộng khoảng 2,5mm, vỏ quả thường nhăn nheo. Cây ra hoa tháng 2-4, có quả tháng 3-10. Bộ phận dùng: Quả phơi hay sấy khô. Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Thành phần hoá học: Quả chứa tanin, hợp chất anthraquinon, tinh dầu, dầu béo và 2-3% embelin (embelic acid). Ở Ấn Độ người ta đã tìm thấy trong quả có embelin 2,5-3, quercitol 1-0 và thành phần chất béo là 5,2%, một alcaloid là christembin, một resinoid và phần hay hơi. Trong lá có caroten 4,6mg% và vitamin C 62,5mg%. Tác dụng: Kháng sinh, sát trùng. Thân cây có vị ngọt, tính mát có tác dụng bổ huyết. Quả có tác dụng trừ giun sán, làm se, gây trung tiện, tăng chuyển hoá và kích thích giải khát và bổ. Cao lỏng của quả có tác dụng kháng khuẩn Staphylococcus aureus và Escherichiacoli; cao này cũng có tác dụng co bóp tử cung, có tác dụng trên chức năng nội tiết sinh dục và khả năng sinh sản. Công dụng: Lá non của Chua ngút thường được dùng nấu canh chua và cũng dùng trị rắn cắn (nhai lá tươi nuốt nước lấy bã đắp). Quả có vị chua ăn được, có tác dụng giải khát, cũng thường được dùng trị giun, nhất là giun đũa, giun kim. Thân cây dùng trị ban trái, bạch đới. Người ta cho người bệnh uống 5g (trẻ em 2- 2,5g) bột quả trộn với đường hay mật vào buổi sáng sớm (sau khi đã nhịn ăn tối hôm trước). Ở Ấn Độ người ta dùng làm thuốc trị giun, dưới dạng bột uống với sữa, sau đó uống thuốc tẩy. Nước sắc quả khô làm thuốc hạ sốt và trị bệnh về ngực và da. Quả khô Chua ngút cũng là thành phần của những chế phẩm chữa bệnh nấm da loang vòng và các bệnh da khác; cũng được dùng trị vết đốt của bọ cạp và rắn cắn. Nước hãm rễ dùng trị ho và ỉa chảy. Cách dùng, liều lượng: Nhịn ăn tối hôm trước, sáng sớm hôm sau uống 5g bột quả. Ghi chú: Các nước khác dùng quả cây Embelia robusta Roxb., cây E. micrantha DC. với cùng tác dụng. CỎ MẦN TRẦU Cỏ mần trầu CỎ MẦN TRẦU Herba Eleusinis Indicae Tên khác: Tết suất thảo, Ngưu cần thảo, Cỏ vườn trầu, Màng trầu, Thanh tâm thảo, Cỏ chỉ tía, Ngưu cân thảo, Hang ma (Tày), Co nhả hút (Thái), Hìa xú xan (Dao), Cao day (Ba Na), Hất t’rớ lạy (K’Ho), R’day (H’Dong) Tên khoa học: Eleusine indica Gaerth., họ Lúa (Poaceae). Mô tả: Cây thảo sống hằng năm, cao 15-90cm, có rễ mọc khỏe. Thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5-7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1-2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới, mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như có ba cạnh. Cây ra hoa từ tháng 3-11. Bộ phận dùng: Toàn cây Phân bố: Loài cổ nhiệt đới, mọc phổ biến ở nhiều nơi, thường gặp ở bờ ruộng, ven đường, bãi hoang. Thu hái: vào mùa khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô. Thành phần hóa học: Phần trên mặt đất chứa: 3-0-β-D-Glucopy ranosyl-β- sitosterol và dẫn chất 6’-0-palmitoyl. Cành lá tươi có flavonoid. Tác dụng: Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một. Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, sốt nóng. Cũng dùng uống trị mụn nhọt, các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi. Ở Trung Quốc, thường dùng chữa: 1. Ðề phòng chứng viêm não truyền nhiễm; 2. Thống phong; 3. Viêm gan vàng da; 4. Viêm ruột, lỵ; 5. Viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, cầm máu chó cắn. Cách dùng, liều lượng: 60 - 100g cỏ khô hoặc 300 - 500g cỏ tươi, dạng thuốc sắc. Bài thuốc: 1. Chữa cao huyết áp; dùng toàn cây Cỏ mần trầu, rửa sạch cắt nhỏ, cân 500g, giã nát, thêm chừng 1 bát nước sôi để nguội, vắt lấy nước cốt, lọc qua vải, thêm chút đường, ngày có thể uống 1 lần sáng và chiều. 2 Ðể phòng viêm não truyền nhiễm: Cỏ mần trầu 30g, dùng như trà uống trong 3 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày uống tiếp 3 ngày nữa. 3. Viêm gan vàng da: Cỏ mần trầu tươi 60g, rễ tổ kén đực 30g sắc uống. 4. Viêm tinh hoàn: Cỏ mần trầu tươi 60g, thêm 10 cùi vải, sắc uống. 5. Chữa cảm sốt nóng, khắp người mẩn đỏ, đi đái ít, dùng 16g Cỏ mần trầu phối hợp với 16g rễ Cỏ tranh, sắc nước uống. . C y thuốc vị thuốc Đông y - Chua ng út & Cỏ mần trầu CHUA NGÚT C y Chua ngút CHUA NGÚT Fructus, Radix et Folium Embeliae. Tên khác: C y chua meo, C y thùn mũn, C y phi tử CỎ MẦN TRẦU Cỏ mần trầu CỎ MẦN TRẦU Herba Eleusinis Indicae Tên khác: Tết suất thảo, Ngưu cần thảo, Cỏ vườn trầu, Màng trầu, Thanh tâm thảo, Cỏ chỉ tía, Ngưu cân thảo, Hang ma (T y) ,. học: Phần trên mặt đất chứa: 3-0 - -D-Glucopy ranosyl- - sitosterol và dẫn chất 6 -0 -palmitoyl. Cành lá tươi có flavonoid. Tác dụng: Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt

Ngày đăng: 14/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan