Cây thuốc vị thuốc Đông y - DẦU GIUN & DÂY ĐAU XƯƠNG docx

7 554 1
Cây thuốc vị thuốc Đông y - DẦU GIUN & DÂY ĐAU XƯƠNG docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cây thuốc vị thuốc Đông y - DẦU GIUN & DÂY ĐAU XƯƠNG DẦU GIUN Cây Dầu giun DẦU GIUN Tên khác: Cây thanh hao dại, Thổ kinh giới. Tên khoa học: Chenopodium ambrosioides L. = Chenopodium anthelminticum A. Gray., họ Rau muối (Chenopodiaceae). Mô tả: Cây thảo sống hằng năm hay lưu niên, cao 0,5-1m. Thân có khía dọc, màu lục hoặc tím tía. Lá mọc so le, có cuống ngắn, phiến lá thuôn hình ngọn giáo, dài 5,5-7,5cm, rộng 1-2cm, khía răng không đều, đầu răng nhọn, hai mặt lá có màu lục nhạt, có lông trên gân lá ở mặt dưới; các lá ở ngọn có phiến hẹp và gần như nguyên. Cụm hoa là những bông kép mang lá ở nách hoặc ở ngọn thân; hoa nhỏ màu xanh xanh. Quả bế, hình cầu, màu lục nhạt. Hạt nhỏ màu đen bóng. Mùa hoa quả: Tháng 5-7. Phân bố: Loài cây của Mỹ châu nhiệt đới, thuần hoá trong các xứ ôn đới. Ở nước ta, dầu giun rất thông thường ở Hà Nội và Đà Lạt, còn gặp ở các tỉnh đồng bằng, miền núi và trung du của miền Bắc, thường gặp mọc tập trung trên các bãi bồi ven sông như sông Hồng, sông Đuống, sông Lô, sông Đà, sông Đáy trên các ruộng hoặc nương rẫy mới bỏ hoang, ven các đường đi. Thu hái: Thường thu hái những ngọn cây mang hoa vào tháng 5-6, cắt trừ lại 1/3 ở phía dưới để cây ra ngọn tiếp, mỗi năm có thể cắt ba lần, đem phơi trong râm đến khô để cất tinh dầu. Bộ phận dùng: Cành, lá. Thành phần hoá học: Cây chứa tinh dầu với tỉ lệ 0,30-0,40% ở nguyên liệu tươi, 0,05- 1% ở hạt và 0,35% ở lá. Tinh dầu giun là chất lỏng trong màu vàng đến vàng cam, mùi khó chịu, vị đắng. Tinh dầu này chứa 60-80% ascaridol là hoạt chất chủ yếu; 20% p- cymen, l-limonen, d-camphor. Rễ chứa saponin. Lá chứa kaempferol-7-rhamnosid. Lá và hạt chứa acid oxalic, acid citric, muối vô cơ; ngoài ra còn có chenopodiosid B. Công năng: Trị giun; làm trà uống (Thé du Mexique); lợi trung tiện. Công dụng: Tinh dầu giun dùng trị bệnh giun đũa, giun móc. Không có tác dụng với giun kim và sán. Lá dầu giun dùng uống trong có hiệu quả điều trị đau dạ dày và nuối hơi ở trẻ con đang bú. Lá còn dùng hãm uống trị bệnh đau thần kinh. Cách dùng, liều lượng: Người lớn uống 1ml tinh dầu giun pha trong 30ml dầu thầu dầu, hoặc dạng viên nang, sau đó uống thuốc tẩy magnesium sulfat. Dùng cho trẻ em trên 5 tuổi, liều tính theo tuổi, từ 10-20 giọt tinh dầu giun. Không uống lúc đói; không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi. Chú ý: Thuốc có độc, dùng phải cẩn thận. DÂY ĐAU XƯƠNG Dây đau xương DÂY ĐAU XƯƠNG Caulis Tinosporae tomentosae Tên khác: Khoan cân đằng (寬 筋 藤), Tục cốt đằng. Tên khoa học: Tinospora tomentosa Miers., họ Tiết dê (Menispermaceae). Mô tả: Dây leo bằng thân quấn, dài 8-10m. Thân màu xám, lúc đầu có lông, sau nhẵn, có lỗ bì sần sùi. Lá mọc so le, hình tim, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông tơ, gân lá hình chân vịt. Hoa màu vàng lục, mọc thành chùm ở nách lá, có lông màu trắng nhạt. Quả hình bầu dục hoặc tròn, khi chín có màu đỏ. Mùa hoa quả tháng 2-4. Bộ phận dùng: Thân đã thái phiến phơi khô của Dây đau xương (Tinospora tomentosa). Phân bố: Mọc hoang khắp nơi ở miền núi cũng như đồng bằng ở Việt Nam, leo lên các cây nhỡ hay cây gỗ. Thu hái: Thu hái thân già, thái nhỏ, phơi khô. Dùng sống hay tẩm rượu sao. Có thể thu hái quanh năm. Tác dụng dược lý: + Một bài thuốc bổ Thận gồm 9 vị, trong đó có Khoan cân đằng, dùng trong YHDT để trị lưng đau, mỏi gối, đã được thử tác dụng nội tiết bằng cách cho chuột nhắt cái thiến uống thấy có tác dụng gây động dục. + Một bài thuốc trị viêm khớp gồm 5 vị trong đó có Khoan cân đằng, thử trên dược lý lâm sàng đã được xác minh hiệu lực kháng viêm. + Khoan cân đằng có tác dụng ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của Histamin va Acetacholin trong thí nghiệm ruột cô lập. + Theo tài liệu nước ngoài : Khoan cân đằng có ảnh hưởng trên huyết áp súc vật thí nghiệm, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, biểu hiện trên các hiện tượng quan sát bên ngoài của súc vật, có tác dụng hiệp đồng với thuốc ngủ, tác dụng an thần và lợi tiểu (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). Thành phần hoá học: alcaloid Công năng: Khu phong, hoạt huyết, trừ thấp, lợi gân cốt. Công dụng: Chữa tê bại, xương khớp đau nhức, chấn thương tụ máu, sốt rét kinh niên. Lá tươi cũng dùng đắp lên các chỗ nhức trong gân cốt và trị rắn cắn. Cách dùng, liều lượng: Mỗi ngày dùng 15-30g đun sôi trong nước uống. Cũng có thể ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với hạt Cốt khí và Đậu đen xanh lòng (kinh nghiệm dân gian). Cũng có thể ngâm rượu với tỷ lệ 1/5, uống ngày 3 lần, mỗi lần một cốc con. Lá thường dùng giã nhỏ vắt lấy nước cốt uống, lấy bã đắp trị rắn cắn, hoặc trộn với rượu để đắp lên chỗ sưng đau. Bài thuốc: 1. Đau dây thần kinh hông: Dùng Dây đau xương, Lấu bò, Kê huyết đằng, Ngũ vị, Kim ngân, mỗi vị 15g. Đun sôi lấy nước uống. 2. Phong thấp gân xương đau nhức, chân gối rủ mỏi: Dùng Dây đau xương, Bưởi bung, Đơn gối hạc, Cỏ xước, Gấc (rễ), mỗi vị 20-30g sắc uống. 3. Trị lưng đau, gối mỏi do Thận hư : Dây đau xương 12g, Cẩu tích 20g, Rễ gối hạc 12g, Củ mài 20g, Rễ cỏ xước 12g, Bổ cốt toái 16g, Thỏ ty tử 12g, Tỳ giải 16g, Đỗ trọng 16g. Sắc hoặc ngâm rrượu uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). 4. Đòn ngã tổn thương hoặc đi chạy nhiều sưng chân hay phong thấp sưng đầu gối: Dùng lá Dây đau xương giã nát chế rượu (hoặc giấm hay nước tiểu trẻ em) vào, vắt lấy nước cốt uống, bã thì chưng nóng bóp và đắp vào chỗ đau. 5.Trị rắn cắn : Lá dây đau xương, Lá thài lài, Lá thuốc lào, Lá tía tô, Rau sam. Dùng tươi, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp (Hành Giản Trân Nhu). . C y thuốc vị thuốc Đông y - DẦU GIUN & D Y ĐAU XƯƠNG DẦU GIUN C y Dầu giun DẦU GIUN Tên khác: C y thanh hao dại, Thổ kinh giới. Tên khoa. kinh hông: Dùng D y đau xương, Lấu bò, Kê huyết đằng, Ngũ vị, Kim ngân, mỗi vị 15g. Đun sôi l y nước uống. 2. Phong thấp gân xương đau nhức, chân gối rủ mỏi: Dùng D y đau xương, Bưởi bung,. dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi. Chú ý: Thuốc có độc, dùng phải cẩn thận. D Y ĐAU XƯƠNG D y đau xương D Y ĐAU XƯƠNG Caulis Tinosporae tomentosae Tên khác: Khoan cân đằng (寬 筋 藤), Tục

Ngày đăng: 02/08/2014, 18:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan