1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ docx

8 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 183,05 KB

Nội dung

Bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ Trĩ là một bệnh mạn tính thường gặp. Bệnh do các tĩnh mạch trực tràng, hậu mô bị sa giãn và sung huyết tạo thành búi hoặc nhiều búi trĩ. Tùy theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Người bệnh trĩ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, trường hợp nặng, mắc bệnh lâu ngày người mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Theo Đông y, nguyên nhân sinh bệnh là do tạng phế và đại trường thông nhau mà hậu môn thuộc về đại trường, tạng phế mạnh thì khí đầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho trực tràng lòi ra, đại trường nóng cũng có thể thoát ra. Một nguyên nhân nữa là do ăn uống không điều độ, dùng rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu, ít vận động làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc táo bón, rặn nhiều, dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông mà gây nên bệnh. Tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh tật mà có phương pháp điều trị thích hợp kể cả việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y để điều trị bệnh này: 1. Thuốc xông, rửa tại chỗ Theo kinh nghiệm dân gian dùng một trong những phương sau: - Nhân hạt gấc (mộc miết tử) 40g, giã nát trộn với một ít giấm thanh rồi bọc vào vải đắp vào nơi búi trĩ. - Lá muống biển, lá dây đau xương, thêm củ sả, một ít vỏ dừa đốt lên lấy khói xông vào nơi trĩ. - Lá thiên lý non hoặc loại bánh tẻ 100g, đem rửa sạch giã nhỏ trộn với 10g muối, thêm 300ml nước cất, lọc qua vải gạc, rồi tẩm bông băng vào vết trĩ sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím, ngày 1-2 lần, làm trong vài ba ngày. - Diếp cá 50g sắc đặc uống ngày 2 lần, bã còn lại dùng đắp vào búi trĩ. - Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán thành bột trộn đều, ngày uống 9g chia làm 3 lần. Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa. Hoặc dùng một trong các bài thuốc sau: Bài 1: Bạch chỉ 12g, mộc qua 18g, sinh bạch phàn 9g, rau sam 60g, ngũ bội tử 30g, xuyên tiêu 12g, hòe hoa 30g, cam thảo 12g. Sắc lấy nước dùng xông rồi rửa nơi đau. Bài 2: Hòe hoa 20g, kinh giới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 12g. Cho vào nồi dùng lá chuối bọc kín, đem đun sôi độ 10 phút, chọc một lỗ thủng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội dùng nước đó ngâm rửa, ngày hai lần. Bài 3: Nếu trĩ thoát ra bên ngoài, sưng đau dùng minh phàn 30g, đại hoàng 20g, huyền minh phấn 30g, sắc lấy nước ngâm rửa trong 15 phút, ngày 2 lần liên tục trong 3-4 ngày búi trĩ sẽ tiêu. 2. Thuốc uống - Trường hợp trĩ nội xuất huyết có khi thành giọt, màu đỏ sắc tươi, họng khô, miệng khát do nhiệt ủng, huyết ứ phải hành huyết, tán ứ, lương huyết, chỉ huyết. Bài 1: Nụ hòe 50g, tam lăng 40g, chỉ thực 40g, tam thất 10g, thiến thảo 40g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần. Bài 2: Sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bá diệp 12g, hắc chi ma 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, hòe hoa 8g, đào nhân 8g, chỉ xác 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang. Bài 3: Sinh địa 20g, đương quy 12g, xích thược 12g, hoàng cầm 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang. Bài 4: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g, tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang. - Trường hợp trĩ ngoại bị viêm nhiễm do thấp nhiệt, hậu môn sưng đỏ, đau, táo bón, nước tiểu đỏ, phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau. Bài 1: Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g, đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang. Bài 2: Hòe hoa 12g, trắc bá diệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần. - Trường hợp người lớn tuổi, trĩ ra máu lâu ngày gây thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng, mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, thuộc thể khí huyết lưỡng hư, phải bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết. Dùng phương “Bổ trung ích khí": Nhân sâm 12g, đương quy 10g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 24g, trần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang. - Nếu người bệnh đại tiện ra máu đỏ, miệng đắng, nhớt, đó là thấp nhiệt uất tích trường vị: Địa du 15g, quyển bá 15g, nha đảm tử bọc trong long nhãn 20g, đun nước uống. - Nếu đại tiện khó, phân có máu không tươi, ngực bụng trướng đầy: Hoàng liên 10g, trần bì 30g, sơn tra 10g, khương truật 10g, bạch đầu ông 20g, hoàng bá 15g, thần khúc 10g, mộc hương 10g, mã sĩ liên 30g, trần bì 10g, ô mai 15g, mạch nha 10g. Sắc uống ngày 1 thang. - Nếu người bệnh đau vùng hậu môn: Đương quy 10g, hòe hoa sao 1g, đại hoàng đốt thành than 10g, xuân bì tán 10g. Sắc uống ngày 1 thang. - Nếu đại tiện máu đỏ tươi hoặc nhạt, phân không thành khuôn, người mệt, nói nhỏ, bụng trướng, có thể đau bụng, mạch huyền sác vô lực: Hoàng kỳ 20g, táo nhân sao 12g, trắc bá diệp 10g, đương quy 12g, phục linh 10g, đảng sâm 20g. Sắc uống, pha thêm 1 thìa mật ong. - Nếu có biểu hiện uất nhiệt: Hoàng kỳ 30g, thăng ma 10g, đại hoàng sao đen 8g, sài hồ 12g, đảng sâm 15g, bạch truật 15, gừng nướng cháy 10g, địa du thán 10g, bạch cập phấn 6g, cam thảo 10g, xích linh 15g. Sắc uống ngày 1 thang. - Người bị trĩ có kim chứng ho, tức ngực khó thở, người mệt mỏi: Mạch môn 12g, hoàng kỳ 20g, đương quy 12g, cát cánh 10g, cát lâm 12g, hoàng cầm 12g, ngũ vị 8g, bạch truật 16g, đan sâm 16g, tử uyển 10g, cam thảo 6g, khoản đông hoa 10g, xích thược 1g. Sắc uống ngày 1 thang. - Nếu trĩ sa ra ngoài, lưng đau, người bệnh phiền táo không yên, có thể dùng: Tử hoa địa đinh 8g, cúc hoa 8g, kim ngân hoa 12g, xích thược 12g, bán chi liên 10g, thảo hà sa 10g, bồ công anh 12g, cam thảo sống 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Tùy theo tình trạng bệnh tật và sức khỏe người bệnh, có thể kết hợp vừa dùng thuốc uống tác động toàn thân vừa điều trị tại chỗ sẽ cho kết quả tốt hơn. Ngoài ra, chế độ ăn với người bị trĩ là nên kiêng chất cay nóng, giảm chất chua, giảm hoặc bỏ thuốc và rượu, giảm hoạt động tình dục, tránh căng thẳng suy nghĩ nhiều làm khí yếu bệnh tăng. 3. Thuốc ngâm bôi Sử dụng thuốc ngâm bôi tốt với trường hợp sau khi đại tiện trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn. Công thức thuốc ngâm bôi theo nguyên tắc làm mềm, làm khô búi trĩ để có thể tự co lên. Bài 1: Hoàng bá 20g, lá móng 20g, tô mộc 30g, binh lang 10g, sa sàng 20g. Cây tô mộc Bài 2: Sa sàng 20g, ngũ bội 20g, tô mộc 30g, hoàng bá 20g, binh lang 10g. Bài 3: Tô mộc 30g, ngũ bội 20g, hoàng đằng 20g, hoàng liên 10g. Ngày đun 1 thang. Cách làm: cho 6-7 bát nước (1-2 lít nước) đun sôi liên tục 10-15 phút chắt ra chậu sạch. Sau mỗi lần đại tiện xong rửa sạch hậu môn rồi ngồi ngâm 10-15 phút. Lấy tay ấn búi trĩ lên, sau đó nằm nghỉ 10-15 phút rồi mới đi lại. . Bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ Trĩ là một bệnh mạn tính thường gặp. Bệnh do các tĩnh mạch trực tràng, hậu mô bị sa giãn và sung huyết tạo. tạo thành búi hoặc nhiều búi trĩ. T y theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Người bệnh trĩ thường có cảm giác bứt

Ngày đăng: 26/02/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN