1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thuốc nguồn gốc thiên nhiên có gây độc không? docx

5 365 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 104,56 KB

Nội dung

Thuốc nguồn gốc thiên nhiên có gây độc không? Lý do quan trọng làm cho việc sản xuất, tiêu dùng thuốc hướng về nguồn gốc thiên nhiên là do thuốc có nguồn gốc hóa dược gây nhiều tai biến. Tuy nhiên cũng cần biết rõ thuốc có nguồn gốc thiên nhiên không phải là “vô hại”. Có loại chứa hoạt chất độc Một số thảo dược có chứa các hoạt chất độc như ma hoàng chứa ephedrin, hoàng nàn, mã tiền chứa strychnin, ô đầu chứa aconitin, lá cà độc dược chứa scopolamin. Lượng ancaloid toàn phần trong ma hoàng thay đổi từ 1,3%-1,7%; trong đó tỷ lệ ephedrin trong ancaloid toàn phần cũng thay đổi từ 40-85% tùy thuộc vào loài ephedra (sinica, equisetina, intermedia, geradiana). Ephedrin làm giãn phế quản nên dùng chữa hen, gây chán ăn nên dùng để giảm béo. Nhưng ephedrin làm tăng huyết áp, gây kích thích khó ngủ, choáng váng, đau đầu, run rẩy, loạn nhịp tim, rối loạn chức năng thận, độc cho gan. Do có các thuốc tốt hơn, nay Tây y không mấy khi dùng chữa hen, chống béo mà chỉ dùng làm giãn phế quản nhất thời, quản lý theo bảng độc B, kiểm soát được liều lượng. Trong khi đó, đông y dùng chữa hen, chống béo, dưới dạng thô, bán tự do, không kiểm soát được liều lượng. Năm 2005 theo thống kê của Trung tâm Quốc tế về ung thư (CIRC) có 81 trường hợp tử vong tại Mỹ do dùng ma hoàng chống béo. Hiện Mỹ đã cấm lưu hành ma hoàng, nhưng nhiều nước châu Á vẫn dùng. Khoa học ngày nay đã chứng minh có một số thảo dược gây sự đột biến gen, dẫn đến ung thư như nam mộc hương (trong nam mộc hương có các chất làm đột biến gen). Y học cổ truyền (YHCT) có nhiều cách chế biến làm giảm lượng chất độc trong thảo dược. Củ cây âu ô đầu và ô đầu Việt Nam chứa aconitin, độc. Đông y chỉ dùng ngâm rượu xoa bóp bên ngoài hoặc dùng vị ô đầu chế ra vị diêm phụ (ngâm muối cho đến mức thấm vào giữa củ, bên ngoài có kết tinh muối), vị hắc phụ (cho thêm đường đỏ và dầu hạt cải sao tẩm, có màu đen), vị bạch phụ (được đồ chín, bóc vỏ đen, phơi khô, xông diêm sinh, có màu trắng). Tất cả các vị này đều có một công đoạn chế biến rất giống nhau là ngâm trong nước (có ma-giê chlorid, hay natri chlorit) ngâm trong nhiều ngày (sáng phơi, tối ngâm). Vì thế, lượng aconitin còn lại không đáng kể, có thể dùng uống mà không sợ ngộ độc. Tây y chế thành cồn có lượng hoạt chất xác định, dùng pha thuốc ho. Tương tự vỏ thân cây hoàng nàn (strychnos gauthierana. Thuộc họ: longaniaceae) chứa strychnin, độc, nên chỉ dùng ngâm rượu, xoa bóp bên ngoài, nhưng khi được chế biến theo cách ngâm nhiều lần trong nhiều ngày bằng nước sạch, nước gạo, sẽ được vị hoàng nàn chế chứa rất ít strychnin, ít độc. Trường đại học Dược khoa Hà Nội đã có các công trình chứng minh hiệu quả giảm độc của các cách chế biến này. Chế biến không đúng, không giảm được chất độc, sẽ gây tai biến. Dùng không đúng sẽ gây hại Phép trị liệu YHCT có cách dùng thảo dược theo hệ thống lý luận đặc biệt. Bệnh tật phát sinh do mất thăng bằng âm dương; diễn ra ở các vị trí nhất định; tính chất bệnh còn chuyển hóa trong quá trình phát triển. Chẩn đoán, luận trị đúng sẽ chữa khỏi, trái lại sẽ không khỏi, còn gây hại. Một vài dẫn chứng thông thường, dễ hiểu: Khi tiêu chảy do hàn (lạnh) thì dùng thuốc có tính ôn (ấm) như quế, gừng sẽ chữa khỏi. Song nếu bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn nếu dùng các thảo dược có tính kháng khuẩn (dây vàng đắng, hoàng liên) hoặc dùng các thuốc làm săn (búp ổi) sẽ không đạt kết quả. Có nhiều thảo dược làm tăng cường chức năng gan, nhưng nếu dùng và ngừng dùng không đúng thời điểm sẽ buộc gan phải làm việc nhiều (để chuyển hóa) trong khi gan vốn đã suy yếu. Có nhiều thuốc bổ dưỡng bằng thảo dược như bổ thận âm, bổ thận dương, tráng dương, đúng ra mỗi loại chỉ dùng cho một bệnh cảnh nhất định, nhưng có người cứ dùng hay mua làm quà biếu không phân biệt. Dùng thảo dược chữa bệnh, bổ dưỡng “tùy tiện”, “hú họa” như thế sẽ không đạt được lợi ích, có khi còn gây hại. Tác hại do dùng thảo dược không đúng diễn ra ngay với những loại thông thường, trên diện rộng, không kém phần nguy hiểm, song lại khó nhận thấy, ít được cảnh báo. Thay lời kết Quản lý thảo dược, có nước chặt chẽ như hóa dược, có nước khá đơn giản như thực phẩm chức năng. Ngay cùng một loại thảo dược, có nước cấm lưu hành có nước còn cho dùng rộng rãi. Để tránh sự độc hại của thảo dược nên: Trong nghiên cứu: cần dựa vào kinh nghiệm cổ truyền để tìm cây, hoạt chất có giá trị chữa bệnh, đồng thời cần tiếp nhận các thông tin về tính độc hại của một số thảo dược (nhiều nước đã làm). Trong sản xuất: nếu không chứng minh được tính hiệu quả và an toàn của cách chế biến bào chế mới thì cần tôn trọng cách làm cổ truyền (chớ vội coi là cách làm cổ, không khoa học, cầu kỳ, mất thời gian, không tiện áp dụng vào dây chuyền công nghệ). Trong tiêu dùng: người bệnh cần đến khám tại các cơ sở YHCT để được chẩn đoán, luận trị và cho dùng thảo dược đúng. Không nên chỉ nghe mách bảo công dụng rồi tự ý dùng thảo dược cho bệnh của mình. Nghiên cứu, sản xuất, tiêu dùng thảo dược cẩn trọng sẽ phát huy hiệu lực, tránh độc hại và như thế sẽ góp phần cho việc kế thừa, phát triển nền YHCT vững chắc. . Thuốc nguồn gốc thiên nhiên có gây độc không? Lý do quan trọng làm cho việc sản xuất, tiêu dùng thuốc hướng về nguồn gốc thiên nhiên là do thuốc có nguồn gốc hóa dược gây nhiều. gây nhiều tai biến. Tuy nhiên cũng cần biết rõ thuốc có nguồn gốc thiên nhiên không phải là “vô hại”. Có loại chứa hoạt chất độc Một số thảo dược có chứa các hoạt chất độc như ma hoàng chứa. hen, gây chán ăn nên dùng để giảm béo. Nhưng ephedrin làm tăng huyết áp, gây kích thích khó ngủ, choáng váng, đau đầu, run rẩy, loạn nhịp tim, rối loạn chức năng thận, độc cho gan. Do có các thuốc

Ngày đăng: 14/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN