Các thuốc có thể gây độc cho thai Hiện nay chưa có một phương pháp tối ưu nào để phân biệt các bất thường của thai là do độc tính của thuốc hay do bệnh của thai. Những loại thuốc nào có nguy cơ gây độc cho thai? Phôi thai thường xuyên phải tiếp xúc ngoài ý muốn với các thuốc được dùng cho cơ thể mẹ ở những mức độ khác nhau, do không có một hàng rào rau thai đặc hiệu ngăn chặn sự xâm nhập của thuốc. Một số loại thuốc có thể vô hại hoặc có tác dụng chữa bệnh đối với cơ thể mẹ nhưng lại có thể gây hại hoặc thậm chí gây chết đối với phôi hoặc thai. Một loại thuốc được coi là có thể gây độc cho thai nếu việc sử dụng nó ở những phụ nữ đang mang thai có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra các bất thường về cấu trúc hoặc chức năng ở thai nhi hoặc ở trẻ sau khi ra đời, một số bất thường này có thể kín đáo và không được bộc lộ rõ cho đến cuối đời. Phần lớn các loại thuốc hiện nay đều được khuyến cáo dùng thận trọng hoặc chống chỉ định ở những các phụ nữ đang mang thai. Tác dụng độc của thuốc đối với thai có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng thường gặp nhất trong 3 tháng đầu, thường phụ thuộc liều dùng của thuốc, tuổi của thai và có sự hiệp đồng giữa các loại thuốc. Nguy cơ gây độc thai với mỗi loại thuốc cũng khác nhau rõ rệt giữa các cá thể. Các thuốc kháng sinh: rất nhiều loại kháng sinh được biết có thể gây ra các bất thường của thai, như nhóm aminoglycoside (gentamycin, streptomycin…) có thể xâm nhập rất nhanh qua hàng rào rau thai và phá hủy thần kinh thính giác của thai nhi, gây điếc bẩm sinh. Tetracyclin khi sử dụng ở phụ nữ mang thai sau 15 tuần có thể gắn mạnh vào xương và răng làm răng biến màu vàng nâu và chậm phát triển các xương dài. Trimethoprim cũng có liên quan với nguy cơ gây dị dạng thai khi sử dụng ở những thai phụ có thiếu hụt acid folic. Ngoài ra, nhóm quinolon (ciprofloxacin, norfloxacin, pefloxacin…) cũng bị chống chỉ định dùng ở phụ nữ mang thai do có những bằng chứng cho thấy chúng có thể phá hủy sụn tiếp của thai ở các động vật thí nghiệm. Những nhóm kháng sinh kể trên nên được tránh sử dụng ở phụ nữ mang thai, trừ khi không có kháng sinh thích hợp thay thế. Thuốc hạ huyết áp: đây là một trong những nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai. Các thuốc lợi tiểu gây giảm tưới máu cho thai nên hầu hết bị chống chỉ định dùng ở phụ nữ mang thai. Nhóm các thuốc ức chế men chuyển như captopril, lisinopril… và các thuốc kháng thụ thể angiotensin-II như losartan, valsartan khi dùng ở phụ nữ mang thai có thể gây một số bất thường thai như thiểu ối, loạn sản ống thận, vô niệu sơ sinh, thiểu sản phổi, còn ống động mạch, chậm phát triển thai, chết thai hoặc sơ sinh. Những nhóm thuốc hạ áp khác như methyldopa, chẹn bêta giao cảm và nhóm chẹn kênh canxi đều tương đối an toàn đối với thai nghén. Các thuốc kháng giáp: propylthiouracil là thuốc kháng giáp được lựa chọn dùng ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Carbimazole và chất chuyển hóa của nó có thể qua hàng rào rau thai và gây suy giáp ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Các thuốc chống co giật: barbiturate, carbamazepine, oxcarbazepine, oxazolidine, phenytoin, primidone, succinimide và valproic acid đều được ghi nhận trong một số báo cáo có liên quan với các bất thường hình thái ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, cằm nhỏ, sập sống mũi, bất thường ống sống và tim, lỗ tiểu thấp…Tuy nhiên, các bất thường này là hiếm gặp và việc điều trị động kinh ở phụ nữ có thai là hết sức cần thiết, không nên bị ngưng lại. Các thuốc chống trầm cảm: nhóm ức chế men monoamine oxidase (IMAO) có thể gây ra các cơn tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai dẫn đến giảm tưới máu cho thai và làm chậm sự phát triển của thai. Gần đây, có một số báo cáo ghi nhận mối liên quan giữa việc dùng nhóm thuốc này với một số bất thường hình thái ở thai nhi. Các thuốc chống trầm cảm khác như amitriptyline, imipramine, fluoxetine đều tương đối an toàn với thai nghén. Các thuốc khác: các thuốc chống đông nhóm coumarin có thể gây ra bất thường thai ở khoảng 5-10% các trường hợp dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thường gặp nhất là loạn sản sụn, tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non, suy hô hấp lúc sinh, giảm sản vùng mặt, mũi. Nếu dùng trong những tháng cuối, các thuốc này có thể gây ra xuất huyết trong sọ ở thai nhi, dẫn đến các hậu quả như não nhỏ, chậm phát triển trí tuệ… Các dẫn xuất của vitamin A như isotretinoin nếu được dùng đường uống ở phụ nữ mang thai có thể làm tăng 20-30% nguy cơ các bất thường bẩm sinh ở tim, tuyến ức và sọ mặt ở những đứa trẻ được sinh ra. Nguy cơ sảy thai tự phát cũng tăng 20%, 30% các trẻ không mang các dị tật lớn có thể có chậm phát triển trí tuệ và 60% có các bất thường chức năng tâm thần kinh. Do những nguy cơ này, các dẫn xuất vitamin A nên được ngưng ít nhất 1 tháng trước khi thụ thai. Misoprostol là tác nhân gây sảy thai, thường được dùng phối hợp để phá thai. Nếu đứa trẻ vẫn được sinh ra, nó có thể mang nhiều loại dị tật như não úng thủy, liệt các dây thần kinh sọ bẩm sinh…Methotrexate nếu được dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ rõ rệt gây sảy thai, một số dị dạng cũng có thể gặp trong một số ít trường hợp như thóp rộng, liền khớp sọ sớm, chậm phát triển trí tuệ Leflunomide cũng bị chống chỉ định ở phụ nữ có thai do các nghiên cứu ở động vật thí nghiệm cho thấy thuốc này có thể gây tổn thương nghiêm trọng phôi thai ở liều thấp. Các thuốc bisphosphonate như alendronate, risedronate… cũng nên tránh sử dụng ở phụ nữ mang thai do các nghiên cứu ở động vật thí nghiệm cho thấy, ở liều rất cao, các thuốc này có thể gây tổn thương hệ thống xương của thai nhi. Với những nguy cơ tiềm tàng của các loại thuốc đối với thai, trước khi dùng thuốc ở những phụ nữ mang thai, cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa nguy cơ gây độc cho thai của thuốc và nguy cơ của bệnh nếu không được điều trị. Nguyên tắc chung khi dùng thuốc ở phụ nữ mang thai là chỉ dùng những loại thuốc thực sự cần thiết và có lợi ích rõ rệt, cố gắng trì hoãn việc điều trị qua 3 tháng đầu của thai kỳ nếu có thể. Tốt nhất nên tránh sử dụng các loại thuốc mới vì còn thiếu những thông tin về độ an toàn đối với thai nghén. Các loại thuốc bán không cần đơn và thuốc Đông dược cũng có thể gây độc đối với thai và do đó cũng nên được dùng một cách thận trọng ở phụ nữ mang thai và phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc. . Các thuốc có thể gây độc cho thai Hiện nay chưa có một phương pháp tối ưu nào để phân biệt các bất thường của thai là do độc tính của thuốc hay do bệnh của thai. Những loại thuốc nào có. giữa các loại thuốc. Nguy cơ gây độc thai với mỗi loại thuốc cũng khác nhau rõ rệt giữa các cá thể. Các thuốc kháng sinh: rất nhiều loại kháng sinh được biết có thể gây ra các bất thường của thai, . của thuốc. Một số loại thuốc có thể vô hại hoặc có tác dụng chữa bệnh đối với cơ thể mẹ nhưng lại có thể gây hại hoặc thậm chí gây chết đối với phôi hoặc thai. Một loại thuốc được coi là có thể