Dùng thuốc bôi chứa vitamin A trị mụn như thế nào? Trong điều trị mụn, vitamin A dưới tên gọi chung retinoid được dùng dưới dạng uống (acutan, roacutan) và dưới dạng bôi (tretionin, renova, retin A, adapen, tarazoten, avage). Tính gây quái thai, trầm cảm, hại xương của dạng uống đã được cảnh báo nhiều. Trong điều trị mụn, vitamin A dưới tên gọi chung retinoid được dùng dưới dạng uống (acutan, roacutan) và dưới dạng bôi (tretionin, renova, retin A, adapen, tarazoten, avage). Tính gây quái thai, trầm cảm, hại xương của dạng uống đã được cảnh báo nhiều. Nhưng các tác dụng không lợi của dạng thuốc bôi chưa được chú ý đúng mức. Retinoid có nhiều thế hệ. Thế hệ 1 (retin A, retinova) gây kích ứng da ban đỏ, tróc vảy da, khô da, rát nhẹ. Thế hệ 3 sau này (adapalen, tarazolen) cũng gây kích ứng da, nhưng nhẹ hơn. Thuốc cũng có thể gây đau buốt, nóng bỏng, hay ngứa ngáy, khó chịu. Do sự kích ứng da này, người bệnh có cảm giác như bệnh nặng hơn. Thực ra, chỉ cần làm ẩm da đơn thuần là các hiện tượng trên sẽ hết. Lúc mới dùng, thuốc có thể làm mụn trứng cá phát triển nhẹ, thậm chí tồi tệ hơn. Chỉ sau khi dùng thuốc 8-12 tuần thì mụn mới được cải thiện. Người bệnh cần biết rõ những điều này, đừng quá lo lắng, tự ý ngừng thuốc. Tránh làm dây retinoid vào các vùng niêm mạc dễ nhạy cảm như mắt, miệng, môi, mũi, đặc biệt là mắt. Nếu lỡ bị dây vào, phải rửa ngay nhiều lần bằng nước sạch cho đến khi hết hẳn thuốc. Không bôi retinoid vào các vết trầy xước, các vùng da bị chàm hay phỏng nắng. Bản thân thuốc bôi retinoid đã có tính kích thích làm khô da. Vì vậy không dùng chúng đồng thời với các thuốc hay mỹ phẩm làm khô da khác như các sulfua, resorcinol, benzoyl peroxid, acid salicylic. Người bị mụn thường nôn nóng dùng nhiều thuốc, mỹ phẩm và có khi dùng nhầm cùng lúc retinoid với các mỹ phẩm này. Chỉ bôi retinoid thành lớp mỏng trên vùng bị mụn, không bôi ra vùng da lành, trong ngày chỉ bôi đúng số lần, trong đợt chỉ dùng đúng thời gian như đã chỉ định. Bôi dày, quá nhiều lần, dùng kéo dài sẽ hại da và thuốc có thể ngấm sâu vào bên trong, gây các tác hại khác. Khi đã làm đúng như vậy mà thuốc vẫn gây kích thích kéo dài có nghĩa là cơ thể không dung nạp thuốc, cần nhờ thầy thuốc điều chỉnh. Khi mụn đã đỡ thì nên giảm số lần bôi trong ngày hoặc dùng loại thuốc bôi loãng hơn. Trong thời gian dùng retinoid không dùng thêm sản phẩm chứa vitamin A khác (vì sẽ làm thừa vitamin A). Trong thời gian dùng retinoid nếu cần thiết vẫn có thể dùng mỹ phẩm khác nhưng phải cách retinoid ít nhất là một giờ. Retinoid làm tăng nhạy cảm da với ánh nắng. Khi dùng thuốc không được phơi da dưới nắng (nên tránh nắng). Nếu bắt buộc phải ra nắng thì cần che những nơi bôi thuốc. Trong việc điều trị mụn thường dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn (minocyclin hoặc doxycyclin uống) với thuốc bôi chống tiết bã retinoid (adaphen, tarazoten gel bôi). Sau 12 tuần, tình trạng mụn sẽ được cải thiện 50-70%. Trước đây, trong thời gian 12 tuần duy trì tiếp theo vẫn phối hợp retinoid với kháng sinh. Dùng kháng sinh dài như thế sẽ gây phơi nhiễm. Những nghiên cứu mới cho thấy, trong thời gian duy trì tiếp theo chỉ dùng gel bôi retinoid đơn thuần, không dùng kèm kháng sinh vẫn cho kết quả tương tự. Nên áp dụng cách dùng mới này nhằm giảm bớt sự phơi nhiễm kháng sinh. Retinoid uống chỉ dùng khi cần thiết. Retinoid bôi được dùng nhiều hơn cho hiệu quả tốt và quen thuộc với người bệnh từ hơn 30 năm nay. Vấn đề còn lại là cần biết tác dụng phụ của dạng bôi, dùng đúng cách nhằm hạn chế tác hại của thuốc gây ra. . Dùng thuốc bôi ch a vitamin A trị mụn như thế nào? Trong điều trị mụn, vitamin A dưới tên gọi chung retinoid được dùng dưới dạng uống (acutan, roacutan) và dưới dạng bôi (tretionin,. lợi c a dạng thuốc bôi ch a được chú ý đúng mức. Retinoid có nhiều thế hệ. Thế hệ 1 (retin A, retinova) gây kích ứng da ban đỏ, tróc vảy da, khô da, rát nhẹ. Thế hệ 3 sau này (adapalen, tarazolen). dạng uống (acutan, roacutan) và dưới dạng bôi (tretionin, renova, retin A, adapen, tarazoten, avage). Tính gây quái thai, trầm cảm, hại xương c a dạng uống đã được cảnh báo nhiều. Nhưng các