Melamin gâysỏithận như thếnào?
Mô hình cấu trúc phân tử melamin.
Melamin là một bazơ hữu cơ, công thức hóa học là C3H6N6, tên hóa
học là 1,3,5-Triazine-2,4,6-triamine, trong đó hàm lượng nitơ chiếm đến 66%.
Đây là một chất màu trắng, dạng bột tinh thể tan nhẹ trong nước. Melamin
chỉ được phép dùng trong sản xuất công nghiệp (đồ chơi, đồ nội thất, gia dụng )
với nhiều đặc tính ưu việt như tính kết dính cao, kháng nhiệt tốt, không bị ăn mòn,
không mùi vị Ngoài ra, melamin còn được dùng để sản xuất phân bón.
Melamin được biết đến như một chất gây hại nếu nuốt, hít và hấp thụ qua
da. Mắt, da và đường hô hấp có thể bị kích ứng khi tiếp xúc với melamin, nếu tiếp
xúc lâu dài với melamin có thể bị ung thư và ảnh hưởng đến bộ phận sinh sản.
Liều độc của melamin khá cao với LD 50 là hơn 3g/kg trọng lượng cơ thể.
Tại sao người ta trộn melamin vào sữa?
Hiện nay hàm lượng protein trong sữa được đánh giá dựa vào việc đo nồng
độ một mình chất nitơ trong sữa bằng phương pháp Kjeldahl. Đây chính là lý do
để một số nhà sản xuất thiếu lương tâm trộn melamin vào sữa bất chấp nguy hiểm
có thểgây ra cho người dùng.
Để tăng lợi nhuận, người ta pha loãng sữa tươi với nước. Việc làm này
khiến hàm lượng protein trong sữa bị giảm thấp. Tận dụng đặc tính chứa nhiều
phân tử nitơ trong cấu trúc của melamin (66%) nên người ta đã trộn melamin vào
sữa bị pha loãng để làm tăng nồng độ nitơ nhằm làm gia tăng một cách giả tạo
hàm lượng protein trong sữa khiến các nhà kiểm định chất lượng và người tiêu
dùng lầm tưởng rằng sữa có hàm lượng protein bình thường hoặc cao (tức là sữa
vẫn nguyên chất, không bị pha nước).
Sự hình thành sỏithận
Nếu chỉ có một mình melamin thì không độc trong những liều thấp, dựa
vào một số nghiên cứu trên động vật, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ
(FDA) tính mức độ dung nạp an toàn cho cơ thể mỗi ngày (tolerable daily intake,
hay TDI) của melamin là 0,63mg/kg thể trọng/ngày. Cần lưu ý là mức độ này
được ước tính dựa trên kết quả nghiên cứu về tác động của melamin đối với động
vật chứ chưa phải trên người, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Riêng đối với trẻ nhỏ
(trẻ ở giai đoạn còn sử dụng sữa là thức ăn chính) cũng là thời điểm chức năng
thận chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu nguồn sữa bị nhiễm melamin thì trẻ càng nhỏ,
nguy cơ nhiễm độc cũng như mức độ nguy hiểm càng cao và dễ tử vong.
Khi melamin vào cơ thể, chúng không được chuyển hóa tại gan mà đào thải
trực tiếp qua thận. Trong máu, khi melamin gặp acid cyanuric, chúng sẽ phản ứng
với nhau trong các ống thận, hình thành nên các chất kết tinh, các chất kết tinh này
lớn dần gây ra tắc nghẽn làm cho ống thận không tạo được nước tiểu và cũng
không đào thải được nước tiểu - đây chính là nguyên nhân dẫn đến suy thận, hoại
tử thận, thậm chí là tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Dấu hiệu nhận biết sỏithận do melamin
Dấu hiệu nhiễm độc melamin giai đoạn đầu rất khó nhận biết. Chỉ được
nhận dạng khi đã hình thành sỏi thận. Lúc này, trẻ có thể có những triệu chứng
sau: kích thích, khóc hoặc đau khi đi tiểu; tiểu ít hoặc không tiểu được, thậm chí đi
tiểu ra máu. Ngoài ra, có thể kèm theo các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường niệu: sốt,
tiểu đục, tiểu gắt, mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân, cao huyết áp; và về lâu dài sẽ
dẫn đến suy thận.
Với người lớn thì sao? Người lớn sử dụng nhiều loại thực phẩm, hơn nữa
chức năng cơ quan bài tiết đã hoàn thiện, nên mức độ nhiễm melamin và mức độ
nguy hiểm ít hơn nhiều so với trẻ em. Ví dụ: Nếu mức độ dung nạp an toàn cho cơ
thể mỗi ngày của melamin là 0,63mg/kg thể trọng/ngày thì 1 người lớn 50kg mỗi
ngày có thể dung nạp được 31,5mg melamin. Nếu melamin trong sữa tại Việt Nam
được phát hiện là 6.000ppb - tức là 6mg/kg sữa bột (thông tin từ TT Dịch vụ phân
tích thí nghiệm TP.HCM ngày 25/9/2008) thì một người một ngày uống 2 ly sữa
(400ml) sẽ tiêu thụ 0,3mg melamin vào cơ thể. Mức này chỉ bằng 1/100 mức độ
dung nạp an toàn của FDA đưa ra. Tuy nhiên, nếu liên tục ăn phải nguồn thực
phẩm ô nhiễm melamin quá giới hạn và trong thời gian dài, melamin sẽ tích tụ
trong cơ thể dẫn đến sỏi thận, sỏi bàng quang, suy thận. Trung tâm Quốc tế nghiên
cứu ung thư (IARC) đã có kết luận rằng có bằng chứng trên động vật thí nghiệm
cho thấy, melamin có sản sinh chất gây ung thư trong cùng điều kiện mà nó sản
sinh ra sỏi bàng quang.
Chúng ta cần làm gì?
Nuôi con bằng sữa ngoài có quá nhiều rủi ro. Đó là thông điệp mà WHO
đưa ra vào thời điểm này. Tuy nhiên, sữa là nguồn thực phẩm không thể thiếu
trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy ngoài nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít
nhất trong 6 tháng đầu, các bà mẹ nên lựa chọn các loại sữa đã được kiểm định để
dùng cho trẻ. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như trên, hoặc đã từng dùng sản phẩm
sữa được công bố có melamin cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế có uy tín để được
khám và tư vấn.
Điều cuối cùng cần lưu ý, không chỉ sữa mà các sản phẩm từ sữa như sữa
chua, bánh quy, phomát đều có nguy cơ nhiễm gây độc nếu được làm từ sữa có
melamin. Vì vậy với các sản phẩm này cũng cần chọn các sản phẩm có nhãn mác
và đã được kiểm định bởi các cơ quan có trách nhiệm.
. Melamin gây sỏi thận như thế nào?
Mô hình cấu trúc phân tử melamin.
Melamin là một bazơ hữu cơ, công thức hóa. nhân dẫn đến suy thận, hoại
tử thận, thậm chí là tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Dấu hiệu nhận biết sỏi thận do melamin
Dấu hiệu nhiễm độc melamin giai đoạn