Từ flavonoid đến vitamin P Năm 1936, Szent Gyorgy, dược sĩ người Hungari tách từ ớt và quả chanh một chất cùng với vitamin C có tác dụng chữa được chứng chảy máu mao mạch, củng cố thành mạch, ông gọi là vitamin C2 hoặc vitamin P (P là chữ đầu của từ tiếng Pháp perméabilité - có nghĩa là tính thấm). Về sau người ta thấy trong giới thực vật có nhiều hợp chất thứ sinh có đặc tính tương tự vitamin P và đặt cho chúng một tên chung là flavonoid. Những công trình sau đó đã chứng minh rằng tác dụng tăng cường sức bền vững của thành mao mạch và do đó giảm sức thấm các hồng huyết cầu qua thành mạch có quan hệ đến các nhóm OH phenol trong cấu trúc hóa học của các flavonoid. Hiện nay người ta đã biết có gần 4.000 chất flavonoid có phổ biến trong thực vật và có ở phần lớn các bộ phận của các loài thực vật bậc cao. Các chất này có tác dụng củng cố, nâng cao sức chống đỡ và hạ thấp tính thẩm thấu các hồng huyết cầu qua thành mạch thông qua tác dụng lên các cấu trúc màng tế bào của nó. Hay nói cách khác, vitamin P và flavonoid nói chung duy trì độ mềm dẻo của thành mạch, ứng dụng vào điều trị các rối loạn chức năng tĩnh mạch, giãn hay suy yếu tĩnh mạch. Một số flavonoid còn có ảnh hưởng trên hệ tim mạch, dùng trong dự phòng các bệnh này. Flavonoid còn giúp tích lũy vitamin C trong các mô tổ chức. Khi ăn uống thiếu vitamin P, cơ thể sẽ mệt mỏi, đau cơ và có những điểm xuất huyết dưới da. Flavonoid có nhiều trong lá chè xanh, hoa hòe, cam, quýt Một số cây có chứa flavonoid đã được bào chế thành thuốc dùng trong phòng và chữa bệnh. Hiện nay y học đang nói nhiều đến các gốc tự do, lên án nó là tác nhân hủy hoại tổ chức tế bào của cơ thể người. Gốc tự do là những phân tử, hoặc những mảng vỡ của phân tử có một điện tử lẻ đôi ở quỹ đạo vòng ngoài - do sự có mặt của "điện tử cô đơn" này, các gốc tự do có một thuộc tính đáng ngại là có khả năng ôxy hóa rất mạnh. Vitamin P, các dẫn chất flavonoid có tính khử mạnh có thể vô hiệu hóa các gốc tự do, "khóa" giữ chúng lại bằng phản ứng ôxy hóa - khử, không cho các gốc tự do hoạt động phá hoại các tổ chức. Với người bệnh xuất huyết thành mạch, vitamin P hay flavonoid nói chung có thể giúp bảo vệ được màng tế bào khỏi sự phá hoại bởi các gốc tự do, nhờ đó tăng được tính bền của thành mao mạch chống được sự xuất huyết. Nhiều công trình nghiên cứu gần đây về tác dụng của flavonoid đối với gan cũng nhận thấy flavonoid có tác dụng chống lại các độc tố, các chất ôxy hóa hướng gan, trong đó có các gốc tự do. Nhu cầu về vitamin P của cơ thể chưa biết rõ. Thông thường trong ăn uống nếu nhu cầu vitamin C được thỏa mãn thì nhu cầu vitamin P cũng đủ. Những người thường xuyên uống nước chè xanh, ăn cam, quýt, chanh thì không lo thiếu vitamin P. Trên thị trường dược phẩm hiện nay có nhiều loại thuốc dẫn chất flavonoid với những tên: vitamin P, rutin, troxerutin, rutosid, rutinoside Hoặc vitamin P phối hợp với vitamin C thành các biệt dược kép với nhiều tên thương phẩm. Vitamin P (flavonoid và những dẫn chất) thường được chỉ định dùng trong chứng giãn mao mạch, hội chứng xuất huyết do nhiều nguyên nhân khác nhau, thấp khớp, viêm cầu thận, tăng huyết áp, quá liều các thuốc chống đông máu và quá liều salicylat, và còn dùng trong điều trị và dự phòng bệnh scorbut. . dẫn chất flavonoid với những tên: vitamin P, rutin, troxerutin, rutosid, rutinoside Hoặc vitamin P phối h p với vitamin C thành các biệt dược k p với nhiều tên thương phẩm. Vitamin P (flavonoid. vitamin C2 hoặc vitamin P (P là chữ đầu của từ tiếng Ph p perméabilité - có nghĩa là tính thấm). Về sau người ta thấy trong giới thực vật có nhiều h p chất thứ sinh có đặc tính tương tự vitamin. có quan hệ đến các nhóm OH phenol trong cấu trúc hóa học của các flavonoid. Hiện nay người ta đã biết có gần 4.000 chất flavonoid có phổ biến trong thực vật và có ở phần lớn các bộ phận của các