Điều cần biết khi dùng thuốc chữa viêm loét dạ dày - tá tràng (tt) Thuốc chữa viêm loét dạ dày - tá tràng thường gây khó chịu cho người dùng thuốc như: buồn nôn, trướng bụng, nhức đầu thậm chí có người bệnh thấy các triệu chứng này đã bỏ không dùng thuốc làm bệnh trầm trọng thêm. Vì vậy người bệnh cần có hiểu biết về các tác dụng phụ của thuốc cũng như cách khắc phục chúng. Kháng toan: Nhóm thuốc này có các dược chất chính là: Các muối nhôm (hydroxyd, phosphat, carbonat) Các muối magnesium (hydroxyd, trisilicat, carbonat). Calci carbonat. Biệt dược chứa calci carbonat: ulfon Biệt dược chứa muối nhôm: phosphalugel; gasterin gel. Biệt dược chứa muối magnesium + muối nhôm: maalox topaal; kremil-S; trigel; gastropulgite; varogel Natribicarbonat: Trước đây thường dùng nguyên chất dưới dạng viên nén 0,5g và 1g hoặc gói thuốc bột 50g hoặc 100g (thường gọi là thuốc muối). Nay không dùng, do nhược điểm: hại dạ dày, tăng tiết gastrin làm cho acid dịch vị (HCl) tiết nhiều hơn trước. Một số biệt dược phối hợp nhiều dược chất với natribicarbonat như citro cool. - Tác dụng của các dược chất nói trên là trung hòa acid dịch vị làm giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đầy bụng, khó tiêu. Thời gian thuốc có hiệu lực ngắn (khoảng 3 giờ). - Cách dùng: Uống lúc có triệu chứng đau vùng thượng vị. Uống sau bữa ăn một giờ và trước khi đi ngủ. Thuốc viên nén phải nhai kỹ viên thuốc rồi nuốt, sau đó súc miệng với nước sôi nguội, nuốt hết phần thuốc còn trong miệng. Dạng gel uống: hòa với 50ml nước sôi nguội rồi uống. Nguy cơ: Lượng nhôm lớn có thể gây sa sút trí tuệ tuổi già. Bảo vệ niêm mạc dạ dày - tá tràng: Có hai loại: Thuốc băng ổ loét: Sucralfat: là muối nhôm của sulfat disaccharid; tạo một phức hợp với các chất albumin và fibrinogen của dịch rỉ kết dính với ổ loét làm thành lớp bảo vệ ngăn tác dụng của acid dịch vị, pepsin và mật. Ức chế hoạt động của pepsin gắn với muối mật. Làm tăng sản xuất prostaglandin E2 và dịch nhày, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. - Chỉ định: điều trị và ngăn ngừa loét dạ dày - tá tràng. Phòng tái phát loét tá tràng. Phòng loét do stress. - Liều dùng, cách dùng: Uống vào lúc đói, 30 phút hoặc một giờ trước khi ăn. Uống 4 lần/ngày (trước bữa: sáng, trưa, tối và trước ngủ tối), liệu trình: 6-8 tuần. Biệt dược: Venter, viên hoặc gói 1g. - Tương kỵ: Với các thuốc kháng toan phải uống cách sucralfat 30 phút. Với các thuốc kháng thụ thể histamin–H2 và lansoprazol phải uống cách sucralfat 120 phút. Thuốc kích thích tiêu chất nhày và bicarbonat: Misoprostol là prostaglandin E1 tổng hợp, có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Liều 200 microgam có tác dụng mạnh, ức chế tiết acid dạ dày ban đêm hoặc tiết acid dạ dày do bữa ăn, do histamin. - Chỉ định: Dự phòng loét dạ dày do thuốc chống viêm không steroid và aspirin. Uống 4 lần/ngày, uống trong khi ăn. - Chống chỉ định: Quá mẫn với thuốc. Người mang thai. Biệt dược alsoben. Những phiền toái do tác dụng phụ của thuốc gây ra và cách khắc phục Hầu hết các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày – tá tràng có nguồn gốc hóa dược như: kháng sinh, kháng tiết, kháng toan, băng ổ loét đều gây khó chịu cho người dùng thuốc như: buồn nôn, trướng bụng, nhức đầu, mất vị giác, có khi nôn; ăn uống không thấy ngon trong suốt đợt dùng thuốc. Có người bệnh hoang mang không biết hỏi ai đã bỏ thuốc giữa chừng, làm cho bệnh trầm trọng thêm. Cách khắc phục: Ngậm một miếng gừng tươi (5-10g) đã cạo vỏ, thỉnh thoảng nhấm và nuốt nước, sau cùng nhai nuốt cả bã. Ngày 3 lần sáng, trưa, tối. Ngoài tác dụng chống buồn nôn, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa, gừng còn có tác dụng làm cho thuốc hấp thu tốt, tăng tác dụng diệt HP, bảo vệ gan chống tác hại của thuốc. Ăn nhiều rau, củ, quả để chống táo bón. Ăn sữa chua 1-2 lần/ngày để phục hồi vi khuẩn có lợi cho đường ruột đã bị kháng sinh tiêu diệt, tăng tác dụng diệt HP. Những thứ cần tránh khi bị viêm loét dạ dày - tá tràng Không hút thuốc lá, thuốc lào hoặc gần người đang hút thuốc. Không uống các chất có ethanol như: bia, rượu, kể cả rượu thuốc. Tránh stress: như quá lo âu, sợ hãi; quá buồn bực; quá giận dữ; quá thương cảm Hạn chế: Uống cà phê và nước chứa cafein (cocacola), chè đặc. Không tự ý sử dụng một số thuốc như: aspirin; các loại thuốc chứa steroid như: prednisolon, dexamethason các loại thuốc kháng viêm giảm đau (NSAID) như ibuprofen, diclofenac, selecoxib ; do các loại thuốc này ức chế sự tổng hợp prostaglandin (thành phần quan trọng của chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày) tạo điều kiện cho acid dịch vị và pepsin tấn công dạ dày gây viêm loét, xuất huyết dạ dày – tá tràng. Khi đi khám chữa bệnh khác: Cần thông báo cho bác sĩ biết tiền sử mình có bệnh loét dạ dày - tá tràng; để nếu thật cần thiết phải dùng các loại thuốc kháng viêm giảm đau kể trên, bác sĩ sẽ cho thêm thuốc phòng loét dạ dày như misoprostol hoặc kháng tiết acid. Phòng ngừa ung thư dạ dày - Khi xác định có viêm loét dạ dày, phải điều trị vài liệu trình để diệt hết HP trong dạ dày. - Định kỳ kiểm tra dạ dày bằng nội soi nếu có tiền sử viêm loét ở hang vị, tiền môn vị, bờ cong nhỏ. - Hằng ngày sử dụng thực phẩm phòng ung thư như: Tỏi tươi giã nát (mỗi bữa 5g tỏi tươi giã nát để 15 phút rồi cho chút nước mắm để chấm). Chế phẩm: nghệ, tỏi, chè xanh, beta caroten hoặc vitamin A 2.000UI/ngày. - Hạn chế ăn thức ăn chiên, rán, nướng. - Thường xuyên sử dụng rau sạch (rau có dư lượng đạm lớn khi ăn sẽ nhiễm nitrosamin là chất gây ung thư dạ dày. Dư lượng lớn thuốc trừ sâu sẽ nguy hại cho sức khỏe). . Điều cần biết khi dùng thuốc chữa viêm loét dạ dày - tá tràng (tt) Thuốc chữa viêm loét dạ dày - tá tràng thường gây khó chịu cho người dùng thuốc như: buồn nôn,. dịch nhày, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. - Chỉ định: điều trị và ngăn ngừa loét dạ dày - tá tràng. Phòng tái phát loét tá tràng. Phòng loét do stress. - Liều dùng, cách dùng: Uống vào. Phòng ngừa ung thư dạ dày - Khi xác định có viêm loét dạ dày, phải điều trị vài liệu trình để diệt hết HP trong dạ dày. - Định kỳ kiểm tra dạ dày bằng nội soi nếu có tiền sử viêm loét ở hang vị,