Chống lão hóa da mong muốn và thực tế Cùng với tuổi tác, những tác động bên trong cơ thể và môi trường làm cho da bị lão hóa, mất đàn hồi, nhăn nheo, khô ráp, không còn vẻ mềm mại tươi sáng Cùng với tuổi tác, những tác động bên trong cơ thể và môi trường làm cho da bị lão hóa, mất đàn hồi, nhăn nheo, khô ráp, không còn vẻ mềm mại tươi sáng Cấu tạo và sự lão hóa da Cấu tạo da gồm nhiều loại mô (mạch máu, dây thần kinh, chân lông, cơ, mỡ ) và hai lớp tế bào da (biểu bì và bì). Biểu bì gồm tế bào sừng sản sinh ra keratin làm hàng rào chống các tác nhân bên ngoài, tế bào sinh melanin chống nắng, tế bào langerhan tham gia vào hệ miễn dịch. Bì là các mô liên kết ưa nước gồm các nguyên bào sợi (fibroblast) có chức năng tổng hợp duy trì các thành phần ngoại bào, đồng thời tạo bộ khung cho da. Trên da có tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông, lông; đặc biệt có lớp màng hydrolipid chống mất nước, giữ độ ẩm. Các mô được bao bọc bởi mô liên kết. Mô liên kết chứa nhiều nước gồm các tế bào, chất tạo keo collagen. Nhờ mô liên kết mà da mềm mại, gấp, co giãn dễ dàng. Các phản ứng chuyển hóa trong tế bào phóng thích ra gốc tự do (GTD) nội sinh. Môi trường gồm nhiều yếu tố ô nhiễm vốn có sẵn trong thiên nhiên (nóng, ẩm, khô, tia cực tím, vi khuẩn ) và do chính con người tạo ra (chất thải công nghiệp, hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón, dược phẩm, mỹ phẩm ). Chúng tương tác với nhau, tạo ra GTD ngoại lai. Hai loại GTD này gây xáo trộn hoạt động của ty lạp thể, gây đột biến DNA (nguyên liệu chính của di truyền, tạo nên các đột biến, làm hỏng tế bào, hỏng các mô trong đó có mô liên kết. Các phân tử của chất tạo keo collagen vốn đứng riêng dưới dạng phân tử cũng do tác động của GTD mà tạo nên “liên kết chéo”, thay đổi cấu trúc. Các yếu tố ô nhiễm còn có thể gây nhiễm khuẩn, viêm, dị ứng, ngứa, rát, viêm, ung thư da Cách chống lão hóa da Dùng các chất chống GTD: Cung cấp các vitamin E, C, betacaroten: Vitamin E và betacaroten tan trong lipid, chống GTD ngay tại màng và bảo vệ màng tế bào. Vitamin C tan trong nước, dập tắt các GTD tan trong nước ở tế bào và dịch gian bào ngay trước khi chúng tấn công vào tế bào. Betacaroten còn giúp hình thành da, niêm mạc làm nhanh lên da non, lành vết thương khi bị lở loét, phỏng nám. Với người cao tuổi, betacaroten giúp làm mềm da, bớt đi vẻ khô ráp. Vitamin C xúc tác việc tạo thành collagen, một thành phần của mô liên kết. Tất cả chúng đều tăng cường khả năng miễn dịch. Để dùng chúng với vai trò chống GTD cần dùng dạng viên hỗn hợp có hàm lượng vitamin E 400IU, vitamin C 500mg và betacaroten 15mg. Các hỗn hợp vitamin có hàm lượng các vitamin này thấp sẽ không đủ khả năng chống GTD. Cung cấp acid béo thiết yếu: Các acid béo thiết yếu như omega-3 (gồm acid alphalinoleic - ALA), acid eisosapentanoictanoic - EPA và acid docosahexanoic - DHA), omega-6 (acid linoleic), tiền chất của acid arachidonic (ARA). DHA, ARA không những là thành phần tạo ra màng tế bào miễn dịch mà còn là chất phát đi tín hiệu huy động các tế bào miễn dịch tăng cường hoạt động chống các tác nhân bên ngoài xâm nhập. Ngoài ra, các loại acid béo thiết yếu như acid linoleic, gamalinoleic vốn rất quan trọng vì chúng nằm chính trong lớp phospholipid kép của màng tế bào biểu bì. Các nhà khoa học chứng minh được người bản xứ Bắc Mỹ có làn da đẹp nhờ dùng dầu cây Primrose và Borage giàu acid gamalinoleic, người Eskimo (Nhật) cũng có làn da đẹp và thọ hơn nhờ ăn nhiều cá hồi giàu omega-3. Dựa vào cơ sở này, các hãng đã sản xuất ra các dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng (sữa, dầu cá) nhằm tăng sức khỏe, làm đẹp da. Nếu ăn đều đặn các loại cá béo chứa omega ở biển (cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ ) hay ở đồng (cá chép, lươn, cá trê ), ăn nhiều dầu chứa loại acid linoleic (đậu nành, lạc, vừng ) cũng đạt được mong muốn không kém dùng các sản phẩm trên. Cung cấp flavonid: Hợp chất flavon vừa kích thích tuần hoàn vừa chống GTD rất mạnh. Ăn đủ khẩu phần các loại rau có màu đậm (rau dền, mùng tơi, rau cải ) các loại quả (cam, quýt, bưởi) sẽ có đủ lượng flavon cần thiết. Bổ sung hormon: Nữ giới, vào thời kỳ mãn kinh estrogen giảm, làm cho sự tái tạo tế bào da, hoạt động tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi giảm theo, khiến cho lớp màng hydrolipid mỏng dần và nguyên bào sợi hoạt động kém, kết quả da xấu đi. Nếu cần thiết dùng liệu pháp hormon thay thế cổ điển (estrogen + progesteron sớm, liều thấp, không kéo quá dài) hoặc dùng liệu pháp hormon mới (hormon tuyến yên tribolon). Dùng biện pháp chống nắng: Biện pháp chủ động: Không ra nắng giờ cao điểm (10-15 giờ). Nếu ra nắng cần đội mũ rộng vành mặc quần áo dài tay, đi vớ, khăn che mặt. Kem chống nắng: Tia tử ngoại có bước sóng 320-400 nanomet (UVA) và 290-320 nanomet (UVB) xuyên qua biểu bì và bì. Tia tử ngoại đi từ mặt trời tới trái đất hầu hết có bước sóng khoảng 310 nanomet. Kem chống nắng (chứa các chất paraminobenzoic, sabitan, sicarat, poloxamer, methylantrilat, propylenglycol, oxibenzon dầu khoáng, dầu chứa salicylat, cumarin ) cản tia tử ngoại có bước sóng khoảng này nên phòng được nám da. Dùng kem có chỉ số SPF=15-30 sẽ lọc được khoảng 93% tia UVB là vừa đủ. Thuốc chống nám: Thực ra, không có thuốc chống nám. Chỉ có thuốc dự phòng nám như ascorbic chậm (ở nồng độ 4%) hoặc các chất làm tăng cường chuyển hóa giúp tái tạo tế bào da như L-cystein (dùng riêng lẻ hay phối hợp với vitamin B6, C, B12, biotin) hoặc một số kem có chứa mequinol làm cho da đỡ bị thâm (như clairodermy, leodium, eny, enyfort). Tránh dùng các chất gây hại da Nicotin (trong thuốc lá) làm co mạch máu khiến cho sự trao đổi ôxy với các mô đặc biệt tại lớp bì giảm, da khô, xỉn màu. Rượu làm giãn mạch gây chứng đỏ da. Morphin, heroin gây suy hô hấp, làm cho các mô trong đó có da thiếu ôxy bị thâm và bệu. Hơn thế, chúng còn làm giảm tái tạo lại tế bào da. Cần kiêng thuốc lá rượu ma túy. Con người sống, làm việc phải có chuyển hóa, phải tiếp xúc với môi trường nên không thể tránh việc tạo ra GTD nội sinh, gặp GTD ngoại sinh. Không có cách ngăn cản hay đảo ngược sự lão hóa da. Song những cách trên có thể làm chậm, giảm các biểu hiện của quá trình đó. Cung cấp các chất chống GTD, là biện pháp dự phòng, cần làm thường xuyên, ngay khi còn trẻ. Chủ động tránh nắng có ích hơn dùng kem. Cần chú ý tới chế độ ăn hằng ngày. Chỉ nên dùng thuốc khi cơ thể không hấp thu đủ (như do bệnh tật, tuổi cao) và mỹ phẩm khi cần thiết. . Chống lão hóa da mong muốn và thực tế Cùng với tuổi tác, những tác động bên trong cơ thể và môi trường làm cho da bị lão hóa, mất đàn hồi, nhăn nheo, khô. mỡ ) và hai lớp tế bào da (biểu bì và bì). Biểu bì gồm tế bào sừng sản sinh ra keratin làm hàng rào chống các tác nhân bên ngoài, tế bào sinh melanin chống nắng, tế bào langerhan tham gia vào. ung thư da Cách chống lão hóa da Dùng các chất chống GTD: Cung cấp các vitamin E, C, betacaroten: Vitamin E và betacaroten tan trong lipid, chống GTD ngay tại màng và bảo vệ màng tế bào. Vitamin