Thuốc hạ cholesterol máu, dùng sao cho an toàn? Giải pháp đầu tiên trong điều trị cholesterol máu cao là áp dụng chế độ ăn hợp lý: chế độ ăn ít chất béo no và chất béo chuyển hóa; ăn nhiều trái cây và rau, các loại quả hạch và các loại hạt; tránh hút thuốc lá hoặc các sản phẩm từ thuốc lá; giới hạn lượng đồ uống có cồn vào cơ thể. Cholesterol là một phần quan trọng của tế bào và cũng là thành phần cấu tạo của một số hormon. Gan có thể sản xuất ra tất cả cholesterol mà cơ thể cần. Ngoài ra, cholesterol cũng vào được cơ thể từ những thức ăn có nguồn gốc động vật như: thịt, trứng, sữa. Quá nhiều cholesterol trong máu, đặc biệt là LDL – cholesterol dẫn đến nguy cơ bị bệnh mạch vành. Bên cạnh chế độ ăn, những người có cholesterol máu cao cũng cần tăng cường luyện tập và vận động. Nhưng đối với một số người, khi áp dụng những biện pháp này đơn thuần không làm giảm được lượng cholesterol trong máu. Do vậy, cần sử dụng thêm thuốc kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt để đưa lượng cholesterol về mức an toàn. Một số nhóm thuốc hay sử dụng để hạ cholesterol máu gồm: Nhóm statin: Còn được gọi là chất ức chế khử HMG-CoA. Các thuốc này ức chế enzym HMG-CoA reductase, làm chậm quá trình sản xuất cholesterol ở gan. Thuốc làm giảm LDL-cholesterol (cholesterol “xấu”), triglycerid và tăng nhẹ HDL-cholesterol (cholesterol “tốt”). Ngoài ra, thuốc còn có những tác dụng có lợi đối với bệnh nhân như: làm giảm kích thước của mảng bám ở mạch máu; ổn định mảng bám, tránh những mảng bám tách ra gây nghẽn mạch, nguyên nhân của những cơn đau tim cấp; giảm viêm; giảm lượng CRP; ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Do vậy, các statin là chỉ định đầu bảng cho những bệnh nhân có cholesterol máu cao. Tác dụng phụ hay gặp của thuốc là gây các vấn đề về tiêu hóa (nôn, đầy hơi, kích ứng dạ dày). Tác dụng phụ ít gặp hơn như: đau đầu, rối loạn giấc ngủ, tăng men gan, nhược cơ. Một số thuốc thuộc nhóm statin hay sử dụng là: rosuvastatin (crestor), atorvastatin (lipitor), simvastatin (zocor), fluvastatin (lescol)… Nhóm niacin (acid nicotinic): Được biết như là vitamin B3 hay vitamin PP. Một số biệt dược hay gặp như: nicolar, niaspan. Niacin được bổ sung từ thức ăn (thịt, gan, cá, rau xanh, ngũ cốc, khoai tây) hoặc bổ sung liều cao từ thuốc. Niacin làm giảm LDL-cholesterol, triglycerid và tăng HDL- cholesterol. Cơ chế chưa rõ ràng nhưng có thể do nó làm giảm sự sản xuất protein vận chuyển cholesterol và triglycerid. Tác dụng phụ có thể là ngứa, mẩn đỏ, đau đầu. Tương tác thuốc: Niacin khi dùng cùng thuốc nhóm statin như lovastatin hay simvastatin có thể làm tăng tổn thương gan và cơ. Khi sử dụng cùng với nhựa gắn acid mật thì các chất này sẽ ngăn cản sự hấp thu của niacin. Do vậy phải sử dụng cách nhau từ 4 - 6 giờ. Nhựa gắn acid mật: Thuốc này hoạt động bên trong ruột non, nó gắn với acid mật, ngăn cản sự tái hấp thu acid mật vào vòng tuần hoàn chung. Acid mật có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và được tạo ra từ cholesterol. Khi acid mật không được hấp thu, cơ thể sẽ sử dụng cholesterol dư thừa để tạo ra acid mật. Thuốc thuộc nhóm này có thể làm giảm LDL-cholesterol từ 10 - 20%. Tuy nhiên, bản chất của thuốc chỉ là nhựa trao đổi ion nên sau khi dùng thuốc 3 - 6 tháng, lượng cholesterol sẽ tăng trở lại. Thuốc đôi khi được chỉ định cùng nhóm statin ở những bệnh nhân có vấn đề về tim. Khi kết hợp 2 thuốc cùng nhau, tác dụng giảm LDL-cholesterol có thể lên tới trên 40%. Các hoạt chất hay sử dụng là cholestyramin (questran) và colestipol (colestid). Tác dụng phụ chủ yếu của chúng là gây táo bón, đầy hơi, kích ứng dạ dày. Cần chú ý rằng không sử dụng riêng nhựa gắn acid mật để giảm cholesterol máu trong trường hợp bệnh nhân có tăng triglycerid hoặc bị táo bón. Nhựa gắn acid mật không được hấp thu nên nó có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của các thuốc khác nếu uống cùng thời điểm. Do vậy, phải sử dụng cách nhau 4 - 6 giờ. Dẫn chất của acid fibric (fibrate): Làm giảm triglycerid máu do giảm sản xuất triglycerid ở gan và tăng tốc độ loại triglycerid ra khỏi máu. Các fibrate làm tăng HDL-cholesterol nhưng không có tác dụng làm giảm LDL- cholesterol. Mặc dù vậy, ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, đồng thời triglycerid cao hoặc LDL-cholesterol thấp, bác sĩ có thể cân nhắc việc kết hợp giữa một fibrate và một thuốc nhóm statin. Tác dụng phụ của thuốc chủ yếu là buồn nôn, kích ứng dạ dày, tiêu chảy. Chúng cũng có thể gây viêm gan nhưng tác dụng nhẹ và có hồi phục. Thuốc cũng có thể gây sỏi nếu dùng nhiều năm. Một số thuốc hay được sử dụng như: clofibrate (atromid), fenofibrate (tricor), gemfibrozil (lopid). Các chất ức chế hấp thu cholesterol: Ezetimib làm giảm lượng cholesterol của cơ thể bằng cách giảm hấp thu cholesterol ở ruột. Tuy nhiên, thuốc không làm ảnh hưởng đến hấp thu của triglycerid và các vitamin tan trong dầu. Thuốc thường được chỉ định kết hợp với một thuốc nhóm statin để tăng hiệu quả điều trị. Thuốc được hấp thu nên không ảnh hưởng đến sự hấp thu của các thuốc khác giống nhựa gắn acid mật. Do vậy, có thể uống cùng lúc ezetimib và statin chứ không cần uống cách 4 giờ như nhựa gắn acid mật. Nhìn chung, thuốc dung nạp tốt, tác dụng phụ chủ yếu là tiêu chảy, đau bụng, đau lưng, đau cơ. . Các thuốc này ức chế enzym HMG-CoA reductase, làm chậm quá trình sản xuất cholesterol ở gan. Thuốc làm giảm LDL -cholesterol (cholesterol “xấu”), triglycerid và tăng nhẹ HDL -cholesterol (cholesterol. Thuốc hạ cholesterol máu, dùng sao cho an toàn? Giải pháp đầu tiên trong điều trị cholesterol máu cao là áp dụng chế độ ăn hợp lý: chế. được lượng cholesterol trong máu. Do vậy, cần sử dụng thêm thuốc kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt để đưa lượng cholesterol về mức an toàn. Một số nhóm thuốc hay sử dụng để hạ cholesterol