1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn, thiết kế lại các hoạt động cho phù hợp đối tượng khi dạy sách sgk tiếng anh THPT

5 452 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

HƯỚNG DẪN, THIẾT KẾ LẠI CÁC HOẠT ĐỘNG CHO PHÙ HỢP ĐỐI TƯỢNG KHI DẠY SÁCH SGK TIẾNG ANH THPT Từ năm học 2006-2007, cấp THPT bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 16/2006-QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Đối với môn tiếng Anh, bộ SGK mới được sử dụng đã góp phần tạo ra những biến đổi tích cực trong việc dạy và học Ngoại ngữ ở cấp THPT. So với bộ sách tiếng Anh THPT hệ 3 năm trước đây, bộ sách mới theo chương trình 7 năm có nhiều điểm mới, như về hình thức, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, phương tiện và kiểm tra đánh giá. Tuy có nhiều điểm mới tích cực, nhưng bộ sách mới cũng là thách thức cho giáo viên giảng dạy. Trên thực tế, nhiều giáo viên cảm thấy khó khăn để giảng dạy SGK mới một cách có hiệu quả. Những khó khăn xuất phát từ những thay đổi về nội dung, phương pháp dạy học, việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ… Trong mỗi bài học, lượng kiến thức ngôn ngữ nhiều hơn, các hoạt động cũng đa dạng hơn. Thêm vào đó là khả năng và ý thức học ngoại ngữ của nhiều học sinh chưa tốt do các em chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của ngoại ngữ, ở các em còn xuất hiện tâm lý “ngại” hoặc “sợ” học ngoại ngữ, dẫn đến các em chưa cố gắng và đầu tư thời gian thích hợp cho việc học ngoại ngữ. Từ thực tế đó đòi hỏi các giáo viên trong quá trình giảng dạy phải phải đầu tư nhiều thời gian hơn, phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy với sự sáng tạo, linh hoạt trong các hoạt động dạy học để giúp học sinh hứng thú, lĩnh hội kiến thức mới cũng như phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, nhằm đạt được mục tiêu chương trình đề ra. Qua thực tế dự giờ giáo viên trong các đợt hội giảng hoặc thanh tra, tôi nhận thấy nhiều tiết dạy hiệu quả không cao, học sinh ít hứng thú, khó tiếp thu bài và khó thực hiện được các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Một trong những lý do làm giờ học không đạt hiệu quả là giáo viên dạy quá bám vào sách giáo khoa, chưa hướng dẫn rõ ràng hơn ngoài các yêu cầu trong sách, hoặc chưa mạnh dạn thiết kế lại các yêu cầu nhiệm vụ của bài cho phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh, chưa làm cho các hoạt động trở nên có ý nghĩa giao tiếp để cuốn hút học sinh tham gia, phát triển năng lực giao tiếp, đạt được mục tiêu của tiết học ngoại ngữ. Trong bài viết này tôi xin đưa ra một số ví dụ về việc giáo viên có thể thực hiện giảng dạy hiệu quả bằng cách gợi mở, làm rõ hơn những yêu cầu, hoặc thiết kế lại các nhiệm vụ của bài để làm cho học sinh dễ tiếp thu, thực hành có hiệu quả, hứng thú học từ đó phát triển năng lực giao tiếp. 1. Hướng dẫn, gợi mở giúp học sinh dễ thực hiện các nhiệm vụ Nhiều hoạt động trong sách giáo khoa đưa ra có hướng dẫn còn chung chung, chưa đầy đủ. Với những đối tượng học sinh còn yếu sẽ thấy lúng túng nếu giáo viên không làm cụ thể hoá những yêu cầu. Do vậy, trước khi tiến hành hướng dẫn học sinh thực hiện bất cứ hoạt động nào, giáo viên cần phải đặt câu hỏi liệu hướng dẫn trong sách đã đủ để học sinh thực hiện hay chưa, có cần phải gợi mở thêm, trợ giúp cho học sinh để các em hiểu các nhiệm vụ phải làm và tự tin thực hiện có hiệu quả. Ví dụ: Unit 10: Endangered species, B. Speaking, Task 2, page 110 (English 12, chương trình chuẩn) 1 Yêu cầu của nhiệm vụ này là học sinh sử dụng những thông tin đã có về 4 loài vật có nguy cơ bị tuyệt chủng để đặt các câu hỏi và trả lời về chúng. Những câu hỏi về các vấn đề như nơi sinh sống, số lượng, chiều cao, trọng lượng, thức ăn, tuổi thọ, lý do dẫn đến số lượng loài vật sút giảm. Trong sách đưa ra 2 ví dụ cho câu hỏi và trả lời về nơi ở và số lượng của loài vật. Đối với những học sinh khả năng còn yếu thì rất khó để hình thành những câu hỏi còn lại. Khi đó đòi hỏi giáo viên phải gợi mở thêm, hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi cho những thông tin còn lại. Lưu ý là không phải giáo viên cung cấp sẵn những câu hỏi ngay từ đầu mà nên gợi mở để học sinh tự đưa ra. Nếu học sinh gặp khó khăn thì giáo viên có thể cung cấp. Khi học sinh đã nắm được cách đặt câu hỏi và trả lời, các em sẽ thấy tự tin khi thực hành. Ví dụ giáo viên có thể gợi mở, giúp học sinh hình thành các câu hỏi theo yêu cầu của nhiệm vụ như sau: - Where do giant pandas live? - What’s the population of pandas in the world? - What’s their height/ How tall are they? - What’s their weight/ How much do they weigh? - What’s their food/ What do they eat? - How long do they live? - What are the reasons for the decline in the number of pandas/ Why does the number of pandas decline? 2. Thiết kế lại hoạt động cho phù hợp với khả năng của học sinh Nhiều hoạt động trong sách giáo khoa có số lượng câu hỏi nhiều và đòi hỏi các kỹ năng làm bài khác nhau, làm cho học sinh không dễ thực hiện. Cho nên giáo viên cần căn cứ vào đối tượng học sinh và từng hoạt động cụ thể để thiết kế lại cho phù hợp. Có thể thực hiện thiết kế lại 2 bằng cách chia nhỏ các yêu cầu, làm cho các nhiệm vụ trở nên đơn giản hơn đối với học sinh để học sinh nắm bắt và thực hiện tốt, đạt được mục tiêu của bài học. Ví dụ: Unit 12: The Asian Games, Tiết Listening: While you listen, Task 1, page 142 (Tiếng Anh lớp 11, chương trình chuẩn) Task 1. Listen and choose the best answer A, B, C or D for the following sentences. 1.Yuko won the gold medal in women's swimming. She set a new world record time of____. A.200 seconds C. 1 minute 58 seconds B.1 minute 38 seconds D. 1 minute 48 seconds 2.Lily got an average of ________ points in her gymnastics event. A. 9.5 B. 5.9 C. 15 D. 5 3.Lee Bong-ju jumped________ and he won the gold medal in men's long jump. A. 8.5 m B. 8.9 m C. 9.8 m D. 18 m 4.The bar that Vichai had to jump over was at_________ . A. 3.2m B. 2.3 m C. 2.0 m D. 2.5 m 5.Which of the following sports events was NOT mentioned in the report? A. swimming C. long and high jumps B. gymnastics D. weightlifting Trong phần này học sinh phải nghe 1 bản tin thể thao về Asian Games và trả lời 5 câu hỏi bằng cách chọn các phương án trả lời trong số các phương án đưa ra. Yêu cầu này có thể không đơn giản với khả năng nghe của nhiều học sinh vì các câu hỏi đòi hỏi có các kỹ thuật nghe khác nhau. Từ câu 1 đến câu 4 hỏi về thông tin cụ thể, trong khi câu hỏi 5 hỏi về ý khái quát. Với nhiệm vụ trên giáo viên có thể thiết kế lại như sau: Thiết kế nhiệm vụ này thành 2 nhiệm vụ nhỏ. * Nhiệm vụ 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghe và trả lời câu hỏi 5. Đây là hoạt động đơn giản hơn, học sinh nghe để lấy thông tin khái quát, không cần phải nắm bắt hết tất cả các thông tin chi tiết của bài. 5. Which of the following sports events was NOT mentioned in the report? A. swimming C. long and high jumps B. gymnastics D. weightlifting * Nhiệm vụ 2: Yêu cầu học sinh nghe lại bài, lần này nghe chú ý vào các thông tin chi tiết để chọn phương án trả lời cho 4 câu hỏi còn lại. Rõ ràng cách thiết kế lại hoạt động của bài bằng cách chia nhỏ các nhiệm vụ sẽ làm cho học sinh nắm được yêu cầu của bài và thực hiện dễ dàng hơn. 3. Thiết kế lại để hoạt động mang tính giao tiếp Ở giai đoạn thực hành để nắm được mẫu lời nói, giáo viên có thể sử dụng các bài tập máy móc, thay thế, lắp ghép. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng loại bài tập này, mà cần chuyển nhanh sang các hoạt động thực hành có ý nghĩa hơn vì những bài tập loại này không phù hợp với các tình huống giao tiếp thật ngoài đời, dễ làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán, không phát huy được tính tích cực của học sinh, và điều quan trọng là không phát triển được năng lực giao tiếp của học sinh. Những bài tập nặng về thực hành máy móc ở trong sách giáo khoa còn nhiều. Giáo viên có thể thiết kế lại các bài tập để có tính giao tiếp hơn. 3 Ví dụ: Unit 12: The Asian Games, Tiết Speaking: Task 1, page 139 (Tiếng Anh lớp 11, chương trình chuẩn) B. SPEAKING Task 1. Work in pairs. Ask and answer questions about the Asian Games, using the information from the table below. Games No. Host country Year Number of countries Number of sports 1 India 1951 11 6 2 Philippines 1954 18 8 3 Japan 1958 20 13 4 Indonesia 1962 17 13 5 Thailand 1966 18 14 6 Thailand 1970 18 13 7 Iran 1974 25 16 8 Thailand 1978 25 19 9 India 1982 33 21 10 Korea 1986 27 25 11 China 1990 37 27 12 Japan 1994 42 34 13 Thailand 1998 41 36 14 Korea 2002 44 38 15 Qatar 2006 45 39 Example: A: When and where were the I s ' Asian Games held? B: (They were held) in 1951 in India. A: How many countries took part in the Games? B: Eleven. A: How many sports were there at the Games? B: Six. Yêu cầu của nhiệm vụ này là học sinh làm việc theo cặp đặt câu hỏi và trả lời theo mẫu. Đây là dạng bài tập thay thế, học sinh không phải động não nhiều, chỉ việc dùng số liệu đã cho để thay thế, tạo câu mới. Bài tập này không tạo nhu cầu giao tiếp của học sinh bởi học sinh đã thấy các câu trả lời ở trong sách. Như vậy hoạt động rõ ràng không mang tính giao tiếp. Giáo viên có thể thiết kế lại bài tập này để có tính giao tiếp hơn bằng cách như sau: Giáo viên thiết kế thành 2 bảng. Ở bảng 1 có chứa những thông tin mà không có ở bảng 2 và ngược lại Từ đó để có được thông tin thì học sinh phải hỏi để nắm bắt. Để thực hiện, giáo viên yêu cầu học sinh gấp SGK lại, sau đó phát cho các em handouts table 1 và table 2. Học sinh làm việc theo cặp. Trong mỗi cặp, 1 em có table 1 và 1 em có table 2. Học sinh sẽ lần lượt hỏi để có được thông tin mà mình không có và điền vào trong bảng của mình. Khi thực hiện xong học sinh có thể so sánh với nhau để kiểm tra mức độ nghe và ghi chính xác. Hoạt động như vậy sẽ có tính giao tiếp hơn và học sinh cũng đỡ cảm thấy nhàm chán. Ví dụ: S1 (table 1): - When and where were the 2 nd Asian Games held? S2 (table 2): - (They were held) in 1954 in Philippines. S1: - How many countries took part in the Games? S2: - Eighteen S1: - How many sports were there at the Games? S2: - Eight. 4 Table 1: Games No. Host country Year Number of countries Number of sports 1 India 1951 11 6 2 3 Japan 1958 20 13 4 5 Thailand 1966 18 14 6 7 Iran 1974 25 16 8 9 India 1982 33 21 10 11 China 1990 37 27 12 13 Thailand 1998 41 36 14 15 Qatar 2006 45 39 Table 2: Games No. Host country Year Number of countries Number of sports 1 2 Philippines 1954 18 8 3 4 Indonesia 1962 17 13 5 6 Thailand 1970 18 13 7 8 Thailand 1978 25 19 9 10 Korea 1986 27 25 11 12 Japan 1994 42 34 13 14 Korea 2002 44 38 15 Trên đây là một số trong nhiều trường hợp giáo viên có thể gợi mở để trợ giúp học sinh, hoặc thiết kế lại các hoạt động trong sách để phù hợp hơn với khả năng của học sinh, giúp học sinh hiểu và thực hiện các yêu cầu một cách có hiệu quả, đồng thời cũng làm học sinh hứng thú hơn với những hoạt động có tính giao tiếp, qua đó phát triển kỹ năng cho học sinh. Tóm lại, để tiến hành bài dạy có hiệu quả, giáo viên cần nắm rõ mức độ yêu cầu, tính chất của các hoạt động trong sách, hiểu rõ trình độ và đặc điểm của học sinh mình, để từ đó đưa ra những hướng dẫn, yêu cầu hoặc thiết kế lại cho phù hợp, nhằm giúp học sinh học tập hiệu quả, đạt được mục tiêu của giờ dạy. 5 . HƯỚNG DẪN, THIẾT KẾ LẠI CÁC HOẠT ĐỘNG CHO PHÙ HỢP ĐỐI TƯỢNG KHI DẠY SÁCH SGK TIẾNG ANH THPT Từ năm học 2006-2007, cấp THPT bắt đầu thực hiện chương trình. hiện. Cho nên giáo viên cần căn cứ vào đối tượng học sinh và từng hoạt động cụ thể để thiết kế lại cho phù hợp. Có thể thực hiện thiết kế lại 2 bằng cách chia nhỏ các yêu cầu, làm cho các nhiệm. decline? 2. Thiết kế lại hoạt động cho phù hợp với khả năng của học sinh Nhiều hoạt động trong sách giáo khoa có số lượng câu hỏi nhiều và đòi hỏi các kỹ năng làm bài khác nhau, làm cho học sinh

Ngày đăng: 14/07/2014, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w