Thành phần phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp.. b.Tính gia trị bằng số của V.. Nung nóng 29 gam oxit này trong ống sứ đồng thời cho luồng khí CO đi qua.. Sau khi phản ứng hoàn t
Trang 1
UBND HUYỆN LẤP VÒ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC MÔN VĂN HÓA CẤP THCS HUYỆN LẤP VÒ
MÔN THI : HÓA HỌC THỜI GIAN : 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề )
Câu 1 : (1 điểm )
Mô tả ,quan sát ,nhận xét thí nghiệm đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi
Câu 2 : (3,50 điểm )
Viết các phương trình phản ứng và kèm theo điều kiện (nếu có ) thực hiện những biến hóa hóa học theo sơ đồ sau :
(2) (3) (4)
FeCl2 Fe(OH)2 FeSO4
(1)
Fe2O3 Fe
(5) (6) (7)
FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3
Câu 3 : (2 điểm )
Trình bày phương pháp hoá học nhận biết 3 dung dịch muối : KNO3 ; KCl ;K2SO4 Viết phương trình phản ứng (nếu có )
Câu 4 : (2,5 điểm )
Cho 12,7 gam một muối sắt clorua vào dung dịch NaOH có dư , thu được 9 gam một chất kết tủa Xác định công thức hóa học của muối
Câu 5 : (5 điểm )
Cho 3,8 gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHCO3 tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1g/ml ) đồng thời giải phóng 896 ml khí X Hãy tính
a Thành phần phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp
b.Tính gia trị bằng số của V
Câu 6 : (3 điểm )
Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 2,5M và bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 1M
để khi pha trộn chúng với nhau được 600ml dung dịch H2SO4 1,5 M
Câu 7 : (3 điểm )
Sau khi loại bỏ tạp chất có trong một loại quặng sắt , người ta thu được một oxit của sắt Nung nóng 29 gam oxit này trong ống sứ đồng thời cho luồng khí CO đi qua Sau khi phản ứng hoàn toàn , khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là 21 gam
a Xác định công thức của oxit sắt
b.Tính thể tích khí CO (đktc ) tối thiểu cần dùng
( Cho biết : H = 1 ; S =32 ; O = 16 ; C = 12 ; Na = 23 ; Cl = 35,5 ; Fe = 56 )
Đề chính
thức
Trang 2Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẤP VÒ
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN HÓA HỌC
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC MÔN VĂN HÓA CẤP THCS HUYỆN LẤP VÒ
Câu 1 : (1 điểm )
+Mô tả thí nghiệm : Cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ (bằng hạt đậu xanh ) lưu huỳnh
(S) bột Đưa muỗng sắt có chứa lưu huỳnh vào ngọn lữa đèn cồn cho lưu huỳnh cháy trong không khí , sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ chứa đầy oxi (0,50điểm )
+Quan sát , nhận xét :
-Lưu huỳnh vào ngọn lữa đèn cồn sẽ bắt cháy ngay với ngọn lữa nhỏ xanh nhạt (0,25 điểm )
-Đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ đựng oxi , lưu huỳnh sẽ cháy sáng rực trong oxi (0,25 điểm )
Câu 2 : (3,50 điểm )
Các phương trình phản ứng : ( yêu cầu phải cân bằng đúng ,có điều kiện kèm theo , mỗi phương trình đúng hoàn toàn được ( 0,50 điểm ) nếu chỉ sai một yêu cầu không có điểm )
t o
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 (1)
(hoặc với C hay với H2 )
Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (2)
FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl (3)
Fe(OH)2 + H2SO4 FeSO4 + 2H2O (4)
to
2Fe + 3Cl2 2FeCl3 (5)
FeCl3 + 3KOH Fe(OH)3 + 3KCl (6 )
to
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O (7 )
Câu 3 : (2 điểm )
+Lấy mỗi dung dịch một ít cho vào ống nghiệm riêng, nhỏ vào mỗi ống dài giọt dung dịch BaCl2 (thuốc thử ) trường hợp nào xuất hiện kết tủa trắng đó là dung dịch K2SO4
(0,50 điểm )
BaCl2 + K2SO4 BaSO4 + 2KCl (0,50 điểm )
Trang 3(Kết tủa trắng)
+Lấy 2 dung dịch còn lại cho vào hai ống nghiệm riêng , rồi nhỏ vào mỗi ống vài giọt dung dịch AgNO3 ,trường hợp nào xuất hiện kết tủa trắng là dd KCl (0,50 điểm )
KCl + AgNO3 AgCl + KNO3 (0,50điểm )
(Kết tủa trắng )
Câu 4 : (2,5 điểm )
Công thức của muối có dạng FeClx ( x = hoá trị của sắt ) (0,25 điểm )
Phương trình phản ứng :
FeClx + x NaOH Fe(OH)x + x NaCl (0,50 điểm )
(56 + 35,5 x)g (56 + 17 x )g (0,25 điểm )
Từ tỉ lệ :
56 + 35,5x = 56 + 17x (0,50 điểm )
12,7 9
Hay : ( 56 + 35,5x) 9 = 12,7 ( 56 + 17x) (0,50 điểm )
Giải phương trình ta được x = 2 (0,25 điểm )
Vậy công thức hóa học của muối : FeCl2 (0,25 điểm )
Câu 5 : (5 điểm )
-Khí X là CO2 (sản phẩm tạo ra từ phản ứng giữa axit với muối cacbonat )
-Từ các phương trình phản ứng và số liệu của đề bài ,ta lập được hệ phương trình (khối lượng hỗn hợp ,thể tích hoặc số mol khí )
a
nx = n CO 2 = 896 = 0,04 (mol) (0,25 điểm )
22.400
Các phương trình phản ứng :
NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O (0,50 điểm )
x mol x mol x mol
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O (0,50 điểm )
y mol 2y y mol
nCO 2 = x + y = 0,04 (1 ) (0,25 điểm )
NaHCO3 M = 84 (g) (0,25 điểm ) ; Na2CO3 M =106 (g) (0,25 điểm )
m NaHCO 3 = 84 x (g) (0,25 điểm ) ; m Na 2 CO 3 = 106 y (g ) (0,25 điểm )
m hh = 84x + 106y = 3,8 (2 ) (0,50 điểm )
Giải hệ phương trình (1 ) và (2 ) ta được : x = 0,02 (mol ) (0,25 điểm ) ; y = 0,02 (mol) (0,25 điểm )
Thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp
3,8 3,8
Trang 4% Na2CO3 = 100 – 44,21 = 55,79% (0,25 điểm )
b Tổng số mol HCl tham gia phản ứng
x + 2 y = 0,06 (mol) (0,25 điểm )
m HCl = n M = 0,06 36.5 = 2,19 (g) (0,25 điểm )
m dd HCl = 2,19 100 = 10,95 (g) (0,25 điểm )
20
Thể tích dung dịch HCl cần dùng :
V = mdd = 10,95 = 10 (ml) (0,25 điểm )
d 1,1
Câu 6 :(3 điểm ) học sinh có thể giải theo 2 cách
* Cách 1 :
Đổi ra lít : 600 ml = 0,6 (lít) (0,25 điểm )
-Giả thuyết phải dùng x lít dung dịch H2SO4 2,5M thì thể tích dung dịch H2SO4 1M sẽ là: (0,6 –x ) lít (0,50 điểm )
Số mol H2SO4 trong dung dịch 2,5M là : 2,5x (0,25 điểm )
Số mol H2SO4 trong dung dịch 1M là : (0,6 – x )1 (0,25 điểm )
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng : Số mol H2SO4 trong dung dịch sau khi pha trộn phải bằng tổng số mol H2SO4 trong hai dung dịch đã dùng và bằng :
2,5x + (0,6 – x )1 = (1,5x + 0,6 ) mol (0,50 điểm )
Nồng độ mol của dung dịch là
CM = nct 1,5 x + 0,6 = 1,5 1,5x = 0,9 – 0,6 (0,25 điểm )
Vdd 0,6 (0,25 điểm )
x = 0,2 (lít ) (0,25 điểm )
-Cần dùng 0,2 lít (200 ml ) dung dịch H2SO4 2,5M (0,25 điểm )
-Cần dùng 0,6 – 0,2 = 0,4 lít (400ml) dung dịch H2SO4 1M (0,25 điểm )
*Cách 2 :
Áp dụng qui tắc đường chéo
x ml H2SO4 1 M 2,5 – 1.5 = 1
x = 1 1,5 M y 0,5 (0,25 điểm )
y ml H2SO4 2,5 M 1,5 – 1 = 0,5
Thiết lập đúng qui tắc đường chéo (1 điểm)
Ta có : x = 1 = 2 x = 2y
y 0,5 1
(0,25 điểm ) (0,25 điểm )
mà x + y = 600 2y + y = 600 y = 200 (ml)
(0,25 điểm ) (0,25 điểm ) (0,25 điểm )
x = 2 200 = 400 (ml) (0,25 điểm )
Vậy cần 400 ml dung dịch H2SO4 1 M trộn với 200 ml H2SO4 2,5 M (0,25 điểm )
Câu 7 : (3 điểm )
Trang 5-CO đã khử oxi trong oxit nên độ giảm khối lượng của chất rắn sau phản ứng chính là khối lượng oxi trong 29 gam oxit
-Từ mFe và m O ta lập được công thức oxit sắt
-Từ phương trình phản ứng khử ta tìm được nCO rồi VCO
-Công thức của oxit sắt : FexOy
a Phương trình phản ứng hóa học
FexOy + yCO xFe + yCO2 (0,50 điểm )
29 gam 21 gam
Khối lượng nguyên tố oxi có trong 29 gam FexOy là
29 – 21 = 8 (g ) (0,25 điểm )
x : y = mFe : mO = 21 : 8 = 0,375 : 0,5 = 3 : 4 (0,50 điểm )
MFe MO 56 16
Công thức của oxit sắt là Fe3O4 (0,25 điểm )
b nFe3O4 = 29 = 0,125 (mol ) (0,50 điểm )
232
to
Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2 (0,50 điểm )
0,125 mol 4 0,125 mol
Thể tích khí CO tối thiểu cần dùng là :
22,4 (4.0,125) = 11,2 (lit) (0,50 điểm )
-Hết