PHẦN III: CÔNG ĐOÀN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân (GCCN) và của NLĐ Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của NLĐ. Tổ chức Công đoàn hoạt động trên cơ sở Hiến pháp (Điều 10), Bộ luật Lao động (Chương XIII), Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. CHỨC NĂNG CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM o Đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động (CNVC-LĐ); o Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; o Giáo dục, động viên CNVC-LĐ phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ĐỐI TƯỢNG GIA NHẬP CÔNG ĐOÀN CNVC-LĐ Việt Nam làm công ăn lương; NLĐ tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, nam nữ, tín ngưỡng, nếu tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn. THỦ TỤC KHI MUỐN GIA NHẬP CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM o Tự viết đơn xin gia nhập Công đoàn. o Nộp đơn cho Ban chấp hành Công đoàn cơ sở nơi đang làm việc. o Những gì chưa rõ, mời bạn gặp gỡ cán bộ CĐ cơ sở để được giúp đỡ. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ o Trước khi cho NLĐ nghỉ việc do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo quy định tại khoản 1 điều 17 Bộ Luật Lao động, NSDLĐ phải trao đổi nhất trí với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (BCH CĐCS) theo khoản 2 điều 38 Bộ Luật Lao động. o Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo các điểm a, b và c khoản 1 điều 38 Bộ Luật Lao động, NSDLĐ phải trao đổi, nhất trí với BCH CĐCS. o Khi điều chuyển công việc hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với ủy viên BCH CĐCS thì NSDLĐ phải trao đổi, nhất với BCH CĐ; đối với chủ tịch CĐCS thì phải trao đổi nhất bằng văn bản với Công đoàn cấp trên trực tiếp. o Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của đại diện BCH CĐCS. o BCH CĐCS đại diện thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể (TULĐTT) với NSDLĐ. o Trước khi khấu trừ tiền lương của NLĐ, NSDLĐ phải thỏa thuận với BCH CĐCS. o NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của BCH CĐCS trước khi quyết định quy chế thưởng cho NLĐ. o Trước khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động NSDLĐ có trách nhiệm tham khảo ý kiến BCH CĐCS. o NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của BCH CĐCS trước khi quy định lịch nghỉ hàng năm cho NLĐ. o Trước khi ban hành nội quy lao động, NSDLĐ phải tham khảo ý iến của BCH CĐCS. o Khi xem xét xử lý kỷ luật NLĐ phải có sự tham gia của đại diện BCH CĐCS. o Khi xem xét xử lý việc bồi thường thiệt hại của NLĐ theo điều 89 và điều 90 Bộ Luật Lao động thì phải có sự tham gia của đại diện BCH CĐCS. o Trước khi tạm đình chỉ công việc của NLĐ để điều tra, xác minh, NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của BCH CĐCS. o Đại diện BCH CĐCS Công đoàn lâm thời phối hợp với Thủ trưởng đơn vị xem xét, quyết định những NLĐ đủ điều kiện đi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe o CĐCS cùng với cơ quan, đoan vị, tổ chức đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của tập thể lao động theo quy định. o BCH CĐCS tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của NLĐ theo quy định của pháp luật. QUYỀN CỦA ĐOÀN VIÊN CÔNG ĐOÀN o Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; ứng cử, đề cử và bầu cơ quan lãnh đạo Công đoàn; phê bình, chất vấn cán bộ lãnh đạo Công đoàn, kiến nghị, bãi miễn cán bộ Công đoàn có sai phạm. o Được Công đoàn bảo vệ nhân phẩm và lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm. o Được Công đoàn tư vấn miễn phí về Pháp luật Lao động và Công đoàn; hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn. Được tham gia các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thê thao, du lịch, nghỉ ngơi do Công đoàn tổ chức. o Khi nghỉ hưu, đoàn viên nghỉ sinh hoạt Công đoàn được CĐCS nơi công tác làm thủ tục về nghỉ và Công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do Công đoàn tổ chức. ĐOÀN VIÊN CÓ NGHĨA VỤ o Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. o Thực hiện các nghị quyết của Công đoàn, tham gia các hoạt động và sinh hoạt Công đoàn, đóng đoàn phí, tuyên truyền phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn; o Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, tay nghề, rèn luyện phẩm phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; o Giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và tổ chức tốt cuộc sống; đoàn kết giúp đỡ nhau bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn. QUYỀN LỢI CỦA DOANH NGHIỆP KHI CÓ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN Ở DOANH NGHIỆP o Được tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp theo Pháp luật Việt Nam. o Được Công đoàn phối hợp để động viên NLĐ thi đua làm việc với năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; giáo dục NLĐ có ý thức chấp hành tốt kỷ luật lao động vì việc làm, đời sống của NLĐ và sự phát triển của doanh nghiệp. NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN Cộng tác chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi để thành lập CĐCS và hoạt động của tổ chức công đoàn theo quy định của Pháp luật Việt Nam. . ĐOÀN VIÊN CÔNG ĐOÀN o Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; ứng cử, đề cử và bầu cơ quan lãnh đạo Công đoàn; phê bình, chất vấn cán bộ lãnh đạo Công đoàn,. bãi miễn cán bộ Công đoàn có sai phạm. o Được Công đoàn bảo vệ nhân phẩm và lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm. o Được Công đoàn tư vấn miễn phí về Pháp luật Lao động và Công đoàn;. thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo quy định tại khoản 1 điều 17 Bộ Luật Lao động, NSDLĐ phải trao đổi nhất trí với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (BCH CĐCS) theo khoản 2 điều 38 Bộ Luật Lao động.