Tiết 45 - Bài 28. TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nắm được nét chính về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam giữa thế kỷ XIX để có thể cắt nghĩa được nguyên nhân các đề nghị cải cách. - Nội dung chính của phong trào cải cách Duy Tân và một số nhà cải cách tiêu biểu. - Hiểu được nguyên nhân vì sao các đề nghị cải cách đều bị khước từ. Tác dụng của những đề nghị cải cách đối với sự ra đời của phong trào Duy Tân ở nước ta hồi đầu thế kỷ XX, ý nghĩa của trào lưu cải cách với nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. 2. Tư tưởng: - Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực, thẳng thắn của các nhà Duy Tân ở Việt Nam, muốn cải cách nhằm tạo ra thực lực chống ngoại xâm. - Giáo dục thái độ trân trọng đối với những giá trị đích thực của tư tưởng, trí tuệ con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 3. Kỹ năng: - Kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận định một vấn đề lịch sử. - Kỹ năng liên hệ thực tế, rút ra bài học lịch sử. II. Phương tiện dạy học: - Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa ở nửa cuối thế kỷ XIX. - Tài liệu về cá nhân vật lịch sử: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyên bản đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Huy Tế. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định tổ chức:1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ Câu hỏi: Hãy nhận xét về cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế? - Thời gian tồn tại: lâu hơn bất kỳ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương. - Quy mô: trên một địa bàn rộng lớn lực lượng đông đảo nông dân. - Tính chất: Tính dân tộc, yêu nước sâu sắc. - Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh, lại còn câu kết với phong kiến, lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, lại cô lập, bó hẹp trong một địa phương. 3. Bài học: *Mở bài: Vào nửa cuối thế kỷ XIX, bên cạnh các cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trên chiến trường như các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương, khởi nghĩa nông dân Yên Thế, phong trào đấu tranh của các dân tộc miền núi mà các em đã được học ở các bài trước, lòng yêu nước của quần chúng nhân dân Việt Nam còn được thể hiện bằng nhiều hành động khác nhau, trong đó có việc đề xuất các đề nghị cải cách canh tân đất nước. Đó là một nhu cầu khách quan của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ nên đã phát triển thành một trào lưu gọi là: Trào lưu cải cách Duy Tân. Vậy trào lưu này ra đời như thế nào, có nội dung, kết cục và ý nghĩa như thế nào trong lịch sử dân tộc? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay. * Hoạt động 1: a, Mục tiêu: Học sinh nắm được bối cảnh ra đời của trào lưu cải cách duy tân nửa cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam. b, Nội dung: TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng 10’ GV: Gọi HS đọc: “Vào những năm nghiêm trọng” GV: Nêu những nét cơ bản nhất về tình hình xã hội Việt Nam lúc bấy giờ? HS: - Thực dân Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kỳ, chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kỳ. - Triều đình Nguyễn vẫn thực hiện những chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế xã hội Việt Nam suy yếu, khủng hoảng. GV: Những biểu hiện của sự suy yếu, khủng hoảng của nước ta nửa cuối thể kỷ XIX? HS: - Chính trị: bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng. - Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ, tài chính kiệt quệ. - Xã hội: nhân dân đói khổ, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt. Trước tình cảnh đất nước ngày một suy yếu, thực dân Pháp đang mưu mô xâm lược thôn tính nước ta. GV: Chống xâm lược, chống lại chế độ phong kiến thế kỷ XIX, có những cuộc khởi nghĩa lớn nào? HS: - 1862, khởi nghĩa Cai Tổng Vàng (Bắc Ninh) - 9/1862, khởi nghĩa Nông Hùng Thạc (Tuyên Quang) - Bạo loạn Tạ Văn Phụng (1861 - 1865) 1. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. - Thực dân Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược ra khắp cả nước. - Triều đình Huế lỗi thời lạc hậu -> đất nước suy yếu, khủng hoảng trầm trọng. TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng - 1866, khởi nghĩa kinh thành Huế. GV: Kể thêm về khởi nghĩa của binh lính và dân phu tại kinh thành Huế. 1866, cuộc khởi nghĩa lớn của lính và thợ thuyền làm việc tại công trường xây dựng Khiêm Lăng của Tự Đức. Tham gia lãnh đạo có một nhóm sĩ phu và quan lại quý tộc như Đoàn Hữu Trưng, Trương Trọng Hòa -> làm cho triều đình bị choáng váng. Kết quả tất cả các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại nhưng đã đánh dấu sự suy đến cùng cực của triều Nguyễn, sự phẫn nộ cao độ của các tầng lớp nhân dân với giai cấp thống trị -> mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. -> Vụ biến đã làm mâu thuẫn giai cấp vốn tồn tại từ lâu trở nên gay gắt hơn. - Lúc này như các em thấy mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang đan xen với nhau làm cho xã hội thêm rối loạn (trong đó mâu thuẫn dân tộc là cấp bách nhất). GV: Tình hình này giống với nước nào chúng ta đã học? HS: Nhật Bản, Trung Quốc. GV: Đứng trước sự suy yếu của đất nước, Nhật Bản, Trung Quốc đã làm gì? HS: Duy tân đất nước. GV: Tình hình nước ta nửa cuối thế kỷ XIX, có nhiều điểm giống với Trung Quốc những năm cuối của thế kỷ XIX, giống với tình hình Nhật Bản vào năm 1868. Tình hình này đặt ra cho chúng ta cũng như đã từng đặt ra cho nhân dân Trung Quốc và Nhật Bản yêu cầu cấp thiết: Hoặc là phải thay đổi chế độ hoặc là phải tiến hành cải cách xã hội cho phù hợp. Trong tình hình nước ta lúc này, khả năng thứ 2 có tính khả thi cao hơn. Vì thế vào cuối thế kỷ XIX, trào lưu cải cách Duy Tân ra đời. (Duy tân là thay đổi theo cái mới, cái tiến bộ, bỏ cái cũ, lạc hậu trong đời sống xã hội, xây dựng đất nước. - Trào lưu cải cách duy tân ra đời. *Hoạt động 2:Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nữa cuối thế kỉ XIX. a , Mục tiêu: Học sinh nắm được nguyên nhân những đề nghị cải cách được đưa ra, nội dung các đề nghị cải cách và những nhà cải cách tiêu biểu. b , Nội dung TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng 15’ GV: Thời gian này, nhiều sĩ phu yêu nước, một số quan lại liên tục dâng lên triều đình hàng loạt đề nghị cải cách, đòi canh tân đất nước. GV: Xuất phát từ đâu các sĩ phu, quan lại lại đưa ra những đề nghị cải cách? HS: Từ thực trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội Việt Nam. - Từ lòng yêu nước, thương dân muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. GV: Bản thân một số sĩ phu, quan chức đặc biệt là số sĩ phu công giáo, do có dịp đi công cán ra nước ngoài, tầm mắt rộng mở. Được chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu Mỹ và thành tựu văn hóa Phương Tây, họ lại càng thấy rõ sự trì trệ của đất nước, sự bảo thủ của giới “hủ Nho”, quý tộc phong kiến. Sự tai hại của chính sách đóng cửa và đặc biệt là sự quay lưng với những tiến bộ kỹ thuật của văn minh phương Tây. Đây chính là những nguyên nhân khiến cho sáng kiến đổi mới xã hội ngày càng nhiều trong giai đoạn này. GV: Nội dung của những cải cách cuối thế kỷ XIX là gì? HS: Đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa của nhà nước phong kiến. GV: Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách cuối thế kỷ XIX và nội dung chính trong những đề xướng cải cách của họ? HS: Trả lời. GV: Treo bảng phụ, lý giải. - 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tưởng xin 2. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX: a. Nguyên nhân: (sgk) b, Những đề nghị cải cách: -Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội -Những đề nghị cải cách(sgk). TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng mở cửa biển Trà Lý (Nam Định). - Đình Văn Điền xin đẩy mạnh khai hoang khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. - 1872, Viện thương bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với nước ngoài. GV: Vì sao việc đề nghị mở các cửa biển lại chứng tỏ sự canh tân? HS: Do nhà Nguyễn thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, hạn chế buôn bán giao lưu với nước ngoài. Trong khi cả thế giới bên ngoài đang phát triển, không ngừng đạt được những thành tựu về khoa học kỹ thuật. Việc mở cửa sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện để nước ta giao lưu, học hỏi, tiếp thu những thành tựu đó của nhân loại. - 1877 - 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời vụ sách” đề nghị chấn hưng dân khí khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. GV: Giải thích dân trí, dân khí. - Đặc biệt, Nguyễn Trường Tộ được xem là nhà cải cách lớn, tiêu biểu thời kỳ này. “Ông sinh năm 1828, mất 1871, người làng Bùi Chu, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nho học theo đạo Thiên Chúa.Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh nhưng do chính sách kỳ thị những người theo đạo nên ông không được dự thi. Theo giám mục Gô - chi - ê, ông sang Pháp học tập trong 2 năm, nhờ vậy kiến thức được tích lũy và mở rộng. Năm 1861, ông về nước. - 1863 - 1871, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần duy tân đất nước, đề cập đến một loạt vấn đề của đất nước. GV gọi một HS đọc nội dung đề nghị cải cách của ông. GV: Chúng ta vừa tìm hiểu về những nhà cải cách tiêu biểu thời kỳ này, tiếp cận với những đề nghị cải cách của họ. Vậy em có nhận xét gì về những đề nghị cải cách này? ( đề cập tới những - Tiêu biểu: + Nguyễn Trường Tộ. + Nguyễn Lộ Trạch. TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng vấn đề gì,có những điểm gì tiến bộ?) HS: Các đề nghị cải cách đã đề cập đến rất nhiều mặt của đất nước, có nhiều điểm tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh nước ta lúc đó. GV: Những đề nghị cải cách, đặc biệt là của Nguyễn Trường Tộ khá toàn diện, đã đề cập đến nhiều vấn đề: kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo Có thể đề nghị có thể thực hiện ngày như thay đổi chính kiến, thay đổi quan niệm, khai thác nguồn lực đất nước, chấn chỉnh giáo dục. Những vấn đề này không đòi hỏi có quá nhiều tiền của, mà chỉ cần có ý chí quyết tâm cao. Vậy những đề nghị cải cách của ông cũng như của lớp người yêu nước đương thời có thực hiện được không? Sang mục 3. . *Hoạt động 3: Kết cục của các đề nghị cải cách a, Mục tiêu: Học sinh nắm được nguyên nhân những đề nghị cải cách đó không thực hiện được, ý nghĩa trào lưu cải cách Duy tân nửa cuối thế kỉ XIX. b, Nội dung: TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng 10’ GV: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XIX, một số sĩ phu quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kỵ, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị nhằm canh tân đất nước. - Nhưng những đề nghị này có được triều đình chấp nhận hay không? Nguyên nhân ra sao và ý nghĩa của trào lưu này như thế nào? GV: Cho HS tiến hành thảo luận 4’ GV: Kết cục của các đề nghị cải cách thời kỳ này ra sao? HS: Đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó nhưng nhìn chung do nhiều nguyên nhân nên 3. Kết cục của các đề nghị cải cách: a. Kết cục: - Các đề nghị cải cách hầu như không được chấp nhận. - Có tác động đến cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại. TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng những đề nghị cải cách đó không được thực hiện. GV: Các đề nghị cải cách phần nào có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại của triều đình Huế (tiến hành một số cải cách, nới lỏng chính sách bế quan tỏa cảng; bớt ngặt nghèo với tôn giáo, Thiên chúa giáo) nhưng nhìn chung do nhiều nguyên nhân, các đề nghị cải cách đã không thực hiện được. Do những nguyên nhân nào? HS: - Do nội dung của các đề nghị cải cách còn nhiều hạn chế: mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn của nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược, giữa nông dân với địa chủ phong kiến Triều đình Huế bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh không chấp nhận thay đổi và từ chối mọi cải cách, kể cả các cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. GV: Trong hai nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là nguyên nhân chính cho các đề nghị cải cách không được thực hiện? HS: Do triều đình Huế bảo thủ, lạc hậu. GV: Ngoài những bản chất của nội dung đề nghị cải cách chưa hợp thời thế, dập khuôn mô phỏng nước ngoài khi mà điều kiện nước ta có những khác biệt. Lý do chính khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực là triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi sự thay đổi. Cụ thể, như khi xem các đề nghị cải cách của Đinh Văn Điền, Tự Đức phê “Chưa hợp thời thế”. Nhận xét về những ý kiến của Nguyễn Trường Tộ, Tự Đức phán rằng: “Những lời tên Tộ đã khám phá sự tình. Nhưng y vốn không phải tộc loại với ta, tình ý chưa tin nhau, vội vàng thi hành e chưa tiện”.GV: Các em biết vì sao như vậy không? Vì Nguyễn Trường Tộ là sĩ phu công giáo. b. Nguyên nhân: - Nội dung còn nhiều hạn chế. - Triều đình bảo thủ, không chấp nhận cải cách TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV: Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỷ XIX đã mang lại ý nghĩa lịch sử to lớn, đó là những ý nghĩa gì? HS: - Gây được tiếng vang lớn trong xã hội. - Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình. - Thể hiện trình độ nhận thức, thức thời của người dân Việt Nam. - Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. GV: Ngoài các cuộc khởi nghĩa vũ trang, trong nửa cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam còn xuất hiện trào lưu đòi cải cách duy tân nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng bế tắc. Mặc dù các đề nghị cải cách không được thực hiện, nhưng nó đã phản ánh nhu cầu khách quan của xã hội, góp phần tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, lạc hậu đang cản trở bước phát triển của dân tộc ta. GV: Như vậy đổi mới là một nhu cầu bức thiết khi mà đất nước, xã hội đang rơi vào khủng hoảng suy yếu. Đứng trước những suy yếu khủng hoảng của đất nước những năm 80 của thế kỉ XX, Đảng và nhà nước ta đã tiến hành đổi mới. Đảng và nhà nước ta đã bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước từ năm nào? HS: 1986. GV: Đến nay đã thu được những thành tựu như thế nào? HS: Đến nay công cuộc đổi mới đã trải qua hơn 20 năm, làm thay đổi bộ mặt đất nước: kinh tế, xã hội phát triển, đời sống nhân dân ấm no, chính trị ổn định, vị thế nước ta được nâng cao trên trường quốc tế. c. Ý nghĩa (sgk 4. Củng cố: (4’) Ô chữ. 1. Tình hình của nước ta từ thế kỷ XIX như thế nào? (Suy yếu) 2. Tình hình đó đòi hỏi phải làm gì? (Duy tân) 3. Năm 1868, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tưởng xin mở cửa biển này để buôn bán. (Trà Lý). 4. Tác giả của 2 bản “Thời vụ sách” là ai? (Nguyễn Lộ Trạch) 5. Những đề nghị cải cách đã quan tâm đến những vấn đề gì của đất nước? (Toàn diện) 6. Những đề nghị cải cách duy tân được đưa ra dưới thời vua nào? (Tự Đức) *Từ khóa: Gợi ý: a.Đây là một danh từ gồm 14 chữ cái. b. Ở thành phố Huế có một ngôi trường mang tên ông? c. Đây là tên nhà cải cách tiêu biểu của trào lưu Duy tân nửa cuối thế kỉ XIX. S U Y Y E U D U Y T A N T R A L Y N G U Y E N L O T R A C H T O A N D I E N T U D U C 5. Dặn dò: (1’) - Học bài cũ. - Soạn vào vở: Chính sách cai trị của thực dân Pháp, tình hình chính trị - kinh tế - văn hóa - giáo dục (Cuối TK XIX – đầu TK XX). Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Hữu Trần Thị Diễm Thúy . các đề nghị cải cách canh tân đất nước. Đó là một nhu cầu khách quan của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ nên đã phát triển thành một trào lưu gọi là: Trào lưu cải cách Duy Tân. Vậy trào lưu này ra. được nguyên nhân các đề nghị cải cách. - Nội dung chính của phong trào cải cách Duy Tân và một số nhà cải cách tiêu biểu. - Hiểu được nguyên nhân vì sao các đề nghị cải cách đều bị khước từ. Tác. tiến hành cải cách xã hội cho phù hợp. Trong tình hình nước ta lúc này, khả năng thứ 2 có tính khả thi cao hơn. Vì thế vào cuối thế kỷ XIX, trào lưu cải cách Duy Tân ra đời. (Duy tân là thay