Phúc lợi và dịch vụ

Một phần của tài liệu Khái quát chung về Bảo hiểm y tế.DOC (Trang 40 - 54)

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC

3. Phúc lợi và dịch vụ

Chi nhánh thực hiện đóng BHYT và BHXH cho người lao động theo quy định của nhà nước.

- Chi nhánh còn mua bảo hiểm thân thể cho nhân viên.

- Mức đóng góp bảo hiểm xã hội của nhân viên là 5%/tháng, của ngân hàng là 15%/ tháng tính theo lương cấp bậc của nhân viên. Việc trích nộp này được thực hiện

- Về ngày nghỉ phép, nghỉ lễ tết: các nhân viên làm việc chính thức tại ngân hàng được hưởng số ngày nghỉ theo quy định của pháp luật như Tết dương lịch được nghỉ 1 ngày, Tết Nguyên Đán được nghỉ 4 ngày, lễ 30/4, lễ 1/5, 2/9 và Giỗ tổ Hùng Vương đều được nghỉ mỗi dịp 1 ngày. Những ngày nghỉ theo quy định, nhân viên được hưởng 100% lương cơ bản.

- Hàng năm chi nhánh con khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ nhân viên trong chi nhánh.

- Chi nhánh còn trợ cấp khó khăn, đau ốm, thai sản và tiến hành thăm hỏi gia đình nhân viên khi đau ốm, cưới hỏi, hiếu hỉ….. đều có quà của chi nhánh.

- Những nhân viên đi thăm gia đình ở xa đều được thanh toán tiền tàu xe. - Hằng năm chi nhánh tổ chức các hoạt động thăm quan (đền chùa, danh lam thắng cảnh …..), nghỉ mát và hỗ trợ một phần kinh phí.

- Vào ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, tết trung thu chi nhánh tổ chức các hoạt động vui chơi cho các cháu là con của cán bộ nhân viên. Tất cả các cháu là học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, thể thao đều được khen thưởng.

- Chi nhánh phụ cấp tiền ăn trưa cho cán bộ nhân viên.

- Tổ chức may đồng phục của chi nhánh theo kiểu cách quy định của Ngân Hàng TMCP Công thương Việt Nam. Hàng năm cán bộ nhân viên trong chi nhánh trích ra một số ngày lương ửng hộ quỹ từ thiện.

- Hưởng ứng các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được tổ chức nhất là vào các dịp lễ.

Các hoạt động trên cho thấy Chinh nhánh Ngân Hàng TMCP Công Thương TP Hà Nội đã thực hiện khá đầy đủ và phong phú các hoạt động phúc lợi cho người lao động. Ban lãnh đạo đã quan tâm đến đời sống của nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần. Đây cũng là nguồn động lực khuyến khích cán bộ, nhân viên trong chi nhánh.

2. Tạo động lực cho người lao động thông qua khuyến khích về tinh thần.

2.1. Xây dựng và phổ biến mục tiêu kế hoạch của chi nhánh.

Để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra, đòi hỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình ngoài kế hoạch chung của Ngân Hàng TMCP Công thương Việt Nam đề ra việc chi nhánh đã thực hiện các kế hoạch phát triển trong tương lai phù hợp với Chi nhánh của mình, điều đó có vai trò đặc biệt quan trọng. Các kế hoạch chiến lược giúp cho chi nhánh chủ động, linh hoạt trong các hoạt động kinh doanh, điều hành hoạt động chi nhánh hiệu quả và tổ chức tốt hơn.

8. Anh/chị có biết về kế hoạch của chi nhánh trong năm nay.

 Biết

 Không rõ lắm  Không biết

Bảng 14: Kết quả trả lời câu 8

Chỉ tiêu Số Người Tỷ lệ (%)

Biết 46 92,5

Không rõ lắm 4 7,5

Không biết 0 0

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp.

Qua kế điều tra nhân viên về việc nắm được kế hoạch của chi nhánh thì nhận được kết quả 92,5% nhân viên có biết kế hoạch của chi nhánh; 7,5% nhân viên cho rằng không rõ lắm; 0% nhân viên không biết về kế hoạch của chi nhánh. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã thực hiện rất tốt việc phổ biến mục tiêu kế hoạch của chi nhánh đến từng nhân viên từ đó các nhân viên sẽ có được kế hoạch cụ thể cho cá nhân mình để hoàn thành tốt nhất công việc được giao góp phần nâng cao thái độ, tinh thần làm việc làm cho hiệu quả toàn chi nhánh tốt hơn.

Chi nhánh căn cứ trên cơ sở kế hoạch chiến lược dài hạn của Ngân Hàng TMCP Công thương Việt Nam để xây dựng kế hoạch hàng năm, sau đó thông qua cuộc họp đầu năm giữa ban giám đốc và các trưởng phòng để chỉ đạo hướng dẫn thực hiện mục tiêu trong năm đến tất cả cán bộ nhân viên trong chi nhánh. Kết quả điều tra cho thấy việc phổ biến kế hoạch hàng năm đến từng nhân viên được các phòng ban làm rất tốt, đại bộ phận cán bộ nhân viên đều nẵm rõ được kế hoạch của chi nhánh. Bên cạnh đó vẫn còn tỷ lệ rất nhỏ nhân viên chưa hiểu rõ về kế hoạch của chi nhánh.

Việc phổ biến để cho nhân viên hiểu rõ từng kế hoạch cụ thể của chi nhánh là yếu tố rất quan trọng giúp cho người lao động xác định được công việc mình cần làm

2.2. Xây dựng nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc.

Việc xây dựng nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc do Ngân Hàng TMCP Công thương Việt Nam xây dựng và gửi về các chi nhánh, từ đó các chi nhánh áp dụng cho cán bộ nhân viên theo tiêu chuẩn chức danh viên chức chuyên môn nghiệp vụ Ngân hàng.

Đối với mỗi loại chức danh viên chức đều được xây dựng nhiệm vụ và tiêu chuẩn rõ ràng gửi đến các phòng ban.

Bảng 15: Tiêu chuẩn viên chức

STT Tín dụng Thanh toán quốc tế Quản lý hành chính

1 Ktv tín dụng cấp 1 Ktvtt quốc tế cấp 1 Cán sự

2 Ktv tín dụng cấp 2 Ktvtt quốc tế cấp 2 Chuyên viên

3 Ktv tín dụng cấp 3 Ktvtt quốc tế cấp 3 Chuyên viên chính

4 Chuyên viên cao

cấp Nguồn: Phòng tổ chức Hành chính.

Như vậy từ nhiệm vụ và tiêu chuẩn công việc theo quy định của Ngân Hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh áp dụng và gửi tới từng phòng ban theo tiêu chuẩn chức danh viên chức chứ không lập riêng bản mô tả và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc mà nó được viết gộp trong bản chức danh.

Tiêu chuẩn chức danh viên chức đã được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xây dựng khá đầy đủ và rõ ràng. Chi nhánh đã nghiên cứu và quán triệt nội dung tiêu chuẩn chức danh đến tòa thể nhân viên. Trong bản tiêu chuẩn chức danh có ghi rõ các mục như: chức trách, hiểu biết, yêu cầu công việc, yêu cầu trình độ.

Tổ chức phân công giao việc rõ ràng có nội dung cụ thể cho từng chức danh để đối chiếu mô tả công việc trong nội dung Hợp đồng lao động. Xác định nhu cầu,

khối lượng công việc từng phòng ban và yêu cầu số lượng lao động từng ngạch viên chức theo tiêu chuẩn chức danh để đáp ứng khối lượng công việc. Rà soát lại hồ sơ đối chiếu tiêu chuẩn với bằng cấp chứng chỉ hiện có của lao động tại chi nhánh.

Tuy nhiên, do đặc điểm lao động chi nhánh là lao động quản lý và chuyên môn nghiệp vụ việc xác định các tiêu chuẩn công việc thường khó. Bên cạnh đó bản tiêu chuẩn chức danh viên chức chưa quy định rõ về trách nhiệm và quyền hạn của viên chức.

2.3. Sắp xếp và bố trí lao động.

Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của nghành Ngân hàng nên lao động trí thức là chủ yếu. Người lao động sau khi được tuyển vào chi nhánh đã được phòng TCHC phối hợp với các phòng ban khác kết hợp với tiêu chuẩn chức danh viên chức từ đó bố trí vào các vị trí thích hợp. Tùy từng phòng ban mà nhu cầu công việc khác nhau do đó nhân viên được bố trí và sắp xếp dựa trên cơ sở phân tích, xem xét, đánh giá năng lực trình độ của nhân viên với nhiệm vụ và yêu cầu thực hiện công việc thông qua bản tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ.

Để tìm hiểu về hoạt động này qua kết quả điều tra về vấn đề này cho thấy sự thỏa mãn của nhân viên với công việc hiện tại như sau:

9. Công việc anh/chị đang làm hiện nay có phù hợp với chuyên môn anh/chị được đào tạo không?

 Cao hơn  Phù hợp  Thấp hơn

Biểu đồ 1: Sự thỏa mãn của nhân viên với công việc hiện tại

10,44% 5,16% 6% 4% Phù hợp Cao hơn

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp.

Kết quả điều tra cho thấy 90% nhân viên trả lời trình độ phù hợp với công việc; 4% cho rằng trình độ cao hơn công việc; 6% cho rằng trình độ thấp hơn. Điều này cho thấy công tác bố trí sắp xếp người lao động được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ nhỏ 4% nhân viên cho rằng trình độ của họ cao hơn so với công việc được sắp xếp và 6% cho răng trình độ thấp hơn. Ban lãnh đạo cần qua tâm đến hoạt động này hơn vì nếu không dễ gây ra tâm lý chán nản và không muốn làm việc.

2.4. Đánh giá thực hiện công việc.

Việc đánh giá thực hiện có ý nghĩa rất lớn, nó không những giúp cho nhân viên thấy được kết quả hoàn thành công việc của họ, các nhân viên đã đáp ứng được yêu cầu công việc ra sao từ đó giúp họ nhận ra và hoàn thiện hơn nữa chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Đánh giá thực hiện công việc còn giúp chi nhánh thực hiện được việc quản lý cán bộ nhân viên.

Hệ thống đánh giá thực hiện công việc không chỉ hướng vào đánh giá kết quả thực hiện công việc, tinh thần làm việc mà còn dựa vào nội quy, quy định của Chi nhánh. Kết quả đánh giá làm một phần để xét trả lương và thưởng cho nhân viên.

Chi nhánh thực hiện chu kì 3 tháng đánh giá một lần. Kết quả đánh giá được dùng để xếp lương kinh doanh.

Qua điều tra nhân viên cho thấy mức độ thường xuyên đánh giá thực hiện công việc như sau:

10. Thực hiện công việc có được đánh giá thương xuyên không?

 Sau khi hoàn thánh công việc  Theo kế hoạch

 Bất kỳ khi nào

30,56% 22,22% 47,22% Theo kế hoạch bất kỳ khi nào

sau khi hoàn thành công việc

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp

Kết quả này cho thấy chi nhánh đã sử dụng nhiều hình thức đánh giá và đánh giá kịp thời kết quả thực hiện công việc của nhân viên: 22,22% cho rằng đánh giá sau khi hoàn thành công việc; 47,22% đánh giá theo kế hoạch và 30,56% cho rằng đánh giá vào bất kỳ khi nào. Điều này chứng tỏ rằng với việc đánh giá thường xuyên và kịp thời chi nhánh sẽ giúp người lao động hoàn thành công việc tốt hơn.

Hệ thống đánh giá được thực hiện chủ yếu bởi người quản lý trực tiếp gồm hai bộ phận: đánh giá cho nhân viên trong chi nhánh sau khi phát phiếu cho từng nhân viên trưởng phòng quản lý trực tiếp sẽ thu lại và đánh giá. Đối với cán bộ lãnh đạo do tổng giám đốc Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam đánh giá.

Việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá được thực hiện ở tất cả các phòng ban, kết quả sau khi đánh giá được hội đồng thi đua họp để xét thi đua sau đó được đưa đến phòng TCHC để lưu vào hồ sơ nhân viên.

Việc xếp loại đánh giá nhân viên được chia làm 5 loại: lao động giỏi, lao động xuất sắc, lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, chiến sỹ thi đua cấp ngành.

11.Anh/chị cảm thấy như thế nào về kết quả đánh giá thực

 Hài lòng  Bình thường  Không hài lòng

Biểu đồ 3: Mức độ thỏa mãn của người lao động về kết quả đánh giá thực hiện công việc

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp

Qua biểu đồ trên ta thấy đa số cán bộ nhân viên hài lòng về kết quả đánh giá thực hiện công việc chiếm 92% ( tương ứng với 46 người), còn một tỷ lệ 8% nhân viên cho rằng bình thường, đặc biệt không có nhân viên nào không hài lòng. Điều này là rất tốt chứng tỏ công tác đánh giá được thực hiện một cách có hiệu quả rất cao, làm cho người lao động kịp nắm bắt kết quả lao động của mình từ đó rút ra kinh nghiệm để làm việc tốt hơn.

2.5. Công tác đào tạo và phát triển nguồn lực của chi nhánh.

Công tác đào tạo và phát triển rất quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn tạo động lực của người lao động vì:

Có được đào tạo thi nhân viên mới có cơ hội thăng tiến hay được thuyên chuyển lên một vị trí cao hơn trong công việc, nó đi kèm với việc lợi ích về mặt vật chất của người lao động cũng sẽ được tăng lên đồng thời cái tôi của họ cũng được khẳng định. Như vậy thăng tiến cũng là một nhu cầu thiết thực của người lao động vì sự thăng tiến tạo cơ hội cho sự phát triển cá nhân,tăng địa vị xã hội, uy tín cũng như quyền lực.

Chính sách về đào tạo và phát triển có ý nghĩa trong việc hoàn thiện cá nhân người lao động đồng thời đối với doanh nghiệp nó là cơ sở để giữ gìn, phát huy lao động giỏi và thu hut lao động khác đến với doanh nghiệp.

92% 8%

Hài lòng Bình thường

Với mục tiêu như trên hàng năm chi nhánh tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng (tín dụng, kiểm soát..) chi nhánh đã cử cán bộ đi học và mờ các lớp đào tọa bồi dưỡng kiến thức pháp luật, học vi tính, tiếng anh…. Ngoài ra còn tổ chức các lớp học kĩ năng mềm như: kĩ năng thuyết trình, thuyết phục, đàm phán, lập kế hoạch, quản lý…..

13. Anh/chị có thường xuyên được đào tạo để nâng cao năng lực không?

 Có  Không

Lý do:……… ……….. ………..

Qua khảo sát ý kiến nhân viên cho rằng: 94,75% nhân viên( tương ứng với 47 nhân viên) thường xuyên được đào tạo để nâng cao năng lực còn lại 5,25% nhân viên( tương ứng với 3 người) trả lời chưa thường xuyên được đào tạo. Điều này cho thấy công tác này được chi nhánh rất quan tâm. Khi được hỏi nhân viên có mong muốn được đào tạo để nâng cao năng lực không thì 100% nhân viên trả lời có. Như vậy nhu cầu cần được đào tạo để nâng cao năng lực là rất quan trọng.

Chi nhánh đào tạo dựa vào kế hoạch đào tạo của Ngân hàng TMCP Công thương Viêt Nam. Khi có kế hoạch đào tạo chi nhánh gửi cán bộ đi học. Điều này cho thấy hoạt động đào tạo đã được ban lãnh đạo quan tâm.Trình độ mặt bằng văn hóa là cao, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học chiếm phần lớn nhưng vẫn còn tỷ lệ nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp, đây là những đối tượng có nhu cầu được đào tạo rất cao. Chi nhánh đã khuyến khích những đối tượng này đi học và trả một phần chi phí.

Bên cạnh kế hoạch đào tạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thì chi nhánh đã tổ chức đào tạo cho lao động tại chi nhánh cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn kỹ năng mềm.

động. Như vậy điều kiện làm việc của mỗi người lao động rất phong phú và đa dạng, và mỗi một môi trường làm việc, một điều kiền làm việc đều tác động rất nhiều đến người lao động, và nó tác động đến họ theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Hiểu được tầm quan trọng của môi trường và điều kiện lao động vì vậy chi nhánh đã tổ chức trang bị những điều kiện là việc tốt nhất cho nhân viên để hoàn thánh tốt nhất công việc của mình.

Các nhân viên của chi nhánh đều làm trong phòng và chi nhánh đã đảm bảo các yêu cầu như: bố trí các phòng ban một cách hợp lý, trang thiết bị văn phòng đầy đủ như: bàn ghế, điều hòa, máy vi tính, máy in và các trang thiết bị cần thiết phục vụ văn phòng, công tác phục vụ vệ sinh, điện nước luôn luôn đảm bảo đầy đủ, gọn gàng, sạch sẽ tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiêp, hiện đại mà vẫn tạo được cảm giác gần gũi.

14. Điều kiện làm việc của Chi nhánh hiện nay?

 Đáp ứng tốt công việc

Một phần của tài liệu Khái quát chung về Bảo hiểm y tế.DOC (Trang 40 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w