Hàng hóa sức lao động Để giải quyết mẫu thuẫn trong công thức chung của tư bản, phải tìm được trên thị trường một loại hàng hóa có khả năng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thâ
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Tiểu luận môn
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN II
BẢN CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quỳnh
Lớp: Anh 4 – Khối 1 – TCNH – K49 Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Vũ Thị Quế Anh
HÀ NỘI – NGÀY 10/4/2011
Trang 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU trang 1
I Lý luận về giá trị thặng dư trang 1
1 Nguồn gốc giá trị thặng dư trang 1
a Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn trong công thức đó trang 1
b Hàng hóa sức lao động trang 3
2 Bản chất giá trị thặng dư trang 3
II Lợi nhuận-hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị thặng dư trang 5
1 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trang 5
2 Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân trang 6 III Lợi nhuận của một số hình thái tư bản trang 8
1 Lợi nhuận thương nghiệp trong tư bản thương nghiệp trang 8
2 Lợi tức và tỷ suất lợi tức trong tư bản cho vay trang 9
3 Địa tô tư bản chủ nghĩa trong tư bản kinh doanh nông nghiệp trang 9 KẾT LUẬN trang 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 12
Trang 3MỞ ĐẦU
C Mác đã vạch ra rằng, tư bản không hề phát minh ra lao động thặng dư, rằng: "Nơi nào mà một bộ phận xã hội chiếm độc quyền về những tư liệu sản xuất thì nơi đó người lao động, tự do hay không tự do, đều buộc phải thêm vào thời gian lao động cần thiết để nuôi sống bản thân mình một số thời gian lao động dôi ra dùng để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu sản xuất" Cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa dựa trên quy luật giá trị Quan hệ này che dấu sự bóc lột trong một cơ chế trao đổi với vẻ bề ngoài như là tự do và bình đẳng, chính vì vậy mà các nhà kinh tế học trước C.Mác đã không thành công trong việc lý giải bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa Sở dĩ C.Mác đã vạch trần bộ mặt TBCN là do ông hiểu một cách sâu sắc và thấu đáo mọi vấn đề xung quanh Giá trị thặng dư – khái niệm được coi là trung tâm của kinh tế chính trị Mác-Lênin
Việc nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng Để lý giải những khúc mắc trong phương thức sản xuất TBCN, chúng ta cần hiểu rõ bản chất của giá trị thặng dư và nó được che giấu dưới vỏ bọc bên
ngoài bằng những hình thức nào Chính bởi vậy mà em đã chọn đề tài “Bản chất và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư” cho bài tiểu luận của
mình
Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sĩ Vũ Thị Quế Anh
Trang 4I Lý luận về giá trị thặng dư
1 Nguồn gốc giá trị thặng dư
a Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn trong công thức đó
Với tính cách là tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn, tiền vận động theo công thức: H-H Còn với tính cách là tư bản, tiền vận động theo công thức: T-H-T’, trong đó T’=T+t ; t là số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra, số tiền trội hơn
đó gọi là giá trị thặng dư và ký hiệu là m
T-H-T’ ( T’ = T + m )
Công thức T-H-T’ được gọi là công thức chung của tư bản; vì mọi tư bản cho
dù chúng mang những hình thái cụ thể nào cũng đều là giá teij mang lại giá trị thặng dư
Công thức này làm cho người ta lầm tưởng rằng cả sản xuất lẫn lưu thông đều tạo ra giá trị và giá trị thặng dư Vậy lưu thông có tạo ra giá trị và làm tăng thêm giá trị hay không?
Lưu thông là quá trình trong đó diễn ra các hành vi mua và bán Nếu mua-bán ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái: từ tiền thành hàng hoặc từ hàng thành tiền Còn tổng giá trị cũng như phần giá trị trong tay mỗi người tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi Trong trường hợp trao đổi không ngang giá, nếu hàng hóa được bán cao hơn giá trị thì người bán sẽ được lời, còn nếu hàng hóa bán thấp hơn giá trị thì người mua được lời Nhưng trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất đều vừa là người bán vừa là người mua Không thể có người chỉ bán mà không mua và ngược lại Vì vậy cái lợi mà họ thu được khi bán sẽ bù lại cái thiệt khi mua Trong trường hợp có những kẻ chuyên mua
rẻ bán đắt thì tổng giá trị toàn xã hội vẫn không thay đổi bởi số giá trị mà người này thu được chẳng qua chỉ là sự ăn chặn, đánh cắp số giá trị của người khác mà thôi
Sự phân tích trên cho thấy lưu thông không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư Nhưng rõ ràng nếu không có lưu thông thì cũng không thể có giá trị thặng dư Như vậy, giá trị thặng dư vừa sinh ra trong lưu thông vừa không thể sinh ra trong quá trình ấy Đó là mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản C.Mác là người đầu tiên phân tích và giải quyết mâu thuẫn đó bằng lý luận về hàng hóa sức lao động
Trang 5b Hàng hóa sức lao động
Để giải quyết mẫu thuẫn trong công thức chung của tư bản, phải tìm được trên thị trường một loại hàng hóa có khả năng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó Đó là hàng hóa sức lao động
Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất hàng hóa Việc tiền tệ biến thành tư bản không thể tách rời việc sức lao động trở thành hàng hóa
Cũng như mọi hàng hóa, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: Giá trị sử dụng và giá trị
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hóa nào đó Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng
dư Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động Đặc điểm này là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản
- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định Sản xuất và tái sản xuất sức lao động được thực hiện thông qua tiêu dùng cá nhân của công nhân Bởi vậy, giá trị sức lao động là giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm thuê
2 Bản chất giá trị thặng dư
C.Mác viết: “với tư cách là sự thống nhất giữa hai quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hoá; với
tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hoá”
Quá trình lao động với tư cách là quá trình tư bản tiêu dùng sức lao động có hai đặc trưng:
Một là, người công nhân dưới sự kiểm soát của nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất được nhà tư bản sử dụng sao cho hiệu quả nhất
Trang 6Hai là, sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản, chứ không phải của người công nhân
C.Mác đã lấy ví dụ về việc sản xuất sợi ở nước Anh làm đối tượng nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư
Tư bản ứng trước Giá trị của sản phẩm mới
Giá trị 10 kg bông 10 đôla
Lao động cụ thể của công nhân bảo tồn và chuyển giá trị 10 kg bông vào 10 kg sợi
10 đôla
Hao mòn máy móc 2 đôla Khấu hao tài sản cố định 2 đôla
Tiền thuê sức lao
động trong một
ngày
4 đôla
Giá trị mới do 8 giờ lao động của người công nhân tạo ra
8 đôla
Tổng chi phí SX 16 đôla Tổng doanh thu 20 đôla
Nhà tư bản đối chiếu giữa doanh thu sau khi bán hàng (20 đôla) với tổng chi phí tư bản ứng trước quá trình sản xuất (16 đôla) nhà tư bản nhận thấy tiền ứng
ra đã tăng lên 4 đôla, 4 đôla này được gọi là giá trị thặng dư
Từ sự nghiên cứu trên, chúng ta rút ra một số nhận xét sau:
Một là, nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư chúng ta nhận thấy mâu thuẫn của công thức chung của tư bản đã được giải quyết Việc chuyển hoá tiền thành tư bản diễn ra trong lĩnh vực lưu thông và đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó Chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá sức lao động Sau đó nhàtư bản sử dụng hàng hoá đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất giá trị thặng
dư cho nhà tư bản Do đó tiền của nhà tư bản mới biến thành tư bản
Hai là, phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất (10 kg sợi), chúng ta thấy có hai phần :
Giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của người công nhân mà được bảo tồn và di chuyển vào giá trị của sản phẩm mới (sợi) gọi là giá trị cũ
Trang 7Giá trị do lao động trìu tượng của người công nhân tạo ra trong quá trình lao động gọi là giá trị mới, phần giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng thêm giá trị thặng dư
Ba là, ngày lao động của người công nhân trong xí nghiệp tư bản được chia thành hai phần:
Một phần gọi là thời gian lao động cần thiết: trong thời gian này người công nhân tạo ra được một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động hay mức tiền công mà nhà tư bản giả cho mình(4 đôla)
Phần thời gian còn lại là thời gian lao động thặng dư : trong thời gian lao động thặng dư người công nhân tạo một lượng giá trị lớn hơn giá trị sức lao động hay tiền lương nhà tư bản đã trả cho mình, đó là giá trị thặng dư (4 đôla)
và bộ phận này thuộc về nhà tư bản ( nhà tư bản chiếm đoạt)
Từ đó mà C.Mác đã đi đến khái niệm về giá trị thặng dư:
Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra bên ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị tư bản chiếm đoạt.
Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư là quá trình sản xuất ra giá trị vượt khỏi điểm mà ở đó sức lao động của người công nhân đã tạo ra một lượng giá trị mới ngang bằng với giá trị sức lao động hay mức tiền công mà nhà tư bản đã trả họ Thực chất của sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất ra giá trị vượt khỏi giới hạn tại điểm đó là sức lao động được trả ngang giá
II Lợi nhuận-hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị thặng dư
1 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Để sản xuất hàng hóa, nhà tư bản phải chi một khoản tiền để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v) Mác gọi đó là chi phí sản xuất TBCN và ký hiệu là k
- Lợi nhuận: Giữa giá trị của hàng hóa(w) và chi phí sản xuất TBCN có sự
khác nhau về lượng Khoản chênh lệch về lượng giá trị của hàng hóa và chi phí sản xuất gọi là lợi nhuận và ký hiệu bằng p Cần phân biệt về mặt lượng và mặt chất của giá trị thặng dư và lợi nhuận
Trang 8Về lượng, nếu giá cả hàng hóa bằng giá trị của nó thi lượng lợi nhuận bằng lượng giá trị thặng dư vì
p = w – k = (c + v + m) – (c + v) = m
Nếu giá cả không nhất trí với giá trị của hàng hóa thì mỗi tư bản cá biệt có thể thu được lợi nhuận lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị thặng dư, nhưng trong toàn
xã hội thì tổng số lợi nhuận vẫn bằng tổng số giá trị thặng dư
Về chất, giá trị thặng dư là nội dung bên trong được tạo ra từ lĩnh vực sản xuất là khoản dôi ra ngoài giá trị tư bản khả biến và do sức lao động đơcj mua từ
tư bản khả biến tạo ra Còn lợi nhuận là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị thặng dư, thông qua trao đổi và được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước (c + v) vì vậy, phạm trù lợi nhuận xuyên tạc quan hệ bóc lột TBCN
- Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận(p’) là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi nhuận với toàn bộ tư bản ứng ra để sản xuất, kinh doanh
p’ = cp v
Tỷ suất lơi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư có sự khác nhau về lượng và chất
Về lượng tỷ suất lợi nhuận bao giờ cũng nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư Tỷ suất lơi nhuận tăng hay giảm nó phụ thuộc vào tỷ suất giá trị thặng dư
Về chất tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện mức độ bóc lột của tư bản đối với lao động, còn tỷ suất lợi nhuận nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là động lực của sản xuất TBCN là mục tiêu cạnh tranh giành giật nơi đầu tư đầu tư và thị trường tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất giữa các nhà tư bản
2 Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất ra những loại hàng hóa khác nhau nhằm giành nơi đầu tư có lợi nhất Kết quả sự cạnh tranh này là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
Trong các ngành sản xuất khác nhau, do những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận (p’) khác nhau nên có tỷ suất lợi nhuận khác nhau
Trang 9Ví dụ: p’ khác nhau do cấu tạo hữu cơ khác nhau
Ngành sản
xuất
Chi phí sản
Khối lượng giá trị
Trong điều kiện tự do cạnh tranh thì tư bản đầu tư vào bất cứ ngành nào nếu
có lượng tư bản ứng ra ngang nhau thì phải thu được khối lượng lợi nhuận như nhau Không có nhà tư bản nào chịu yên phận ở những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp Với ví dụ trên một số nhà tư bản kinh doanh trong ngành cơ khí sẽ chuyển tư bản sang ngành da làm cho khối lượng sản phẩm ngành da dần dần tăng lên làm cho cung lớn hơn cầu, giá cả giảm xuống, p’ trong ngành da giảm xuống Cuối cùng tư bản kinh doanh trong các ngành khác nhau đều thu được tỷ suất lợi nhuận xấp xỉ nhau Sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản kinh doanh trong các ngành khác nhau diễn ra thông qua việc tư do di chuyển tư bản từ ngành có p’ thấp sang ngành có p’ cao làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận cá biệt vốn có của các ngành và hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân của các ngành sản xuất khác nhau:
p' = p1 n pn
Từ tỷ suất lợi nhuận bình quân chúng ta tính được lợi nhuận bình quân p=p’.k
Vậy lợi nhuận bình quân là lợi nhuận mà một tư bản thu được theo tỷ suất lơi nhuận chung với tổng tư bản ứng trước không kể cấu thành hữu cơ của tư bản đó
Sự hình thành lợi nhuận bình quân càng che giấu quan hệ bóc lột TBCN, vì đầu tư vào ngành nào, hễ có khối lượng tư bản ngang nhau thì rốt cuộc cũng thu được khối lượng lợi nhuận ngang nhau, nó không quan hệ gì đến khối lượng giá trị thặng dư do lao động làm thuê tạo ra Thực ra lợi nhuận bình quân chỉ là giá trị thặng dư được phân phối giữa các ngành sản xuất khác nhau tương ứng với
Trang 10số tư bản đầu tư một cách tự phát Xét chung trong toàn xã hội tổng số giá trị thặng dư bằng tổng số lợi nhuận
Lợi nhuận bình quân một mặt phản ánh mâu thuẫn giữa các nhà tư bản trong việc đấu tranh với nhau để giành giật cái “ăn cướp” được của giai cấp công nhân, mặt khác nó vạch rõ toàn bộ giai cấp tư sản bóc lột giai cấp công nhân
III Lợi nhuận của một số hình thái tư bản
1 Lợi nhuận thương nghiệp trong tư bản thương nghiệp
Trong nền kinh tế TBCN, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp dưới hình thái tư bản hàng hóa tách ra Nó được hình thành khi có một số thương nhân ứng tư bản tiền tệ ra để đảm nhận việc mua và bán hàng hóa cho tư bản công nghiệp nhằm mục đích thu lợi nhuận
Tư bản thương nghiệp là tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu thông nên không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư Vậy lợi nhuận thương nghiệp do đâu mà có?
Sự hình thành lợi nhuận bình quân cho thấy việc tạo ra giá trị thặng dư và phân phối giá trị thặng dư là hai việc hoàn toàn khác nhau Tư bản thương nghiệp tuy không tạo ra giá trị thặng dư nhưng nó được phân phối giá trị thặng
dư Do tư bản thương nghiệp đảm nhận việc mua và bán hàng hóa cho tư bản công nghiệp nên lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được các nhà tư bản công nghiệp nhượng cho Việc nhượng đó không nhứng cần thiết mà còn có lợi cho các nhà tư bản công nghiệp Khi tư bản thương nghiệp đảm nhận việc mua và bán hàng hóa thì các nhà tư bản công nghiệp trong tư bản của mình vào việc phát triển sản xuất, tập trung năng lực của mình vào việc tổ chức quản
lý do đó quy mô tư bản sản xuất lớn hơn, tốc độ chu chuyển của tư bản hơn và
vì vậy lợi nhuận thu được lớn hơn so với trường hợp tư bản công nghiệp làm cả việc lưu thông hàng hóa
Đảm nhiệm chức năng lưu thông hàng hóa, thương nhân chỉ có thể thu lợi nhuận bằng số chênh lệch giữa giá mua và giá bán Vì vậy tư bản công nghiệp nhượng cho tư bản thương nghiệp dưới giá trị xã hội, tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho người tiêu dùng đúng giá trị xã hội và thu lợi nhuận thương nghiệp Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp cũng là lợi nhuận bình quân chung với tư bản công nghiệp