Những bịnh tâm thần ảnh hưởng tình cảm (Mood Disorders) Phần 2 doc

11 146 0
Những bịnh tâm thần ảnh hưởng tình cảm (Mood Disorders) Phần 2 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những bịnh tâm thần ảnh hưởng tình cảm (Mood Disorders) Phần 2 Bịnh lo âu (Anxiety disorders) Định nghĩa: Bịnh lo âu có 3 loại chính: (1) loại ám ảnh, (2) loại thần kinh căng thẳng và (3) loại sợ hãi. Bịnh này do thần kinh quá nhậy cảm tiết ra nhiều chất catecholamine. Bịnh bao gồm những triệu chứng của cơ thể lẩn tâm lý. Triệu chứng của cơ thể là những dấu hiệu của sự lo sợ: tim đập mạnh, thở dồn dập, tay chân rung rẩy, xuất mồ hôi hột Triệu chứng tâm lý là có cảm giác như có chuyện gì ghê gớm sắp xảy ra. Ngoài ra bịnh nhân còn mất ngủ, lúc nào cũng ở tâm trạng đề phòng (hypervigilance) khó chú tâm vào một việc và suy giảm ham muốn sinh lý. 1- Bịnh ám ảnh (Obsessive compulsive disorder): Bịnh nhân hay bị ám ảnh bởi một tư tưởng (obsession), thí dụ như sợ bị nhiễm trùng hoặc sợ bỏ quên lò điện bị cháy nhà chẳng hạn. Rồi sau đó bịnh nhân có những hành động lập đi lập lại (compulsion), thí dụ hư rửa tay cả trăm lần trong một ngày hay cứ nửa tiếng là đến xem lò điện có tắt chưa. Bịnh nhân không thích làm như vậy vì quá mất thời giờ nhưng nếu không có những hành động đó thì đâm ra căng thẳng, lo âu rất khó chịu. Họ làm như vậy để bớt cảm giác căng thẳng của lo âu. Thí dụ: Cô T 20 tuổi, là một sinh viên giỏi đang học về ngành kế toán. Sau khi vào Đại học, ở ký túc xá cô sanh ra cái bịnh sợ dơ. Cô có cảm giác đồ đạc trong phòng đều bị nhiểm trùng dơ bẩn và dần dần sanh ra thoái quen rửa tay cả chục lần trong ngày. Khi đụng chạm vật gì trong phòng mà không rửa tay, cô cảm thấy rất khó chịu và căng thẳng, đến khi rửa tay rồi thì sự khó chịu mới bớt. Trong lúc rửa tay, cô có thói quen rửa tay bằng xà phòng, xả nước, rửa lại như thế cả chục lần mới cảm thấy sạch sẽ. Kết quả học hành bị sa sút vì cô mất rất nhiều thời giờ để làm công việc rửa tay và suy nghĩ đến các loại bịnh nhiễm trùng. Mặc dù cô biết rửa tay nhiều như vậy ảnh hưởng đến việc học hành nhưng không thể nào rửa ít lần và rửa tay nhanh hơn được. 2- Bịnh căng thẳng tâm thần sau một biến cố (Post traumatic stress disorder) Bịnh này gây ra bởi hoàn cảnh tạo ra xúc động mạnh (emotional shock), thí dụ như bị hiếp dâm, chứng kiến cảnh ghê rợn (tại nạn chết người, pháo kích, thuyền bị hải tặc cướp ). Bịnh nhân có thể có triệu chứng bịnh vài ngày sau cơn xúc động hoặc bịnh có thể ở dạng tiềm tàng và xuất hiện một thời gian thật lâu sau đó khi bịnh nhân trải qua một biến cố khác trong đời. Bịnh này là một hội chứng có 3 nhóm triệu chứng tâm lý: (1) Triệu chứng cảm nhận trở lại (ám ảnh và ác mộng), (2) Triệu chứng trốn tránh (không thích đám đông, không dám trở lại nơi xảy ra tai nạn) và (3) Triệu chứng nhậy cảm quá độ (dễ cau có, không thích tiếng động ồn ào, không tự chủ được cơn giận). Nhiều bịnh nhân trở thành nghiện rượu và ma túy vì muốn quên những cảnh tượng hãi hùng đó trong cơn say. Nếu bịnh nặng, bịnh nhân có thể bị điên loạn và tự tử để tránh nỗi căng thẳng tâm thần đó. Thí dụ: Ông M. 35 tuổi là nạn nhân của một tai nạn giao thông. Ông may mắn sống sót nhưng người bạn thân ông bị chết trên vũng máu. Những ngày sau đó, hàng đêm khi nhắm mắt lại, cảnh tượng hãi hùng đó cứ hiện ra trong đầu ông. Khi vừa chợp mắt ngủ thì những cơn ác mộng bị té từ trên cao, bị rượt đuổi hay bị đụng xe xuất hiện làm ông la hét trong giấc ngủ và tỉnh dậy áo ướt đẫm mồ hôi. Tính tình ông hoàn toàn thay đổi. Từ một người dễ tính hòa nhã, ông hay gắt gỏng với người nhà và hay giật mình khi chuông điện thoại reo hoặc có ai gõ cửa. Ông không thích giao thiệp bạn bè, tránh những buổi hội hợp có đám đông. Ông không thích đi ra ngoài đường và đánh một vòng xa hơn chớ không chịu đi qua nơi đã xảy ra tai nạn. 3- Bịnh sợ hãi Bịnh này có thể chia làm hai loại: loại có vật để sợ (phobia) và loại sợ vô cớ (generalized anxiety and panic disorders). a- Bịnh phobia: Có rất nhiều loại phobia. Loại thông thường nhứt là loại lo sợ nói chuyện giữa đám đông (performance anxiety), ngoài ra còn có loại lo sợ chỗ kín mít, không có lối ra, thí dụ như thang máy (claustrophobia), loại sợ thú vật (rắn, chuột ), loại sợ ở trên cao (lầu cao, đi máy bay ). Bịnh nhân làm mọi cách để tránh hoàn cảnh tạo ra sự lo sợ và không thể dùng hết khả năng mình trong nghề nghiệp. Thí dụ thương gia sợ đi máy bay, từ khước chức vụ cao hơn với tiền lương nhiều hơn nhưng đòi hỏi ông đi du lịch nhiều. Thí dụ: Anh N, 18 tuổi, là một học sinh trung học xuất sắc, chỉ trừ lớp diễn thuyết là anh có điểm thấp nhứt. Khi đứng trước lớp học để trình bày một đề tài thì anh cảm thấy tim đập mạnh, anh ngộp thở nói không ra lời và rồi cảm thấy trong đầu trống rỗng. Bao nhiêu bài vở đã soạn trước bay đâu hết. Anh có cảm tưởng như mình trần truồng đứng giữa lớp để mọi người chế nhạo. Từ ngày đó, anh tìm mọi cách để cáo bịnh và tránh những cuộc nói chuyện giữa đám đông. Anh thà chịu điểm xấu còn hơn đứng chịu trận như vậy giữa đám đông. Ba má anh muốn anh làm luật sư vì anh có khiếu biện luận rất hay, anh cũng thích làm luật sư. Anh không biết phải xử sự làm sao vì căn bịnh này thật khó mà nói ra. b- Bịnh lo âu vô cớ (Generalized anxiety disorder). Bịnh nhân có thể là con nhà triệu phú sống trong một xã hội thanh bình mà vẫn bị lo âu. Bịnh này không có căn cứ ở bên ngoài. Bịnh nhân lúc nào cũng thấy căng thẳng, có cảm giác như có chuyện gì xấu sắp xảy ra mà họ không biết chính xác, ngủ không ngon giấc hay khó đi vào giấc ngủ vì đầu óc suy tính mọi chuyện. Bịnh nhân trở nên cau có, ít định tâm vào một chuyện. Bịnh nhân còn có thể sanh ra những triệu chứng về thể xác như những triệu chứng về đường tiêu hóa (tiêu chảy kinh niên, buồn nôn, nghẹn cuống họng), triệu chứng về hô hấp (khó thở, ngộp thở, thở ngắn hơi), triệu chứng về bắp thịt (bắp thịt co thắt, đau nhức). Bịnh nhân nam có nguy cơ bị nghiện rượu vì muốn giảm sự căng thẳng đó trong lúc say. Thí dụ: Cô Y, 22 tuổi là một sinh viên đại học giỏi, sinh sống trong một gia đình giàu có, ba mẹ lúc nào cũng nuông chiều cô. Bây giờ cô đã tốt nghiệp đại học và dự định tìm sở làm. Sau khi tốt nghiệp, cô cảm thấy trong người thật căng thẳng và hay do dự. Tối trước khi ngủ, có hàng ngàn suy nghĩ chiếm lấn đầu cô. Mỗi sáng ngồi trước computer để làm đơn xin việc, cô cảm thấy chóng mặt, khó thở và đổ mồ hôi tay. Cô có cảm giác có chuyện gì không ổn sắp xảy ra. Cô nhớ lại cô đã có những cảm giác mang máng như vậy trước các kỳ thi nhưng mà chúng không có mạnh như hiện thời. Không có ai hối thúc cô phải tìm việc làm vì cha mẹ dư sức nuôi cô, với lại với điểm của cô thì cô có thể tìm việc dễ dàng. c- Bịnh hoảng sợ bất thần (Panic disorder) Một số đông bịnh nhân với bịnh này không được phát giác và trị đúng mức vì bịnh này có nhiều triệu chứng trùng hợp với các loại bịnh ở cơ thể, nhứt là bịnh tim, suyễn (asthma) và bịnh đau bao tử. Bịnh thường khởi sự khi không có nguyên nhân căng thẳng gì hết. Triệu chứng có thể là nặng ngực, khó thở, xuất mồ hôi, tim đập nhanh, người cảm thấy bị nóng hay lạnh bất thường, tay chân tê, bụng dạ bồn chồn, và chóng mặt. Ngoài ra bịnh nhân còn có cảm giác như sắp chết tới nơi, hoặc sợ mình bị điên, hay làm điều gì mà mình không tự chủ được. Đa số bịnh nhân đến khám bác sĩ gia đình trước và đôi khi không khai tâm trạng lo sợ mình cho bác sĩ biết. Bác sĩ cho thử nghiệm đủ thứ mà tìm không ra bịnh hoặc cho uống thuốc mà không hết bịnh. Bịnh nhân càng lo sợ vì nghỉ mình bị bịnh nan y, đi khám nhiều bác sĩ khác nhau. Thí dụ: Ông N, 30 tuổi là một giáo sư trung học, với điều kiện sức khỏe tốt. Một hôm, ông đang lái xe trên xa lộ, bỗng cảm thấy tim đập nhanh và khó thở, mồ hôi đổ khắp người và tay chân lạnh tê. Ông cảm tưởng như sắp chết tới nơi. Ông lo sợ lái xe xuống exit. Những triệu chứng đó dần dần mất đi. Ông lái xe chậm về nhà và ngày sau đi khám bác sĩ. Bác sĩ nghi ông bị nghẽn mạch máu não (Transient Ischemic Attack), cho đo áp suất máu và thử nghiệm tim. Kết quả hoàn toàn bình thường. Bây giờ ông B đâm ra ngần ngại không dám lái xe trên xa lộ. Ông không có triệu chứng một thời gian. Một hôm đang đi dạo ở một thương xá, những triệu chứng trên lại tái phát. Ông nhờ vợ ông lái xe đưa đi phòng cấp cứu. Trên đường đi đến nhà thương, những triệu chứng kia lại mất đi. Bác sĩ phòng cấp cứu cho thử nghiệm máu và tim, kết quả bình thường. Sau đó ông N lại sợ không dám đi shopping. Trường hợp như vậy xảy ra vài lần nữa đến nỗi ông N lo sợ không dám đi đâu xa hết. Ông đến phòng cấp cứu vài lần nữa, sau cùng các bác sĩ ở phòng cấp cứu nghi ông giả bịnh và nhờ bác sĩ tâm thần (psychiatrist) khám ông. Bác sĩ psychiatrist chẩn ông bị bịnh sợ hãi bất thần, cho thuốc và sau đó bịnh không tái phát nữa. Cách trị liệu: Có hai nhóm thuốc trị bịnh lo âu: (1) nhóm thuốc an thần thuộc nhóm Benzodiazepine (Alprazolam, Lorazepam, Clonazepam.) (2) nhóm thuốc trị bịnh buồn nản, loại SSRI kể trên. Loại thuốc an thần, cũng là thuốc ngủ, có tác dụng tức thời nhưng có thể làm bịnh nhân nghiện thuốc và nếu uống một thời gian lâu mà ngưng thình lình thì sẽ bị phản ứng thiếu thuốc (withrawal symptoms), như thấy nhiều ác mộng, tay chân run rẩy, lo âu trở lại. Nếu dùng liều cao mà ngưng thình lình thì có thể bị kinh phong (seizure). Nếu giảm thuốc lần lần thì sẽ tránh được phản ứng thiếu thuốc. Ngoài ra, thuốc còn làm phản xạ (reflex) chậm lại nên bịnh nhân không nên lái xe hoặc sử dụng máy móc lúc mới uống thuốc. Uống thuốc lâu ngày có thể làm giảm trí nhớ. Loại thuốc trị buồn nản (Antidepressant) có thể dùng để trị lo âu vì chúng có tác dụng điều hòa chất Norepinephrine và Serotonin. Loại thuốc này phải cần 2 tới 3 tuần mới hiệu nghiệm nên thời gian 2-3 tuần đầu, bác sĩ hay cho loại thuốc an thần kèm với loại thuốc này. Sau đó bịnh nhân dần dần giảm thuốc an thần và chỉ uống thuốc an thần (thí dụ Alprazolam) lúc cần thiết, như lúc lên cơn hoảng sợ. Đặc biệt bịnh lo sợ nói chuyện trước đám đông được trị bằng thuốc làm giảm áp huyết: Propranolol. Thuốc này ức chế phản ứng hồi hộp của cơ thể tạo sự thoải mái trước đám đông. Tâm lý trị liệu (psychotherapy) rất cần thiết với loại bịnh lo âu. Bác sĩ dùng khoa tâm lý trị liệu để giúp bịnh nhân lên tinh thần và giải quyết những mâu thuẫn về nội tâm tạo nên sự lo âu. Bịnh ám ảnh cần phải phối hợp tâm lý trị liệu với thuốc men mới trị dứt được. Loại bịnh này rất khó trị. Đôi khi trị bớt chớ không dứt hẳn được. Bịnh phobia được trị bằng cách “desen sitization”, tập bịnh nhân quen dần với vật mình sợ. Thí dụ như giai đoạn đầu nhìn bức hình của vật đó, sau đó sờ vào hình nộm của vật đó và sau cùng đối diện với vật đó. Tóm lại: -Những bịnh lo âu đều có thể trị được bằng thuốc. Cách trị hữu hiệu nhứt là phối hợp thuốc với tâm lý trị liệu. -Bịnh này trị càng sớm càng tốt vì để lâu sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, quan hệ gia đình và xã hội. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng về vấn đề tài chánh vì bịnh nhân không thể dùng hết khả năng mình vào công việc. -Một số người bịnh lo âu tự trị mình bằng rượu hay xì ke ma túy và trở thành kẻ nghiện ngập. Họ dần dần phá vỡ hạnh phúc gia đình và sẽ đi đến mất sở làm. [...]...-Khoa Tâm Thần Bịnh Học (Psychiatry) không phải chỉ dành riêng cho những kẻ bị điên nặng Khoa này chữa trị những bịnh thông thường hàng ngày như phobia, lo âu v.v Bác sĩ gia đình lo về sức khỏe thân thể, thì bác sĩ tâm thần (psychiatrist) lo về sức khỏe tâm lý Thái Minh Trung, M.D . Những bịnh tâm thần ảnh hưởng tình cảm (Mood Disorders) Phần 2 Bịnh lo âu (Anxiety disorders) Định nghĩa: Bịnh lo âu có 3 loại chính: (1) loại ám ảnh, (2) loại thần kinh căng. thiết với loại bịnh lo âu. Bác sĩ dùng khoa tâm lý trị liệu để giúp bịnh nhân lên tinh thần và giải quyết những mâu thuẫn về nội tâm tạo nên sự lo âu. Bịnh ám ảnh cần phải phối hợp tâm lý trị. đến các loại bịnh nhiễm trùng. Mặc dù cô biết rửa tay nhiều như vậy ảnh hưởng đến việc học hành nhưng không thể nào rửa ít lần và rửa tay nhanh hơn được. 2- Bịnh căng thẳng tâm thần sau một

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan